[Funland] Cụ nào đã đọc hết Truyện Kiều?

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,444
Động cơ
330,294 Mã lực
Em đã đọc hết rồi cụ ah.
...đâu đâu cũng tự hào truyện này là của người Việt, do cụ Nguyễn Du sáng tác, kể cả các nhà phê bình văn học.
...khi em đọc truyện Kinh Vân Kiều truyện của Thanh Tâm ( dịch từ tiếng Hoa ra tiếng Việt) thì em chán hẳn.
...Cốt chuyện giống hệt của Tầu, chỉ mỗi cái là cách viết và cách dùng từ thì cụ ND đã đưa truyện lên 1 đẳng cấp mới, hơn hẳn nguyên tác.
...Có chuyện đó ạ? em chưa bao giờ thấy ai hiểu như vậy, có chăng đâu đó dùng chữ "sáng tác" thì là nói cho qua chuyện, chứ ko có ý là cụ làm từ đầu.
...Ai cũng biết, nguyên tác là Kim Vân Kiều truyện, cốt truyện từ TQ;
...Cái thứ 3 và đó chính là điều quan trọng nhất. Ví dụ, đọc hai câu:
"...Phương thảo liên thiên bích,
Lê chi sổ điểm hoa..."
được dịch thành:
Cỏ non xanh rợn chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa...
Thì rõ ràng nó vẽ lên một bức tranh đẹp và sinh động hơn nhiều nguyên tác.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Cái hay nhất của Truyện Kiều là cụ Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm,tức là tiếng của dân ta,nếu cụ viết Kiều bằng thơ chữ Hán,chắc chắn rằng rất ít người thuộc Kiều,nó sẽ không là kiệt- tác của dân tộc được,vì,sẽ phải dịch như ta dịch chữ TQ bây giờ thôi.
Gần như mỗi câu thơ,đều có điển tích, điển cố ( TQ và VN) nên đọc Kiều là phải hiểu sự tích, thậm chí Lịch Sử.
" Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc Tử đã vừa người ôm"

Nỗi nhớ cha mẹ được cụ Nguyễn Du đưa vào 2 điển tích: lão Lai Tử, nổi tiếng thờ cha mẹ có hiếu và gốc Tử ( gốc cây Dâu,tượng trưng cho sự mong đợi của cha mẹ với con cái,khi sinh con,cha mẹ hay lấy tên làm bằng cành dâu để bắn đi bốn phương ).
Hiểu Kiều mới thấy hay.
gốc tử là gốc cây thị cụ ạ. Không phải gốc cây dâu. Gốc cây dâu là Tang phần gốc cây thị là Tử phần. Gốc cây thị hay cây dâu đều là thể hiện nỗi nnớ quê vì quê thường trồng cây dâu hay cây thị. Kinh thi: "Duy tang dữ tử, tất cung kính chỉ" (Kìa cây dâu với cây tử là cây do cha mẹ trồng cho con nên nhớ đến nó mà sinh lòng cung kính). Người sau nhân đó mà gọi quê hương, nơi cha mẹ ở là tang tử
điển tích lấy tên cung bằng cành dâu bắn đi 4 phương là của con trai. Kiều là con gái nên không đùng diển tích này
 

Nhân văn Dân

Xe điện
Biển số
OF-113550
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
2,282
Động cơ
404,929 Mã lực
Đấy là cái tài và thành công của cụ Nguyễn Du mà cụ. Người ta đánh giá truyện Kiều là kiệt tác (của Việt Nam) phần nhiều là do cách dùng từ chứ không phải vì cốt truyện.
Cũng giống như châm cứu đấy ạ. Châm cứu vốn từ TQ, du nhập vào VN cũng đã lâu nhưng qua bàn tay vàng của GS Thu kết hợp với những hoạt động từ thiện trong và ngoài nước mà người ta tưởng như châm cứu là của riêng VN.
 

BangFiesta

Xe điện
Biển số
OF-323083
Ngày cấp bằng
10/6/14
Số km
4,626
Động cơ
322,506 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Em chưa đọc hết, mà đã qua thăm chỗ cô ấy nhảy tự tử :)
 

Fabulous

Xe tăng
Biển số
OF-406485
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,928
Động cơ
943,376 Mã lực
anh Trọng không bỏ Thuý van, vẫn phịch đề đặn hàng đêm nhé. mà việc lấy Kiều là ý cuả Thuý Vân. đang đêm liên hoan thi Thuý vân đứng dậy đề ra ý trước, việc cưới xin của Trọng Kiều chỉ là trên danh nghĩa đêm vẫn hốt Thuý van
Chắc gu của a Kim (em chả dám nói a Trọng) là xôi thịt.:))
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Nhân thể, cũng là mua vui lấy vài trống canh, em sẽ bốt dần dần các giảng nghĩa từng câu trong truyện Kiều, có thể mọi người không hoàn toàn quan tâm lắm nhưng chúng mình thỉnh thoảng vẫn chém bằng tuồng tích nọ kia có dính dáng đến truyện Kiều thây. Cái này một phần em nhớ sách, phần nữa phải Gúc gồ, có thể chả đúng có thể sai, mong các cụ tiếp sức.

Ví dụ như câu ví sắc đẹp "đổ nuớc nghiêng thùng" chẳng hạn. Vốn nó là câu ví sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, lấy ý từ câu Kiều "Một hai nghiêng nưóc nghiêng thành - Sắc đành đòi một tài đành họa hai". Ý này ND lấy từ một câu hát cổ bên Tàu: "Bắc phương hĩu giai nhân - Tuyệt thế nhi độc lập - Nhất cố khuynh nhân thành - Thắng cố khuynh nhân cuốc" đại ý là trên mạn ngược có cô gái đẹp, thế gian chỉ mỗi một mà thôi, lườm một cái thì đổ cả thành trì, lườm cái nữa thì thành Xy ri luôn.

" Trăm năm trong cõi người ta - Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau". Trăm năm là ước lệ một đời người, ở câu "Nhân sinh bách tuế vi kỳ". Tài mệnh ghét nhau thì ở câu " Cổ lai tài mệnh lưỡng tương phương." hay diễn Nôm ra các cụ mình nói " Mệnh ghét dai tài, Giời ghen gái đẹp". Cho nên các cụ nào đương cơn đen cũng không nên bi quan quá, vì như thế chứng tỏ mình tài. Chứ bọn chúng nó nom hoành tráng chứ thực ra là ngu hơn mình nên không bị số mệnh nó ghen, có nhiều cơ hội được Giời yả vào mồm hơn.
câu thơ trên là của Lý Diên Niên viết mô tả em gái mình và gửi cho hán Vũ đế. Hán Đế đọc xong triệu em Gái Lý Diên Niên là Lý Phu Nhân vào làm phi, nhờ vậy Lý Diên Niên cũng được thơm lây, con bé này chết trẻ lúc chết lấy khăn che mặt không cho Vũ đế nhìn vì sợ lúc sắp chết xấu Hán đế sẽ chóng quên và bạc đãi người nhà mình.
Lý Diên Niên và Lý Quảng Lợi nhờ cái ấy của em mình mà sau này được công danh phú quý nhưng thằng thì hàng hung nô thằng thì hốt gái trong cung nên bị chết sạch
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
đây là 3 đoạn chia tay của em Kiều với 3 chàng Trọng Sinh Hai. so sánh để thấy sự thú vị:
chia tay Kim Trọng:

Dùng dằng chưa nỡ rời tay
Vầng đông trông đã đứng ngay nóc nhà.
Ngại ngùng một bước một xa
Một lời trân trọng châu sa mấy hàng.
Buộc yên quảy gánh vội vàng
Mối sầu xẻ nửa bước đường chia hai .
Buồn trông phong cảnh quê người
đầu cành quyên nhặt cuối trời nhạn thưa .
Não người cữ gió tuần mưa
Một ngày nặng gánh tương tư một ngày.

đây là đoạn chia tay Thúc Sinh

Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng, bụi cuồn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi,
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. ”

đây là đoạn chia tay Từ Hải

Quyết lời rứt áo ra đi
Cánh bằng tiện gió cất lìa dặm khơi.


cụ nào phân tích thử xem tình cảm em Kiều dành cho anh nào nhiều nhất?
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,130
Động cơ
548,476 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
"Cảo thơm lần giở trước đèn - Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh" . Cảo thơm là ý nói văn vở về quyển sách chép tay, chữ cảo em không nhớ nguyên tự, nhưng mang nghĩa là quyển sách viết tay mà cứ vài trang các cụ lại kẹp một cái lá vào để chống mọt, lá đó là loại một loại cây thảo ở Việt nam ta, các cụ đồ Nho xưa hay nhét vào túi hay cài vào vạt áo để xua rận, cũng dùng để tắm ghẻ và chữa các bệnh ngứa do ký sinh. Sử xanh là gốc về việc ngày xưa dùng tre để khắc chữ lên, xâu lỗ xỏ dây với nhau thành sách. Vì khi làm sách họ không cạo cái tinh tre xanh đi nên sách tre có màu xanh, sách ngày xưa iu tiên để chép sử nên về sau cũng nói văn vở thành sử xanh.

'Vân xem trang trọng khác vời - Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang" . Câu này hay vì có liên quan đến quan niệm về mỹ thuột ngày trước. Khuôn trăng đầy đặn là tiêu chuẩn mặt phải tròn thòn lòn, không phải trái xoan hay trái xoài. Nét ngài thì trước giờ vẫn hiểu là lông mày như con tằm nằm ngang. Nhưng em có đọc phần chú giải của truyện "Trinh thử" , có câu : " To đầu vếu cả ráy tai, dày nơi ngư vĩ cao nơi ngọa tàm", lại được giảng là ngọa tàm xét về cái quầng mắt bên dưới, không thấp trũng mà hơi nổi lên thành ra một cái bờ mịn mịn thon thon, như con tằm nằm dưới mắt. Cái này còn phải tìm hiểu thêm.

"Cung thương lầu bậc ngũ âm - Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương" . Là nói về cung - thương - giốc - trủy - vũ, 5 nốt nhạc của nhạc lý Trung Cuốc, theo thứ tự thấp nhất và đục nhất là cung, cao nhất và trong nhất là vũ.

"Êm đềm trướng rủ màn che - Tường đông ong bím đi về mặc ai". Có cái tích hay ở chữ "tường đông", tại sao lại là tường đông thì nó có hai tích, phía đông một xóm một làng, bao giờ cũng có con gái đẹp từ ở câu này trong sách nào em không nhớ: " Thiên hạ chi giai nhân, mạc nhược Sở cuốc, Sở cuốc chi lệ giả, mạc nhược Thần lý, Thần lý chi mỹ giả, mạc nhược Thần đông gia chi nữ", đại ý ngày xưa thời ấy bên Tàu có lời đồn là người đẹp trong thiên hạ không đâu bằng nước Sở, mỹ nhân nước Sở không ai bằng đàn bà làng Thần, đàn bà ở làng Thần, không đứa nào đẹp bằng con gái nhà bên xóm Đông. Lại thêm một câu của một học trò ông Khâu bảo đại ý là " Trèo tường xóm đông mà bắt con gái người ta đi."
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
"Cảo thơm lần giở trước đèn - Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh" . Cảo thơm là ý nói văn vở về quyển sách chép tay, chữ cảo em không nhớ nguyên tự, nhưng mang nghĩa là quyển sách viết tay mà cứ vài trang các cụ lại kẹp một cái lá vào để chống mọt, lá đó là loại một loại cây thảo ở Việt nam ta, các cụ đồ Nho xưa hay nhét vào túi hay cài vào vạt áo để xua rận, cũng dùng để tắm ghẻ và chữa các bệnh ngứa do ký sinh. Sử xanh là gốc về việc ngày xưa dùng tre để khắc chữ lên, xâu lỗ xỏ dây với nhau thành sách. Vì khi làm sách họ không cạo cái tinh tre xanh đi nên sách tre có màu xanh, sách ngày xưa iu tiên để chép sử nên về sau cũng nói văn vở thành sử xanh.

'Vân xem trang trọng khác vời - Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang" . Câu này hay vì có liên quan đến quan niệm về mỹ thuột ngày trước. Khuôn trăng đầy đặn là tiêu chuẩn mặt phải tròn thòn lòn, không phải trái xoan hay trái xoài. Nét ngài thì trước giờ vẫn hiểu là lông mày như con tằm nằm ngang. Nhưng em có đọc phần chú giải của truyện "Trinh thử" , có câu : " To đầu vếu cả ráy tai, dày nơi ngư vĩ cao nơi ngọa tàm", lại được giảng là ngọa tàm xét về cái quầng mắt bên dưới, không thấp trũng mà hơi nổi lên thành ra một cái bờ mịn mịn thon thon, như con tằm nằm dưới mắt. Cái này còn phải tìm hiểu thêm.

"Cung thương lầu bậc ngũ âm - Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương" . Là nói về cung - thương - giốc - trủy - vũ, 5 nốt nhạc của nhạc lý Trung Cuốc, theo thứ tự thấp nhất và đục nhất là cung, cao nhất và trong nhất là vũ.

"Êm đềm trướng rủ màn che - Tường đông ong bím đi về mặc ai". Có cái tích hay ở chữ "tường đông", tại sao lại là tường đông thì nó có hai tích, phía đông một xóm một làng, bao giờ cũng có con gái đẹp từ ở câu này trong sách nào em không nhớ: " Thiên hạ chi giai nhân, mạc nhược Sở cuốc, Sở cuốc chi lệ giả, mạc nhược Thần lý, Thần lý chi mỹ giả, mạc nhược Thần đông gia chi nữ", đại ý ngày xưa thời ấy bên Tàu có lời đồn là người đẹp trong thiên hạ không đâu bằng nước Sở, mỹ nhân nước Sở không ai bằng đàn bà làng Thần, đàn bà ở làng Thần, không đứa nào đẹp bằng con gái nhà bên xóm Đông. Lại thêm một câu của một học trò ông Khâu bảo đại ý là " Trèo tường xóm đông mà bắt con gái người ta đi."
câu đo là trích của lời anh tống Ngọc đẹp trai nhất nước Sở khi bị anh đồng nghiệp quan trường mắng là háo sắc anh ấy nói câu đó và kèm thêm chế giễu anh kia là háo sắc khi cưới 1 con vợ chột mắt què chân. Vợ thế mà còn mê thì háo sắc là đúng rôi, còn anh Tống Ngọc người con gái tường đông đẹp nhất thiên hạ bên cạnh dụ mãi mà anh có thèm động lòng đâu.
sau này anh tống Ngọc dụ con bé tường phía đông trốn đi cùng anh, anh ăn chơi đã rồi đá con bé không thương tiếc
http://www.maxreading.com/sach-hay/giai-thoai-van-hoc/dien-tich-truyen-kieu-tong-ngoc-31998.html
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
gốc tử là gốc cây thị cụ ạ. Không phải gốc cây dâu. Gốc cây dâu là Tang phần gốc cây thị là Tử phần. Gốc cây thị hay cây dâu đều là thể hiện nỗi nnớ quê vì quê thường trồng cây dâu hay cây thị. Kinh thi: "Duy tang dữ tử, tất cung kính chỉ" (Kìa cây dâu với cây tử là cây do cha mẹ trồng cho con nên nhớ đến nó mà sinh lòng cung kính). Người sau nhân đó mà gọi quê hương, nơi cha mẹ ở là tang tử
điển tích lấy tên cung bằng cành dâu bắn đi 4 phương là của con trai. Kiều là con gái nên không đùng diển tích này
Thank cụ đã bổ-xung cho em.
 

Ongrungf

Xe điện
Biển số
OF-114222
Ngày cấp bằng
25/9/11
Số km
3,109
Động cơ
411,932 Mã lực
đây là 3 đoạn chia tay của em Kiều với 3 chàng Trọng Sinh Hai. so sánh để thấy sự thú vị:
chia tay Kim Trọng:

Dùng dằng chưa nỡ rời tay
Vầng đông trông đã đứng ngay nóc nhà.
Ngại ngùng một bước một xa
Một lời trân trọng châu sa mấy hàng.
Buộc yên quảy gánh vội vàng
Mối sầu xẻ nửa bước đường chia hai .
Buồn trông phong cảnh quê người
đầu cành quyên nhặt cuối trời nhạn thưa .
Não người cữ gió tuần mưa
Một ngày nặng gánh tương tư một ngày.

đây là đoạn chia tay Thúc Sinh

Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng, bụi cuồn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi,
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. ”

đây là đoạn chia tay Từ Hải

Quyết lời rứt áo ra đi
Cánh bằng tiện gió cất lìa dặm khơi.


cụ nào phân tích thử xem tình cảm em Kiều dành cho anh nào nhiều nhất?
Với anh Trọng: yêu lần đầu và còn non với xanh nên quyến luyến ko rời.
Với Thúc Sinh: va chạm cuộc đời rồi nên đã nhuốm bụi trần
Với Từ Hải: quá nhiều kinh nghiệm roài

:)):)):))
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,130
Động cơ
548,476 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
câu đo là trích của lời anh tống Ngọc đẹp trai nhất nước Sở khi bị anh đồng nghiệp quan trường mắng là háo sắc anh ấy nói câu đó và kèm thêm chế giễu anh kia là háo sắc khi cưới 1 con vợ chột mắt què chân. Vợ thế mà còn mê thì háo sắc là đúng rôi, còn anh Tống Ngọc người con gái tường đông đẹp nhất thiên hạ bên cạnh dụ mãi mà anh có thèm động lòng đâu.
sau này anh tống Ngọc dụ con bé tường phía đông trốn đi cùng anh, anh ăn chơi đã rồi đá con bé không thương tiếc
http://www.maxreading.com/sach-hay/giai-thoai-van-hoc/dien-tich-truyen-kieu-tong-ngoc-31998.html
Bác nhắc em mới nhớ là Tống Ngọc. Trong truyện Kiều cũng có nhắc đến Tổng Ngọc ở câu "Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh", ý về chuyện đi khách của Kiều. Liên hệ đến câu "Đêm đêm Hàn thực ngày ngày Nguyên Tiêu", Tú Bà bắt Kiều lạy Tổ nghề đề cầu mong được đêm nào cũng như đêm Hàn thực, người đi chơi đông, ngày nào cũng là ngày Nguyên Tiêu, kẻ tiêu tiền lắm.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,130
Động cơ
548,476 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Với anh Trọng: yêu lần đầu và còn non với xanh nên quyến luyến ko rời.
Với Thúc Sinh: va chạm cuộc đời rồi nên đã nhuốm bụi trần
Với Từ Hải: quá nhiều kinh nghiệm roài

:)):)):))

Với Kim Trọng thì Kiều hẵng còn là măng non. Với Thúc Sinh thì Kiều đã là măng củ. Còn với Từ Hải thì Kiều đã là măng khô rồi. :))
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Bác nhắc em mới nhớ là Tống Ngọc. Trong truyện Kiều cũng có nhắc đến Tổng Ngọc ở câu "Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh", ý về chuyện đi khách của Kiều. Liên hệ đến câu "Đêm đêm Hàn thực ngày ngày Nguyên Tiêu", Tú Bà bắt Kiều lạy Tổ nghề đề cầu mong được đêm nào cũng như đêm Hàn thực, người đi chơi đông, ngày nào cũng là ngày Nguyên Tiêu, kẻ tiêu tiền lắm.
đúng rồi: tràng khanh là tư mã tương như. Thằng cha bám váy vợ lúc nghèo sau có danh vọng thì lại tính phụ bạc con vợ. nói túm lại cụ Du ví hai thằng đá phò là Tống Ngọc và Tư mã tương như là đúng chuẩn. Tư cách hai thằng này chả ra gì chỉ nhờ cái mã đẹp trai và miệng lưỡi dẻo mỏ tán gái.
tống Ngọc còn là tác giả cao đường Phú chỉ vị thần nử nước Sở sáng làm mây tối làm mưa. sau cụ Du dùng điển tích mây mưa hay mây sở mưa tần để chỉ cảnh nam nử phịch nhau
 
Chỉnh sửa cuối:

nouvo

Xe tăng
Biển số
OF-9291
Ngày cấp bằng
6/9/07
Số km
1,812
Động cơ
548,776 Mã lực
Thế ạ, em xin lỗi vì sự thiếu hiểu biết của mình, tiện cụ giúp em luôn mấy câu hỏi cho em hiểu luôn một thể:

- Chữ Nôm thì phát âm & nói theo tiếng Hán hay theo tiếng Việt hay lai Hán-Việt ?
- Người xưa có chủ ý tạo ra cả một bộ chữ & tiếng mới thay tiếng Hán không ? Nếu thành công thì nó được gọi là gì?
- Về ngôn ngữ chữ có trước để thể hiện nội dung thông tin cần truyền đạt cho tiếng hay dùng tiếng để truyền đạt thông tin rồi ghi nhớ lại bằng chữ, tại sao không thể thiếu một trong hai ?
- Về mặt bản chất, tiếng & chữ đều thể hiện thông tin cần truyền đạt. Vậy trên cơ sở nào để phân biệt tiếng và chữ. ?
- Nếu đã phân biệt thì tại sao sách chỉ nói đến " tiếng Anh, tiếng Pháp" trong mọi tình huống chứ không bao giờ nói "chữ Anh, chữ Pháp" trong mọi văn bản....?
Em mạn phép trả lời cụ một chút theo hiểu biết của em. Phần in đậm là câu hỏi của cụ còn bên dưới là ngu í của em:
- Căn cứ nào để nói là tiếng Việt có từ ngàn năm, "chữ" Nôm có từ bao giờ, "tiếng" Việt từ ngàn năm trước phát âm thế nào-đến thời "chữ" Nôm phát âm thế nào, so với thời "chữ" quốc ngữ thì khác nhau ra sao.
- Người xưa có chủ ý tạo ra cả một bộ chữ & tiếng mới thay tiếng Hán không ? Nếu thành công thì nó được gọi là gì?
- Ngôn ngữ có từ thời ăn lông ở lỗ, vậy người xưa dùng hình vẽ lên vách đá có được coi là một loại chữ không hay là cái gì ?

Lúc con người tiến hóa lên biết chịch nhau thì chắc chắn đã nói chuyện được với nhau. Đó là tiếng nói chứ chưa phải chữ viết. Mà cái thời buổi chịch choạc sơ khai đó nó có trước thời Văn Lang Âu Lạc cụ ạ. Thời đó giặc thuyền chưa sang nên lớp văn hóa đó gọi là văn hóa bản địa, mà nói đến văn hóa là nói đến ngôn ngữ. Theo GS Hà Văn Tấn thời đó ta đã có một thứ chữ viết được gọi là chữ Khoa đẩu, loại chữ này “trước Hán và khác Hán”. Chữ này giống con tinh trùng, con loăng quăng, con giun con dế…nó được khắc trong các hang động ở Sapa, lưỡi cày Đông Sơn… Như vậy khẳng định một điều là thời tiền bắc thuộc mình đã có ngôn ngữ gồm chữ viết và lời nói. Sau đó bị hấp diêm 1k năm nên thứ chữ đó không có cơ hội ho he không thì giờ mình chắc dùng paint để vào of mà nói chuyện cụ ạ.
Sự ra đời của chữ Nôm thì trên wiki có mà cụ và đoạn sự khác nhau thì như cụ thợ mộc Huy át đã nói.

- Về ngôn ngữ chữ có trước để thể hiện nội dung thông tin cần truyền đạt cho tiếng hay dùng tiếng để truyền đạt thông tin rồi ghi nhớ lại bằng chữ, tại sao không thể thiếu một trong hai ?
Về mặt bản chất, tiếng & chữ đều thể hiện thông tin cần truyền đạt. Vậy trên cơ sở nào để phân biệt tiếng và chữ.

Về vấn đề này cụ để ý sẽ thấy. Tiếng Việt mình trước nói “nhà” thì giờ vẫn nói là “nhà” chứ chưa thấy nói khác. Lúc cụ Đắc Lộ sang truyền đạo đây cụ í đã học và nói tiếng Việt rồi nhưng thời đó về mặt chữ viết ta còn loằng ngoằng giữa Nôm và Hán và hai loại này viết cực khó. Nên cụ í mới dùng các ký tự Latin thêm muối thêm mắm vào để ghi lại tiếng nói, phiên âm của dân An Nam. Mục đích chính là để dễ dàng hơn cho việc truyền đạo. Nhưng sau này các nhân sĩ, trí thức thấy loại chữ này nó tiện quá, dễ học quá nên mới cổ vũ sử dụng và ngày nay gọi là chữ quốc ngữ. Ngoài ra, hiện nay nhiều dân tộc có tiếng nói nhưng chữ viết đã bị thất truyền do họ không có nhu cầu sử dụng chữ viết mà chỉ sử dụng tiếng nói trong giao tiếp. Ăn, ngủ, chịch choạch thì nói nhanh hơn viết mà. Và khoogn có chữ viết nên ít nhiều những giá trị văn hóa của họ không được bảo tồn hoặc có bảo tồn cũng không chính xác do tam sao thất bản. Như vậy có thể nói là tiếng có trước chữ rồi cụ nhé. Cũng như mình sinh ra biết nói trước chứ lúc đó biết chữ là cái khỉ gì đâu. Sau này khi giao lưu thì mình mới học chữ chứ còn sống một mình như bác Rô thì chả cần học chữ làm gì. Cho nên chữ có thể thiếu cũng được nhưng tiếng thì không thể thiếu hoặc nếu thiếu thì chịu khó giao tiếp bằng tay chân thân thể vậy.

- Nếu đã phân biệt thì tại sao sách chỉ nói đến " tiếng Anh, tiếng Pháp" trong mọi tình huống chứ không bao giờ nói "chữ Anh, chữ Pháp" trong mọi văn bản....?
Cái cách nói “tiếng Anh” hay tiếng Pháp là cách gọi thông thường. chứ còn chuẩn chỉ thì phải nói là ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Pháp. Hiện nay chuyên ngành ngôn ngữ trong các trường đại học hầu hết đã đổi sang dùng “Ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Pháp” thay cho “Tiếng” như trước đây rồi cụ.

- Nói chuyện ngôn ngữ thành công hay không thì tiếng Lào-Thái có cùng nguồn gốc không? Tại sao gọi là tiếng "Thái" tại sao gọi là tiếng "Lào"
Cái này cụ chịu khó đọc về các ngữ hệ là sẽ thấy Thái và Lào có cùng gốc, nó thuộc ngữ hệ Nam Á. Khi nó được sử dụng bởi một dân tộc nào đó, do tính dân tộc và tính tự chủ, nên người ta phải đặt cho nó một tên mới, cái tên này, dù không rõ ràng, nhưng cũng thể hiện được về địa lý và lãnh thổ bao hàm trong đó. Cũng như hoa quả, ở ngoài ni gọi là mướp đắng nhưng ở trỏng gọi là khổ qua.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,130
Động cơ
548,476 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Sau buổi thăm mả Đạm Tiên bân ngày, đêm về Kiều nằm mơ gặp hồn Đạm Tiên đến chơi, có câu: " Hàn gia ở mé tây thiên - Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu - Mấy lòng hạ cố đến nhau - Mấy lợi hạ tứ ném châu gieo vàng" có một chi tiết hay, là chữ "Tây thiên" khi đọc qua ta thuờng thiểu là giời tây hay ý là về tây phương cụp lạc. Tuy nhiên, chữ thiên ở đây lại có nghĩa là cái bờ ruộng. Theo sách về phong thủy Tàu, thiên là chỉ hai bờ ruộng bên đông và bên tây, mạch là chỉ về hai bờ ruộng phía nam và phía bắc. Câu "hàn gia ở mé tây thiên ý nói mả Đạm Tiên nằm ở góc bờ ruộng phía tây, về phía dưới dòng nuớc chảy ý là ở về phía nam khu ruộng do nước chảy thuận thì bắc về nam. Chỉ có 6 chữ mà định vị được ngôi mả, tài quá ngoại cảm.
 

Bupket

Xe điện
Biển số
OF-423058
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
3,108
Động cơ
406,865 Mã lực
Với anh Trọng: yêu lần đầu và còn non với xanh nên quyến luyến ko rời.
Với Thúc Sinh: va chạm cuộc đời rồi nên đã nhuốm bụi trần
Với Từ Hải: quá nhiều kinh nghiệm roài
:)):)):))
Theo từ ngữ hiện đại bây giờ thì quan hệ của Kiều - Từ Hải các cụ gọi là " Trai tứ chiếng gặp gái giang hồ " phải không nhể :D
 

Ongrungf

Xe điện
Biển số
OF-114222
Ngày cấp bằng
25/9/11
Số km
3,109
Động cơ
411,932 Mã lực
Theo từ ngữ hiện đại bây giờ thì quan hệ của Kiều - Từ Hải các cụ gọi là " Trai tứ chiếng gặp gái giang hồ " phải không nhể :D
Hoặc mèo mả gà đồng hoặc ... (mời cụ bên dưới)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top