[Funland] Cụ nào yêu piano ngoài dòng và ít tiền thì mời vào nhà em

Furiso

Xe tăng
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
1,781
Động cơ
328,938 Mã lực
Nói đến đây thì có vẻ như phím nặng hay nhẹ không phải chỉ vì búa to hay nhỏ (dù điều này là đúng) mà là vì có tiêu chuẩn cho sự nặng nhẹ đó đúng không cụ Xe vài bánh.
Ngoài độ nặng do thiết kế, người ta cũng có thể thay đổi độ nặng (làm nặng hơn) cũng trên nguyên tắc đòn bẩy này bằng cách chỉnh ốc đẩy bệ búa (Capstan screw). Tuy nhiên cái nặng này là cái nặng do sở thích của người chơi chứ không phải là tiêu chuẩn.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Vậy có thể em với cụ chưa có điểm chung. Thôi em cứ nói toàn bộ về những gì em hiểu về độ nặng của phím để cụ xem có gì chưa đúng thì trao đổi nhé.
Vì sao phím đàn nặng? Là vì lực nhấn từ ngón tay xuống phím đàn sẽ được phía truyền vào bộ máy thông qua nguyên tắc đòn bẩy khiến bộ máy đàn hoạt động và đẩy búa gõ vào dây đàn tạo ra âm thanh. Cái nặng này chính là cái nặng của bộ máy tạo ra. Phím đàn hoạt động trên nguyên tắc đòn bẩy, có nghĩa là người ta có thể kéo dài hoặc thu ngắn cánh tay đòn (độ dài từ đầu phím đến chốt tựa phím - balance rail key ) để khiến phím nhẹ hoặc nặng hơn. Độ nặng của phím đàn được quyết định bởi người thiết kế. Nói về độ nặng của phím là nặng khi nhấn phím (down weight) chứ không phải độ nảy (up weight) nhé. Độ nặng theo thiết kế thông thường rơi vào tầm 55-65g/phím.
Em hoàn toàn đồng ý với cụ. Tuy nhiên cụ mới nói đến việc "tại sao phím đàn nặng". Cụ có vẻ chưa đồng ý với em là đàn to phím nặng hơn đàn bé.
Em lại cũng đồng ý với cụ là "Độ nặng theo thiết kế thông thường rơi vào tầm 55-65g/phím".
Tuy nhiên em cũng khẳng định rằng đàn to phím nặng hơn đàn bé, mặc dù khi cân, phím nào cũng phải tự lún xuống khi đặt lên quả cân 65g.
Em thiếu logic cụ nhỉ! =))
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Xem ra trong otofun nhiều cụ đam mê piano quá. Nick em đúng chuẩn đây có cụ thương gia nào mua không :))
hồi đó em tạo nick này để vào đây đăng quảng cáo bán cái đàn piano u3g cũ nhờ giời một cụ otofun đã xúc ngay khi vừa mới đăng được có 1-2 ngày
Nick hót thế ai dám mua =))
 

Furiso

Xe tăng
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
1,781
Động cơ
328,938 Mã lực
Buồn thì buồn thật nhưng cũng có đến gần 10% hiện nay là chấp nhận được mà, thương mại, thị trường, thị hiếu teen thì chịu thôi
Em đóng góp ý kiến tư vấn với tư cách là thành viên gia đình, bạn bè có thể với bác không là gì (nói chung mình mới chém gió qua loa với nhau trên này thôi chứ biết gì về khả năng của nhau đâu) nhưng với gà nhà của cs Mỹ Linh, học trò ns Huy Tuấn thì ban nhạc của em em cũng đã có thành công khá nhiều (gọi là ban nhạc nhưng chỉ có 1,2 ns chính thôi 3 bạn kia là ca sĩ, nhạc công)
Hy vọng bác đừng quote ảnh để em tiện xóa không mai em lại bị chửi
Chúc mừng cụ.
Ảnh đã đăng cứ để đấy, có vi phạm thuần phong mỹ tục gì đâu mà phải xóa :))
 

Furiso

Xe tăng
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
1,781
Động cơ
328,938 Mã lực
Em hoàn toàn đồng ý với cụ. Tuy nhiên cụ mới nói đến việc "tại sao phím đàn nặng". Cụ có vẻ chưa đồng ý với em là đàn to phím nặng hơn đàn bé.
Em lại cũng đồng ý với cụ là "Độ nặng theo thiết kế thông thường rơi vào tầm 55-65g/phím".
Tuy nhiên em cũng khẳng định rằng đàn to phím nặng hơn đàn bé, mặc dù khi cân, phím nào cũng phải tự lún xuống khi đặt lên quả cân 65g.
Em thiếu logic cụ nhỉ! =))
Cái đó thì em không đồng ý với cụ thật vì bọn Yamaha nó cũng bảo em thế:


File gốc là pdf nên em không up được, nếu cụ cần thì cho em địa chỉ email.
Nhưng rõ là nặng hay nhẹ nằm ở ông thiết kế.
Tuy nhiên với đàn cũ, tất cả các khớp, trục chuyển động đều thay đổi khiến cho độ nặng của phím bị ảnh hưởng , đó chính là hiện tượng lost motion mà cụ có nhắc đến.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Cái đó thì em không đồng ý với cụ thật vì bọn Yamaha nó cũng bảo em thế:


File gốc là pdf nên em không up được, nếu cụ cần thì cho em địa chỉ email.
Nhưng rõ là nặng hay nhẹ nằm ở ông thiết kế.
Tuy nhiên với đàn cũ, tất cả các khớp, trục chuyển động đều thay đổi khiến cho độ nặng của phím bị ảnh hưởng , đó chính là hiện tượng lost motion mà cụ có nhắc đến.
Em cũng đang hiểu là ta không bàn đến chuyện nặng do cũ mới, mà bàn đến nặng do thiết kế.
Em cũng đã đồng ý với cụ con số 65g rồi mà. Như bảng cụ đưa thì các đàn Grands Yamaha trừ dòng CF đều 64, riêng CF là 66.
66 và 64 chênh nhau coi như không đáng kể có được không ạ? Thế nhưng em vẫn khẳng định đàn càng to phím càng nặng!
Em đã thiếu logic lại còn bảo thủ nữa cụ nhỉ! :D
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Đúng ra thì nặng phải cho trong ngoặc kép! Cụ đã đồng ý với em là đàn to dùng búa nặng (nặng thật, theo kg) hơn so với đàn bé phải không ạ?
Vậy thì có nhẽ nào để cái búa nặng hơn bật lên cũng chỉ cần ra một lực như cái búa nhẹ?
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
À thêm với cụ 1 thông tin, có thể cụ biết rồi, các cây đàn Grand Yamaha từ C7 trở lên bắt đầu dùng máy chéo. Nghĩa là các phím (key) bass (thấp) dài hơn các phím cao. Dài hơn nhiều đấy ạ!
 

Furiso

Xe tăng
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
1,781
Động cơ
328,938 Mã lực
Em cũng đang hiểu là ta không bàn đến chuyện nặng do cũ mới, mà bàn đến nặng do thiết kế.
Em cũng đã đồng ý với cụ con số 65g rồi mà. Như bảng cụ đưa thì các đàn Grands Yamaha trừ dòng CF đều 64, riêng CF là 66.
66 và 64 chênh nhau coi như không đáng kể có được không ạ? Thế nhưng em vẫn khẳng định đàn càng to phím càng nặng!
Em đã thiếu logic lại còn bảo thủ nữa cụ nhỉ! :D
Đúng ra thì nặng phải cho trong ngoặc kép! Cụ đã đồng ý với em là đàn to dùng búa nặng (nặng thật, theo kg) hơn so với đàn bé phải không ạ?
Vậy thì có nhẽ nào để cái búa nặng hơn bật lên cũng chỉ cần ra một lực như cái búa nhẹ?
À thêm với cụ 1 thông tin, có thể cụ biết rồi, các cây đàn Grand Yamaha từ C7 trở lên bắt đầu dùng máy chéo. Nghĩa là các phím (key) bass (thấp) dài hơn các phím cao. Dài hơn nhiều đấy ạ!
Theo như bọn Bechstein thì tiêu chuẩn phím phần trầm và trung sẽ nặng hơn phần cao khoảng 5g cụ ạ. Vậy rõ ràng chỉ trong 1 cây đàn đã có sự nặng nhẹ khác nhau của búa do kích thước búa là khác nhau và không phải phần nào cũng có chặn âm (damper) đúng không ạ? Ngoài ra người ta có một chi tiết là cục chì nhỏ gắn thêm vào phần thịt phím để thay đổi độ nặng tương ứng theo tiêu chuẩn (tiêu chuẩn nhưng vẫn cho phép sai số khoảng 3g). Như vậy em nghĩ rằng để tuyệt đối chính xác là không thể, và người ta chấp nhận sự khác biệt đó trong một chừng mực nhất định. Và dĩ nhiên là đàn to nghĩa là để đẩy búa gõ vào dây sẽ cần một lực lớn hơn từ bộ máy nhưng không nhất thiết phím phải nặng hơn vì người ta có thể gia tăng cánh tay đòn như đã nói ở trên. Cái vấn đề nằm ở chỗ: nếu phím quá dài để nhẹ thì đổi lại sẽ khó khăn hơn nhiều để chơi tiếng thật nhỏ, và đây là sự khác biệt giữa hướng phát triển của các hãng piano khác nhau thậm chí cùng một hãng sẽ có những model với phân khúc kỹ thuật khác nhau. Vậy không phải cứ đàn to là phím đương nhiên sẽ nặng hơn đúng không cụ?
Còn cây đàn C7 có máy chéo thì em chưa rõ lắm, cụ có thể nói kỹ hơn được không ạ? Cảm ơn cụ.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Theo như bọn Bechstein thì tiêu chuẩn phím phần trầm và trung sẽ nặng hơn phần cao khoảng 5g cụ ạ. Vậy rõ ràng chỉ trong 1 cây đàn đã có sự nặng nhẹ khác nhau của búa do kích thước búa là khác nhau và không phải phần nào cũng có chặn âm (damper) đúng không ạ? Ngoài ra người ta có một chi tiết là cục chì nhỏ gắn thêm vào phần thịt phím để thay đổi độ nặng tương ứng theo tiêu chuẩn (tiêu chuẩn nhưng vẫn cho phép sai số khoảng 3g). Như vậy em nghĩ rằng để tuyệt đối chính xác là không thể, và người ta chấp nhận sự khác biệt đó trong một chừng mực nhất định. Và dĩ nhiên là đàn to nghĩa là để đẩy búa gõ vào dây sẽ cần một lực lớn hơn từ bộ máy nhưng không nhất thiết phím phải nặng hơn vì người ta có thể gia tăng cánh tay đòn như đã nói ở trên. Cái vấn đề nằm ở chỗ: nếu phím quá dài để nhẹ thì đổi lại sẽ khó khăn hơn nhiều để chơi tiếng thật nhỏ, và đây là sự khác biệt giữa hướng phát triển của các hãng piano khác nhau thậm chí cùng một hãng sẽ có những model với phân khúc kỹ thuật khác nhau. Vậy không phải cứ đàn to là phím đương nhiên sẽ nặng hơn đúng không cụ?
Còn cây đàn C7 có máy chéo thì em chưa rõ lắm, cụ có thể nói kỹ hơn được không ạ? Cảm ơn cụ.
Cụ chưa hiểu đúng về việc tại sao đàn lớn oánh nặng hơn đàn bé rồi!
 

xe dột nóc

Xe tăng
Biển số
OF-302472
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
1,025
Động cơ
315,950 Mã lực
Các bác vẫn tiếp tục phân tích thông số kỹ thuật cơ học chính xác à
Bình thường người ta chọn đàn theo đời, thương hiệu, chất liệu, giá tiền phù hợp chứ không ai để ý đến thông số chính xác này đâu kể cả chuyên gia làm đàn, thợ đàn cũng chỉ giới hạn 1 bộ phận chuyên chỉnh tiếng, lên dây thôi vì những người làm các công đoạn khác người ta cũng ít quan tâm.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Vậy nhờ cụ phân tích giúp. Có thể điều gì đó về kỹ thuật mà em chưa thực sự hiểu.
Cơ bản là cụ chưa đồng ý với nhận định đàn lớn oánh nặng hơn đàn bé! :D
Trước hết, tạm bỏ qua các suy nghĩ về mặt kỹ thuật, cụ hãy tìm hiểu và khi nào nhận thấy đúng là đàn lớn oánh nặng hơn đàn bé ta lại bàn tiếp mới ra vấn đề được.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Các bác vẫn tiếp tục phân tích thông số kỹ thuật cơ học chính xác à
Bình thường người ta chọn đàn theo đời, thương hiệu, chất liệu, giá tiền phù hợp chứ không ai để ý đến thông số chính xác này đâu kể cả chuyên gia làm đàn, thợ đàn cũng chỉ giới hạn 1 bộ phận chuyên chỉnh tiếng, lên dây thôi vì những người làm các công đoạn khác người ta cũng ít quan tâm.
Chém cho vui thôi cụ ơi! Còn đi mua đàn thì đúng như cụ nói rồi! :))
 

Furiso

Xe tăng
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
1,781
Động cơ
328,938 Mã lực
Các bác vẫn tiếp tục phân tích thông số kỹ thuật cơ học chính xác à
Bình thường người ta chọn đàn theo đời, thương hiệu, chất liệu, giá tiền phù hợp chứ không ai để ý đến thông số chính xác này đâu kể cả chuyên gia làm đàn, thợ đàn cũng chỉ giới hạn 1 bộ phận chuyên chỉnh tiếng, lên dây thôi vì những người làm các công đoạn khác người ta cũng ít quan tâm.
Tìm được người mà nói chuyện thông số kỹ thuật chính xác vậy mới là khó cụ ơi. Chọn đàn thì dễ, em chọn cái rụp. Nhưng tìm đúng cao thủ để chém về cái nguyên lý với quy chuẩn bằng tiếng Việt là hơi bị hiếm à.
 

xe dột nóc

Xe tăng
Biển số
OF-302472
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
1,025
Động cơ
315,950 Mã lực
Tìm được người mà nói chuyện thông số kỹ thuật chính xác vậy mới là khó cụ ơi. Chọn đàn thì dễ, em chọn cái rụp. Nhưng tìm đúng cao thủ để chém về cái nguyên lý với quy chuẩn bằng tiếng Việt là hơi bị hiếm à.
Căn bản là chẳng mấy ai quan tâm kể cả người học nhạc chuyên nghiệp (người học trường nhạc bây giờ ra trường cũng phải đi học hòa âm, phối khí thay vì chú trọng chơi nhạc, tạo phong cách biểu diễn)
May ra ở VN có 1 số nghệ sĩ lâu năm, thợ lâu năm, chủ cửa hàng đại lý là người ta quan tâm thôi
Đàn cùng 1 đời, trong phạm vi vài 3 năm cơ bản là như nhau, người đi mua cũng chỉ dạo qua để thử đàn, tiếng thì tùy loại có sự khác biệt thật (điển hình là piano điện với cơ, piano nhà thờ với piano cơ thường) nhưng cùng 1 loại dù khác hãng thì cũng na ná nhau thôi. Em thấy hầu hết người đi mua đàn cứ chọn những thương hiệu có tiếng giá cũng không quá 30 triệu là dùng ngon lành hơn 15,20 năm vẫn tốt.
 

Furiso

Xe tăng
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
1,781
Động cơ
328,938 Mã lực
Cơ bản là cụ chưa đồng ý với nhận định đàn lớn oánh nặng hơn đàn bé! :D
Trước hết, tạm bỏ qua các suy nghĩ về mặt kỹ thuật, cụ hãy tìm hiểu và khi nào nhận thấy đúng là đàn lớn oánh nặng hơn đàn bé ta lại bàn tiếp mới ra vấn đề được.
Thú thật là nếu cụ biết thì cụ chia xẻ dùm chứ em đợt này không có nhiều thời gian dành cho đàn sáo ạ. Tất cả những cái hiểu về phím nặng nhẹ giữa đàn lớn và bé ( đều là grand) từ đầu đến giờ em trình bày như sau:
- Nặng hay nhẹ là nói về yêu cầu lực nhấn của phím.
- Đàn càng lớn (thùng cộng hưởng) thì độ nặng của búa càng tăng để đảm bảo lực gõ (khối lượng x vận tốc) vào dây đủ tiêu chuẩn, như vậy dây mới ngân đủ lâu và âm thanh mới đủ mạnh.
- Vì bộ máy nặng hơn nên phím đàn lớn sẽ dài hơn để đảm bảo lực nhấn nằm trong mức cho phép. Khi phím dài hơn tức là khả năng kiểm soát phím sẽ khó hơn. Vì vậy người ta buộc phải lựa chọn: hoặc phím ngắn dễ kiểm soát nhưng nặng hơn - hoặc phím dài và khó điều khiển hơn. Lựa chọn điều nào thì tù thuộc vào mỗi nhà sản xuất và mỗi model khác nhau.

Tóm lại là không phải cứ đàn lớn hơn thì phím sẽ phải nặng hơn, hoàn toàn có thể nhẹ hơn được.

Còn không hiểu cụ có thể chia xẻ một cách rõ ràng điều gì khiến cụ thấy là em chưa hiểu gì về nguyên lý? Em cũng mong đọc được thông tin về bộ máy chéo của C7 của cụ.
 

Furiso

Xe tăng
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
1,781
Động cơ
328,938 Mã lực
Căn bản là chẳng mấy ai quan tâm kể cả người học nhạc chuyên nghiệp (người học trường nhạc bây giờ ra trường cũng phải đi học hòa âm, phối khí thay vì chú trọng chơi nhạc, tạo phong cách biểu diễn)
May ra ở VN có 1 số nghệ sĩ lâu năm, thợ lâu năm, chủ cửa hàng đại lý là người ta quan tâm thôi
Đàn cùng 1 đời, trong phạm vi vài 3 năm cơ bản là như nhau, người đi mua cũng chỉ dạo qua để thử đàn, tiếng thì tùy loại có sự khác biệt thật (điển hình là piano điện với cơ, piano nhà thờ với piano cơ thường) nhưng cùng 1 loại dù khác hãng thì cũng na ná nhau thôi. Em thấy hầu hết người đi mua đàn cứ chọn những thương hiệu có tiếng giá cũng không quá 30 triệu là dùng ngon lành hơn 15,20 năm vẫn tốt.
Haizz...
Em nghĩ khi làm một việc gì đó mà không hiểu bản chất và không nắm được tiêu chuẩn thì không thể làm tốt được. Dám chắc với cụ là ít nhất 90% các cửa hàng không biết điểm buông (let-off), đường đi của búa (travel distance), độ nảy của bích hông búa (flange butt) là bao nhiêu gram hoặc bao nhiêu milimet. Mà một khi thợ không biết phải làm gì thì liệu họ có chỉnh được cái đàn cho khách được tốt không.

Mà đàn cũ, căn chỉnh để phục hồi trạng thái hoạt động tốt là cực kỳ quan trọng.
 

Furiso

Xe tăng
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
1,781
Động cơ
328,938 Mã lực
Giờ muộn rồi em đi nghẻo. Chúc các cụ cuối tuần vui vẻ :D
 

congagia2016

Xe tăng
Biển số
OF-475193
Ngày cấp bằng
6/12/16
Số km
1,358
Động cơ
212,399 Mã lực
Tuổi
42
Em cũng thích học piano lắm, nhưng ngặt vì điều kiện chưa đủ để theo đuổi đam mê nên là cứ để đấy thôi. Nhưng nếu có cơ hội, nhất định em sẽ học nghiêm túc luôn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top