CSGT CA Hà Nội trả lời biển mới trên QL5 là biển 4A.

Xe 2b

Xe đạp
Biển số
OF-322951
Ngày cấp bằng
9/6/14
Số km
20
Động cơ
288,900 Mã lực
Cụ tả chỗ này làm e cười suýt chảy nước miếng ra sàn nhà! Vodka cụ!
Lúc e hỏi chú e CSGT trả lời vậy, e cũng suýt như cụ. Chỉ có điều e rất bực khi rút ĐT ra quay lại bị chú Thiếu úy N.H.C dọa mời về cơ quan, đúng là các chú ấy đè cả lên Luật, chắc lần sau e gặp lại e mua sẵn quyển Luật Xử lý VPHC tặng cho chú ấy luôn.
 

Môi Cuốn Lô

Xe tải
Biển số
OF-308727
Ngày cấp bằng
21/2/14
Số km
355
Động cơ
303,160 Mã lực
Hiểu luật như cụ thì tốt cho những người tham gia giao thông quá, em về em phải nghiên cứu luật thôi.
 

Mr Handsome

Xe buýt
Biển số
OF-310166
Ngày cấp bằng
3/3/14
Số km
571
Động cơ
304,310 Mã lực
Nơi ở
Tp Phan Rang - Tháp Chàm
Lúc e hỏi chú e CSGT trả lời vậy, e cũng suýt như cụ. Chỉ có điều e rất bực khi rút ĐT ra quay lại bị chú Thiếu úy N.H.C dọa mời về cơ quan, đúng là các chú ấy đè cả lên Luật, chắc lần sau e gặp lại e mua sẵn quyển Luật Xử lý VPHC tặng cho chú ấy luôn.
Sao cụ không nói với chú ấy: "Sếp của e, thứ trưởng BCA LÊ THẾ TIỆM trả lời trên báo rõ ràng: "Người dân hoàn toàn có quyền giám sát các hoạt động của chiến sĩ CSGT trong khi đang thực hiện nhiệm vụ. Vì việc tuần tra kiểm soát, xử phạt của CSGT là hoạt động công khai và theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người dân cũng có quyền sử dụng các thiết bị như máy quay phim, chụp ảnh… để thực hiện chức năng giám sát các hành vi vi phạm, hay việc CSGT đã không chấp hành đúng quy trình để phản ánh với cơ quan chức năng."
E xin dẫn nguồn của báo Pháp Luật TPHCM: http://plo.vn/chinh-tri/nguoi-dan-co-quyen-ghi-hinh-csgt-dang-lam-nhiem-vu-157991.html

Vậy sao tôi quay phim a lại mời chúng tôi về cơ quan làm việc?
 

3077

Xe container
Biển số
OF-146453
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
8,744
Động cơ
-393,122 Mã lực
Tóm lại là vẫn do có thẻ của ông anh cụ mới đi chứ việc cụ cãi nhau nó vẫn chả ra ngô ra khoai gì cả. Biển này cắm rất nhiều nơi, cụ nào cãi được biển này không theo qui chuẩn các anh không được phạt mà không cần trợ giúp của người thân thì cho em đi theo quay phim xin kinh nghiệm với.
 

nguachien999999

Xe đạp
Biển số
OF-60950
Ngày cấp bằng
5/4/10
Số km
21
Động cơ
441,610 Mã lực
thế túm lại cái biển trên là dư lào các cụ, cắm thừa ah
 

SeaWolf

Xe hơi
Biển số
OF-60696
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
172
Động cơ
443,320 Mã lực
Tóm lại là vẫn do có thẻ của ông anh cụ mới đi chứ việc cụ cãi nhau nó vẫn chả ra ngô ra khoai gì cả. Biển này cắm rất nhiều nơi, cụ nào cãi được biển này không theo qui chuẩn các anh không được phạt mà không cần trợ giúp của người thân thì cho em đi theo quay phim xin kinh nghiệm với.
Theo em cụ chủ cãi thế vẫn đúng chứ nhỉ? Biển ko có trong quy chuẩn thì dân làm sao mà biết??? Mai buồn buồn các bác ý vẽ ra 1 biển mới lạ nữa cắm xuống đường thì dân buộc phải theo à???
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kiểu biển này tuy sai nhưng cả VN này ở đâu chả thấy cắm. E thấy ở Đà Nẵng với HCM cắm đầy. Chẳng nhẽ chính quyền địa phương cần phương án để giải quyết ùn tắc tai nạn giao thông thì phải chờ chính phủ TW ra nghị định, thông tư, quy chuẩn mới?

Theo em thì cái không hợp lý ở đây là nó vẽ làn oto con to tổ bố chạy được 2 xe song song nhau (nhưng lại vẽ thành 1 làn), lãng phí đường và gây ức chế vì nhiều thằng nó cứ bò ra trước mặt mà ko vượt đc vì vượt kiểu gì cũng sai.
Đồng ý với cụ, em chưa thấy ở đâu vẽ làn ô tô rộng tới mức 2 làn xe vẫn xếp lọt như ở HN, như vậy vừa sai quy chuẩn vừa dễ làm loạn giao thông.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Kính thưa các cụ, các mợ!
E thường hay vào diễn đàn của OF để đọc các bài viết, thực sự e lười nên không đăng ký thành viên, e nói vậy các cụ đừng mắng e nhé.
Bù lại hôm nay e đã đăng ký và có một câu chuyện mở hàng mong các cụ cùng chia sẻ:
Chả là: sáng hôm T7 ngày 07.06.2014 e có việc phải đi viếng đám ma trên Gia Lâm, hôm đó e không phải lái xe vì đi nhờ xe của ông anh. Ông anh em lái qua đoạn Như Quỳnh thì đi vào làn giữa, e ngồi cạnh biết lát thế nào cũng bị CSGT vịn nhưng thôi kệ vì e suy nghĩ cái biển báo mới ấy không có trong QC41, có gì xuống tranh luận 1 tí với CSGT cho vỡ vạc thêm.
Đúng là cầu được ước thấy, 1 chú CSGT ra chặn xe e lại, e cùng xuống xe, chú CA bảo ông a e xuất trình giấy tờ, e hỏi luôn: Có việc gì vậy e? Sao lại dừng xe a? (Lúc này e đã lại gần và nhìn thấy chú ấy là: Thiếu úy L.Đ.C)
- Thiếu úy L.Đ.C: Xe anh đi sai làn đường.
- Em: Ở đây có biển phân làn hả e?
- Thiếu úy L.Đ.C: Vâng.
- Em: À anh nhìn thấy rồi, có giống cái biển nhắc lại ở kia không?
- Thiếu úy L.Đ.C: Vâng nó như thế đấy.
- Em: E cho a hỏi biển này số hiệu bao nhiêu? Có trong QCVN41/2012 không?
- Thiếu úy L.Đ.C: Lắp bắp....
- Em: A hỏi mà e không trả lời à?
- Thiếu úy L.Đ.C: Biển bốn... bốn A (4A).
- Em: Chú là CSGT mà trả lời a đấy là biển 4A à, chú về đọc lại Luật đi.
Đúng lúc ấy ông anh e lại đưa thẻ nhà báo cho Thiếu úy L.Đ.C (thế mới chán chứ).
- Em: Xe tôi không đi sai, tại sao các anh lại dừng?
- Thiếu úy L.Đ.C: Thì tại các anh chuyển làn không xi nhan.
- Em: Tôi là người dân, tôi muốn hỏi các anh xử phạt thì phải có căn cứ, vậy biển đó số hiệu bao nhiêu? VD biện hạn chế tốc độ là biển 127, biển phân làn 420a,b,c...
Lúc này có 1 chú CA đeo hàm Thiếu úy, không biển tên, số hiệu, lấy cái thẻ đeo ngực mua ở cửa hàng tạp hóa để nguyên cái miếng giấy màu xanh xanh, gài trước ngực gần với vị trí bắt buộc phải đeo thẻ xanh, chạy ra nói: Các bác đã chấp hành được cái làn đường chưa mà hỏi, các bác sai thì xin a e, chúng tôi tạo điều kiện.
- Em: Tôi không sai nên tôi không xin.
Lúc này sếp của Thiếu úy L.Đ.C là Thượng úy Ng.H.C ra thấy e cầm ĐT quay nên nói với chú thiếu úy không tên, thẻ bìa giấy màu xanh: E lấy ĐT ra quay lại và mời các anh ấy về cơ quan làm việc.
- Em: Anh cho người quay càng tốt, càng minh bạch, chúng tôi không sai và không có nghĩa vụ phải về cơ quan của các anh, nếu có việc gì đề nghị các anh lập BB tại chỗ.
Em bực mình rút ĐT gọi số Hotline của C67 nói sự việc như vậy: Vị đại diện cho C67 trả lời luôn trên ĐT: Các anh cứ về đó, nếu có gì ĐT lại sau. (Cách trả lời nghe rất khó chịu).
- Em: Cám ơn anh và tắt ĐT.
Quay ra với mấy chú CA, lúc này đang phân bua: Có gì a e bảo nhau, tạo điều kiện, việc gì phải căng thẳng mà anh này làm ở đâu?
Một ông anh khác đi cùng xe: Làm ở đâu hỏi làm gì.
Ô anh e lái xe lúc này đi ra đẩy e ra và nói: Chú hẹn đi đám ma 8h, bây giờ sắp tới h viếng rồi, cãi nhau làm ..éo gì, để anh xử lý.
Mấy chú CA bắt ông anh e ký sổ công tác vì lý do e ĐT cho C67, ông ấy viết e lại đi vào nhưng bị ông anh khác kéo ra, chú CA không tên hiệu kéo e ra nói: chuyện nhỏ có gì đâu anh có gì a nói bọn e bỏ qua.
Vì sát thời gian viếng đám ma nên e thôi không tranh luận nữa vào xe ngồi.
Lát sau mấy chú CA trả giấy tờ xe e đi tiếp.
Toàn bộ câu chuyện xảy ra trong thời gian 5-7 phút, e xin kể lại hầu các cụ!

E xin được tấm hình biển báo của cụ Luckyhiro đây rồi:
Có dấu hiệu xxx sẵn sàng thay đổi, gán ngay lỗi khác. Tốt nhất là nên ghi âm ngay từ đầu để nếu xxx có trở mặt gán lỗi khác thì mình vẫn nắm đằng chuôi. Trường hợp này, nếu xxx bỏ lỗi sai làn mà thay bằng lỗi không xi nhan thì cũng rắc rối đấy
 

3077

Xe container
Biển số
OF-146453
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
8,744
Động cơ
-393,122 Mã lực
Theo em cụ chủ cãi thế vẫn đúng chứ nhỉ? Biển ko có trong quy chuẩn thì dân làm sao mà biết??? Mai buồn buồn các bác ý vẽ ra 1 biển mới lạ nữa cắm xuống đường thì dân buộc phải theo à???
Em không biết đúng hay sai nhưng theo em thế chưa gọi là thành công.

Trường hợp bắt láo rất nhiều mà em thấy cãi được và em đã áp dụng được đó là ở đường Trường Chinh, chỗ làn ngoài cùng có đèn đỏ mũi tên rẽ trái nhưng có biển cấm ô tô rẽ trái nhưng không có mũi tên chỉ hướng, xxx rất hay bắt ở đây nhưng khi bảo đèn không có tác dụng phân làn thì được đi.

Còn cãi các biển phân làn này không hợp lý, mời xxx ghi biên bản mà xxx cóng cho đi thì em chưa thấy cụ nào làm được. Toàn trên lý thuyết, thật.

Sao các cụ thấy đường 5 rộng nhỉ, em thấy chia 2 làn như giờ là đc rồi. Nếu chia làm 3 thì nó đã chật thế này rồi, làm 4 thì chịu.



Mà chia làm 3 thế này, tưởng tượng 3 con xe chạy song song nhau thì hơi đánh lái tránh xe máy hay dân đi láo cái là quẹt vào nhau luôn
 

Winwin100

Xe tải
Biển số
OF-194491
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
238
Động cơ
329,830 Mã lực
Nơi ở
Hà nội - QuảngNinh - Hải Dương
Nói tóm lại cụ nào nói có trọng lượng góp ý với các anh ở trển bỏ thói cướp bóc đi để nuôi sức dân còn đánh TQ nữa. Không can qua xảy ra em e rằng lúc hỗn loạn biết đâu dân điên lên lại cứ nhằm nhà CSGT mà phang, cứ người nhà CSGT mà truy sát thì khổ
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Kiểu biển này tuy sai nhưng cả VN này ở đâu chả thấy cắm. E thấy ở Đà Nẵng với HCM cắm đầy. Chẳng nhẽ chính quyền địa phương cần phương án để giải quyết ùn tắc tai nạn giao thông thì phải chờ chính phủ TW ra nghị định, thông tư, quy chuẩn mới?

Theo em thì cái không hợp lý ở đây là nó vẽ làn oto con to tổ bố chạy được 2 xe song song nhau (nhưng lại vẽ thành 1 làn), lãng phí đường và gây ức chế vì nhiều thằng nó cứ bò ra trước mặt mà ko vượt đc vì vượt kiểu gì cũng sai.
Quan điểm của bác thật nguy hiểm cho xã hội đang hướng tới nền pháp quyền như xã hội ta. Chính quyền địa phương được làm gì đã ghi rõ trong luật, họ có thể làm bất cứ việc gì không trái luật (có vô vàn việc có thể làm) để giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, chứ họ không được phép tự tiện làm bất cứ việc gì trái luật, cho dù với mục đích tốt. Hơn nữa, chưa có ai chứng minh được mấy cái biển bịa đặt ấy có thể giảm ùn tắc, giảm tai nạn.
Các cái biển trái luật nói trên đúng là khá nhiều địa phương cắm bừa bãi, đó là do thói quen coi thường pháp luật, coi thường nhân dân của các vị lãnh đạo địa phương. Luật GTĐB (bao gồm cả nghị định 171, quy chuẩn 41 và nhiều thông tư hướng dẫn) phải được thống nhất thực hiện trong cả nước. Nếu mỗi địa phương đều nghĩ ra một vài cách, nghĩ ra một vài cái biển cắm bừa ven đường thì nhân dân tỉnh này làm sao đi lại ở tỉnh khác, làm sao biết được biển báo của tỉnh khác quy định thế nào? Và phải học "luật" giao thông của tất cả các tỉnh sao? Biển báo giao thông không chỉ phải thống nhất trong cả nước, nó còn được thống nhất (về nguyên tắc cơ bản) trên toàn Thế giới.
 

lenguyen457

Xe điện
Biển số
OF-313823
Ngày cấp bằng
29/3/14
Số km
2,243
Động cơ
318,364 Mã lực
cụ nào phân tích xem đi thế nào cho phải.
Muốn đi thẳng phải đi làn giữa, nhưng làn giữa lại là làn của xe tải. vậy đi thẳng, làn giữa là sai làn theo hướng đi
Nếu đi đúng làn xe con, mà đi thẳng cũng bị sai làn à
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Đúng là phải bổ sung sớm biến cho việc phân làn như hiện nay. Biển 412 không dùng để phân hai loại xe cơ giới vào cùng một làn được.
Vấn đề của cụ chủ không chỉ là cái biển không có trong quy chuẩn mà còn là sự nhập nhằng giữa phân làn theo loại xe và phân làn theo hướng đi. Đi như cụ chủ là rất văn hóa, văn minh (đi thẳng thì đi vào giữa) việc này cần thực hiện ngay cả khi không có biển, vạch chỉ dẫn thế mà xxx lài đè ra để phạt láo.
Không cần phải thêm biển nào cả, mà phải bỏ bớt đi cái biển 412 đang làm hỏng hệ thống giao thông ở Việt Nam.
Chúng ta đang hiểu sai nghiêm trọng khái niệm "phân làn". Phân làn, đơn giản chỉ là chia chiều dọc đường thành các phần cho phương tiện giao thông đi lại, bằng vạch sơn liền hoặc đứt nét.
Việc tách riêng các loại xe (ô tô, xe máy, xe đạp) là việc làm rất cần thiết để tránh ùn tắc và tai nạn, nhưng phải tách riêng đường chứ không phải làn đường. Tách riêng đường có thể bằng các dải phân cách suốt dọc chiều dài đoạn đường, ở đầu đoạn đường cắm biển cấm ô tô (với đường dành cho xe máy) hoặc cấm xe máy (với đường dành cho ô tô). Ở SG đã thấy một số tuyến đường làm như vậy. Tất nhiên việc này rất khó và không thể thực hiện ở nhiều tuyến đường, nhưng đó là cách làm đúng luật và triệt để, không bắt cóc bỏ đĩa như hiện nay.
Khó không phải là không làm được, miễn là phải đầu tư công sức, tiền của và quan trọng là phải có trách nhiệm: Ví dụ, đướng lớn thì có thể chia mặt đường thành hai phần cho ô tô và xe máy-xe đạp. Đường nhỏ trong khu phố bàn cờ thì có thể quy hoạch đường dành riêng cho ô tô hoặc xe máy...
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Quan điểm của bác thật nguy hiểm cho xã hội đang hướng tới nền pháp quyền như xã hội ta. Chính quyền địa phương được làm gì đã ghi rõ trong luật, họ có thể làm bất cứ việc gì không trái luật (có vô vàn việc có thể làm) để giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, chứ họ không được phép tự tiện làm bất cứ việc gì trái luật, cho dù với mục đích tốt. Hơn nữa, chưa có ai chứng minh được mấy cái biển bịa đặt ấy có thể giảm ùn tắc, giảm tai nạn.
Các cái biển trái luật nói trên đúng là khá nhiều địa phương cắm bừa bãi, đó là do thói quen coi thường pháp luật, coi thường nhân dân của các vị lãnh đạo địa phương. Luật GTĐB (bao gồm cả nghị định 171, quy chuẩn 41 và nhiều thông tư hướng dẫn) phải được thống nhất thực hiện trong cả nước. Nếu mỗi địa phương đều nghĩ ra một vài cách, nghĩ ra một vài cái biển cắm bừa ven đường thì nhân dân tỉnh này làm sao đi lại ở tỉnh khác, làm sao biết được biển báo của tỉnh khác quy định thế nào? Và phải học "luật" giao thông của tất cả các tỉnh sao? Biển báo giao thông không chỉ phải thống nhất trong cả nước, nó còn được thống nhất (về nguyên tắc cơ bản) trên toàn Thế giới.
Cái biển dạng như vậy đã cắm trên ít nhất 1/2 của Việt Nam rồi cụ, nếu tính từ Đà Nẵng vào, và cũng cắm từ lâu rồi. Còn chuyện cái biển đó có tác dụng tốt cho giao thông không thì chắc chắn là có, vì nếu không các tỉnh phía nam họ đã bỏ từ lâu. Hầu như những người ngoài HN vào Nam và tham gia giao thông đều cảm thấy dễ chịu hơn khi xe máy không đi lấn sang làn ô tô.
Vấn đề là cái biển ở đường 5 họ chỉ cho xe con đi 1 làn, như vậy là rất thất sách, vì xe con có thể đi nhanh, và cũng có thể đi chậm như xe tải.
Về sự hữu dụng thì cái biển ghép đó thực sự rất được. Vì nếu theo đúng quy chuẩn, ta phải làm giá long môn để treo các biển 412 cho từng làn (cho đường nhiều làn). Mà chi phí cho 1 giá long môn chắc chắn cao hơn cái biển tạm gọi là "kiểu miền Nam" rất nhiều.
Còn nếu cụ nào vịn cớ biển nhỏ khó xem thì chắc chỉ ngụy biện thôi, đã là lái xe thì việc nhìn cái biển đó không có gì khó khăn, chỉ cần qua một vài tháng nữa khi đã quen mắt thì chỉ liếc qua là đã biết ngay nó là cái gì. Còn nói biển thấp, dễ bị che khuất bởi xe to thì các biển cấm vượt, biển đô thị, biển hạn chế tốc độ... đều có thể bị che khuất như vậy.
 

noichuyenvuive

Xe hơi
Biển số
OF-308679
Ngày cấp bằng
20/2/14
Số km
117
Động cơ
300,770 Mã lực
Nhà cháu biết là bọn lồng xxx này biết hết ... có điều nó mà thay đổi thì làm gì còn "sít" cho chúng nó hít nữa...
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không cần phải thêm biển nào cả, mà phải bỏ bớt đi cái biển 412 đang làm hỏng hệ thống giao thông ở Việt Nam.
Chúng ta đang hiểu sai nghiêm trọng khái niệm "phân làn". Phân làn, đơn giản chỉ là chia chiều dọc đường thành các phần cho phương tiện giao thông đi lại, bằng vạch sơn liền hoặc đứt nét.
Việc tách riêng các loại xe (ô tô, xe máy, xe đạp) là việc làm rất cần thiết để tránh ùn tắc và tai nạn, nhưng phải tách riêng đường chứ không phải làn đường. Tách riêng đường có thể bằng các dải phân cách suốt dọc chiều dài đoạn đường, ở đầu đoạn đường cắm biển cấm ô tô (với đường dành cho xe máy) hoặc cấm xe máy (với đường dành cho ô tô). Ở SG đã thấy một số tuyến đường làm như vậy. Tất nhiên việc này rất khó và không thể thực hiện ở nhiều tuyến đường, nhưng đó là cách làm đúng luật và triệt để, không bắt cóc bỏ đĩa như hiện nay.
Khó không phải là không làm được, miễn là phải đầu tư công sức, tiền của và quan trọng là phải có trách nhiệm: Ví dụ, đướng lớn thì có thể chia mặt đường thành hai phần cho ô tô và xe máy-xe đạp. Đường nhỏ trong khu phố bàn cờ thì có thể quy hoạch đường dành riêng cho ô tô hoặc xe máy...
Nếu xe máy ở ta toàn kiểu PKL thì em đồng ý với cụ vì khi đó xe máy còn chạy nhanh hơn ô tô, và phanh cũng rất tốt. Nhưng xe máy ở ta phần nhiều là công suất nhỏ, chạy chậm hơn, phanh kém hơn, đi hay loằng ngoằng hơn nên việc phân làn 2b và 4b là rất phù hợp và nên làm.
Đài Loan là một nước cũng rất nhiều xe máy loại nhỏ, và họ cũng phân làn 2b, 4b ở khá nhiều tuyến đường. Thậm chí nhiều cung đường, 2b muốn rẽ trái là còn phải đi qua ngã tư bên kia để đi tiếp làn bên phải chứ không được rẽ bắt chéo như 4b.

Ví dụ 1 kiểu phân làn 2b ở Đài Bắc
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Cái biển dạng như vậy đã cắm trên ít nhất 1/2 của Việt Nam rồi cụ, nếu tính từ Đà Nẵng vào, và cũng cắm từ lâu rồi. Còn chuyện cái biển đó có tác dụng tốt cho giao thông không thì chắc chắn là có, vì nếu không các tỉnh phía nam họ đã bỏ từ lâu. Hầu như những người ngoài HN vào Nam và tham gia giao thông đều cảm thấy dễ chịu hơn khi xe máy không đi lấn sang làn ô tô.
Vấn đề là cái biển ở đường 5 họ chỉ cho xe con đi 1 làn, như vậy là rất thất sách, vì xe con có thể đi nhanh, và cũng có thể đi chậm như xe tải.
Về sự hữu dụng thì cái biển ghép đó thực sự rất được. Vì nếu theo đúng quy chuẩn, ta phải làm giá long môn để treo các biển 412 cho từng làn (cho đường nhiều làn). Mà chi phí cho 1 giá long môn chắc chắn cao hơn cái biển tạm gọi là "kiểu miền Nam" rất nhiều.
Còn nếu cụ nào vịn cớ biển nhỏ khó xem thì chắc chỉ ngụy biện thôi, đã là lái xe thì việc nhìn cái biển đó không có gì khó khăn, chỉ cần qua một vài tháng nữa khi đã quen mắt thì chỉ liếc qua là đã biết ngay nó là cái gì. Còn nói biển thấp, dễ bị che khuất bởi xe to thì các biển cấm vượt, biển đô thị, biển hạn chế tốc độ... đều có thể bị che khuất như vậy.
Bác chỉ hiểu được mặt tốt, mà chưa hiểu được tác hại của cái biển đó gây ra cho xã hội. Bác cũng chỉ đứng trên quan điểm của người lái ô tô, thấy dễ chịu khi không phải chen nhau với xe máy, mà cũng ở những đoạn đường tương đối dài với những điều kiện nhất định. Những tác hại của nó đối với xã hội là gì:
- Pháp luật bị coi thường
- Biển báo giao thông không nhất quán (theo quy chuẩn) mà mỗi nơi làm một kiểu, mỗi người hiểu một kiểu (vì không có trong quy chuẩn)
- hệ thống giao thông ở Việt Nam không tương thích với thế giới (người nước ngoài sang VN không hiểu biển báo giao thông)
- Người dân bị "ngu" hóa, không cần biết luật, chỉ cần làm theo nhừng gì các anh công an nói
- Xe máy rẽ trái đè đầu ô tô
- Ô tô rẽ phải đè đầu xe máy
- Giao thông theo đám đông mà không theo luật
-...
Để lúc nào rỗi tôi kể thêm
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nếu xe máy ở ta toàn kiểu PKL thì em đồng ý với cụ vì khi đó xe máy còn chạy nhanh hơn ô tô, và phanh cũng rất tốt. Nhưng xe máy ở ta phần nhiều là công suất nhỏ, chạy chậm hơn, phanh kém hơn, đi hay loằng ngoằng hơn nên việc phân làn 2b và 4b là rất phù hợp và nên làm.
Đài Loan là một nước cũng rất nhiều xe máy loại nhỏ, và họ cũng phân làn 2b, 4b ở khá nhiều tuyến đường. Thậm chí nhiều cung đường, 2b muốn rẽ trái là còn phải đi qua ngã tư bên kia để đi tiếp làn bên phải chứ không được rẽ bắt chéo như 4b.

Ví dụ 1 kiểu phân làn 2b ở Đài Bắc
Bác đừng hy vọng dân VN có ý thức cao như dân ĐL sớm thế nhé
 

vietran

Xe ba gác
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
24,641
Động cơ
723,036 Mã lực
Túm cái váy lại là bọn GTCC Hà nội líu thuộc và tuân thủ luật, kẻ vẽ lung tung hết chả theo quy chuẩn nào.
Nếu bây giờ dân kiện hoặc có bộ phận độc lập thanh tra và xử lý, quy trách nhiệm cá nhân thì chúng nó (GTCC hn) mới làm ăn tử tế cho ra con người (ti tỉ kiểu kẻ biển vẽ vạch như ở trên).
Hậu quả của dốt và ngu nhưng cầm cương nẩy mực kẻ đường hướng lối.
Một vd nữa về sai phạm của GTCC Hn về quy chuẩn: đường Phạm VĂn Đồng 1 chiều nhưng kẻ vạch liền đứt như ai..
Lộm nhộm này chỉ béo bọn xxx và khốn nạn cho gt và người tham gt.
Trong khi các nhà ql thì tối ngày nhem nhẻm: ý thức người tham gia Gt
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top