Định không tham gia góp ý nữa nhưng thấy cụ chủ hình như vẫn còn khá lúng túng thì phải, thôi đành gạch đầu dòng vài cái để cụ tự kiểm tra mức độ cụ hiểu về bệnh của con mình đến đâu.
Nhưng trước tiên theo suy đoán của tôi thì con cụ nó chỉ là ... tăng động thuần tuý, cũng không phải dạng nặng, vieej cnó mất tương tác , kỹ năng ngôn ngữ chỉ là giai đoạn lúc não bộ phát triển các kỹ năng đó, thì nó có vẻ bị thay bằng những thứ khác, như cuốn vào thiết bị điện tử , TV nhiều quá, lắm ông cha/me chỉ rảnh tay việc mình và quảng cho con cái điện thoại, bật TV lên cho nó xem để đút cho nó ăn cho xong bữa, việc bị tăng động thì có nhiều nguyên nhân, trong đó cũng có liên quan chế độ thức ăn dinh dưỡng hàng ngày, cụ cần kiểm tra và làm việc kỹ với chuyên gia dinh dưỡng với trường hợp con mình
Một vài gợi ý cho cụ để tự đánh giá lại chính xác bệnh của con mình là thể gì trong phổ tự kỷ :
- Thử đưa cho mó cái điện thoại, máy tính bảng cho nó xem mấy cái clip nhiều hình ảnh và âm thanh dài độ cỡ 5-7 phút , xem nó có dán mắt và tập trung không, xem hết rồi có đòi xem lại hay đòi xem cái khác không ? (nếu nó vẫn xem hết và vẫn tiếp tục muốn xem tiếp thì là vấn đề khác nữa, tôi sẽ nói sau)
-Ở điều kiện bình thường, nó thường chạy đi chơi những chỗ cố định? chạy sầm sầm, có tự va ngã hay gây đau chính bản thân mình hay không?, khi nó đau, nó khóc như phản ứng tự nhiên của đứa trẻ hay không, hay cứ đứng dậy chơi tiếp?, có khi nào nó vô tình vấp đầu vào cạnh bàn đau khóc và lần sau nó tự né ra như một phản xạ có điều kiện qua luyện tập ?
- Khi nó mệt quá vì hoạt động quá sức , nó có vật ra nhà, ra giường ngủ bất kể ổn ào, âm thanh xung quanh ?
- Đưa nó ra môi trường bên ngoài khác lạ phản ứng của nó thế nào ?
- Khi đi kiểm tra ở trung tâm về trẻ rối loạn hành vi, tăng động thì phản ứng của nó với bác sỹ như thế nào ? nó có hoàn tất bài kiểm tra không? trừng mắt với nó thì nó có hiểu hiện ra sao, giao tiếp bằng mắt thế nào ?
Cụ tạm thời kiểm tra lại nhưng cái gợi ý thế đi đã , tôi nghĩ con cụ thuộc dạng ADD mà thôi, chưa hẳn đã là ADHD dạng nặng.
Trẻ suy giảm tập trung do nhiều nguyên nhân, khả năng do đột biên DNA của các cặp gen quyết định đến hoạt động vận động, hành vi nhận thức cũng có, nhưng nhóm bị mất tập trung do tác động của rmôi trường sống, chế độ dinh dưỡng, ảnh hưởng của thiết bị điện tử (máy tính bảng, điện thoại, TV ... ) vào giai đoạn não bộ bắt đầu phát triền kỹ năng ngôn ngữ , xử lý âm thanh và hình ảnh... khá là nhiều và ngày càng phổ biến
Hồi tôi đưa con đến Nhi Đồng 2 ở trong SG này làm kiểm tra thì thấy rất nhiều bé (ở tuyến quận/huyện chuyển lên) bị chuẩn đoán sai vì dấu hiệu và hành vi của trẻ tăng động nhẹ nhưng suy giảm tập trung nặng với trẻ tăng động nặng nhưng khả năng tập trung vẫn có nhưng nó bị lấn át đi , trường hợp chuẩn đoán không chính xác như thế rất nhiều vì biểu hiện lâm sàng bên ngoài của hai dạng ADD, ADHD là khá giống nhau , cái này quan trọng đấy.
Muốn giúp được con nình thì trước tiên phải hiểu chính xác bệnh con mình là gì, nó đang ở mức nào trong thang phổ tự kỷ ( tự kỷ là nói chung, gọi tên nhóm bệnh nhé, chứ không phải chỉ là bệnh tự kỹ)
Bản thân tôi lúc đầu cũng chưa hẳn tin hoàn toàn vào kết luận của bác sỹ, vẫn phải double check qua 2 người bác sỹ ở hai nơi khác nhau, và tổng hợp từ quan sát của bản thân trong cả chu kỳ quan sát khá dài, rồi mới thống nhất được con mình nó bị gì và mức độ ra sao, rồi từ đấy mới lên kế hoạch xử lý.
Một chị bác sỹ tôi quen ( không phaỉ chuyên khoa nhi) đã khuyên tôi nên cho con đến trường, không cần đặt nặng vấn đề học hành, làm việc với thầy cô giáo để cho con có chỗ đi học, để nó giao tiếp và tương tác hàng ngày, càng nhiều càng tốt, kết hợp với điều trị chuyên khoa, cũng khuyên tôi là không nên cho con dùng các loại thuốc ức chế ADHD, ADD với trẻ từ 7 tuoi rtrở xuống vì tác dụng không nhiều, đó là hơn 10 năm về trước, còn giờ thì tôi không rõ các loại thuốc mới có tác dụng thế nào