- Biển số
- OF-396343
- Ngày cấp bằng
- 11/12/15
- Số km
- 3,690
- Động cơ
- 258,351 Mã lực
- Tuổi
- 42
cụ trả lời cho anh em mở mang tầm mắt thôi, còn chầu bia thì em không hầu được vì em ở tận daklakEm trả lời được, cụ mất em chầu bia nhé
cụ trả lời cho anh em mở mang tầm mắt thôi, còn chầu bia thì em không hầu được vì em ở tận daklakEm trả lời được, cụ mất em chầu bia nhé
Cụ tóm tắt vẫn dài quá, em thử túm gọn lại nhóe:Em đã đọc hết TK từ những năm 198+, cái quyển đóng bìa
cứng như LN toàn tập ý. Trong 1 trang phần đầu trang là TK,
tiếp theo là các dị bản phần
còn lại giải thích các điển tích. Năm 199+ học ĐH vô tình em chém với thầy trưởng khoa ngoại ngữ là người mê TK làm các con giời trong lớp ngơ ngác hết sau này toàn được thầy mời bia miễn phí hí hí.
Em có thể t t như này: Trăm năm một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng/ Lời quê chắp nhặt dông dài/ Mua vui cũng đựơc một vài trống canh.
Truyện Kiều xưa nay không cần tôn phong thì nó vẫn là tuyệt phẩm về ngôn ngữTruyện Kiều ngày xưa dân gian yêu thích, về sau tôn phong này nọ, giờ không mấy người đọc. Em chỉ định thưa là đã đọc Kiều hiểu Kiều mà chả thấy nói cái cảm nhận hay ho của mình thì thôi, lại đi bông phèng mấy cái xiên tạc làm gì.
Em thấy mình chưa xứng để hưởng: quả tiên chưa đến tay phàm - Kính các Cụ tiên chỉ OF xơi trước! Em biết thân biết phận thảo dân, em thấy 2 quả bí héo ở nhà em đã là ngon tuyệt rồi.
Em không phải là nhà ngôn ngữ học mà chỉ là một thợ mộc học, cũng xin cố giải thích kiểu dùi đục thế này ạ:Thế ạ, em xin lỗi vì sự thiếu hiểu biết của mình, tiện cụ giúp em luôn mấy câu hỏi cho em hiểu luôn một thể:
- Chữ Nôm thì phát âm & nói theo tiếng Hán hay theo tiếng Việt hay lai Hán-Việt ?
- Người xưa có chủ ý tạo ra cả một bộ chữ & tiếng mới thay tiếng Hán không ? Nếu thành công thì nó được gọi là gì?
- Về ngôn ngữ chữ có trước để thể hiện nội dung thông tin cần truyền đạt cho tiếng hay dùng tiếng để truyền đạt thông tin rồi ghi nhớ lại bằng chữ, tại sao không thể thiếu một trong hai ?
- Về mặt bản chất, tiếng & chữ đều thể hiện thông tin cần truyền đạt. Vậy trên cơ sở nào để phân biệt tiếng và chữ. ?
- Nếu đã phân biệt thì tại sao sách chỉ nói đến " tiếng Anh, tiếng Pháp" trong mọi tình huống chứ không bao giờ nói "chữ Anh, chữ Pháp" trong mọi văn bản....?
Bảo là truyện Kiều có "phổ tham chiếu rất rộng" thì cũng không hẳn đúng vì các tác phẩm văn học nghệ thuật trứ danh xưa nay đều có sẵn sự hàm súc trong thông điệp mà nó truyền tải. Người đời sau hay dùng sách đời xưa để nói ý nhị với nhau là vì thế, đọc Kiều thuộc hết cả hơn ba nghìn câu mà không đọc phần phụ chú điển tích thì không hiểu được, mà đọc hết phụ chú điển tích điển cố thì tác phẩm trở thành cả một chân trời kiến thức, dĩ nhiên là kiến thức đời ơ kìa thôi nhưng vẫn gần gũi liên hệ trực tiếp với ngày nay.Truyện Kiều xưa nay không cần tôn phong thì nó vẫn là tuyệt phẩm về ngôn ngữ
Sở dĩ có thể bói Kiều, lẩy Kiều là vì bất cứ câu thơ nào trong Truyện Kiều cũng gần như truyền tải 1 thông tin nào đó trong cuộc sống
Các tổng thống Mỹ mù tiếng Việt, dĩ nhiên mù Truyện Kiều tuyệt đối, nhưng khi cần lẩy Kiều rất ý nhị và hạp cảnh
Lão có công nhận là Truyện Kiều có phổ tham chiếu rất rộng không?
Dân An Nam xưa nay cứ tự phong mình giỏi xỏ lá, nhẽ vẫn thua mấy anh Mẽo vài thành công lựcBảo là truyện Kiều có "phổ tham chiếu rất rộng" thì cũng không hẳn đúng vì các tác phẩm văn học nghệ thuật trứ danh xưa nay đều có sẵn sự hàm súc trong thông điệp mà nó truyền tải. Người đời sau hay dùng sách đời xưa để nói ý nhị với nhau là vì thế, đọc Kiều thuộc hết cả hơn ba nghìn câu mà không đọc phần phụ chú điển tích thì không hiểu được, mà đọc hết phụ chú điển tích điển cố thì tác phẩm trở thành cả một chân trời kiến thức, dĩ nhiên là kiến thức đời ơ kìa thôi nhưng vẫn gần gũi liên hệ trực tiếp với ngày nay.
Mấy tay thống Mỹ nó cũng xỏ lá cả, nó chắc nghe CIA bá cáo là trong đám quan lại An Nam, may có một hai người thuộc truyện Kiều, đám còn lại phải ngẩn tò te một lúc mới lờ mờ biết, đừng nói hiểu. Độ chục năm nữa, thống Mỹ sang An Nam, có lẽ chúng nó sẽ bảo nhau đọc dáp cho ý nhị.
câu này anh Biden anh ấy chửi xỏ cụ Lù và cả Việt nam. Cụ Lù là cao thủ truyện Kiều luôn lẫy Kiều khi nói chuyện mà bị Biden dùng Kiều chửi xỏ, cụ Lù cay lắm mà chẳng làm được cái gì.Dân An Nam xưa nay cứ tự phong mình giỏi xỏ lá, nhẽ vẫn thua mấy anh Mẽo vài thành công lực
Câu anh Biden lẩy:
Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”
Em nghĩ ảnh muốn xỏ lá cái tính lẳng lơ, lèo lá đi dây, sửa lại thế này cho hạp cảnh
Giời còn phối ngẫu giao thông
Tan sương đầu bím, vén mông đoóc ghì
Em xin giơ tayThế ạ, em xin lỗi vì sự thiếu hiểu biết của mình, tiện cụ giúp em luôn mấy câu hỏi cho em hiểu luôn một thể:
- Chữ Nôm thì phát âm & nói theo tiếng Hán hay theo tiếng Việt hay lai Hán-Việt ?
- Người xưa có chủ ý tạo ra cả một bộ chữ & tiếng mới thay tiếng Hán không ? Nếu thành công thì nó được gọi là gì?
- Về ngôn ngữ chữ có trước để thể hiện nội dung thông tin cần truyền đạt cho tiếng hay dùng tiếng để truyền đạt thông tin rồi ghi nhớ lại bằng chữ, tại sao không thể thiếu một trong hai ?
- Về mặt bản chất, tiếng & chữ đều thể hiện thông tin cần truyền đạt. Vậy trên cơ sở nào để phân biệt tiếng và chữ. ?
- Nếu đã phân biệt thì tại sao sách chỉ nói đến " tiếng Anh, tiếng Pháp" trong mọi tình huống chứ không bao giờ nói "chữ Anh, chữ Pháp" trong mọi văn bản....?
Các cụ nhạy cảm quá, chẳng ai tiêu tốn công sức, thời gian, tiền bạc ...kéo cả ngàn người sang nước khác để chọc ngoáy quan chức sở tại bằng cách...... lẩy Kiều.......
Mấy tay thống Mỹ nó cũng xỏ lá cả, nó chắc nghe CIA bá cáo là trong đám quan lại An Nam, may có một hai người thuộc truyện Kiều, đám còn lại phải ngẩn tò te một lúc mới lờ mờ biết, đừng nói hiểu. Độ chục năm nữa, thống Mỹ sang An Nam, có lẽ chúng nó sẽ bảo nhau đọc dáp cho ý nhị.
Em lại xin thắc mắc.Em không phải là nhà ngôn ngữ học mà chỉ là một thợ mộc học, cũng xin cố giải thích kiểu dùi đục thế này ạ:
- Chữ Nôm dùng chữ Hán thêm các bộ vị để mô tả lại tiếng Việt(tiếng Việt có từ ng
àn năm rồi). Có thể dùng bất cứ ký tự nào đó để mô tả tiếng Việt, từ chữ hình que đến hình giun. Nhưng thực tế cho thấy thì ký tự La tinh là phù hợp nhất, vì tiếng Việt có thanh điệu nên ngoài ký tự La tinh thì có thêm các dấu và 1 vài ký tự có thêm nét
- Chữ có thể thay đổi hoàn toàn(đơn vị tính hàng trăm năm) nhưng tiếng thì chỉ dung nạp chứ thay đổi toàn bộ chắc phải hàng ngàn năm(học ngoại ngữ không phải là thay đổi ngôn ngữ), từ ngôn ngữ chân tay thành ngôn ngữ hoàn chỉnh con người phải trải qua hàng trăm ngàn năm, cụ không nên đốt cháy giai đoạn kiểu đó. Tiếng Việt và tiếng Hán tồn tại song song, không cái nào thay thế cho cái kia và ngược lại, nên không có chuyện thành công hay không thành công ở đây.
- Ngôn ngữ sơ khai có từ thời ăn lông ở lỗ, chữ viết có sau hàng thiên niên kỷ, trong 2750 thứ tiếng trên thế giới thì đến 3/4 không có chữ viết, nên không có chuyện"Không thể thiếu 1 trong 2 - chữ viết và ngôn ngữ"
- Tiếng là âm thanh, chữ là ký tự...phân biệt khá dễ
- Câu cuối em nhường các cụ dưới cho nó rộng dường dư luận
Thì âi cũng biết vậy mà cụ.Em đã đọc hết rồi cụ ah.
Em đọc cả lời bình nhiều, đâu đâu cũng tự hào truyện này là của người Việt, do cụ Nguyễn Du sáng tác, kể cả các nhà phê bình văn học.
Tuy nhiên khi em đọc truyện Kinh Vân Kiều truyện của Thanh Tâm ( dịch từ tiếng Hoa ra tiếng Việt) thì em chán hẳn.
Cốt chuyện giống hệt của Tầu, chỉ mỗi cái là cách viết và cách dùng từ thì cụ ND đã đưa truyện lên 1 đẳng cấp mới, hơn hẳn nguyên tác.
Cụ thuộc loại đỉnh, tiếc rằng bọn em không được học lớp 9! Khổ thân tôi quá!hồi lớp 9 thi vào cấp 3 em thuộc làu làu cả tập truyện Kiều không xót 1 câu, giờ thì quên hết rồi!
Chắc cụ đọc thuộc làu làu đoạn trích trong SGK, chứ bất cứ ai đã thuộc làu làu hơn 3000 câu thơ trong truyện Kiều thì không thể quên hết đượchồi lớp 9 thi vào cấp 3 em thuộc làu làu cả tập truyện Kiều không xót 1 câu, giờ thì quên hết rồi!
Vâng, em có mỗi bài thơ Lượm thôi mà vẫn nhớ mãi chẳng quên đượcChắc cụ đọc thuộc làu làu đoạn trích trong SGK, chứ bất cứ ai đã thuộc làu làu hơn 3000 câu thơ trong truyện Kiều thì không thể quên hết được
Vì để nhớ tưng đó câu thơ, thì lượng thông tin đó đã hằn sâu vào vỏ não, uống phải thuốc lú chửa chắc đã quên
Cụ thật sâu sắc. E cũng nhóe mang máng mà ko chính xác bài nàyDạ em biết, tự dưng nhớ đến câu của cụ í nói rằng chẳng biết 300 năm sau ai sẽ khóc cho Tố Như 1 tiếng
Nó đây:
ĐỌC TIỂU THANH KÝ
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Mà Kim Vân Kiều truyện là 1 tác phẩm, không phải 1 điển tích cụ ạ
Các điển tích dùng trong Truyện Kiều có tuổi đời hàng ngàn năm, phần lớn của Tàu