- Biển số
- OF-30794
- Ngày cấp bằng
- 8/3/09
- Số km
- 33,792
- Động cơ
- 723,036 Mã lực
Chả có nhẽxxx trả lời đúng đấy cụ. Các biển đánh số thứ thự từ 1 đến 100 là phi chuẩn do xxx hợp tác cùng GTCC nghĩ ra đấy. He
Chả có nhẽxxx trả lời đúng đấy cụ. Các biển đánh số thứ thự từ 1 đến 100 là phi chuẩn do xxx hợp tác cùng GTCC nghĩ ra đấy. He
Có cụ kiện chỗ nút Hàng Bài rẽ phải Tràng Tiền cũng vì cái biển báo tự nghĩ ra này. Kết quả: Cụ đã biết.Túm cái váy lại là bọn GTCC Hà nội líu thuộc và tuân thủ luật, kẻ vẽ lung tung hết chả theo quy chuẩn nào.
Nếu bây giờ dân kiện hoặc có bộ phận độc lập thanh tra và xử lý, quy trách nhiệm cá nhân thì chúng nó (GTCC hn) mới làm ăn tử tế cho ra con người (ti tỉ kiểu kẻ biển vẽ vạch như ở trên).
Hậu quả của dốt và ngu nhưng cầm cương nẩy mực kẻ đường hướng lối.
Một vd nữa về sai phạm của GTCC Hn về quy chuẩn: đường Phạm VĂn Đồng 1 chiều nhưng kẻ vạch liền đứt như ai..
Lộm nhộm này chỉ béo bọn xxx và khốn nạn cho gt và người tham gt.
Trong khi các nhà ql thì tối ngày nhem nhẻm: ý thức người tham gia Gt
Lí do nào thì lí do chứ cái dòng đầu tiên bôi đậm là em đồng ý tuyệt đối. Không thể có chuyện sách ghi 1 kiểu, ra đường làm kiểu khác được. Dân làm sai là bị đè ra thịt ngay. Còn ngành làm sai thì chả thấy có chuyện gì xảy ra cả. Mà lại tiếp tục lấy cái sai đấy để bắt bớ dân. CSGT chắc chắn đã từng có lần được dân "cãi" rằng biển này ko có trong quy chuẩn. Nhưng bản thân lại làm ngơ, ko nói với dân rằng tôi sẽ có ý kiến với cấp trên, thay vào đó, lại đổi sang bắt lỗi khác hoặc nói cái giọng "chú xin 1 câu thì anh cho đi, to tiếng làm gì". Kịch bản đấy chỉ bảo vệ được những người biết mà cãi, chứ những người ko biết, các chú xxx lại thịt ngon lành.Bác chỉ hiểu được mặt tốt, mà chưa hiểu được tác hại của cái biển đó gây ra cho xã hội. Bác cũng chỉ đứng trên quan điểm của người lái ô tô, thấy dễ chịu khi không phải chen nhau với xe máy, mà cũng ở những đoạn đường tương đối dài với những điều kiện nhất định. Những tác hại của nó đối với xã hội là gì:
- Pháp luật bị coi thường
- Biển báo giao thông không nhất quán (theo quy chuẩn) mà mỗi nơi làm một kiểu, mỗi người hiểu một kiểu (vì không có trong quy chuẩn)
- hệ thống giao thông ở Việt Nam không tương thích với thế giới (người nước ngoài sang VN không hiểu biển báo giao thông)
- Người dân bị "ngu" hóa, không cần biết luật, chỉ cần làm theo nhừng gì các anh công an nói
- Xe máy rẽ trái đè đầu ô tô
- Ô tô rẽ phải đè đầu xe máy
- Giao thông theo đám đông mà không theo luật
-...
Để lúc nào rỗi tôi kể thêm
Chỗ này đúng là chuối cả nải, cả thủ đô chả chỗ nào tự dưng lại phân làn o tô xe máy kiểu bẫy người thế cả, làm cái xoắn quẩy giữa ô tô và xe máy gây cản trở giao thông và chỉ có thể lý giải là để ...bẫy người tham gia giao thông.Có cụ kiện chỗ nút Hàng Bài rẽ phải Tràng Tiền cũng vì cái biển báo tự nghĩ ra này. Kết quả: Cụ đã biết.
Em phản biện lại một số ý kiến của bác:Bác chỉ hiểu được mặt tốt, mà chưa hiểu được tác hại của cái biển đó gây ra cho xã hội. Bác cũng chỉ đứng trên quan điểm của người lái ô tô, thấy dễ chịu khi không phải chen nhau với xe máy, mà cũng ở những đoạn đường tương đối dài với những điều kiện nhất định. Những tác hại của nó đối với xã hội là gì:
- Pháp luật bị coi thường
- Biển báo giao thông không nhất quán (theo quy chuẩn) mà mỗi nơi làm một kiểu, mỗi người hiểu một kiểu (vì không có trong quy chuẩn)
- hệ thống giao thông ở Việt Nam không tương thích với thế giới (người nước ngoài sang VN không hiểu biển báo giao thông)
- Người dân bị "ngu" hóa, không cần biết luật, chỉ cần làm theo nhừng gì các anh công an nói
- Xe máy rẽ trái đè đầu ô tô
- Ô tô rẽ phải đè đầu xe máy
- Giao thông theo đám đông mà không theo luật
-...
Để lúc nào rỗi tôi kể thêm
Cái đoạn bôi đỏ là e ko đồng tình với bác!!! Biển làm ra để cho dân đen chúng ta nhìn và làm theo là chính chứ đâu phải để cho các bố ý ngồi nhìn đâu nên có bất cứ thông tư văn bản hướng dẫn nào đều phải public công bố rộng rãi cho dân còn biết mà làm theo. Kể cả chưa kịp update QC này nọ hay ko chỉ cần ra thông báo là đây sẽ là biển được bổ sung vào QC abc sẽ hiệu lực từ ngày xyz... báo chí nắm gọn trong tay thế mà mấy cái công bố cho dân biết thì chậm chạp thế!Biển báo giao thông ko nhất quán: cả 1/2 nước VN đã dùng thì nó cũng tương đối phổ biến. Khả năng là đã có một thông tư hay một hướng dẫn nào đó trong ngành cho phép làm biển như vậy mà cả bác và em đều chưa được đọc.
Tôi cũng lại có ý kiến với bác thế này:Em phản biện lại một số ý kiến của bác:
Thứ nhất, em đi cả 2b và 4b nên đứng trên cả 2 quan điểm, việc phân làn 2b và 4b riêng là hợp lý trong nhiều trường hợp. Ví dụ phố cổ chật chội thì không cần. Những con đường rộng hơn, vắng hơn, xe di nhanh hơn thì lại rất cần.
Việc bác nói: "pháp luật bị coi thường" hoàn toàn võ đoán. Nếu điều đó đúng thì còn nhiều thứ đáng phải bàn hơn rất nhiều
Biển báo giao thông ko nhất quán: cả 1/2 nước VN đã dùng thì nó cũng tương đối phổ biến. Khả năng là đã có một thông tư hay một hướng dẫn nào đó trong ngành cho phép làm biển như vậy mà cả bác và em đều chưa được đọc.
Biển báo như vậy không có gì là không tương thích. Nhất là với những người ở VN đã được ra nước ngoài thì không bao giờ là vấn đề. Thậm chí bên nc' ngoài còn nhiều biển kỳ lạ hơn.
Câu bác nói: ngu hóa : em không đồng ý. Người SG tuân thủ luật tốt hơn, ko lẽ gọi họ là bị ngu hóa hơn người HN vì những cái biển như vậy ? Một cách thật khách quan, người SG tuân thủ luật GT tốt hơn người HN nhiều lần. Nếu thế mà gọi là ngu thì em cũng thích theo người SG.
Chuyện ô tô rẽ phải nếu ko muốn đè đầu thì họ phải chờ thôi, em đi trong miền Nam, thấy bình thường.
Giao thông theo đám đông và ko theo luật thì ko liên quan gì tới cái biển này. Nó động chạm tới những cái to tát hơn.
Nếu biển như thế này thì xe con có được đi vào làn xe tải không a, theo em hiểu là đi được còn xe tải không được đi vào làn xe conE mới xin được hình ở topic của cụ Luckyhiro rồi các cụ ạ:
Theo em là chả phạt được cái nào, vì căn cứ Quy chuẩn 41:Nếu biển như thế này thì xe con có được đi vào làn xe tải không a, theo em hiểu là đi được còn xe tải không được đi vào làn xe con
Bài trả lời này của bác có vẻ làm quan điểm tiến gần hơn rồi đấy.Tôi cũng lại có ý kiến với bác thế này:
- Tách phương tiện ô tô - xe máy đi riêng là hợp lý, giúp ngăn ngừa ùn tắc, tai nạn, tăng tốc độ lưu thông chung, giảm chi phí cho xã hội, tôi không phản đối điều này. Cái tôi phản đối là việc bắt mỗi loại phương tiện đi một làn mà không được chuyển sang làn khác, đó là quy định trái luật bằng những cái biển tự đặt ra. Nếu muốn tách, có rất nhiều cách làm đúng pháp luật.
- Tôi nói pháp luật bị coi thường vì sao? Trong khi pháp luật cho phép xe cơ giới đi ở tất cả các làn và được phép chuyển làn khi cần thiết, tại nhưng nơi không cấm chuyển làn, xe đi chậm phải đi về phía bên phải thì quy định của một số địa phương bằng những cái biển trái luật lại bắt mỗi loại xe cơ giới chỉ được đi ở một làn nhất định, không được phép chuyển làn, đi chậm cũng không được đi về phía bên phải, rõ ràng là chẳng coi quy định của pháp luật ra gì.
- Chắc chắn rằng không có thông tư hay hướng dẫn nào ở cấp quốc gia cho phép làm cái biển như thế. Và cũng chắc chắn rằng không có bất cứ văn bản nào quy định hiệu lực của những cái biển ấy. Thực hiện thế nào xin mời đoán ý nghĩa, xử phạt thế nào tùy ý công an.
- Chắc chắn rằng ở nước ngoài có những cái biển "kỳ lạ", nhưng những biển đó phải được quy định trong luật, và hiệu lực của nó cũng được quy định rõ ràng, chứ không phải ai cũng có thể nghĩ ra biển báo như ở VN.
- Vấn đề "ngu hóa" nó hơi nhậy cảm, nhưng tôi cho rằng những người sẵn sàng thực hiện theo những quy định không phải của luật pháp, mà chỉ do một nhóm người tự đặt ra và rồi chấp nhận nộp phạt dù mình không vi phạm luật pháp là thiếu hiểu biết. Nếu như ngày càng có nhiều người như vậy thì đó chính là sự "ngu hóa" mà tôi muốn nói. Tuy vậy đừng hiểu từ "ngu" theo nghĩa đen.
- Có thể dân SG tuân thủ luật GT tốt hơn dân HN, rất đáng hoan nghênh, đó là một điểm cộng. Còn chuyện dân SG sẵn sàng tuân theo cả những quy định trái luật thì thật đáng chê, xin trừ một điểm.
Biển 412 không phải chỉ có ở VN. Chỉ có điều khác là ở VN được dùng nhiều hơn.Không cần phải thêm biển nào cả, mà phải bỏ bớt đi cái biển 412 đang làm hỏng hệ thống giao thông ở Việt Nam.
Chúng ta đang hiểu sai nghiêm trọng khái niệm "phân làn". Phân làn, đơn giản chỉ là chia chiều dọc đường thành các phần cho phương tiện giao thông đi lại, bằng vạch sơn liền hoặc đứt nét.
Việc tách riêng các loại xe (ô tô, xe máy, xe đạp) là việc làm rất cần thiết để tránh ùn tắc và tai nạn, nhưng phải tách riêng đường chứ không phải làn đường. Tách riêng đường có thể bằng các dải phân cách suốt dọc chiều dài đoạn đường, ở đầu đoạn đường cắm biển cấm ô tô (với đường dành cho xe máy) hoặc cấm xe máy (với đường dành cho ô tô). Ở SG đã thấy một số tuyến đường làm như vậy. Tất nhiên việc này rất khó và không thể thực hiện ở nhiều tuyến đường, nhưng đó là cách làm đúng luật và triệt để, không bắt cóc bỏ đĩa như hiện nay.
Khó không phải là không làm được, miễn là phải đầu tư công sức, tiền của và quan trọng là phải có trách nhiệm: Ví dụ, đướng lớn thì có thể chia mặt đường thành hai phần cho ô tô và xe máy-xe đạp. Đường nhỏ trong khu phố bàn cờ thì có thể quy hoạch đường dành riêng cho ô tô hoặc xe máy...
- Bác nói hoàn toàn có thể mượn làn? Vậy luật nào cho phép như vậy? Tại sao không được vài trăm mét, 100m có được không? Hay chỉ được 99m trở xuống? Bác không thể trả lời, vì chẳng có quy định nào về việc này, bác chỉ suy đoán thôi.Bài trả lời này của bác có vẻ làm quan điểm tiến gần hơn rồi đấy.
Em cũng ko muốn tranh luận vấn đề này vì nói chung nó chẳng đi đến kết thúc đâu. Nhưng có mấy ý thêm thế này:
- Biển phân làn các phương tiện nếu vạch đứt, ta hoàn toàn có thể mượn làn, có điều đừng có "mượn" vài trăm mét là được. Chuyện đó quá bình thường.
- Việc phân làn cho xe con chỉ đi làn sát trái thực ra chỉ có ở HN, và điều này đáng lên án vì làm cho xe con nếu muốn vượt là có thể phải xi nhan phải để vượt, có thể vi phạm 2 lỗi: vuọt phải và sai làn. Lên án cái nội dung của biển báo chứ không phải cái biển đó.
- Nhiều biển ở nước ngoài, em cảm giác khá lạ và khả năng không có trong luật, nếu cần hôm nào em pót lên cho các cụ chiêm ngững
- Chuyện cụ nói người SG sẵn sàng tuân theo luật sai là cụ sai rồi. Họ sẵn sàng vặc lại những điều phi lý. Có thể cụ chưa bao giờ hoặc rất ít tham gia giao thông trong đó. Em thì vào đó hàng tháng hoặc nhiều hơn, cảm giác rất rõ sự khác biệt giao thông giữa 2 miền.
Ví dụ đường Thăng long - Nội Bài, trước đây có mấy cái biển bé tẹo, không ra một quy chuẩn gì, giờ đây họ đã làm biển mới, rõ ràng đi dễ dàng hơn nhiều, xe con được đi 2 làn thoải mái, cứ xi nhan chuyển làn là vượt (hoặc cho vượt) thôi. Và cảm giác của riêng em, xe tải và xe khách ít đi làn sát trái hơn nhiều. Thực sự các biển này có ích đấy chứ !
Bác xem lại đi, liệu có nhầm với đường dành riêng không? Theo tôi được biết, ở một số nước Châu Á có quy định về làn đường, nhưng chủ yếu là quy định về tốc độ (ví dụ làn sát phải được đi tối đa 80km/h; làn giữa 100km/h; làn trái 120km/h; những xe có tốc độ tối đa cho phép 100km/h không được ra làn sát bên trái chẳng hạn). Một số nước Châu Âu mà tôi biết, các loại xe có thể đi bất cứ làn nào, chỉ cần tuân thủ nguyên tắc: Chạy chậm hơn đi về phía bên phảiBiển 412 không phải chỉ có ở VN. Chỉ có điều khác là ở VN được dùng nhiều hơn.
Cụ thử suy nghĩ xem tại sao ở VN lại phải phân làn nhiều như thế?
Em đọc đến dòng bôi đậm này thì thấy quá tuyệt vời cụ ạ. Nguyên tắc này mới là nguyên tắc hay. Phân làn theo tốc độ quá đúng, còn ở mình phân làn theo phương tiện, cứ nghĩ ô tô con thì lúc nào cũng chạy nhanh hơn xe tải, xe tải chạy nhanh hơn xe máy. Xong áp dụng bừa bãi, cả nội thành đường đông, chật hẹp cũng áp dụng.Bác xem lại đi, liệu có nhầm với đường dành riêng không? Theo tôi được biết, ở một số nước Châu Á có quy định về làn đường, nhưng chủ yếu là quy định về tốc độ (ví dụ làn sát phải được đi tối đa 80km/h; làn giữa 100km/h; làn trái 120km/h; những xe có tốc độ tối đa cho phép 100km/h không được ra làn sát bên trái chẳng hạn). Một số nước Châu Âu mà tôi biết, các loại xe có thể đi bất cứ làn nào, chỉ cần tuân thủ nguyên tắc: Chạy chậm hơn đi về phía bên phải
Báo cáo các cụ biển này là một biến thể của biển báo số 412 mà SG là nơi xuất phát đầu tiên để khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng hiện có mà vẫn đảm bảo an toàn giao thông, giờ nó đang lây lan sang các tỉnh thành khác, kể cả các tuyến do Bộ GTVT đang quản lý. Mặc dù biển báo này không có trong tiêu chuẩn QCVN 41 nhưng đã được Bộ GTVT cho phép thực hiện tại TPHCM, trong thời gian tới em nghĩ chắc sẽ phải cập nhật biển này vào trong Quy chuẩn khi điều chỉnh.Có vẻ biển dạng này đang được nhân rộng từ Sài Gòn ra Đà Nẵng rồi Hà Nội
theo các cụ đây là biển số bao nhiêu theo QC41 để làm cơ sở xử phạt?