[Funland] Con bị tăng động

GMHSCC

Xe tải
Biển số
OF-787341
Ngày cấp bằng
12/8/21
Số km
358
Động cơ
32,641 Mã lực
Tuổi
41
Thế là bác sĩ viện nhi kết luận sai mợ nhỉ. Cụ út nhà em cũng chậm nói, tuy nhiên khả năng tiếp thu và tập trung thì tốt. Bạn ấy 3 tuổi nhưng chỉ nói câu đơn giản, biết nhiều từ tiếng Anh, biết hết bảng chữ cái và đếm đến 20, hình học, màu sắc bằng 2 thứ tiếng. Em đọc sách buổi tối cho bạn thì tầm 2 cuốn sách là đủ đô. Em có đi tham vấn thì cô hiệu trưởng có nói con không cần đi tác động/can thiệp, chỉ cần học ở trường là đủ. Mợ có kinh nghiệm gì không?
Bố đẻ em cũng 3 tuổi mới biết nói, món này không biết có di truyền ko nhỉ?
Cảm ơn mợ sakai_yo , em đã nhận được sách theo gợi ý của mợ, bạn nhà em xem được 2 cuốn rồi, thích lắm.
BS kết luận sai cũng là bình thường, vấn đề này ở VN cũng ít có điều kiện tiếp cận cả về lý luận và thực hành lâm sàng. Chủ yếu BS khám dựa vào các bài trắc nghiệm, thậm chí những test này còn bê nguyên xi từ nước ngoài về. Ít người hiểu sâu về vấn đề này nên nhiều khi BN gặp chưa chắc đã đúng chuyên gia thực sự. Cháu ruột em năm 4 tuổi đi khám ở BV tuyến đầu cũng chẩn đoán như đúng rồi, kê một mớ thuốc hướng thần, sau chả uống gì, vì theo em nghĩ cháu bị tăng động nhẹ hoặc do môi trường không phù hợp. Đọc trên này hiểu thêm nhiều vấn đề mà các cụ mợ đã trải nghiệm và đồng hành cùng các con không may có bệnh, mong gia đình và các con vượt qua để hòa nhập với cuộc sống bình thường ❤
 
Biển số
OF-793083
Ngày cấp bằng
11/10/21
Số km
356
Động cơ
24,367 Mã lực
Lại là em đây, sau 1 năm cho con đi can thiệp ở trung tâm, cháu đã nghe lời hơn nhưng tiến bộ vẫn không là bao. Nay nói chuyện với cô giáo cũ của con cảm giác thấy buồn quá. Tương lai con sau này không biết sẽ như nào, có đi học đk như các bạn hay không, có biết làm gì để kiếm ăn hay không. Buồn quá cccm ạ.
chia sẻ cùng cụ, chúc con luôn khỏe mạnh và sớm hồi phục như bình thường
 

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Mình thì không may mắn như cac cụ các mợ ở đây, hồi đó bị laid off vì hãng phá sản, rồi về nước , lập gia đình khi đã gần 40 tuổi, cuộc sống gia đình khá ngắn, quyết định rồi độc thân trở lại vì nhiều lý do, quyết định bỏ hết tất cả, chỉ mang thằng nhỏ với bà vú đi theo mình với hơn chục triệu đồng trong túi đủ để book cái KS ở tạm, tháng nhóc lúc đó mới 1,5 tuổi nhưng đã khá cứng cáp, với mình đó là phước đúc ông trời ban cho nên bằng mọi giá phải ghành lấy quyền nuôi con, kể cả dùng tiền để thoả thuận, mướn luật sư.. , chẳng cần gì ngoài con...

Thằng nhỏ hồi đó nó bị VA quá phát, ngủ mà không bế nó đứng ,để nó nằm thì sẽ bị ngưng thở, nên đêm nào cũng cùng với bà vú thay nhau bế nó ngủ, đêm chỉ ngủ tầm 3-4 tiếng để thay ca, phải chờ cả năm khi nó lên 2 tuôir rưỡi mới đi cắt VA ( amidan quá phát), trộm via từ đó trở đi nó khoẻ mạnh và khong ốm đau gì, chỉ là bắt đầu hoạt động qua mức, mức độ tăng theo thời gian, minh biết con có dấu hiệu tăng động khi nó gần 20 tháng, từ lúc chưa biết đi mới chỉ bò, nó luôn ngọ mgậy và mắt cứ nhìn hướng khác, ba gọi thì chỉ nhìn đáp lại rồi lại như cũ...

Vì điều kiện công việc cứ phải 6 tháng ở US, 6 tháng ở VN (cũng chỉ vì ráng cái thẻ xanh) mà bỏ lỡ mất thời gian ở bên con khi nó bắt đầu tập nói, mọi việc trông cậy hết vào bà vú (ở VN không có người thân, chỉ còn bạn bè), chỉ đi làm và gởi tiền về. Khi con 4 tuổi mình quyết định bỏ công việc bên kia và về hẳn SG để ở với con và tập trung cho nó, cũng may chỉ là công việc có thể deal để làm theo giờ bên kia nên phải chịu khó. Lúc đấy thật sự là cực và mệt mỏi trăm bề.

Quá trình đi học cùng con, phải chi ra rất nhiều tiền để ủng hội trường dạng sổ vàng tài trợ .. v.v ,đóng quỹ lớp nhiều hơn mức mỗi phụ huynh, tài trợ nhiều thứ khác như laptop cho lớp để cô dùng dạy học, tặng cái TV cho lớp, mỗi tháng đều hỗ trợ (CK) cô bảo mẫu, trô CN một khoản đủ để cô quan tâm, có chuyện thì thông báo và hỗ trợ ngay khi cu cậu trên lớp bộc phát...nhiều lúc phải làm việc với ban giám hiệu khi có đơn tập thể của rphụ huynh kiến nghị cho con ra khỏi lớp hoặc nhà trường phải chuyển lớp vì bạnấy làm ảnh hưởng (đánh bạn và hung bạo) đến con họ, thiệt tình là những lúc đó thấy thương con gấp trăm ngàn lần lúc thường ngày vì nó cũng đâu có tội gì đâu, chỉ thấy cay đắng là cũng là phụ huynh với nhau mà nhiều người họ quá ích kỷ, nhẫn tâm vớ iđứa trẻ chỉ đáng tuổi rcon họ mà nó cũng bịnh tật chứ có phải bình thường đâu

Cũng may là mình đi làm có tiền để lo cho con, chứ nhiều người nghèo và thu nhập thấp chắc họ tuyệt vọng mà ôm con tự sát quá.

...
Cuối cùng thì mọi chuyện cũng tốt lên, có thể ngủ tròn giấc mỗi đêm
Con giờ cũng đã lớn, nếu không quan sát kỹ hoặc cha mẹ không có con tăng động thì khó mà biết, tuy nhiên là cha mẹ thì vẫn nhận ra. Nhưng như thế là đã quá thành công rồi

Trong cuộc đời mình thời khắc hạnh phúc hạnh phúc nhất chính là lúc con nó có thể cầm bút viết tròn vành rõ chữ tên tuổi của nó, địa chỉ nhà và số điện thoại của ba phòng khi đi lạc. Hạnh phúc con người đôi khi nó chỉ là vậy.
Quả thật khâm phục cụ. Em cũng đang gắng từng ngày, nhiều lúc mệt mỏi thât sự.
 

khong phanh

Xe buýt
Biển số
OF-106495
Ngày cấp bằng
22/7/11
Số km
736
Động cơ
399,987 Mã lực
đúng rồi mợ ạ. e cũng đi khắp nơi đều nhận đc tư vấn là phải chữa cho bố mẹ trc, bố mẹ phải nhìn nhận đúng mới can thiệp dc cho con.

gái út nhà e ko may ngoài bệnh tâm lý còn bị thêm bệnh về đường tiêu hoá nữa. 2 bệnh đều phải chữa theo kiểu kiên trì từng tí 1. vk e cũng như mợ vậy. nhiều đêm tỉnh giấc thấy bạn ấy ngồi co ro khóc nấc ko ra tiếng, tay nắm chặt tới mức chảy máu. cứ như phát điên vậy. bạn ấy nói với e nhiều lúc chỉ muốn ôm con bé tự tử luôn, e đoán bạn ấy bị trầm cảm nhẹ. e luôn phải động viên còn nhiều gđ khổ cực hơn m nhiểu & con m cả 2 bệnh đểu có chuyển biến tích cực rồi. cũng mất nhiểu thời gian vk e mới bt, xác định rõ tư tưởng dc. vì nói thật ra e xách định luôn là con m bị bệnh chắc chắn ko thể bằng những đứa trẻ khác dc. như con e cháu vẫn có 1 số biểu hiện tính cách hơi khác 1 chút, vẫn rất nhát ngừoi lạ & khả năng tập trung kém hơn bạn cùng lứa. ngay cả việc ăn uống con e vẫn phải tránh một số loại thực phẩm. vc e h xác định rõ luôn. vẫn tiếp tục đồng hành cùng con từ việc học đến lo cho con cs công việc sau này. ko kỳ vọng chỉ mong con khoẻ mạnh có cs bt thôi. e vẫn nhớ lúc con vào lớp 1 cứ thấy số cô giáo là vc e rụng rời chân tay. nào là cô ko tìm thấy con đâu, con ngã, con đánh bạn...
Cụ ơi thực phẩm cần tránh cho ng bị hội chứng tăng động là gì ah?
 

Saltbeavn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-801371
Ngày cấp bằng
24/12/21
Số km
1,538
Động cơ
46,048 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Cụ ơi thực phẩm cần tránh cho ng bị hội chứng tăng động là gì ah?
Theo e biết thì ko có thực phẩm tránh cho hội chứng tăng động ạ.
Con e ngoài tăng động ra còn bị rối loạn hệ tiêu hóa, dị ứng đường lactose. Nên cháu phải có chế độ ăn uống riêng biệt + uống bổ sung thuốc, men tiêu hóa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Con e ngoài tăng động ra còn bị rối loạn hệ tiêu hóa, dị ứng đường lactose. Nên cháu phải có chế độ ăn uống riêng biệt + uống bổ sung thuốc, men tiêu hóa.
Các bố mẹ trong hội nhóm khuyên ko nên ăn đường nhiều, nhà em cho uống sữa hạt và hạn chế bánh kẹo ngọt
 

Saltbeavn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-801371
Ngày cấp bằng
24/12/21
Số km
1,538
Động cơ
46,048 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Cũng lâu rồi h những j còn nhớ dc e xin phép thêm vài lời chia sẻ với cụ Hajime No Ippo về biểu hiện bệnh & quá trình đồng hành cùng con của vc e.
1. Dấu hiệu: con chậm nói (3t 5tháng mới gọi dc 2 từ bà & bố) ko tương tác với người khác, mắt luôn nhìn đi phía khác khi tương tác, đi nhón chân, ko ngồi yên đc 1 chỗ quá 2p, hay gào thét chạy nhảy liên tục, tức giận hay tự làm đau bản thân, sợ sệt khi ra chỗ đông người gặp người khác (trừ bố, mẹ, anh)...
2. Phương pháp & quá trình can thiêp.
* 2t -4t: e cho học ở trường với các bạn bình thường. Chiều cho học thêm ở 1 trung tâm SM.
Về nhà vc e luôn giao tiếp với con, dạy con từ cái đơn giản như đây là bố, đây là mẹ, đây là a rồi tiến thêm những thứ khác. Rồi đưa con đi chơi hàng ngày để con tiếp xúc thêm với xh. Thời gian này là vất nhất vì con chưa biết nói, tương tác chưa đc nhiều.
*4t-5t: ơn giời con đã nói chuyện dc nhiều. Tuy vẫn còn nhìn đi phía khác khi nói chuyện, đi nhón chân, chạy nhảy lung tung nhưng bố mẹ nhắc nhở con đã biết sửa. Bắt đầu thich vẽ tranh, tô tượng, chơi đồ hàng. E tăng cường cho con tương tác với mọi người, luôn tạo điều kiện cho con có bạn chơi cùng. Dù ban đầu khá khó vì con vẫn sợ tiếp xúc với người lạ. Nên phải mất thêm thời gian làm quen. có mấy bạn hàng xóm. E thường xuyên rủ ăn cùng, chơi cùng, đi khu vui chơi cùng... Dần dần con e cũng quen với các bạn. Trc khi ngủ e thường ngồi chơi lego với con. Khi con đánh bạn 2 vc e giải thích con ko nên làm thế bằng nhiều cách.
*5t-6t: khi con 5t e dừng ko cho con học trung tâm nữa. Chỉ cho con đi học lớp mẫu giáo bt. Ngoài việc tiếp tục tạo môi trường cho con giao tiếp ra e chú trọng vào việc tăng cường tập trung cho con hơn. Như bắt đầu dạy con để dày dép chỗ nào, quần áo đồ dùng nào của con, chơi lego hay tô tượng phải hoàn thành dc hoàn chỉnh, dạy con vệ sinh cá nhân tắm rửa...
* 6t-7t: con e ngoài nề nếp vẫn phải chỉnh sửa thì khả năng tiếp thu kém. Trên lớp ko hề tập trung nghe cô dạy nên về nhà vc e phải theo sát kèm cặp hàng ngày. Con bắt đầu có những người bạn chơi cùng. E thường xuyên đưa con đến nhà bạn cũng như mời bạn đến nhà m chơi với con...
*8t-bh: vẫn phải nhắc nhở liên tục vì mọi thứ con quên khá nhanh. Vd đơn giản như ăn cơm cơm phải mời mọi người, nc phải có chủ ngữ & lễ phép với người lớn, ko dc để sách vở đồ đạc lung tung nhắc thì nhớ nhưng 2 3 hôm sau là quên.
Mấu chốt trong phương pháp của vc e là kiên trì, kiên trì hết sức có thể cố gắng tạo cho con tiếp xúc với môi trường xh bt càng nhiều càng tốt. Nói nghe mâu thuẫn nhưng e coi con e ko có bệnh j cả, để xh mọi người cũng xử sự bt với con e.Thẳng toẹt ra là nhà e ko nói với bất kỳ ai ngoài ông bà 2 bên.
E nghĩ với những j cccm tư vấn trong thớt này đã rất đầy đủ. Đặc biệt là cụ Leean .chúc cụ sẽ tìm đc phương pháp phù hợp với con m. E mong cháu sẽ có kết quả ngày càng tốt hơn
 

Saltbeavn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-801371
Ngày cấp bằng
24/12/21
Số km
1,538
Động cơ
46,048 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Các bố mẹ trong hội nhóm khuyên ko nên ăn đường nhiều, nhà em cho uống sữa hạt và hạn chế bánh kẹo ngọt
Cái này e nhớ cũng có nghe trên hội nhóm nhưng ko quan tâm tìm hiểu lắm vì con e ko ăn dc j có đường bt phải ăn chế độ riêng bác sĩ tư vấn để chữa hệ tiêu hóa cụ ạ.
 

shopnhimsoc

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-192383
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
3,640
Động cơ
552,291 Mã lực
Nơi ở
Số 66 ngõ 445 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
Website
nhadeplam.com
Lại là em đây, sau 1 năm cho con đi can thiệp ở trung tâm, cháu đã nghe lời hơn nhưng tiến bộ vẫn không là bao. Nay nói chuyện với cô giáo cũ của con cảm giác thấy buồn quá. Tương lai con sau này không biết sẽ như nào, có đi học đk như các bạn hay không, có biết làm gì để kiếm ăn hay không. Buồn quá cccm ạ.
Em thì thấy ko có gì là ghê gớm cụ ạ, nhà em cũng có thằng cháu bị tăng động, can thiệp muộn hơn con nhà cụ, 5 tuổi cô giáo nói mới đưa đi can thiệp, chân tay ko ngừng nghỉ tý nào, ko biết nói chuyện giao tiếp, tiếp thu kém, còn làm hẳn cái chứng nhận khuyết tật nữa kia mà, giờ khôn mà mồm liến thoắng suốt ngày, thông minh hiểu chuyện, lại học giỏi lịch sử, đam mê luôn ấy. Nên cụ đừng buồn nhé, trước mẹ nó cũng tuyệt vọng lắm, con bị kỳ thị, xong cũng ko có bạn bè gì hết. Em nghĩ gia đình trò chuyện với con nhiều vào, chậm hơn chứ ko phải dốt hay ko biết, mà lúc đã biết rồi thì khôn hơn người nhá.
 

shopnhimsoc

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-192383
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
3,640
Động cơ
552,291 Mã lực
Nơi ở
Số 66 ngõ 445 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
Website
nhadeplam.com
Trước cho lên Hn chỗ ĐHQG can thiệp, trong đó có lớp cho các cháu tự kỷ, tăng động, nhưng em thấy bệnh này ngày xưa chắc chẳng bao giờ để ý, chỉ nghĩ là nghịch thôi, giờ mới gọi là bệnh, cứ đồng hành với con trò chuyện chơi cùng rồi dần dần con sẽ thay đổi ạ
 

29S4968

Xe hơi
Biển số
OF-5973
Ngày cấp bằng
19/6/07
Số km
137
Động cơ
544,026 Mã lực
Hết sức chia sẻ cùng Cụ! Sau 11 trang thì tôi thấy các chia sẻ kinh nghiệm của mọi người với cụ là đã khá đầy đủ rồi.
Tuy nhiên tôi cũng muốn chia sẻ với cụ là mỗi cháu có hội chứng tự kỉ dù có thể biểu hiện ra ngoài giống nhau nhưng thực chất mỗi cháu sẽ ở một “tình trạng” khác nhau do đó sẽ không có đáp án chung đâu ạ. Chính vì thế bên cạnh việc can thiệp của trung tâm/ thầy cô, thì Bố mẹ là cực cực cực kỳ quan trọng đối với sự tiến bộ của các con. Bố mẹ cần kiên trì đồng hành và theo dõi để nắm được sự thay đổi dù nhỏ nhất về “tình trạng” của con để có thể tiếp tục hoặc thay đổi trung tâm đang tiến hành can thiệp. Vì thời gian can thiệp “hiệu quả nhất” cũng không phải là vô hạn, càng lớn các bé càng khó hơn! Mong con cụ sớm có kết quả tốt!
 

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Hết sức chia sẻ cùng Cụ! Sau 11 trang thì tôi thấy các chia sẻ kinh nghiệm của mọi người với cụ là đã khá đầy đủ rồi.
Tuy nhiên tôi cũng muốn chia sẻ với cụ là mỗi cháu có hội chứng tự kỉ dù có thể biểu hiện ra ngoài giống nhau nhưng thực chất mỗi cháu sẽ ở một “tình trạng” khác nhau do đó sẽ không có đáp án chung đâu ạ. Chính vì thế bên cạnh việc can thiệp của trung tâm/ thầy cô, thì Bố mẹ là cực cực cực kỳ quan trọng đối với sự tiến bộ của các con. Bố mẹ cần kiên trì đồng hành và theo dõi để nắm được sự thay đổi dù nhỏ nhất về “tình trạng” của con để có thể tiếp tục hoặc thay đổi trung tâm đang tiến hành can thiệp. Vì thời gian can thiệp “hiệu quả nhất” cũng không phải là vô hạn, càng lớn các bé càng khó hơn! Mong con cụ sớm có kết quả tốt!
Vâng cụ ạ. Em tự nhận đã không hết trách nhiệm với con. Qua chia sẻ cccm, em đã xác định sát sao cùng cháu dù có phải bỏ đi hết tất cả mọi thứ khác.
 

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Cũng lâu rồi h những j còn nhớ dc e xin phép thêm vài lời chia sẻ với cụ Hajime No Ippo về biểu hiện bệnh & quá trình đồng hành cùng con của vc e.
1. Dấu hiệu: con chậm nói (3t 5tháng mới gọi dc 2 từ bà & bố) ko tương tác với người khác, mắt luôn nhìn đi phía khác khi tương tác, đi nhón chân, ko ngồi yên đc 1 chỗ quá 2p, hay gào thét chạy nhảy liên tục, tức giận hay tự làm đau bản thân, sợ sệt khi ra chỗ đông người gặp người khác (trừ bố, mẹ, anh)...
2. Phương pháp & quá trình can thiêp.
* 2t -4t: e cho học ở trường với các bạn bình thường. Chiều cho học thêm ở 1 trung tâm SM.
Về nhà vc e luôn giao tiếp với con, dạy con từ cái đơn giản như đây là bố, đây là mẹ, đây là a rồi tiến thêm những thứ khác. Rồi đưa con đi chơi hàng ngày để con tiếp xúc thêm với xh. Thời gian này là vất nhất vì con chưa biết nói, tương tác chưa đc nhiều.
*4t-5t: ơn giời con đã nói chuyện dc nhiều. Tuy vẫn còn nhìn đi phía khác khi nói chuyện, đi nhón chân, chạy nhảy lung tung nhưng bố mẹ nhắc nhở con đã biết sửa. Bắt đầu thich vẽ tranh, tô tượng, chơi đồ hàng. E tăng cường cho con tương tác với mọi người, luôn tạo điều kiện cho con có bạn chơi cùng. Dù ban đầu khá khó vì con vẫn sợ tiếp xúc với người lạ. Nên phải mất thêm thời gian làm quen. có mấy bạn hàng xóm. E thường xuyên rủ ăn cùng, chơi cùng, đi khu vui chơi cùng... Dần dần con e cũng quen với các bạn. Trc khi ngủ e thường ngồi chơi lego với con. Khi con đánh bạn 2 vc e giải thích con ko nên làm thế bằng nhiều cách.
*5t-6t: khi con 5t e dừng ko cho con học trung tâm nữa. Chỉ cho con đi học lớp mẫu giáo bt. Ngoài việc tiếp tục tạo môi trường cho con giao tiếp ra e chú trọng vào việc tăng cường tập trung cho con hơn. Như bắt đầu dạy con để dày dép chỗ nào, quần áo đồ dùng nào của con, chơi lego hay tô tượng phải hoàn thành dc hoàn chỉnh, dạy con vệ sinh cá nhân tắm rửa...
* 6t-7t: con e ngoài nề nếp vẫn phải chỉnh sửa thì khả năng tiếp thu kém. Trên lớp ko hề tập trung nghe cô dạy nên về nhà vc e phải theo sát kèm cặp hàng ngày. Con bắt đầu có những người bạn chơi cùng. E thường xuyên đưa con đến nhà bạn cũng như mời bạn đến nhà m chơi với con...
*8t-bh: vẫn phải nhắc nhở liên tục vì mọi thứ con quên khá nhanh. Vd đơn giản như ăn cơm cơm phải mời mọi người, nc phải có chủ ngữ & lễ phép với người lớn, ko dc để sách vở đồ đạc lung tung nhắc thì nhớ nhưng 2 3 hôm sau là quên.
Mấu chốt trong phương pháp của vc e là kiên trì, kiên trì hết sức có thể cố gắng tạo cho con tiếp xúc với môi trường xh bt càng nhiều càng tốt. Nói nghe mâu thuẫn nhưng e coi con e ko có bệnh j cả, để xh mọi người cũng xử sự bt với con e.Thẳng toẹt ra là nhà e ko nói với bất kỳ ai ngoài ông bà 2 bên.
E nghĩ với những j cccm tư vấn trong thớt này đã rất đầy đủ. Đặc biệt là cụ Leean .chúc cụ sẽ tìm đc phương pháp phù hợp với con m. E mong cháu sẽ có kết quả ngày càng tốt hơn
Em cũng đang tìm hiểu phương pháp để giúp bé chơi được với các bạn khác, trên Hà Nội mợ biết rồi, nhà nào biết nhà nấy, rồi con mình chậm hơn nó không chơi đk với các bạn rồi lại bị cô lập. Đến khu vui chơi cháu cũng chơi kiểu độc lập chứ ít có tương tác với các bé khác. Em phải sắp xếp đưa cháu đến lớp mầm non thường xem sao.
 

Saltbeavn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-801371
Ngày cấp bằng
24/12/21
Số km
1,538
Động cơ
46,048 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Em cũng đang tìm hiểu phương pháp để giúp bé chơi được với các bạn khác, trên Hà Nội mợ biết rồi, nhà nào biết nhà nấy, rồi con mình chậm hơn nó không chơi đk với các bạn rồi lại bị cô lập. Đến khu vui chơi cháu cũng chơi kiểu độc lập chứ ít có tương tác với các bé khác. Em phải sắp xếp đưa cháu đến lớp mầm non thường xem sao.
bản thân gd cụ phải tăng cường quan hệ để tạo môi trường bt cho con. mua đồ chơi, đồ ăn, đi khu vui chơi gđ e luôn thêm 1 vài suất cho bạn cùng xóm, cùng lớp, họ hàng tham gia cùng con. những lần đầu con sẽ ko chơi cùng các bạn nhưng theo thời gian sẽ quen dần. e ko cho con sinh hoạt 1m mà luôn có bạn khác tham gia cùng. giống như cụ Leean có chia sẻ ở trên. khi bắt đầu đi học e đoán trước con sẽ phát sinh nhiều vấn đề nên xung phong làm trưởng bph để tiện giải quyết tất cả. e cố gắng làm sao để mọi ngừoi nghĩ con hư, đc chiều hơi dị dị chứ ko nghĩ con e bệnh. làm vậy để con ko bị cô lập. nói thật như cụ Leean là tốn khá nhiều chi phí xung quanh cụ ạ.
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,727 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Nên nhìn sự việc thật đơn giản cụ chủ thớt ạ, mình mà cứ nghĩ con mình bệnh và rối bời, để rồi loay hoay với phương pháo này, phương pháp kia thì khó đấy cụ, biết là con mình nó thế nhưng cứ phải nghĩ tích cực và không bị cái cụm từ tăng động giảm tập trung nó đè nặng tâm trí, dễ nản lắm, đay là một quá trình đấu tranh với bản thân và cần có sự kiên định rất lớn, cụ mà nản chí thì cái tiêu cực đó nó lan sang vợ con và người thân, đàn bà thì yêu lòng và dễ suy sụp lắm, cụ là trụ cột thì phải mạnh mẽ lên làm gương.

Thật ra phương pháp nào cũng chẳng phải là tuyệt đối và phụ thuộc vào từng đứa trẻ, cái chính vẫn là BỎ THỜI GIAN ra cho con, theo sát nó mọi lúc mọi nơi, cho đến khi nó ngủ, làm gì cũng được nhưng phải luôn tự nghĩ ra cách để lôi cuốn con và kéo nó vào tham gia chung, nó chưa quen thì ngày một, ngày hai, ngày ba... sẽ thành phản xạ có điều kiện thôi. Sẽ mất nhiều thời gian đấy, nhưng là không tránh khỏi được

Chuyện tốn kém thì là đương nhiên rồi, không chỉ ngay 1 ngày hai là hết bệnh được đâu, phải ròng rãi vài năm tuỳ theo từng đứa, nhưng con cụ thì cũng đâu có gi quá nghiêm trọng đâu, nó hoàn toàn có thể cải tạo hành vi và hoà nhập tốt mà, chỉ là lúc này sẽ tốn thời gian và sự quan tâm của cha mẹ thôi. cảm quan ban đầu của tôi là vậy. Do vậy mới cần có kế hoạch tài chính để đồng hành cùng con.

Phải chơi với nó mọi lúc mọi nơi, đồng hành với nó, không nên để nó tha thẩn một mình, nó có thể tự gây thương tích cho bản thân đấy, tội nó.

Cứ phải chơi với con,được thì đêm về đọc chuyện cho nó nghe, cha con ngủ chung với nhau để củng cố cái liên kết máu mủ càng tốt.

Tôi trước hàng đêm mắt díp lại vì buồn ngủ, đọc truyện mà rớt cả hàm mà vẫn cố đọc truyện vì nó vẫn chưa ngủ, thậm chí là "sáng tác" thêm chuyện để đọc cho con nghe, vì có đọc mãi cũng hết cả chuyện, nhiều hôm bí quá thậm chí còn phải tự bịa ra câu chuyện và cho nó vào làm nhân vật chính để kể cho nó nghe, thêm mắm thêm muối tạo cái sự tò mò và hứng khởi ở nó. mỗi ngày thay đổi một tý để tạo cái khác biệt, khơi gợi cái sự tò mò ở nó để chỉ ra cái khác biệt, cũng là cách luyện sự tập trung và hướng nó luôn nhin vào mình khi giao tiếp

Cứ nghĩ ra được cái nào nghĩ có lý tý thì cứ làm, chủ động trong mọi việc là được. Tôi chẳng có bí quyết gì ngoài việc phải luôn theo sát thằng con mình. Không để nó một mình.

Cứ chịu khó tý thì lại nghĩ ra cách ngay, đường đi ở đâu ? đường ở phía trước chứ đâu, cứ đi đi thì tự khắc sẽ thành đường.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Nên nhìn sự việc thật đơn giản cụ chủ thớt ạ, mình mà cứ nghĩ con mình bệnh và rối bời, để rồi loay hoay với phương pháo này, phương pháp kia thì khó đấy cụ, biết là con mình nó thế nhưng cứ phải nghĩ tích cực và không bị cái cụm từ tăng động giảm tập trung nó đè nặng tâm trí, dễ nản lắm, đay là một quá trình đấu tranh với bản thân và cần có sự kiên định rất lớn, cụ mà nản chí thì cái tiêu cực đó nó lan sang vợ con và người thân, đàn bà thì yêu lòng và dễ suy sụp lắm, cụ là trụ cột thì phải mạnh mẽ lên làm gương.

Thật ra phương pháp nào cũng chẳng phải là tuyệt đối, cái chính vẫn là BỎ THỜI GIAN ra cho con, theo sát nó mọi lúc mọi nơi, cho đến khi nó ngủ, làm gì cũng được nhưng phải luôn tự nghĩ ra cách để lôi cuốn con và kéo nó vào tham gia chung, nó chưa quen thì ngày một, ngày hai, ngày ba... sẽ thành phản xạ có điều kiện thôi. Sẽ mất nhiều thời gian đấy, nhưng là không tránh khỏi được

Chuyện tốn kém thì là đương nhiên rồi, không chỉ ngay 1 ngày hai là hết bệnh được đâu, phải ròng rãi vài năm tuỳ theo từng đứa, nhưng con cụ thì cũng đâu có gi quá nghiêm trọng đâu, nó hoàn toàn có thể cải tạo hành vi và hoà nhập tốt mà, chỉ là lúc này sẽ tốn thời gian và sự quan tâm của cha mẹ thôi. cảm quan ban đầu của tôi là vậy. Do vậy mới cần có kế hoạch tài chính để đồng hành cùng con.

Phải chơi với nó mọi lúc mọi nơi, đồng hành với nó, không nên để nó tha thẩn một mình, nó có thể tự gây thương tích cho bản thân đấy, tội nó.

Cứ phải chơi với con,được thì đêm về đọc chuyện cho nó nghe, cha con ngủ chung với nhau để củng cố cái liên kết máu mủ càng tốt.

Tôi trước hàng đêm mắt díp lại vì buồn ngủ, mà vẫn cố đọc chuyện , thậm chí là "sáng tác" chuyện để đọc cho con nghe, vì có đọc mãi cũng hết cả chuyện, thậm chí còn phải tự bịa chuyện và cho nó vào làm nhân vật chính để kể cho nó nghe, tạo cái sự tò mò và hứng khởi ở nó.

Cứ nghĩ ra được cái nào nghĩ có lý tý thì cứ làm, chủ động trong mọi việc là được. Tôi chẳng có bí quyết gì ngoài việc phải luôn theo sát thằng con mình. Không để nó một mình
Vâng ạ, em cảm ơn cụ nhiều nhé. Chia sẻ của cụ và mợ Saltbeavn , Dancingwiththewind và cccm khác giúp em rất nhiều. Qua tư vấn cccm trên này em cũng đã hình thành cho mình 1 con đường để đồng hành cùng con.
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,727 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn

29S4968

Xe hơi
Biển số
OF-5973
Ngày cấp bằng
19/6/07
Số km
137
Động cơ
544,026 Mã lực
Nên nhìn sự việc thật đơn giản cụ chủ thớt ạ, mình mà cứ nghĩ con mình bệnh và rối bời, để rồi loay hoay với phương pháo này, phương pháp kia thì khó đấy cụ, biết là con mình nó thế nhưng cứ phải nghĩ tích cực và không bị cái cụm từ tăng động giảm tập trung nó đè nặng tâm trí, dễ nản lắm, đay là một quá trình đấu tranh với bản thân và cần có sự kiên định rất lớn, cụ mà nản chí thì cái tiêu cực đó nó lan sang vợ con và người thân, đàn bà thì yêu lòng và dễ suy sụp lắm, cụ là trụ cột thì phải mạnh mẽ lên làm gương.

Thật ra phương pháp nào cũng chẳng phải là tuyệt đối và phụ thuộc vào từng đứa trẻ, cái chính vẫn là BỎ THỜI GIAN ra cho con, theo sát nó mọi lúc mọi nơi, cho đến khi nó ngủ, làm gì cũng được nhưng phải luôn tự nghĩ ra cách để lôi cuốn con và kéo nó vào tham gia chung, nó chưa quen thì ngày một, ngày hai, ngày ba... sẽ thành phản xạ có điều kiện thôi. Sẽ mất nhiều thời gian đấy, nhưng là không tránh khỏi được

Chuyện tốn kém thì là đương nhiên rồi, không chỉ
Chia sẻ của cụ Leean là cực ký chuẩn rồi ạ. Bên cạnh việc thu xếp kế hoạch tài chính (cái này thì mỗi nhà mỗi điều kiện, hoàn cảnh), với các bạn có tự kỉ, thì trong nhà phải cứ hẳn BỐ hoặc MẸ (không thể là người khác được kể cả Ông hay bà... trừ trường hợp đặc biệt) đồng hành xuyên suốt cùng con trong vòng vài năm cụ nhé. Ngoài ra BỐMẸ đều cần có sự lạc quan và tin tưởng vào sự tiến bộ của con (dù trong lòng đau và lo lắng lắm, em hiểu ạ).
Còn về hoạt động bên ngoài, sau giờ học và nói chung là cứ thời gian rảnh và có thể thì cho cháu ra khu vực công cộng như Công viên, thiếu nhi, vườn hoa Lý Thái Tổ (nếu ở HN)... cho cháu chơi, kể cả chỉ là 2 bố con chơi cùng nhau (miễn là không để cháu chơi 1 mình). Mọi hoạt động đó đều sẽ thấm dần thấm dần cụ ạ.
Một trong những hoạt động thể thao khá tốt cho các bé có tự kỉ chính là tập patin, vì tập món này giúp các bé tăng khả năng cân bằng (cần sử dụng não bộ rất nhiều) do đó tăng khả năng vận động tinh của bé. Rất nhiều cháu có tự kỉ có thể học và đi patin rất tốt, cụ không lo đâu.
Ngoài ra cũng như cụ Lêan và nhiều cụ ở trên đã chia sẻ, với các bé thế này, BỐ MẸ nên tăng cường tiếp xúc cơ thể như ôm ấp, xoa tay chân, đầu tóc, ngủ cùng... có tác dụng rất tốt để kích thích các giác quan cũng như cảm xúc của các bạn đấy ạ.
 

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Chia sẻ của cụ Leean là cực ký chuẩn rồi ạ. Bên cạnh việc thu xếp kế hoạch tài chính (cái này thì mỗi nhà mỗi điều kiện, hoàn cảnh), với các bạn có tự kỉ, thì trong nhà phải cứ hẳn BỐ hoặc MẸ (không thể là người khác được kể cả Ông hay bà... trừ trường hợp đặc biệt) đồng hành xuyên suốt cùng con trong vòng vài năm cụ nhé. Ngoài ra BỐMẸ đều cần có sự lạc quan và tin tưởng vào sự tiến bộ của con (dù trong lòng đau và lo lắng lắm, em hiểu ạ).
Còn về hoạt động bên ngoài, sau giờ học và nói chung là cứ thời gian rảnh và có thể thì cho cháu ra khu vực công cộng như Công viên, thiếu nhi, vườn hoa Lý Thái Tổ (nếu ở HN)... cho cháu chơi, kể cả chỉ là 2 bố con chơi cùng nhau (miễn là không để cháu chơi 1 mình). Mọi hoạt động đó đều sẽ thấm dần thấm dần cụ ạ.
Một trong những hoạt động thể thao khá tốt cho các bé có tự kỉ chính là tập patin, vì tập món này giúp các bé tăng khả năng cân bằng (cần sử dụng não bộ rất nhiều) do đó tăng khả năng vận động tinh của bé. Rất nhiều cháu có tự kỉ có thể học và đi patin rất tốt, cụ không lo đâu.
Ngoài ra cũng như cụ Lêan và nhiều cụ ở trên đã chia sẻ, với các bé thế này, BỐ MẸ nên tăng cường tiếp xúc cơ thể như ôm ấp, xoa tay chân, đầu tóc, ngủ cùng... có tác dụng rất tốt để kích thích các giác quan cũng như cảm xúc của các bạn đấy ạ.
Vâng cụ ạ, em cố gắng tập xe đạp cho cháu, cháu rất yếu tay và chân nhưng hy vọng cháu có thể tập đk
 

Hoàng_Phú Thọ

Xe container
Biển số
OF-307823
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
7,051
Động cơ
694,329 Mã lực
Nơi ở
huyện Cẩm Khê - Phú Thọ
Chào cụ/ mợ !
Em có thể chia sẻ với cụ một giải pháp mà bạn em và vài người quen đã cải thiện cho con, em nghĩ cụ/mợ có thể cần thông tin.
Cụ/mợ có thể dành thời gian lúc 20 giờ tối nay để tìm hiểu thông tin qua ứng dụng Zoom chứ ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top