Nhận xét của cụ về cặp tượng dê này vốn ở lăng Sỹ Nhiếp là chuẩn, bởi đây đúng là linh vật canh mộ của Nho giáo, vì lý do nào đó một con bị đưa sang chùa Dâu, rồi dân gian thêu dệt nên truyền thuyết này nọ. Nhưng ý kiến về việc tượng bị mòn ở lưng và đầu do là tượng cổ 2000 năm thì k đúng. Chính xác là những năm kháng chiến một thời ấu trĩ phá đình phá chùa, đôi dê này đã bị dân địa phương lấy làm đá mài dao. Cụ để ý kĩ sẽ thấy đó là vết mài.
Tượng dê canh gác ở TQ vốn đc đặt 2 bên đg Thần đạo các lăng mộ, kéo dài suốt từ Hán Đường tới Minh Thanh, cùng nhiều con khác như sư tử, lạc đà, kỳ lân, tích tà, ngựa... Ký lân, Tích Tà canh gác chỉ tồn tại đến khoảng mấy thế kỷ đầu CN. Tượng canh mộ cũng du nhập sang VN theo Nho giáo, nhưng sử dụng tượng dê chỉ có ở duy nhất di tích này, và với đặc điểm của tượng e cho rằng nó k phải đc tạc ở VN mà chuyển tượng làm sẵn từ TQ sang. Ở các lăng mộ VN, ngoaiff một số con linh vật canh gác du nhập thì có mấy con có gốc bản địa là Nghê, Chó, Trâu, Voi.
Ở VN mình chữ dương chỉ có nghĩa là dê. N ở TQ nó vừa có nghĩa là dê- sơn dương vùa mang nghĩa là cừu- miên dương. Tượng dê/ cừu canh mộ bên đó có cả có râu lẫn k râu.