[Funland] Con cừu chùa Dâu?

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Cái si vẫn thời Lý em thấy tạo hình Chăm hơn là tàu. Thời này bắt tù binh Chăm nhiều. Công trình đẹp toàn mang dấu ấn thợ Chăm. Rồi đôi uyên ương ngói thời Lý cũng giống vịt Hamsa.

Nói chung về linh vật thì nhiều thứ để nghiên cứu lắm. Cứ xét rộng ra so sánh hiện vật cùng niên đại nhiều chuyện hay.
 

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,314
Động cơ
32,545 Mã lực
E đã chèm câu "Theo em hiểu rồi mà". Tri thức vô hạn, hiểu biết con người là hữu hạn. Cái em hiểu dựa trên vài cuốn sách em đọc + lang thang ở khu đó vài lần.
Cụ khai sáng e thêm với. Các câu hỏi của Cụ em đều ko biết (-:
E hỏi thật ko có ý diễu nhé
Cảng Phố Hiến Hưng Yên thì mãi thế kỷ 17 mới phát triển, do Chúa Trịnh cho phép các công ty Đông Ấn của Anh, Hà Lan, Châu Ấn Thuyền của Nhật Bản vào buôn bán sâu trong nội địa, tới tận Kẻ Chợ. Còn con đường du nhập Phật giáo nguyên thủy Ấn Độ vào MB Việt Nam qua cửa sông Hồng tận từ trước CN, mấy ngàn năm vật đổi sao rời giờ vẫn chưa tìm thấy dấu tích thực địa đâu. Ngay cảng phố Hiến mấy mới mấy trăm năm giờ cũng tìm chưa ra vì sông Hồng lở bồi quá mạnh.

Canh mộ thì chắc chắn phải 1 cặp
Các con của Rồng(9 con) cũng đều trưng bày theo cặp chứ không đơn lẻ
Chùa(kiến trúc đa phần từ gỗ) dễ cháy nên thường trang trí con Si Vẫn(chuyên phun nước) để trị hỏa
Bày linh vật canh mộ như con dê/cừu này chắc không hạp phong thủy
Em hỏi gu gồ thì chẳng thấy chỗ nào ghi chép về chuyện tượng dê canh mộ cả
Canh mộ đúng bày theo cặp đối xứng 2 bên đường Thần đạo, nhưng 9 con của rồng lại thuộc phạm trù khác. Ở Việt Nam canh lăng mộ không có dê, dê cũng ít xuất hiện trong nghệ thuật nên gúc bằng tiếng việt không ra được đâu.




Trên là mấy ảnh đường thần đạo lăng mộ thời Tống, rất to lớn hoành tráng. Lăng thời Minh còn khủng hơn nữa. Có đến hàng chục con khác nhau. Các linh thú sử dụng gồm cả huyền thoại và có thực, ngoài các con gốc TQ còn có các con du nhập từ Ấn Độ, Lưỡng Hà như sư tử, lạc đà, voi...


Lăng mộ nào ở TQ cũng có tượng người khổng lồ như thế này, bắt nguồn từ truyền thuyết về Lý Ông Trọng người làng Chèm VN mình thời An Dương Vương sang giúp Tần đánh Hung Nô, sau đó người Hán đưa hình tượng ông vào canh lăng mộ vua chúa bên họ.

Tượng thú canh lăng mộ tại Thái miếu nhà Lê sơ ở Lam Kinh, giai đoạn quân chủ phong kiến cường thịnh nhất VN, nhưng khá nhỏ bé và khiêm tốn:
 

mrspooky

Xe tăng
Biển số
OF-68643
Ngày cấp bằng
18/7/10
Số km
1,388
Động cơ
441,328 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thực ra con bò này là con dê, tay thợ điêu khắc cẩu thả quá.
 

badenhn

Xe tải
Biển số
OF-457592
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
218
Động cơ
206,393 Mã lực
Tuổi
45
Cục đá mà, có sống đâu mà là con gì! =))
 

nvtung1

Xe tăng
Biển số
OF-188165
Ngày cấp bằng
3/4/13
Số km
1,630
Động cơ
341,558 Mã lực
Dội ơn Cụ đã khai sáng cho E.
Mong Cụ chia sẻ tiếp đi để mọi người được mở mang.

Cảng Phố Hiến Hưng Yên thì mãi thế kỷ 17 mới phát triển, do Chúa Trịnh cho phép các công ty Đông Ấn của Anh, Hà Lan, Châu Ấn Thuyền của Nhật Bản vào buôn bán sâu trong nội địa, tới tận Kẻ Chợ. Còn con đường du nhập Phật giáo nguyên thủy Ấn Độ vào MB Việt Nam qua cửa sông Hồng tận từ trước CN, mấy ngàn năm vật đổi sao rời giờ vẫn chưa tìm thấy dấu tích thực địa đâu. Ngay cảng phố Hiến mấy mới mấy trăm năm giờ cũng tìm chưa ra vì sông Hồng lở bồi quá mạnh.
 

fun4u

Xe điện
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
2,867
Động cơ
470,663 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Si-Vẫn, cụ rồng thời Lý, e sưu tầm được đây ạ

Si Vẫn 螭吻 (đầu con Si), hoặc Si vĩ (đuôi con Si) là linh vật gốc từ Trung Quốc, có từ thời Hán. Theo truyền thuyết, Si Vẫn là động vật biển có đuôi cong tròn, đập sóng thì mưa xuống. Bởi vậy, người xưa thường đắp nó trên hai đầu nóc mái các công trình kiến trúc với ý nghĩa phòng ngừa hoả hoạn.


Ảnh Si vẫn ở TQ thời Minh, lúc này đã phát triển thành long vẫn

Cũng như nhiều biểu tượng văn hóa khác, Si vẫn cũng được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam, dân gian gọi với tục danh là con Kìm. 1000 năm Bắc thuộc ta không còn công trình kiến trúc nào tồn tại nên không khảo cứu được. Nhưng bắt đầu từ thời Lý đã tìm thấy Si vẫn, với hình thức là đầu rồng (gọi là long vẫn). Từ đó, si vẫn phát triển qua nhiều hình thức khác nhau như hình rồng; hình cá, hình đầu rồng đuôi cá; hình đuôi si, hình đầu rồng đuôi si... Các cụ đi đình chùa nhìn lên hai đầu nóc thấy đắp linh thú chính là con Si vẫn này.



Si vẫn thời Lý, hình đầu rồng


Si vẫn thời Lê sơ ở Thái miếu Lam Kinh, cũng hình đầu rồng

Si vẫn Thời Lê trung hưng, đầu rồng, đuôi si, giống với truyền thuyết nhất


Si vẫn hình cá


Hình đuôi si

Còn tượng con bò trên là Bò thần Nandin của người Chămpa, vật cưỡi của thần Shiva, một trong 3 vị thần tối cao của Hindu giáo (cùng với Brahma - sáng tạo và Vishnu - Bảo tồn). Ở Ấn Độ người ta tôn thờ bò, chính là vì tính chất "thần" của nó, khác với con dê ở lăng Sĩ Nhiếp chỉ là linh vật canh gác bảo vệ.

Khi du nhập vào Chămpa, Hindu giáo đã chuyển hóa và hòa nhập vào nền văn hóa bản địa, hình thành nên một tôn giáo chuyên thờ Thần Shiva, được gọi là Shiva giáo. Theo đó, người Chăm đề cao và tôn sùng thần Shiva một cách tuyệt đối. Các vua Chăm hầu hết được coi là hiện thân của thần Shiva.
Hình tượng khởi đầu của Thần Shiva là cột lửa hình Linga (bộ phận sinh dục nam, đại diện cho dương tính). Bởi vậy, Thần Shiva đã được biểu tượng hóa thành Linga - cột vũ trụ để thờ trong chính điện các đền tháp. Linga thường được kết hợp với Yoni (bộ phận sinh dục nữ, đại diện cho âm tính, biểu tượng của Nữ thần Shakti, vợ Shiva) để tạo thành chỉnh thể hợp nhất Linga - Yoni, tượng trưng cho năng lực sáng tạo của Thần Shiva.


Một linga biểu tượng của thần Shiva Chăm, ở Mỹ Sơn.


Khi linga được tạc thêm hình mặt thần Shiva thì gọi là Mukhalinga


Kosalinga, toàn làm bằng kim loại quý, là cái chụp lên linga, có gắn đầu thần Shiva. Loại này đã bị chảy máu ra nước ngoài hết, trong nước chỉ còn lại 1 cái đầu kosalinga bằng vàng ở Quảng Nam.

Ngoài biểu tượng Linga, trong điêu khắc đá Chămpa, Thần Shiva còn được thể hiện dưới dạng nhân hình với nhiều hình thức, vai trò khác nhau như Shiva thế tục hóa, mang vẻ gần gũi với hình ảnh người thường hoặc là nhà tu hành khổ hạnhvới bộ râu dài, tay cầm chuỗi tràng hạt… Nhưng phổ biến hơn cả là hình thức Nataraja (Vua khiêu vũ). Đây là hình thức biểu trưng cho quyền năng tuyệt đối và là biểu hiện hoàn hảo nhất về Thần Shiva. Theo Hindu giáo, ở cuối mỗi chu kỳ vũ trụ, Thần Shiva là Nataraja sẽ thực hiện các vũ điệu thần thánh của mình để hủy diệt vũ trụ cũ không còn sức sống, chuẩn bị cho quá trình sáng tạo ra vũ trụ mới. Hai hình thức phổ biến của khiêu vũ Nataraja là Tandava - điệu nhảy dữ dội, bạo lực kết hợp với hủy diệt và Laysya - khiêu vũ nhẹ nhàng, gắn với tái sinh, sáng tạo. Laysya được thực hiện sau Tandava, với sự đáp ứng của người phối ngẫu là Nữ thần Parvati. Thực chất, Tandava và Laysya là hai mặt của bản chất của Shiva, phá hủy để tái sinh, sáng tạo.


Tượng Shiva múa Chămpa

 
Chỉnh sửa cuối:

xaunhatxahoi

Xe điện
Biển số
OF-49825
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
4,031
Động cơ
489,029 Mã lực
Hồi em học cao học làm luận văn ths sỹ. thầy em bảo chùa Dâu là do sỹ nhiếp xây dựng. sỹ nhiếp là 1 thái thú người cực bắc của Tàu. dân vùng này chăn cừu, cưỡi ngựa chiến và chăn nuôi gia súc, nên Sỹ nhiếp cho tạc 2 con cừu này để tưởng nhớ cố hương.ngoài ra bọn Tàu em nghiên cứu:- khi bố mẹ chúng chết- chúng thường chọn 1 gò (thất tinh hay gì đó) rồi mai táng cha mẹ mình (đa phần xây hầm mộ) rồi trong kuôn viên ở gần phía trên cho dựng đình, hay chùa. Đình xuân la Tây hồ đã từng phát lộ 1 hầm mộ cổ của Tàu kiểu đó.

em đi điền dã. thì lại thấy có tích luy lâu, thuận thành (cánh đồng dâu) là nơi có mấy sư Ấn sang truyền phật giáo. sau ngủ với 1 ng đàn bà viêt tên là man nương sinh đc 1 đứa con, sau đó vì quá xấu hổ??? đã bỏ về Ấn ? trc khi đi còn tặng cho bà man nương 1 cây gậy thần.....

vùng này cũng là khởi thủy của nhà Hùng. với việc có Mộ và lăng của Kinh dương vương - cha đẻ của LLQ- Bố của Hùng vương :D
Thế phải tìm ngày giỗ của Kinh dương vương Làm giỗ tổ chứ cụ nhỉ
 

LeHoang_Tx

Xe điện
Biển số
OF-191996
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
3,038
Động cơ
350,760 Mã lực
Nơi ở
NCT HN
Thớt này rất hay, nhiều cụ đã có những khảo cứu sâu rộng và khoa học!
Thật đáng tiếc cho Lịch sử VN: các tài liệu, thư tịch, di tích di vật cổ bị phá hoại, bị chảy máu, bị ăn cắp, bị hủy hoại do thiên tai quá nhiều ... làm cho con cháu giờ đây phải mò mò mẫm mẫm tái hiện về các thời kỳ của tổ tiên. Đó là việc rất khó khăn nhưng chắc chắn kết quả ngày càng chân thực và có cơ sở khoa học.

Càn thì hiếm, nhưng dốt kiểu ếch ngồi đáy giếng và ngộ nhận thì nhiều lắm cụ à.
Giới học giả giáo sư đầu ngành bạc tóc cũng đầy cụ dốt và ngộ nhận. Càng lớn tuổi, uy tín lớn mà ngộ nhận thì càng nguy hiểm vì sự ngộ nhận ấy nó đóng đinh vào bản thân cụ ấy cộng thêm vài thế hệ học trò.
Giới khoa học chân chính, kể cả khoa học sử thì chỉ có một cách tránh sai lầm, ngộ nhận là phải thật sự khách quan và khoa học. Khách quan nghĩa là không bị lèo lái bởi chính trị, định kiến và luôn phải giả thiết mình sai. Và khoa học nghĩa là phải nghiên cứu bằng chính các phương pháp của môn khoa học ấy.
Đồng ý với com của cụ, nhất là đoạn:" Giới khoa học chân chính, kể cả khoa học sử thì chỉ có một cách tránh sai lầm, ngộ nhận là phải thật sự khách quan và khoa học. Khách quan nghĩa là không bị lèo lái bởi chính trị, định kiến và luôn phải giả thiết mình sai. Và khoa học nghĩa là phải nghiên cứu bằng chính các phương pháp của môn khoa học ấy." Tuy nhiên có lẽ cần bổ sung thêm: tận dụng các ứng dụng, kết quả của các ngành khoa học công nghệ khác như khảo cổ, nhân chủng, sinh hóa công nghệ về gen... trong nước và quốc tế.
 

xe rùa 2012

Xe container
Biển số
OF-199905
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
8,082
Động cơ
377,998 Mã lực
Thế phải tìm ngày giỗ của Kinh dương vương Làm giỗ tổ chứ cụ nhỉ
thời vua chúa thì việc đó để dân gian tự gánh. đến thời có đoảng thì đi giỗ mỗi vua Hùng cụ ak :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top