[Funland] Con cừu chùa Dâu?

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,314
Động cơ
32,545 Mã lực
Giờ có phong trào bài Tàu 1 cách rất mù quáng cụ ạ. Cứ Tàu là kém, là dốt, là không ra gì. Yêu nước kiểu ấy, tự hào kiểu ấy, căm ghét kiểu ấy thì đúng là tai hoạ. Biết mình biết ta thì mới mong trăm trận trăm thắng phỏng cụ.
Thằng Nhật nó phát triển như thế, nhưng nó rất rõ ràng, cái gì học từ TQ, cái gì từ Hàn Quốc nó thẳng thắn thừa nhận, và phát triển thành bản sắc riêng, thương hiệu riêng của nó cả thế giới phải công nhận.
Đằng này, đến cái họ tên để gọi, cũng mượn từ Tàu, đốt vàng mã cúng tỏ tiên ông bà cũng học từ nó, từ vựng mồm nói, tay viết hàng ngày cũng vay nó cả. Vậy mà mở mồm ra là chửi nó.
Ấy vậy nhưng những cái là thành tựu, văn hóa của người Chămpa sáng tạo nên thì lại vơ vào. Thớt đang bàn về tượng dê linh vật canh gác của văn hóa Á Đông chịu ảnh hưởng Nho giáo Trung Quốc thì lại dẫn hình Bò thần Nandin của quóc gia cổ Chămpa bị Ấn Độ hóa để làm gì. Cũng chẳng biết mạnh tay dẫn hình lên như vậy thì có biết gốc gác, biểu tượng văn hóa của nó là gì k. Cơ mà tượng của người Chăm lại ghi là "văn hóa từ Ấn ... con bò Nandin của họ" thì biết là không rồi.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,085
Động cơ
622,256 Mã lực
Cuừ hay dê ở chùa Dâu , và lăng Sỹ Nhiếp theo em đó không thể là bò. Nó là Văn hoá Hán theo đạo Nho_Khổng truyền sang. Vì sau khi Phật giáo suy thì Nho giáo thạnh hành lên dần và đương nhiên cụ Sỹ Nhiếp cũng là Nho gia, nên lăng cụ ý có biểu tượng Dê của Trung Hoa chả có gì lạ.
 

namdh8x

Xe điện
Biển số
OF-392416
Ngày cấp bằng
16/11/15
Số km
3,633
Động cơ
258,905 Mã lực
Em trông thì giống con Dê.
 

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Nói đến Chăm Pa, thời Lý thì có tượng Xi Vẫn nhưng tượng này gốc Trung quốc hay Ấn độ cũng chưa chắc.


Văn hóa từ Ấn cũng phổ biến các tượng kiểu này, như bên trên là con bò thần Nandi của họ.

Như tôi nói trên, vật đc coi trấn bảo được xây thời Lý, cũng do 1 tay người Chiêm Thành xây dựng nên. Nên chúng ta cần thận trọng, chứ tôi thấy 1 số bạn thiếu thận trọng.

Bằng mấy tư liệu vô căn cứ, ảnh google, rồi tự kết luận.
 

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Có phải mỗi người Việt đều nghĩ cái gì cũng từ Tàu mà ra phải không ? Và gặp ngay cái thằng Tàu hay thích vỗ ngực bốc phét, cái gì cũng do tao nghĩ ra. Mà cc thấy đấy, từ mấy trăm năm gần đây, châu Á có nghĩ ra được cái khỉ gì đâu ?
Có lò gốm cổ của Thanh Hoá, sau này ra gốm men ngọc thời Lý là gốm Tàu mà ra.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,468
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Còn cừu trung á có râu như dê nhé.
Cừu núi Trung
Cừu núi Trung Á

Cừu núi Bukhara
Tiếng Hán cả dê hay cừu đều là dương
 

fun4u

Xe điện
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
2,867
Động cơ
470,663 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Dân TQ vẫn dùng tượng dê núi làm khước vật (vật lấy khước/phước, vật may) để ngoài cổng, trong nhà, trên bàn làm việc. Ngoài ra còn có voi, ngựa, trâu, cá, chim đại bàng, ... Dân VN thì quen với ngựa hơn, nhưng cũng ít chơi tượng, chủ yếu là chơi tranh bát mã (mã đáo thành công).

Đó là các con khước vật, cho gia đình công sở. Lên tầm linh vật thì phổ biến nhất là các con cửu tử (9 con của rồng, đầu rồng thân rùa, ngựa, sư tử, ...), ... Linh thú thì vương tôn quý tộc trở lên mới dùng, và họ dùng cả cho lăng tẩm, đền miếu. Con linh thú nguyên thủy nhất là rồng thì chỉ có vua mới được dùng.

Ở cấp độ quốc gia thì linh thú dùng để trấn trạch, đem lại sự uy nghiêm bền vững cho một vùng đất, thành quách nào đó.

Nôm na là khước vật là đồ thật, không thêm bớt đặc tính các con vật khác; linh thú thì mang tính sáng tạo.

Con này là con dê núi nhá cụ, nó là biểu tượng trong văn hoá Trung quốc và phương đông: Sức khoẻ, dẻo dai- hình ảnh chữ Phúc ! Thường các gia đình Quan lại quyền quý hay để trong trong nhà, các nhà quyền quý xưa kiểu gì cũng phải có 1 con trong nhà - chất liệu thường làm bằng Ngọc quý và Vàng tuỳ độ Cao thấp & Giàu sang !

 
Chỉnh sửa cuối:

Lemica

Xe tăng
Biển số
OF-420747
Ngày cấp bằng
5/5/16
Số km
1,801
Động cơ
232,916 Mã lực
Dê tại đền thờ Sỹ Nhiếp thì chắc chắn nguồn gốc phải là từ Trung Quốc.

Còn vì sao lại là con dê thì có thể người Trung Quốc chép lại từ người Ai Cập cổ đại.


Tượng Dê ở các đền thờ của người Ai Cập có từ rất lâu trước khi tượng dê của người Tàu được phát hiện.


Tượng dê tại đền thờ Karnak, Luxor, Ai Cập
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,468
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Cuừ hay dê ở chùa Dâu , và lăng Sỹ Nhiếp theo em đó không thể là bò. Nó là Văn hoá Hán theo đạo Nho_Khổng truyền sang. Vì sau khi Phật giáo suy thì Nho giáo thạnh hành lên dần và đương nhiên cụ Sỹ Nhiếp cũng là Nho gia, nên lăng cụ ý có biểu tượng Dê của Trung Hoa chả có gì lạ.
tỳ ni đa lưu chi là sư truyền từ Trung Quốc qua chứ không phải ở Ấn Độ. Ông là sư từ Ấn qua Trung Quốc học thiền cùng Tổ thứ 3 của Thiền Trung Hoa là Tăng Xán sau khi đắc pháp thì xuống phương nam truyền bá thiền tông nên Phật giáo chuà Dâu theo Phật đại thừa Trung Hoa chứ không như Khương Tăng Hội truyền từ Ấn trục tiếp. Hơn nửa Sĩ Nhiếp thì rõ là người Hán
Cừu hay dê thì tiếng Hán đều có nghĩa là Dương 羊 nên con ở chùa Dâu gọi là Dê cũng được mà gọi là cừu cũng không sai vì cừu Trung Á nó cũng có sừng cong và có râu y như con dê.
Con đó mà bảo là con bò là sai hoàn toàn.
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,333
Động cơ
360,973 Mã lực
Chắc chắn nó không phải con bò rồi, còn cừu hay dê thì em nghĩ nó là dê.
- Về hình tượng thì như các cụ trên đã nói trong văn hóa hán chỉ có dê mà không có cừu, nên lăng Sĩ nhiếp khôgn đặt cừu làm gì. Thời điểm khánh thành chùa và lăng gần như cùng năm (226) nên chắc làm 2 con chia cho 2 bên.
- Về mặt hình thái thì đặc điểm quan trọng phân biệt là tai dê vểnh lên còn tai cừu cụp xuống, và nhất là dê mới có râu. Cái con Urial mà cụ atlas06 đưa hình nó có túm lông kéo dài xuống cổ chứ không thành chòm rõ ràng.
- Dị bản câu chuyện 2 con cừu đi lạc của ông sư nghe hơi ngớ ngẩn, và ông sư đó xuất hiện vài trăm năm sau, không thể có chuyện tùy tiện đặt linh vật vào lăng người khác được
 

Xep

Xe điện
Biển số
OF-348813
Ngày cấp bằng
30/12/14
Số km
2,410
Động cơ
1,418,328 Mã lực
Cụ nhớ dai thế :)) Em xin gác bút vì thể loại ăn bốc ngồi bệt như em viết dăm ba trang là cạn hết câu từ, không cố nổi nữa cụ ạ.
Em cũng hóng mãi chưa thấy cụ biên :))
 

hieu78

Xe điện
Biển số
OF-2668
Ngày cấp bằng
6/12/06
Số km
2,279
Động cơ
581,548 Mã lực
Nơi ở
JO là cạn LIE
nói chung là loạn về tôn giáo, cứ có tượng là lậy rạp cái đã :D
 

Business2018

Xe buýt
Biển số
OF-542985
Ngày cấp bằng
25/11/17
Số km
732
Động cơ
-242 Mã lực
Dân TQ vẫn dùng tượng dê núi làm khướu vật (vật may) để ngoài cổng, trong nhà, trên bàn làm việc. Ngoài ra còn có voi, ngựa, trâu, cá, chim đại bàng, ... VN thì quen với ngựa hơn, nhưng cũng ít chơi tượng, chủ yếu là chơi tranh bát mã (mã đáo thành công).

Đó là các con khướu vật, cho gia đình công sở. Lên tầm linh vật thì phổ biến nhất là các con cửu tử (9 con của rồng, đầu rồng thân rùa, ngựa, sư tử, ...), ... Linh thú thì vương tôn quý tộc trở lên mới dùng, và họ dùng cả cho lăng tẩm, đền miếu. Con linh thú nguyên thủy nhất là rồng thì chỉ có vua mới được dùng.

Ở cấp độ quốc gia thì linh thú dùng để trấn trạch, đem lại sự uy nghiêm bền vững cho một vùng đất, thành quách nào đó.

Nôm na là khướu vật là đồ thật, không thêm bớt đặc tính các con vật khác; linh thú thì mang tính sáng tạo.
Cụ giải thích chuẩn luôn!
Các cụ nhà em cũng để con này trong nhà, nó cứ ở đó chả biết từ bao giờ!

 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,681
Động cơ
569,300 Mã lực
Phật tích nằm ở bắc sông Đuống, Dâu và Bút tháp nằm ở phía nam sông, nhưng về khoảng cách cũng khá gần nhau. Niên đại của Dâu em được biết là khoảng năm 200 trước CN, còn niên đại sớm nhất của Phật tích là khoảng nào hả cụ?
Lâu em không nhớ, nhưng chùa Phật tích xây vào những năm cuối thiên niên kỷ thứ nhất, sau chùa Dâu phải vài trăm năm
Nhưng đúng là Phật tích để lại dấu ấn của dòng thiền mật tông phật giáo nguyên thủy
Em không nghĩ chùa Dâu có trước thời Hai Bà Trưng(mẫu hệ) hơn 200 năm được
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top