[Funland] Cụ nào yêu piano ngoài dòng và ít tiền thì mời vào nhà em

Furiso

Xe tăng
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
1,781
Động cơ
328,938 Mã lực
Rõ ràng là cảm tính chứ gì nữa cụ. Em nói dựa trên đôi tai đã hơn 25 năm chơi đàn piano của em thì có được không cụ. Âm nhạc mà không phải là cảm tính thì là khoa học phân tích âm thanh hả cụ
Vầng , nếu cụ nói là cảm tính thì thôi, em chả bàn nữa, đấy là quan điểm cá nhân của cụ rồi :))
PS: nếu cụ có 25 năm kinh nghiệm chơi đàn rồi mà hỏi em cho vài hiệu ngon bổ rẻ thì có phải cụ định gài em chăng?
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Đàn ngon và phím nặng, như đã chém với cụ piano

Ở đây em nói đến đàn Grand Piano ngon và ngon có nghĩa là To, Mới. Đàn bé thì không thể gọi là đàn ngon và đàn cũ quá cũng không thể ngon được.

Với đàn mới lớp dạ lót khe dẫn phím còn mới nên rất khít, máy móc còn mới nên độ dơ ít, chưa trơn tru như đàn cũ nên khi chơi các cây đàn mới sẽ có cảm giác phím nặng hơn cùng cây đàn đó nhưng đã cũ rồi. Cái nặng này chủ yếu là cảm giác và nếu chơi hời hợt, có thể mất nốt ở ngay những nốt đầu tiên, tuy nhiên khi đã quen đàn thì cảm giác nặng này mất đi nhanh chóng.

Cái nặng đáng sợ đối với người chơi piano lại là cái nặng từ bộ búa, bộ máy. Cái nặng này khó cảm nhận được ngay từ vài nốt đầu tiên mà càng chơi càng thấy nặng. Đối với những cây đàn lớn, để âm thanh khỏe hơn, vang xa hơn người ta dùng bộ búa nặng hơn. Nặng hơn theo đúng nghĩa đen. Một bộ búa cho đàn Grand Piano loại bé có thể là 15 Pound, trong khi bộ búa cho đàn lớn có thể lên đến 19 hay 21 pound. Đàn có 88 phím, tương ứng 88 búa, tính ra mỗi búa nặng thêm có tí xíu! Tuy nhiên cái tí xíu đấy qua đòn bẩy là phím bấm sẽ gia tăng nhiều, thêm vào đó ngón tay chơi liên tục sẽ tích góp lại rất đáng kể. Nói tiếp về lực đòn bẩy của phím đàn, với các cây đàn bé, phím đàn ngắn hơn, với những cây đàn lớn, phím đàn dài hơn. Búa đã nặng hơn rồi, phím lại dài hơn nữa thì việc điều khiển trở nên khó khăn hơn là chắc chắn rồi. Các cụ thử câu cá bằng cái cần ngắn và câu bằng cái cần dài sẽ thấy!

Với đàn mới, người chơi không chuyên hay gặp vấn đề chứ người chơi chuyên nghiệp thì không thể gặp khó khăn. Tuy nhiên đàn lớn lại thách thức cả với người chơi chuyên nghiệp (Tất nhiên là chuyên nghiệp vừa vừa thôi! :D).

Còn về độ nhạy, tất cả các đàn từ hơi ngon đến rất ngon đều nhạy như nhau! Nhạy quá hoặc kém nhạy đều giết người chơi! :))
 

xe dột nóc

Xe tăng
Biển số
OF-302472
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
1,025
Động cơ
315,950 Mã lực
Em nhất trí với quan điểm của cụ. Em thấy một cây đàn điện tử bây giờ tiếng cũng hay lắm rồi. Piano cơ 10 thì đàn digital cũng phải 8. Chưa kể khi chơi nhạc nhẹ, digital còn có phần lấn lướt nữa.
Nói riêng đàn phím:
Cái tiếng đàn điện mình nghe được là do vi mạch truyền tín hiệu số ra loa khuyếch trương tần số. Đàn của hãng hàng đầu thì loa càng ngon, loa phòng thu studio monitor nhận tín hiệu từ phần mềm tiếng ảo trên PC lại càng ngon hơn. Độ chính xác phải nói là từng ly từng tí

Đàn cơ tiếng đàn là do mấy cái miếng cái giống hình cái búa, cái như con thoi, cái hình nửa mẩu xương chậu đập lên đập xuống tạo ra tiếng nhỉ? Vì là làm thủ công nên sẽ không chính xác đồng đều tuy nhiên chính vì thế lại tạo cái hay của đàn cơ

Nhạc hiện đại quy mô ra đại chúng, thị trường (thương mại, lợi nhuận) thì cần phải có phần mềm kts làm hòa âm không thể dùng nhạc cụ truyền thống như trước được vì có những loại tiếng nhạc cụ truyền thống không thể chơi hay tạo ra được mặc dù cùng là 1 nốt giai điệu giống nhau và quan trọng là chẳng thể có ban nhạc 10 người chơi đến 7,8 loại nhạc cụ, hiệu ứng tiếng khác nhau để hòa phối trực tiếp được, nó không khả thi trong thời hiện đại 25 năm nay. Chơi live nghe sẽ rất đơn giản và nhàm. Tất nhiên đa phần các bài hát đều có nền nhạc chủ đạo sử dụng piano/harpsychord nhưng bây giờ số hóa hết để nó mượt hơn, nghe nó đỡ bị cứng

Bài em mail bác trên nghe thử là làm trên phần mềm logic 8.0 +..., midi là loại của native instrument 27 triệu tại thị trường vn nhưng midi không quan trọng, các hãng đều sx định mức như nhau hết quan trọng là sc truyền tín hiệu ra sao và phần mềm tiếng ảo thế nào
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,824
Động cơ
423,049 Mã lực
Nơi ở
HCM
Vầng , nếu cụ nói là cảm tính thì thôi, em chả bàn nữa, đấy là quan điểm cá nhân của cụ rồi :))
PS: nếu cụ có 25 năm kinh nghiệm chơi đàn rồi mà hỏi em cho vài hiệu ngon bổ rẻ thì có phải cụ định gài em chăng?
Em là người chơi đàn. Không phải là thợ đàn, cũng không phải là người kinh doanh đàn. em chỉ biết có mỗi yamaha, steinway, kawai thôi cụ. Giống mấy anh về lập trình phần mềm nhưng bảo ổ cứng, mainboard hiệu gì có khi lại mù tịt. Em hỏi nghiêm túc đấy, không gài cụ đây
 

Furiso

Xe tăng
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
1,781
Động cơ
328,938 Mã lực
Đàn ngon và phím nặng, như đã chém với cụ piano

Ở đây em nói đến đàn Grand Piano ngon và ngon có nghĩa là To, Mới. Đàn bé thì không thể gọi là đàn ngon và đàn cũ quá cũng không thể ngon được.

Với đàn mới lớp dạ lót khe dẫn phím còn mới nên rất khít, máy móc còn mới nên độ dơ ít, chưa trơn tru như đàn cũ nên khi chơi các cây đàn mới sẽ có cảm giác phím nặng hơn cùng cây đàn đó nhưng đã cũ rồi. Cái nặng này chủ yếu là cảm giác và nếu chơi hời hợt, có thể mất nốt ở ngay những nốt đầu tiên, tuy nhiên khi đã quen đàn thì cảm giác nặng này mất đi nhanh chóng.

Cái nặng đáng sợ đối với người chơi piano lại là cái nặng từ bộ búa, bộ máy. Cái nặng này khó cảm nhận được ngay từ vài nốt đầu tiên mà càng chơi càng thấy nặng. Đối với những cây đàn lớn, để âm thanh khỏe hơn, vang xa hơn người ta dùng bộ búa nặng hơn. Nặng hơn theo đúng nghĩa đen. Một bộ búa cho đàn Grand Piano loại bé có thể là 15 Pound, trong khi bộ búa cho đàn lớn có thể lên đến 19 hay 21 pound. Đàn có 88 phím, tương ứng 88 búa, tính ra mỗi búa nặng thêm có tí xíu! Tuy nhiên cái tí xíu đấy qua đòn bẩy là phím bấm sẽ gia tăng nhiều, thêm vào đó ngón tay chơi liên tục sẽ tích góp lại rất đáng kể. Nói tiếp về lực đòn bẩy của phím đàn, với các cây đàn bé, phím đàn ngắn hơn, với những cây đàn lớn, phím đàn dài hơn. Búa đã nặng hơn rồi, phím lại dài hơn nữa thì việc điều khiển trở nên khó khăn hơn là chắc chắn rồi. Các cụ thử câu cá bằng cái cần ngắn và câu bằng cái cần dài sẽ thấy!

Với đàn mới, người chơi không chuyên hay gặp vấn đề chứ người chơi chuyên nghiệp thì không thể gặp khó khăn. Tuy nhiên đàn lớn lại thách thức cả với người chơi chuyên nghiệp (Tất nhiên là chuyên nghiệp vừa vừa thôi! :D).

Còn về độ nhạy, tất cả các đàn từ hơi ngon đến rất ngon đều nhạy như nhau! Nhạy quá hoặc kém nhạy đều giết người chơi! :))
Thực ra em đọc thì thấy cụ đã nhắc đến 2 vấn đề khác nhau đó là độ nặng của phím (theo thiết kế) và sự mất lực (lost motion).
Về sự mất lực em không bàn vì nó không phải vấn đề đang nói đến, em chỉ muốn hỏi cụ liệu có thật đàn càng to thì búa càng nặng khiến phím cũng nặng hơn không :P
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Em nhất trí với quan điểm của cụ. Em thấy một cây đàn điện tử bây giờ tiếng cũng hay lắm rồi. Piano cơ 10 thì đàn digital cũng phải 8. Chưa kể khi chơi nhạc nhẹ, digital còn có phần lấn lướt nữa.
Cái cụ nói nó hơi cảm tính, ví dụ đàn điện tử bây giờ hay lắm rồi là model nào, hoặc là đàn cơ 10 thì đàn điện cũng phải 8 là theo tiêu chí gì, rồi cả việc nhạc nhẹ nữa :))
Cụ so đàn điện với đàn cơ là em chưa đồng ý!
Đàn điện phát ra âm thanh ghi âm lại từng nốt của cây đàn cơ tốt nhất. Vì vậy nếu chơi từng nốt, có thể nói đàn điện khó phân biệt với đàn cơ. Tuy nhiên đó là chơi từng nốt.
Khi chơi một hợp âm, lúc này bắt đầu khác! Điện là sự hòa thanh bằng não điện tử, trong khi cơ hòa thanh bằng acoustic sound board.
Chưa kể chơi một bản nhạc, Chopin chẳng hạn, pedal nhấn nhả thế nào tùy người chơi, một cái hòa thanh bằng lý trí một cái hòa thanh bằng trái tim (sound board) chả giống nhau tẹo nào!
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Thực ra em đọc thì thấy cụ đã nhắc đến 2 vấn đề khác nhau đó là độ nặng của phím (theo thiết kế) và sự mất lực (lost motion).
Về sự mất lực em không bàn vì nó không phải vấn đề đang nói đến, em chỉ muốn hỏi cụ liệu có thật đàn càng to thì búa càng nặng khiến phím cũng nặng hơn không :P
Đúng rồi cụ, từ 15 đến 21 pounds đó!
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Nói riêng đàn phím:
Cái tiếng đàn điện mình nghe được là do vi mạch truyền tín hiệu số ra loa khuyếch trương tần số. Đàn của hãng hàng đầu thì loa càng ngon, loa phòng thu studio monitor nhận tín hiệu từ phần mềm tiếng ảo trên PC lại càng ngon hơn. Độ chính xác phải nói là từng ly từng tí

Đàn cơ tiếng đàn là do mấy cái miếng cái giống hình cái búa, cái như con thoi, cái hình nửa mẩu xương chậu đập lên đập xuống tạo ra tiếng nhỉ? Vì là làm thủ công nên sẽ không chính xác đồng đều tuy nhiên chính vì thế lại tạo cái hay của đàn cơ
...
Cụ nói thế này chứng tỏ cụ chả hiểu mẹ gì về âm nhạc cũng như nhạc cụ!
 

xe dột nóc

Xe tăng
Biển số
OF-302472
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
1,025
Động cơ
315,950 Mã lực
Cụ nói thế này chứng tỏ cụ chả hiểu mẹ gì về âm nhạc cũng như nhạc cụ!
là sao ạ
em thì chỉ biết đàn phím 1 số loại thịnh hành thôi nôm na là org với piano còn nhạc cụ nói chung thì em chịu
âm nhạc mà em không hiểu nữa thì em cũng chịu ạ vì em làm cố vấn ý tưởng cho 1 ban nhạc có cả ns học cùng lớp với Khắc Hưng là em của em đã từng có bài hit
 

Furiso

Xe tăng
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
1,781
Động cơ
328,938 Mã lực
Em là người chơi đàn. Không phải là thợ đàn, cũng không phải là người kinh doanh đàn. em chỉ biết có mỗi yamaha, steinway, kawai thôi cụ. Giống mấy anh về lập trình phần mềm nhưng bảo ổ cứng, mainboard hiệu gì có khi lại mù tịt. Em hỏi nghiêm túc đấy, không gài cụ đây
Vâng, vậy em xin trả lời. Em cũng là người chơi đàn (100% amater), cũng không phải thợ đàn, càng không phải là người kinh doanh đàn. Nhưng em biết là chọn một cây đàn ngon bổ rẻ như cụ nói có nghĩa là một cây đàn cũ. Cây đàn đó có thể là bất kỳ thương hiệu nào: Tokai, Apollo, Steinmayer... Nó ngon bổ rẻ hay không nằm ở chất lượng tự thân của nó khi nằm ở cửa hàng như một món đồ cũ. Em đã đưa 1 bạn đi mua một cây đàn Apollo sản xuất theo serial là năm 1969 nhưng có bộ máy được làm mới tại Nhật trước đó có lẽ chỉ vài năm (không phải được căn chỉnh hay tút lại tại Việt Nam), một cây khác là do Schwester sản xuất vào khoảng năm 92 có máy móc gần như mới có lẽ vì chủ cũ không hề chơi. Ngoài ra nhiều cây đàn khác em cũng tìm được cho bạn bè, cho người quen của em có chất lượng rất tốt và giá chưa một cây nào đến 24tr cả. Tất cả chúng đều bị coi là đàn ngoài dòng ít tiền. Có thể nói đến đây thì cụ bảo em chém, thì xin phép đưa tiêu chí đàn mà em coi là tốt như sau (giá thế nào là rẻ thì em vừa nói rồi):

1. Cảm giác phím: khả năng truyền tải biến lực nhấn của ngón tay thành rung động tương ứng của dây đàn một cách hoàn hảo, cảm giác sau khi nhấn (độ nảy, độ nặng, độ bám tay, độ chắc) phải "thật" và tuyệt đối giống nhau trên cả 88 phím đàn.
2. Âm thanh của cả 88 nốt là tương đồng về sắc thái (cùng trầm ấm hoặc cùng trong trẻo); không bị cứng cũng không xốp tiếng; tiếng tròn trịa và có sức mạnh.
3. Không có hoặc rất khó nghe tạp âm khi chơi đàn.
4. Bền bỉ, ít hỏng hóc, chịu đựng tốt điều kiện khí hậu.

Cũng với những tiêu chí như thế và cộng thêm với, em tin với tất cả những người đang học, đang chơi đàn piano sẽ không thể tìm được một cây đàn điện có phẩm chất và mức giá tương tự mà âm thanh là "thật" được.
Nếu cụ không tin em sẽ gửi cả ảnh của từng cây đàn mà em coi là ngon bổ rẻ để cụ thấy rằng tiêu chí đó không gắn liền cố định với một hoặc vài nhãn hiệu đàn cụ thể nào cả. Mà em tin điều này cụ thừa biết, chỉ không hiểu vì sao cụ vẫn hỏi em thôi ;))
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
là sao ạ
em thì chỉ biết đàn phím 1 số loại thịnh hành thôi nôm na là org với piano còn nhạc cụ nói chung thì em chịu
âm nhạc mà em không hiểu nữa thì em cũng chịu ạ vì em làm cố vấn ý tưởng cho 1 ban nhạc có cả ns học cùng lớp với Khắc Hưng là em của em đã từng có bài hit
Cụ nói tiếp làm em lại thấy buồn thêm cho cái nền âm nhạc nước nhà!
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,824
Động cơ
423,049 Mã lực
Nơi ở
HCM
Vâng, vậy em xin trả lời. Em cũng là người chơi đàn (100% amater), cũng không phải thợ đàn, càng không phải là người kinh doanh đàn. Nhưng em biết là chọn một cây đàn ngon bổ rẻ như cụ nói có nghĩa là một cây đàn cũ. Cây đàn đó có thể là bất kỳ thương hiệu nào: Tokai, Apollo, Steinmayer... Nó ngon bổ rẻ hay không nằm ở chất lượng tự thân của nó khi nằm ở cửa hàng như một món đồ cũ. Em đã đưa 1 bạn đi mua một cây đàn Apollo sản xuất theo serial là năm 1969 nhưng có bộ máy được làm mới tại Nhật trước đó có lẽ chỉ vài năm (không phải được căn chỉnh hay tút lại tại Việt Nam), một cây khác là do Schwester sản xuất vào khoảng năm 92 có máy móc gần như mới có lẽ vì chủ cũ không hề chơi. Ngoài ra nhiều cây đàn khác em cũng tìm được cho bạn bè, cho người quen của em có chất lượng rất tốt và giá chưa một cây nào đến 24tr cả. Tất cả chúng đều bị coi là đàn ngoài dòng ít tiền. Có thể nói đến đây thì cụ bảo em chém, thì xin phép đưa tiêu chí đàn mà em coi là tốt như sau (giá thế nào là rẻ thì em vừa nói rồi):

1. Cảm giác phím: khả năng truyền tải biến lực nhấn của ngón tay thành rung động tương ứng của dây đàn một cách hoàn hảo, cảm giác sau khi nhấn (độ nảy, độ nặng, độ bám tay, độ chắc) phải "thật" và tuyệt đối giống nhau trên cả 88 phím đàn.
2. Âm thanh của cả 88 nốt là tương đồng về sắc thái (cùng trầm ấm hoặc cùng trong trẻo); không bị cứng cũng không xốp tiếng; tiếng tròn trịa và có sức mạnh.
3. Không có hoặc rất khó nghe tạp âm khi chơi đàn.
4. Bền bỉ, ít hỏng hóc, chịu đựng tốt điều kiện khí hậu.

Cũng với những tiêu chí như thế và cộng thêm với, em tin với tất cả những người đang học, đang chơi đàn piano sẽ không thể tìm được một cây đàn điện có phẩm chất và mức giá tương tự mà âm thanh là "thật" được.
Nếu cụ không tin em sẽ gửi cả ảnh của từng cây đàn mà em coi là ngon bổ rẻ để cụ thấy rằng tiêu chí đó không gắn liền cố định với một hoặc vài nhãn hiệu đàn cụ thể nào cả. Mà em tin điều này cụ thừa biết, chỉ không hiểu vì sao cụ vẫn hỏi em thôi ;))
Kiến thức của cụ sâu rộng quá. Em mù tịt về việc này. Em chỉ biết cứ có phím là em gõ thôi. Tất nhiên cụ nói chất lượng của một cây đàn không phụ thuộc vào một nhãn hiệu nào mà phụ thuộc vào cách bảo quản và sử dụng đàn là đúng. Tuy nhiên, cũng sẽ có những hãng nó lâu xuống cấp hơn những hãng khác chứ cụ, do được sử dụng các chất liệu tốt hơn chẳng hạn? Với một người không am hiểu về đàn mà gặp phải một cây đàn đã được tân trạng lại, mới test thì không có vấn đề gì lớn nhưng đánh một thời gian là có chuyện ngay.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Kiến thức của cụ sâu rộng quá. Em mù tịt về việc này. Em chỉ biết cứ có phím là em gõ thôi. Tất nhiên cụ nói chất lượng của một cây đàn không phụ thuộc vào một nhãn hiệu nào mà phụ thuộc vào cách bảo quản và sử dụng đàn là đúng. Tuy nhiên, cũng sẽ có những hãng nó lâu xuống cấp hơn những hãng khác chứ cụ, do được sử dụng các chất liệu tốt hơn chẳng hạn? Với một người không am hiểu về đàn mà gặp phải một cây đàn đã được tân trạng lại, mới test thì không có vấn đề gì lớn nhưng đánh một thời gian là có chuyện ngay.
Theo em chất lượng của một cây đàn phụ thuộc rất nhiều vào thương hiệu đấy chứ không phải là ảo đâu ạ!
 

Furiso

Xe tăng
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
1,781
Động cơ
328,938 Mã lực
Kiến thức của cụ sâu rộng quá. Em mù tịt về việc này. Em chỉ biết cứ có phím là em gõ thôi. Tất nhiên cụ nói chất lượng của một cây đàn không phụ thuộc vào một nhãn hiệu nào mà phụ thuộc vào cách bảo quản và sử dụng đàn là đúng. Tuy nhiên, cũng sẽ có những hãng nó lâu xuống cấp hơn những hãng khác chứ cụ, do được sử dụng các chất liệu tốt hơn chẳng hạn? Với một người không am hiểu về đàn mà gặp phải một cây đàn đã được tân trạng lại, mới test thì không có vấn đề gì lớn nhưng đánh một thời gian là có chuyện ngay.
Kiến thức của em là bình thường thôi cụ ơi, có thể những điều em đưa ra không đúng sự quan tâm của cụ nên cụ không nắm rõ chăng. Em không đồng tình với cụ lắm về chất lượng của đàn trong quote này nhưng xin phép bàn về nó sau vì đang viết dở bài "chém" với cụ Xe vài bánh về độ nặng của phím.
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,824
Động cơ
423,049 Mã lực
Nơi ở
HCM
Kiến thức của em là bình thường thôi cụ ơi, có thể những điều em đưa ra không đúng sự quan tâm của cụ nên cụ không nắm rõ chăng. Em không đồng tình với cụ lắm về chất lượng của đàn trong quote này nhưng xin phép bàn về nó sau vì đang viết dở bài "chém" với cụ Xe vài bánh về độ nặng của phím.
Ok cụ. Em thì không tập trung vào đàn lắm mà tập trung vào bản nhạc hơn. Với lại tai em cũng dễ tính lắm, đàn nào em nghe thấy cũng hay tuốt :)) từ đàn điện cho tới đàn cơ.
Thú thực nhiều người nhờ em đi xem đàn. Em nói ra là em không biết cái gì đâu thì không ai tin, lại nghĩ em không nhiệt tình. Thế là em cứ phải đi đến cửa hàng đàn, gõ gõ vào ra vẻ là chuyên gia rồi bình luận nọ kia :))
 

Furiso

Xe tăng
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
1,781
Động cơ
328,938 Mã lực
Đúng rồi cụ, từ 15 đến 21 pounds đó!
Vậy có thể em với cụ chưa có điểm chung. Thôi em cứ nói toàn bộ về những gì em hiểu về độ nặng của phím để cụ xem có gì chưa đúng thì trao đổi nhé.
Vì sao phím đàn nặng? Là vì lực nhấn từ ngón tay xuống phím đàn sẽ được phía truyền vào bộ máy thông qua nguyên tắc đòn bẩy khiến bộ máy đàn hoạt động và đẩy búa gõ vào dây đàn tạo ra âm thanh. Cái nặng này chính là cái nặng của bộ máy tạo ra. Phím đàn hoạt động trên nguyên tắc đòn bẩy, có nghĩa là người ta có thể kéo dài hoặc thu ngắn cánh tay đòn (độ dài từ đầu phím đến chốt tựa phím - balance rail key ) để khiến phím nhẹ hoặc nặng hơn. Độ nặng của phím đàn được quyết định bởi người thiết kế. Nói về độ nặng của phím là nặng khi nhấn phím (down weight) chứ không phải độ nảy (up weight) nhé. Độ nặng theo thiết kế thông thường rơi vào tầm 55-65g/phím tùy theo nhà sản xuất và cả model.
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,824
Động cơ
423,049 Mã lực
Nơi ở
HCM
Xem ra trong otofun nhiều cụ đam mê piano quá. Nick em đúng chuẩn đây có cụ thương gia nào mua không :))
hồi đó em tạo nick này để vào đây đăng quảng cáo bán cái đàn piano u3g cũ nhờ giời một cụ otofun đã xúc ngay khi vừa mới đăng được có 1-2 ngày
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top