Tôi có nói chuyện với bác
QUANG1970, bác ấy bào bị "hắt hơi" vì có ai đó réo tên nên nhờ tôi vào thớt này coi hộ ntn.
Bác ấy nhờ tôi vì đang bị giam ngoai đảo Ofun, sau khi chấp hành xong án 10 ngày bác ấy vào và viết góp ý cho ra ngô ra khoai vì trong thớt Piano này, có nhiều còm viết ............... sẽ khiến người xem hiểu lầm, hay mua nhầm mất cơ hội mua cái tốt mà không biết !
Phần tôi chỉ biết đến vậy!
Vậy nhé!
Mấy hôm bị tháo bánh, em có nhờ bác
Đại_Vệ, thưa với các bác rằng em sẽ vào thớt, và xin có một số ý kiến, về việc lựa chọn đàn, vì thấy các bác bàn bạc vui quá, nhưng có nhiều vấn đề không, hoặc chưa chính xác, nên em, với kinh nghiệm của bản thân muốn chia sẻ, và làm rõ hơn.
Cũng xin nói thêm là để mua một cây đàn cho vừa ý sẽ có rất nhiều tiêu chí, cũng như tiêu chuẩn mà cái
điều đầu tiên cũng sẽ chính
là tiền đâu, nghĩa là có bao nhiêu tiền bỏ ra đầu tư cho nó từ ban đầu?
+ Có ý kiến cho rằng nên mua một cái đàn vừa tầm, thậm chí đàn điện, để cho con mình học tập thử và sau đó rồi thì, " vừa đi vừa tính"
+ Lại cũng có ý kiến cho rằng để bước vào cuộc chơi, thì ngay từ đầu, khi ta "làm một phát là phải lên ngay đến đỉnh"!
Xét cho cùng thì mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, không thể nói là việc vun vén lúc ban đầu, hay buông xõa ngay từ khi khởi điểm, là đúng hay sai.
Theo em, hãy nên tùy theo hoàn cảnh của mỗi người, mà mình
liệu cơm gắp mắm.
Để các bác có một khái niệm vì giá cả và tiếng đàn sẽ ntn, em xin đưa ra
hai ví dụ và cũng cùng một bài nhạc và được
chơi (đánh) bằng ba cây (chủng loại)
đàn khác nhau:
+ một cây Upright Console nhỏ bé thấp, gần như "vứt thùng rác".
+ một cây Upright full size, có thể nói là tốt, và
+ một cây Grand piano (Đại dương cầm) khá tốt.
Sau khi nghe xong, em tin là tất cả những người có tai nghe tốt, và có thẩm âm, sẽ đều thấy rằng tiếng đàn của cả 3 cây, sau khi canh chỉnh và lên dây đúng mức, đều mượt mà, và lọt lỗ tai nếu không muốn nói là hay!
.
Tuy nhiên, không thể nào tiếng đàn của một cây đàn cấp thấp nhất giá tầm từ 12 triệu tới 15 triệu (Yamaha M1A) so với một cây đàn có thể nói là tốt giá tầm từ 45 triệu tới 50 triệu (Yamaha U3H), và một cây đàn đại dương cầm khá tốt, giá tầm từ 120 triệu tới 150 triệu (Yamaha C3) thì với ba mức giá, và ba kích cỡ nhỏ, vừa, to thì tiếng đàn của cây này so cới cây kia có thể sáng hơn, long lanh hơn, đẹp hơn một chút sau khi lên dây và canh chỉnh đúng mực nhưng không có cây nào tiếng nghe dở! Về tổng thể thì các bác nghe cũng có thể thấy được rằng, chúng chẳng khác nhau là bao nhiêu trong khi số tiền số tiền mua chúng thì khác nhau nhiều, thậm chí quá nhiều!!!
Cũng xin nói rõ là toàn bộ hai clip Demo của cậy đàn YAMAHA M1A, thì tấm hình đầu tiên và cuối cùng của mỗi clip là hình vỏ hên ngoài của một cái đàn không phải chính cây đàn các bác nghe. Lý do em lúc canh chỉnh máy, và lên dây lần cuối (Fine Tuning) xong em lu bu, mãi lo chuyện đánh nó nghe thử không kịp chụp lại hình cái vỏ bên ngoài của cây đàn. Nên khi up âm thanh lên chẳng có thể để em nó trần truồng mà ra mắt mọi người
Em đành phải mượn tạm hình cây Yamaha M1A khác tương tự để cho các bác có một khái niệm về cây đàn Upright console này ntn. Cũng xin nói là Yamaha M1A là một cây piano nhỏ và gọn: Chiều cao 108cm ngang 146 cm, sâu 56 cm. nhỏ hơn cái U3H nhiều, và so với cây Grand Yamaha C3 thì rất nhiều, nhưng tiếng đàn của nó chỉ thua cái phần bass không sâu, vang cũng dàn dây Bass có khoảng 7,8 sợi bị thay bằng "dây lô" (dây cuốn tai VN!) nghĩa là 1/4 số dây VN chứ phần treble nghe cũng không kém cạnh gì bao nhiêu.
Cũng xin nói thêm là ở trong Clip của cây đàn U3H (thâu và đặt đàn trong phóng cách âm khá tốt):
+ Về người chơi cây U3H bài Vasle số 7 cùa Chopin
( waltz op 64 no 2 YAMAHA M1A): em mượn tay một Pianist có tài và và đồng thời cùng là một giảng viên Piano dạy rất giỏi,đánh để em thu hầu các bác nghe tiếng đàn qua tài nghệ của một giảng viên piano đây là một giảng viên tốt nghiệp hàng đầu của Nhac Viện Sài Gòn và
cô đã may mắn được một Pianist bậc thầy, người mà em nhiều lần nhắc tới và ca ngợi cũng như kính trọng: Hồ Đắc Thủy Hoằng, dạy dỗ.
+ Còn người chơi cây U3H bài Nocturne số 20 của Chopin -
C Sharp Minor No 20 YAMAHA U3H em mượn tay một Pianist đánh cho Phòng trà và ban nhạc và đồng thời cùng là một giảng viên Piano , em thu hầu các bác nghe tiếng đàn của một giảng viên piano đồng thời là nghệ sĩ "đàn kiếm cơm ở ngoài xã hội"nó ntn.
Qua đó, giúp cho các bác có một khái niệm về nghe cùng một bài nhạc mà đánh qua tay một pianist bậc thầy, một nghệ sĩ dương cầm điêu luyện thường xuyên tập luyện nghe thế nào, đồng thời cùng một bài nhạc đánh qua tay của người học bình thường, không đi theo con đường chuyên nghiệp, ít tập luyện nó khác nhiều như thế nào (độ mượt mà và điêu luyện nó khác nhau như thế nào!)
Từ việc nghe các tiếng đàn này, chúng ta sẽ bàn sâu trong nhiều "còm" sau này về việc chọn lựa một cây đàn, hoặc tiếng đàn thế nào cho vừa ý, của mọi người cũng như theo yêu cầu của từng người.
Còn riêng em, thì với kinh nghiệm của mình, xin thú thật, là em cho rằng nếu một cây đàn mà không bị nứt Soundboard, Khung gang nứt, hay mối mọt, dầu chỉ là đàn bình thường, đang hoạt động tốt, thì
không có cây đàn nào xấu, mà chỉ có thợ dây tồi và có những kỹ thuật viên Piano chẳng biết gì cả mà vẫn đi chỉnh đàn!
Dĩ nhiên, có những cây "đàn ngoài dòng" là
những cây đàn rẻ tiền thì chúng sẽ có một số những hạn chế nhỏ do tùy thương hiệu tạo ra cây đàn, khiến cho tiếng đàn có thể rõ, "nét" mờ hay sáng cũng như những vấn đề khác, mà chúng ta sẽ bàn sau.
Mời các bác nghe và bình chọn ra
tiếng đàn cho "vừa túi tiền" của mình:
Chopin waltz op 64 no 2:
Chopin Nocturne in C Sharp Minor - No 20:
In addition,
quý vị đang thợ sửa đàn ở VN có tay nghề, KTV piano tử tế vào "thớt" coi và banh tai ra mà nghe tiếng đàn, coi khi sau lên dây tử tế, canh chỉnh đúng mức, nó hay dở ntn, cũng xin mời hãy thoải mái lấy máy ra mà đo, coi có sai note nào không nhé!
In closing, Để tránh những khen chê không cần có, vì do mùa COVID, nên
em sẽ chỉ Public những clip này trong vòng 72 giờ (như thông lệ em thường làm khi public một video clip chỉ 24 giờ) tính từ 11:35 a.m. ngày 10/6/2021.
Enjoy your hearing!