[Funland] Cụ nào yêu piano ngoài dòng và ít tiền thì mời vào nhà em

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
He he,
Em nghĩ là cụ đã đưa hai thứ khác nhau ra so sánh rồi, một người muốn học chơi piano thì người ta chỉ quan tâm đến đúng cái âm thanh và cảm giác của piano, mà cái đó thì đàn cơ có thể coi là chuẩn nhất. Còn ai thích làm phòng thu midi, thích chỉnh sửa, học phối thì dùng piano điện để sử dụng tính năng kts của nó. Thực ra nếu là phòng thu tiêu chuẩn nhất thì theo em vẫn cứ phải dùng mic để thu lại tiếng của từng loại nhạc cụ một cách trực tiếp trước khi chỉnh sửa và hòa âm chứ piano điện mà cho cả hàng ngàn âm thanh nhạc cụ khác nhau thì chỉ được cái số lượng thôi.
Chuẩn rồi cụ! Âm thanh điện tử chưa bao giờ và sẽ không bao giờ thay thế được acoustic!
 

xe dột nóc

Xe tăng
Biển số
OF-302472
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
1,521
Động cơ
315,950 Mã lực
He he,
Em nghĩ là cụ đã đưa hai thứ khác nhau ra so sánh rồi, một người muốn học chơi piano thì người ta chỉ quan tâm đến đúng cái âm thanh và cảm giác của piano, mà cái đó thì đàn cơ có thể coi là chuẩn nhất. Còn ai thích làm phòng thu midi, thích chỉnh sửa, học phối thì dùng piano điện để sử dụng tính năng kts của nó. Thực ra nếu là phòng thu tiêu chuẩn nhất thì theo em vẫn cứ phải dùng mic để thu lại tiếng của từng loại nhạc cụ một cách trực tiếp trước khi chỉnh sửa và hòa âm chứ piano điện mà cho cả hàng ngàn âm thanh nhạc cụ khác nhau thì chỉ được cái số lượng thôi.
Bọn em em sn 90-95 học nhạc viện gần 10 năm từ 12,13 tuổi ấy chúng nó chơi piano cơ, điện, phím midi cũng như nhau hết không có gì khác biệt
Tuy nhiên midi chơi dễ hơn do có phần mềm kts có khi không cần pedal chỉ cần chạm nốt mạnh nhẹ là đủ, nhưng mục đích của midi là để làm hòa âm
Mic chỉ để thu giọng của ca sĩ hát trực tiếp trên nền nhạc thường là thu từng đoạn 2 câu 1. Nhạc đã làm trên phần mềm rồi thì có thể ra các file nhạc từ mp3,4 đến các định dạng hoàn hảo lossless
Thực ra nhạc từ tầm 90 đến giờ đa số là hòa âm điện tử hết, tiếng ảo chứ đâu phải nghệ sĩ trực tiếp chơi nhạc thu trực tiếp nữa đâu, tất nhiên những bài hát cổ cổ mang phong cách ngày xưa hoặc người ta xem phong cách nghệ sĩ (rock, giao hưởng) thì vẫn thiên về chơi+thu trực tiếp nhưng khi ra bài hát hoàn chỉnh thì vẫn phải sửa và hòa âm hiệu ứng kts thêm
 

Furiso

Xe điện
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
2,169
Động cơ
328,938 Mã lực
Nặng và nhạy là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Mấy cây đàn của Nga phím nó nặng thôi rồi nhưng độ nhạy rất kém. Còn những cây đàn Grand, do có cấu tạo khác với đàn upright ( em không rành lắm về mặt kĩ thuật ) nên cái phím khi cụ bấm nó sẽ nảy lên nhanh hơn. Đặc biệt trong piano có một số kỹ thuật như repeated note mà nếu không phải đàn grand cao cấp không đánh nổi hoặc đánh không ra gì
Ví dụ về repeated note
Ngoài ra độ nhạy liên quan đến vấn đề mạnh nhẹ khi nhấn phím nữa. Chỉ có đàn Grand mới làm rõ được pp là gì. Đàn upright chơi dễ mất tiếng, đặc biệt là đàn cũ
Theo hiểu biết hạn hẹp của em là vậy.
Nặng và nhạy có thể liên quan cụ ạ, không hẳn như cụ nói là nặng thì sẽ không nhạy đâu. Có thể quan điểm về từ nhạy của cụ nó khác em chăng?
Còn về kỹ thuật nháy nốt thì chắc chắn đàn grand sẽ làm tốt hơn vì nó có lợi thế về mặt thiết kế cách vận động của búa. Nếu cụ hứng thú em sẽ nói kỹ hơn về vấn đề này.
Còn trong bài cụ có nói đến "chỉ có đàn Grand mới làm rõ được pp là gì" thì em cũng không hiểu pp nghĩa là gì. Cụ giải thích giúp được không ạ?
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Nặng và nhạy có thể liên quan cụ ạ, không hẳn như cụ nói là nặng thì sẽ không nhạy đâu. Có thể quan điểm về từ nhạy của cụ nó khác em chăng?
Còn về kỹ thuật nháy nốt thì chắc chắn đàn grand sẽ làm tốt hơn vì nó có lợi thế về mặt thiết kế cách vận động của búa. Nếu cụ hứng thú em sẽ nói kỹ hơn về vấn đề này.
Còn trong bài cụ có nói đến "chỉ có đàn Grand mới làm rõ được pp là gì" thì em cũng không hiểu pp nghĩa là gì. Cụ giải thích giúp được không ạ?
Ý em là không hẳn cứ nặng mới là nhạy. Mà em cũng không biết thế nào là nặng nhẹ nữa. Cứ có phím là gõ :))
Còn pp là pianissimo tức là sắc thải nhỏ nhất ( nhưng vẫn nghe rõ ). Em thấy các đàn grand đắt tiền thì có thể đi từ pp --> ff, còn upright thì chỉ là p-->f thôi. Upright khi đánh khẽ quá rất dễ mất nốt
 

Furiso

Xe điện
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
2,169
Động cơ
328,938 Mã lực
Bọn em em sn 90-95 học nhạc viện gần 10 năm từ 12,13 tuổi ấy chúng nó chơi piano cơ, điện, phím midi cũng như nhau hết không có gì khác biệt
Tuy nhiên midi chơi dễ hơn do có phần mềm kts có khi không cần pedal chỉ cần chạm nốt mạnh nhẹ là đủ, nhưng mục đích của midi là để làm hòa âm
Mic chỉ để thu giọng của ca sĩ hát trực tiếp trên nền nhạc thường là thu từng đoạn 2 câu 1. Nhạc đã làm trên phần mềm rồi thì có thể ra các file nhạc từ mp3,4 đến các định dạng hoàn hảo lossless
Thực ra nhạc từ tầm 90 đến giờ đa số là hòa âm điện tử hết, tiếng ảo chứ đâu phải nghệ sĩ trực tiếp chơi nhạc thu trực tiếp nữa đâu, tất nhiên những bài hát cổ cổ mang phong cách ngày xưa hoặc người ta xem phong cách nghệ sĩ (rock, giao hưởng) thì vẫn thiên về chơi+thu trực tiếp nhưng khi ra bài hát hoàn chỉnh thì vẫn phải sửa và hòa âm hiệu ứng kts thêm
Về những gì nhạc cụ điện tử có thể làm được thì em không bàn, chính xác như cụ nói là lossless. Nhưng không phải tự nhiên người ta phải đầu tư những phòng thu cách âm khắt khe tốn kém để thu âm thanh trực tiếp từ nhạc cụ truyền thống.
Vấn đề không nằm ở mỗi chuyện lossless, cái quan trọng hơn là âm thanh của cây đàn nó ra sao. Nhạc cụ điện tử bị một điểm yếu chí tử về âm thanh mô phỏng nên chỉ có giới hạn. Với Piano cơ, mỗi một lần gõ phím sẽ cho ra âm thanh với mức độ mạnh nhẹ khác nhau, cả nghìn lần sẽ ra cả nghìn mức độ khác nhau (theo cách nói tuyệt đối hóa) còn nhạc cụ điện tử thì không. Âm thanh của nó là được thiết lập tương ứng với một lượng giới hạn của mức độ mô phỏng lực nhấn phím. Vì lý do này đàn điện tử có âm thanh không thật và có hồn như đàn cơ. Nếu nói kỹ hơn, thì những cây đàn điện tử chắc phải rất nhiều tiền cho người chuyên nghiệp thì mới phần nào xóa đi được khoảng cách này trong tai người nghe. Còn đối với người chơi, nếu cụ thực sự lắng nghe tiếng đàn của mình trong khi chơi nhạc, cụ sẽ thấy sự khác biệt hoàn toàn giữa đàn điện và đàn cơ. Đây chính là lý do đàn cơ tồn tại hàng trăm năm và không thể bị thay thế bởi đàn điện (chưa nói đến chuyện đàn điện thì cùng model cho tiếng y như nhau kiểu mì ăn liền).
 

Furiso

Xe điện
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
2,169
Động cơ
328,938 Mã lực
Ý em là không hẳn cứ nặng mới là nhạy. Mà em cũng không biết thế nào là nặng nhẹ nữa. Cứ có phím là gõ :))
Còn pp là pianissimo tức là sắc thải nhỏ nhất ( nhưng vẫn nghe rõ ). Em thấy các đàn grand đắt tiền thì có thể đi từ pp --> ff, còn upright thì chỉ là p-->f thôi. Upright khi đánh khẽ quá rất dễ mất nốt
Cái này thì em hiểu, cùng một lực đánh cực nhẹ thì grand có thể vẫn phát ra âm còn upright thì chưa đủ để búa gõ vào dây. Không phải tự nhiên mà người chơi đàn luôn thích đàn grand hơn upright đúng không cụ :D
 

xe dột nóc

Xe tăng
Biển số
OF-302472
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
1,521
Động cơ
315,950 Mã lực
Về những gì nhạc cụ điện tử có thể làm được thì em không bàn, chính xác như cụ nói là lossless. Nhưng không phải tự nhiên người ta phải đầu tư những phòng thu cách âm khắt khe tốn kém để thu âm thanh trực tiếp từ nhạc cụ truyền thống.
Tuy nhiên vấn đề không nằm ở chuyện lossless, cái quan trọng hơn là âm thanh của cây đàn nó ra sao. Nhạc cụ điện tử bị một điểm yếu chí tử về âm thanh mô phỏng nên chỉ có giới hạn. Với Piano cơ, mỗi một lần gõ phím sẽ cho ra âm thanh với mức độ mạnh nhẹ khác nhau, cả nghìn lần sẽ ra cả nghìn mức độ khác nhau (theo cách nói tuyệt đối hóa) còn nhạc cụ điện tử thì không. Âm thanh của nó là được thiết lập tương ứng với một lượng giới hạn của mức độ mô phỏng lực nhấn phím. Vì lý do này đàn điện tử có âm thanh không thật và có hồn như đàn cơ. Nếu nói kỹ hơn, thì những cây đàn điện tử chắc phải rất nhiều tiền cho người chuyên nghiệp thì mới phần nào xóa đi được khoảng cách này trong tai người nghe. Còn đối với người chơi, nếu cụ thực sự lắng nghe tiếng đàn của mình trong khi chơi nhạc, cụ sẽ thấy sự khác biệt hoàn toàn giữa đàn điện và đàn cơ. Đây chính là lý do đàn cơ tồn tại hàng trăm năm và không thể bị thay thế bởi đàn điện (chưa nói đến chuyện đàn điện thì cùng model cho tiếng y như nhau kiểu mì ăn liền).
Em đã mail bác có thể bỏ vài 3 phút nghe thử. Toàn tiếng ảo từ phần mềm logic pro 8., piano virtual steinway, kontact synth
Nó là tiếng kts nhưng với những tiếng ảo kts nhạc cụ cơ bản thì đây là thu âm, mô phỏng chính xác gần như tuyệt đối lại từ đàn cơ truyền thống, điển hình là các hãng lớn sx nhạc cụ đều có phần mềm tiếng ảo đồng bộ với những phần mềm làm nhạc phổ biến như cubase, logic apple, Ableton, Reason (phần mềm này thấy bảo phải nối dây ảo để chỉnh tiếng, tạo tiếng khó lắm)
Lâu nay phầm mềm chỉnh tiếng ảo làm được nhiều hơn cơ, nó còn vẽ tự động hoặc nsx vẽ hẳn đồ thị tần số để biểu diễn nốt mà mình mong muốn cơ chưa kể còn trộn được nhiều tiếng khác nhau vào thành 1 tiếng. Mình đang nói phần mềm tiếng ảo chứ không nói nhạc cụ điện tử, các phần mềm chất lượng bây giờ toàn ghi âm chuẩn tiếng các loại đàn cơ truyền thống hết, còn các tiếng "mới" là có người lập trình ra gồm nhiều tiếng cơ bản ghép lại.
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Cái này thì em hiểu, cùng một lực đánh cực nhẹ thì grand có thể vẫn phát ra âm còn upright thì chưa đủ để búa gõ vào dây. Không phải tự nhiên mà người chơi đàn luôn thích đàn grand hơn upright đúng không cụ :D
Cái đàn Grand giá nó có khi bằng cả căn biệt thự, không thích mới lạ cụ ơi. Trong đàn piano thì em thấy chơi nhỏ tốn nhiều sức lực hơn là chơi lớn. Nói về đánh cái pp này thì cụ Đặng Thái Sơn thuộc loại hàng top của Thế Giới rồi :)
Mà kể ra có điều kiện về không gian thì làm mấy em Baby Grand cũ cũ cũng được. Cỡ tầm 7k chắc là được con G5 của Yamaha
Em cũng thèm lắm mà ở chung cư. Mua về mà gõ chắc hàng xóm chửi cho :))
 

Furiso

Xe điện
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
2,169
Động cơ
328,938 Mã lực
Em đã mail bác có thể bỏ vài 3 phút nghe thử. Toàn tiếng ảo từ phần mềm logic pro 8., piano virtual steinway, kontact synth
Nó là tiếng kts nhưng với những tiếng ảo kts nhạc cụ cơ bản thì đây là thu âm, mô phỏng chính xác gần như tuyệt đối lại từ đàn cơ truyền thống, điển hình là các hãng lớn sx nhạc cụ đều có phần mềm tiếng ảo đồng bộ với những phần mềm làm nhạc phổ biến như cubase, logic apple, Ableton, Reason (phần mềm này thấy bảo phải nối dây ảo để chỉnh tiếng, tạo tiếng khó lắm)
Em nghe rồi cụ ạ, mà chắc do em không hiểu gì nên không thấy thích. Gu của em là giao hưởng, độc tấu cổ điển mà.
Đàn điện có âm thanh từ đâu ra em hiểu mà cụ. Đầu tiên hãng sx sẽ ghi âm từ một cây đàn thật với nhiều mức độ khác nhau, sau đó đồng bộ với cảm biến lực nhấn để làm ra âm thanh cho đàn điện được tương ứng. Tuy nhiên việc này là giới hạn, chẳng hạn với đàn điện cho âm thanh tương ứng với lực gõ phím theo các mức: 40-42-44-46...(gram) có nghĩa là nếu gõ một lực 40,5 (g) thì âm thanh vẫn giống mức 40(g) trong khi với đàn cơ thì lực nhấn dù là 40,5 (g) hoặc 40,6 (g) đều có âm thanh tương ứng. Vì vậy em mới nó nó là điểm yếu cốt lõi của điện với cơ.
 

Furiso

Xe điện
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
2,169
Động cơ
328,938 Mã lực
Cái đàn Grand giá nó có khi bằng cả căn biệt thự, không thích mới lạ cụ ơi. Trong đàn piano thì em thấy chơi nhỏ tốn nhiều sức lực hơn là chơi lớn. Nói về đánh cái pp này thì cụ Đặng Thái Sơn thuộc loại hàng top của Thế Giới rồi :)
Mà kể ra có điều kiện về không gian thì làm mấy em Baby Grand cũ cũ cũng được. Cỡ tầm 7k chắc là được con G5 của Yamaha
Em cũng thèm lắm mà ở chung cư. Mua về mà gõ chắc hàng xóm chửi cho :))
Em đang dùng một cây G3 đây cụ, từ hồi dùng grand xong em sờ vào upright là không thấy hứng thú cụ ạ. Mấy đứa nhỏ nhà em cũng thế, thích chơi đàn lớn hơn là chơi đàn nhỏ (nhất là đàn đứng). Hôm lên nhạc viện chơi thử cây Steinway, chúng nó còn chê đàn grand của bố nó không hay mới chết chứ :))
 

xe dột nóc

Xe tăng
Biển số
OF-302472
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
1,521
Động cơ
315,950 Mã lực
Em nghe rồi cụ ạ, mà chắc do em không hiểu gì nên không thấy thích. Gu của em là giao hưởng, độc tấu cổ điển mà.
Đàn điện có âm thanh từ đâu ra em hiểu mà cụ. Đầu tiên hãng sx sẽ ghi âm từ một cây đàn thật với nhiều mức độ khác nhau, sau đó đồng bộ với cảm biến lực nhấn để làm ra âm thanh cho đàn điện được tương ứng. Tuy nhiên việc này là giới hạn, chẳng hạn với đàn điện cho âm thanh tương ứng với lực gõ phím theo các mức: 40-42-44-46...(gram) có nghĩa là nếu gõ một lực 40,5 (g) thì âm thanh vẫn giống mức 40(g) trong khi với đàn cơ thì lực nhấn dù là 40,5 (g) hoặc 40,6 (g) đều có âm thanh tương ứng. Vì vậy em mới nó nó là điểm yếu cốt lõi của điện với cơ.
Chính xác quá mức thì máy mới đo được chứ người không nghe được đâu quan trọng là cách cảm nhận
em thì không phải chuyên ngành nhạc, cũng chỉ là dân đại chúng được cái có tiếp xúc với đàn, nhạc từ cuối những năm 80s cơ bản là khá lâu và có người thân quen học nhạc nên cảm nhận hay của em chung theo đại chúng thì nhiều mà riêng thì ít ví dụ những bài hát hay nổi tiếng nhiều năm có vị thế thì em vẫn nghe dù là đã hơn 30 năm trong khi những bài mới cũng có bài hay nhưng em không nghe nhiều bằng.

Em sử dụng đồ công nghệ nào cũng thế phải gắn với nhu cầu, mục đích, phạm vi, khả năng chứ bây giờ bảo mua cây đàn vài trăm triệu chắc cả lớp jazz trường nhạc cũng ngồi ngắm ạ vì đâu phải nhà đứa nào cũng có tiền cần phải đầu tư lớn như vậy đâu mặc dù nhiều đứa học từ trung cấp lên đh tất cả đến 8 năm, piano hay ghi ta chỉ là cơ bản ôn luyện ở nhà để thi vào trường chứ lên đh chúng nó còn phải chơi vài nhạc cụ khác nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Furiso

Xe điện
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
2,169
Động cơ
328,938 Mã lực
Chính xác quá mức thì máy mới đo được chứ người không nghe được đâu quan trọng là cách cảm nhận
em thì không phải chuyên ngành nhạc, cũng chỉ là dân đại chúng được cái có tiếp xúc với đàn, nhạc từ cuối những năm 80s cơ bản là khá lâu và có người thân quen học nhạc nên cảm nhận hay của em chung theo đại chúng thì nhiều mà riêng thì ít ví dụ những bài hát hay nổi tiếng nhiều năm có vị thế thì em vẫn nghe dù là đã hơn 30 năm trong khi những bài mới cũng có bài hay nhưng em không nghe nhiều bằng.

Em sử dụng đồ công nghệ nào cũng thế phải gắn với nhu cầu, mục đích, phạm vi, khả năng chứ bây giờ bảo mua cây đàn vài trăm triệu chắc cả lớp jazz trường nhạc cũng ngồi ngắm ạ vì đâu phải nhà đứa nào cũng có tiền cần phải đầu tư lớn như vậy đâu mặc dù nhiều đứa học từ trung cấp lên đh tất cả đến 8 năm
Đúng là nếu nói về lý thuyết thì đàn điện có thể tiệm cận đàn cơ đến mức chỉ dùng máy mới đó được. Nhưng mà những sản phẩm như vậy thì không sản xuất đại trà vì giá của nó quá cao. Với lại nói về đàn điện với đàn cơ có thể khó so sánh với người nghe không chuyên, chứ người chơi đàn sẽ cảm nhận sự khác biệt đó rất rõ ràng. Tuy nhiên như cụ nói là phải gắn với nhu cầu và mục đích, em đã chẳng bảo từ đầu là khi cụ so sánh đàn điện để làm midi và đàn piano cơ là hai vấn đề khác nhau rồi còn gì. Tuy nhiên phải nói rõ là nếu chỉ để học piano thì 15tr khó có thể mua đàn cơ tốt bằng đàn điện được nhưng với 25tr ở Việt Nam thì em thừa sức tìm được một cây đàn cơ tốt hơn nhiều với đàn điện cùng giá tiền.
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Chính xác quá mức thì máy mới đo được chứ người không nghe được đâu quan trọng là cách cảm nhận
em thì không phải chuyên ngành nhạc, cũng chỉ là dân đại chúng được cái có tiếp xúc với đàn, nhạc từ cuối những năm 80s cơ bản là khá lâu và có người thân quen học nhạc nên cảm nhận hay của em chung theo đại chúng thì nhiều mà riêng thì ít ví dụ những bài hát hay nổi tiếng nhiều năm có vị thế thì em vẫn nghe dù là đã hơn 30 năm trong khi những bài mới cũng có bài hay nhưng em không nghe nhiều bằng.

Em sử dụng đồ công nghệ nào cũng thế phải gắn với nhu cầu, mục đích, phạm vi, khả năng chứ bây giờ bảo mua cây đàn vài trăm triệu chắc cả lớp jazz trường nhạc cũng ngồi ngắm ạ vì đâu phải nhà đứa nào cũng có tiền cần phải đầu tư lớn như vậy đâu mặc dù nhiều đứa học từ trung cấp lên đh tất cả đến 8 năm
Em nhất trí với quan điểm của cụ. Em thấy một cây đàn điện tử bây giờ tiếng cũng hay lắm rồi. Piano cơ 10 thì đàn digital cũng phải 8. Chưa kể khi chơi nhạc nhẹ, digital còn có phần lấn lướt nữa.
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Đúng là nếu nói về lý thuyết thì đàn điện có thể tiệm cận đàn cơ đến mức chỉ dùng máy mới đó được. Nhưng mà những sản phẩm như vậy thì không sản xuất đại trà vì giá của nó quá cao. Với lại nói về đàn điện với đàn cơ có thể khó so sánh với người nghe không chuyên, chứ người chơi đàn sẽ cảm nhận sự khác biệt đó rất rõ ràng. Tuy nhiên như cụ nói là phải gắn với nhu cầu và mục đích, em đã chẳng bảo từ đầu là khi cụ so sánh đàn điện để làm midi và đàn piano cơ là hai vấn đề khác nhau rồi còn gì. Tuy nhiên phải nói rõ là nếu chỉ để học piano thì 15tr khó có thể mua đàn cơ tốt bằng đàn điện được nhưng với 25tr ở Việt Nam thì em thừa sức tìm được một cây đàn cơ tốt hơn nhiều với đàn điện cùng giá tiền.
Cụ cho e tên một số hiệu ngon bổ rẻ với.
 

Furiso

Xe điện
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
2,169
Động cơ
328,938 Mã lực
Em nhất trí với quan điểm của cụ. Em thấy một cây đàn điện tử bây giờ tiếng cũng hay lắm rồi. Piano cơ 10 thì đàn digital cũng phải 8. Chưa kể khi chơi nhạc nhẹ, digital còn có phần lấn lướt nữa.
Cái cụ nói nó hơi cảm tính, ví dụ đàn điện tử bây giờ hay lắm rồi là model nào, hoặc là đàn cơ 10 thì đàn điện cũng phải 8 là theo tiêu chí gì, rồi cả việc nhạc nhẹ nữa :))
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,631
Động cơ
1,127,858 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Cụ thích bài nào bẩu F1 chơi bố nghe thì hơn... :D
Lão nói mất quan điểm bỏ mother

Đi nghỉ mát, có em nào ngon lành đồng ý cho Lão chịch, lão lại về gọi F1 chịch hộ thì có chán không ...:D:D

Khụ
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Cái cụ nói nó hơi cảm tính, ví dụ đàn điện tử bây giờ hay lắm rồi là model nào, hoặc là đàn cơ 10 thì đàn điện cũng phải 8 là theo tiêu chí gì, rồi cả việc nhạc nhẹ nữa :))
Rõ ràng là cảm tính chứ gì nữa cụ. Em nói dựa trên đôi tai đã hơn 25 năm chơi đàn piano của em thì có được không cụ. Âm nhạc mà không phải là cảm tính thì là khoa học phân tích âm thanh hả cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top