[Funland] Con bị tăng động

prado2012

Xe điện
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
4,539
Động cơ
360,705 Mã lực
Con nhà em chậm hơn con nhà mợ nhiều mợ ạ. Có khi đi mấy trăm km bạn ý chỉ ngồi im và không nói gì. Em nhớ hồi ấy test thì con em chỉ đc 21/21 tháng vận động thô, còn lại ngôn ngữ, giao tiếp xã hội, vận động tinh đều chỉ đc 8 tháng. Bạn ý không tăng động mà cứ ngồi im cả buổi, gọi hỏi không hồi đáp, không đòi hỏi, không gọi mẹ đòi mẹ gì cả.
Con nhà mợ em nghĩ chỉ cần đi học, bố mẹ anh chị tăng cường chơi, đọc sách trò chuyện, ôm bé thể hiện tình cảm cùng con là ok.
Vâng em cảm ơn mợ, chắc tại đợt covid chả được đi đâu, nhiều bé chậm nói lắm. Nghe mợ kể thế mà giờ ông ấy thành thánh chém em mừng cho mợ.
 

binhduongdriver

Xe tải
Biển số
OF-405180
Ngày cấp bằng
17/2/16
Số km
489
Động cơ
249,029 Mã lực
Lại là em đây, sau 1 năm cho con đi can thiệp ở trung tâm, cháu đã nghe lời hơn nhưng tiến bộ vẫn không là bao. Nay nói chuyện với cô giáo cũ của con cảm giác thấy buồn quá. Tương lai con sau này không biết sẽ như nào, có đi học đk như các bạn hay không, có biết làm gì để kiếm ăn hay không. Buồn quá cccm ạ.
Mình không biết tình trạng ban đầu thế nào nhưng mình thấy nhiều trường hợp chỉ chính bố mẹ tập cho con mới có thể tiến bộ đươc nhiều. Khi cho con đi học can thiệp ở trường thì bạn có biết được cô giáo can thiệp thực tế như thế nào không ? Có được chăm sóc kĩ không hay chỉ chơi 1 lúc là bỏ cháu ở đó chơi 1 mình ? Quan điểm cá nhân mình thì chỉ có bố mẹ mới can thiệp tốt nhất cho chính đứa con của mình thôi.
 

Dancingwiththewind

Xe điện
Biển số
OF-614966
Ngày cấp bằng
10/2/19
Số km
3,698
Động cơ
158,256 Mã lực
Tuổi
44
Vâng em cảm ơn mợ, chắc tại đợt covid chả được đi đâu, nhiều bé chậm nói lắm. Nghe mợ kể thế mà giờ ông ấy thành thánh chém em mừng cho mợ.
vâng, giờ mọi người vẫn nhắc lại và không ngờ bạn ý đc như bây giờ.
Mất cả năm trời em can thiệp mà còn không có chuyển biến gì cơ, tối ngủ cứ nằm mơ con biết nói mà sáng dậy lại vẫn sự thật va vào mặt. sau cứ nhúc nhích tí một. Mẹ cho con đi học mẫu giáo mà mẹ cứ khóc. Sau vào lớp 1 học kém lắm nhưng dần dần bạn ý vươn lên.
Hôm trước em bảo có người yêu nhớ kể đấy nhé! Bạn ý bảo con biết rồi, nhà mình kiểu gì mà chả phải kể hế=))t. Nhưng con ăn mặc lôi thôi như này không có ai yêu đâu mà mẹ lo (tại em cứ chê ăn mặc lôi thôi quá).
Mọi người kể cả cô giáo học chính học thêm đều bảo nhìn con em biết là một em bé hạnh phúc. Được cái ngay cả lúc khó khăn nhất bố mẹ vẫn luôn hoà thuận chung sức lo cho con. May kinh tế nhà em cũng không quá khó khăn. Và em và bố bạn cũng chưa phải nghỉ làm đợt nào cả.
Cái này em chứng kiến nhiều nhà có con bị tự kỉ chậm phát triển bố mẹ hay quay ra mâu thuẫn nhau ( vì thực ra là cả quá trình dài, vất vả, tốn kém, stress) hoặc bỏ tiền giao phó cho giáo viên và người khác chăm sóc.
Bé nhà mợ cứ cho đi chơi nhiều, mọi người giành thời gian cho bé là ok ngay ạ
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Thế là bác sĩ viện nhi kết luận sai mợ nhỉ. Cụ út nhà em cũng chậm nói, tuy nhiên khả năng tiếp thu và tập trung thì tốt. Bạn ấy 3 tuổi nhưng chỉ nói câu đơn giản, biết nhiều từ tiếng Anh, biết hết bảng chữ cái và đếm đến 20, hình học, màu sắc bằng 2 thứ tiếng. Em đọc sách buổi tối cho bạn thì tầm 2 cuốn sách là đủ đô. Em có đi tham vấn thì cô hiệu trưởng có nói con không cần đi tác động/can thiệp, chỉ cần học ở trường là đủ. Mợ có kinh nghiệm gì không?
Bố đẻ em cũng 3 tuổi mới biết nói, món này không biết có di truyền ko nhỉ?
Cảm ơn mợ sakai_yo , em đã nhận được sách theo gợi ý của mợ, bạn nhà em xem được 2 cuốn rồi, thích lắm.
3C77FE84-5877-4C9F-8BE9-5ED9BDBDF362.jpeg
Sai là bình thường cụ ạ, nhất là các cháu từ tuyến dưới chuyển lên, em thấy nhiều lắm.
Kinh nghiệm của em thì cứ phải double check , bản thân mình cũng phải tin vào quan sát của mình nữa ( muốn có được hiểu biết về bệnh nay fthì phải tự tìm tài liệu đọc và nhờ anh em trong ngành giải thích thêm )
 

Dancingwiththewind

Xe điện
Biển số
OF-614966
Ngày cấp bằng
10/2/19
Số km
3,698
Động cơ
158,256 Mã lực
Tuổi
44
Sai là bình thường cụ ạ, nhất là các cháu từ tuyến dưới chuyển lên, em thấy nhiều lắm.
Kinh nghiệm của em thì cứ phải double check , bản thân mình cũng phải tin vào quan sát của mình nữa ( muốn có được hiểu biết về bệnh nay fthì phải tự tìm tài liệu đọc và nhờ anh em trong ngành giải thích thêm )
Đúng ạ. em đi gặp tất cả những chuyên gia mà em nghe đến, tham khảo trên mạng, đọc sách. Một ông bác sĩ người Pháp có nói với em là phải chữa cho bố mẹ trước. Bố mẹ phải nhìn nhận đúng mới can thiệp đc cho con.
Một bác sĩ tâm lý học trẻ em khác thì bảo em là: cháu phải nỗ lực hơn các bố mẹ khác nhiều lần. Con người ta chỉ dạy 2-3 lần một việc thì con cháu phải dạy 5-7 lần.
 

prado2012

Xe điện
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
4,539
Động cơ
360,705 Mã lực
Sai là bình thường cụ ạ, nhất là các cháu từ tuyến dưới chuyển lên, em thấy nhiều lắm.
Kinh nghiệm của em thì cứ phải double check , bản thân mình cũng phải tin vào quan sát của mình nữa ( muốn có được hiểu biết về bệnh nay fthì phải tự tìm tài liệu đọc và nhờ anh em trong ngành giải thích thêm )
Nói về tâm lý học thì Việt nam mình còn chậm lắm. Không chỉ trẻ con mà người lớn giờ rất nhiều người bị tâm lý mà không được tham vấn bác sĩ tử tế, cứ nghĩ đi khám bác sĩ tâm lý là xấu hổ , giấu rồi diễn tiến tiêu cực. Đây cũng là lý do mấy hội “ chữa lành” mới mọc lên khắp nơi, thật giả lẫn lộn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Định không tham gia góp ý nữa nhưng thấy cụ chủ hình như vẫn còn khá lúng túng thì phải, thôi đành gạch đầu dòng vài cái để cụ tự kiểm tra mức độ cụ hiểu về bệnh của con mình đến đâu.

Nhưng trước tiên theo suy đoán của tôi thì con cụ nó chỉ là ... tăng động thuần tuý, cũng không phải dạng nặng, vieej cnó mất tương tác , kỹ năng ngôn ngữ chỉ là giai đoạn lúc não bộ phát triển các kỹ năng đó, thì nó có vẻ bị thay bằng những thứ khác, như cuốn vào thiết bị điện tử , TV nhiều quá, lắm ông cha/me chỉ rảnh tay việc mình và quảng cho con cái điện thoại, bật TV lên cho nó xem để đút cho nó ăn cho xong bữa, việc bị tăng động thì có nhiều nguyên nhân, trong đó cũng có liên quan chế độ thức ăn dinh dưỡng hàng ngày, cụ cần kiểm tra và làm việc kỹ với chuyên gia dinh dưỡng với trường hợp con mình

Một vài gợi ý cho cụ để tự đánh giá lại chính xác bệnh của con mình là thể gì trong phổ tự kỷ :

- Thử đưa cho mó cái điện thoại, máy tính bảng cho nó xem mấy cái clip nhiều hình ảnh và âm thanh dài độ cỡ 5-7 phút , xem nó có dán mắt và tập trung không, xem hết rồi có đòi xem lại hay đòi xem cái khác không ? (nếu nó vẫn xem hết và vẫn tiếp tục muốn xem tiếp thì là vấn đề khác nữa, tôi sẽ nói sau)

-Ở điều kiện bình thường, nó thường chạy đi chơi những chỗ cố định? chạy sầm sầm, có tự va ngã hay gây đau chính bản thân mình hay không?, khi nó đau, nó khóc như phản ứng tự nhiên của đứa trẻ hay không, hay cứ đứng dậy chơi tiếp?, có khi nào nó vô tình vấp đầu vào cạnh bàn đau khóc và lần sau nó tự né ra như một phản xạ có điều kiện qua luyện tập ?

- Khi nó mệt quá vì hoạt động quá sức , nó có vật ra nhà, ra giường ngủ bất kể ổn ào, âm thanh xung quanh ?

- Đưa nó ra môi trường bên ngoài khác lạ phản ứng của nó thế nào ?

- Khi đi kiểm tra ở trung tâm về trẻ rối loạn hành vi, tăng động thì phản ứng của nó với bác sỹ như thế nào ? nó có hoàn tất bài kiểm tra không? trừng mắt với nó thì nó có hiểu hiện ra sao, giao tiếp bằng mắt thế nào ?

Cụ tạm thời kiểm tra lại nhưng cái gợi ý thế đi đã , tôi nghĩ con cụ thuộc dạng ADD mà thôi, chưa hẳn đã là ADHD dạng nặng.

Trẻ suy giảm tập trung do nhiều nguyên nhân, khả năng do đột biên DNA của các cặp gen quyết định đến hoạt động vận động, hành vi nhận thức cũng có, nhưng nhóm bị mất tập trung do tác động của rmôi trường sống, chế độ dinh dưỡng, ảnh hưởng của thiết bị điện tử (máy tính bảng, điện thoại, TV ... ) vào giai đoạn não bộ bắt đầu phát triền kỹ năng ngôn ngữ , xử lý âm thanh và hình ảnh... khá là nhiều và ngày càng phổ biến

Hồi tôi đưa con đến Nhi Đồng 2 ở trong SG này làm kiểm tra thì thấy rất nhiều bé (ở tuyến quận/huyện chuyển lên) bị chuẩn đoán sai vì dấu hiệu và hành vi của trẻ tăng động nhẹ nhưng suy giảm tập trung nặng với trẻ tăng động nặng nhưng khả năng tập trung vẫn có nhưng nó bị lấn át đi , trường hợp chuẩn đoán không chính xác như thế rất nhiều vì biểu hiện lâm sàng bên ngoài của hai dạng ADD, ADHD là khá giống nhau , cái này quan trọng đấy.

Muốn giúp được con nình thì trước tiên phải hiểu chính xác bệnh con mình là gì, nó đang ở mức nào trong thang phổ tự kỷ ( tự kỷ là nói chung, gọi tên nhóm bệnh nhé, chứ không phải chỉ là bệnh tự kỹ)

Bản thân tôi lúc đầu cũng chưa hẳn tin hoàn toàn vào kết luận của bác sỹ, vẫn phải double check qua 2 người bác sỹ ở hai nơi khác nhau, và tổng hợp từ quan sát của bản thân trong cả chu kỳ quan sát khá dài, rồi mới thống nhất được con mình nó bị gì và mức độ ra sao, rồi từ đấy mới lên kế hoạch xử lý.

Một chị bác sỹ tôi quen ( không phaỉ chuyên khoa nhi) đã khuyên tôi nên cho con đến trường, không cần đặt nặng vấn đề học hành, làm việc với thầy cô giáo để cho con có chỗ đi học, để nó giao tiếp và tương tác hàng ngày, càng nhiều càng tốt, kết hợp với điều trị chuyên khoa, cũng khuyên tôi là không nên cho con dùng các loại thuốc ức chế ADHD, ADD với trẻ từ 7 tuoi rtrở xuống vì tác dụng không nhiều, đó là hơn 10 năm về trước, còn giờ thì tôi không rõ các loại thuốc mới có tác dụng thế nào
Về vấn đề này, được thì cụ giúp em với. Em cũng ko biết đánh giá cháu thế nào thuộc thể gì, em xin trả lời 1 số gachh đầu dòng để nếu được xin cụ hướng dẫn hoặc cho em xin contact của các chuyên gia.
- cháu ít khi xem cái gì quá 5-7 phút trừ những video nào cháu thích quá hoặc phát hiện ra cái gì mới. Thường các video cháu xem và biết rồi cháu sẽ bỏ qua rất nhanh, chỉ đến với những video có tính tương tác mạnh đột ngột hoặc thấy những tính năng mới như replay cháu sẽ nghịch liên tục. Em để ý thấy hồi bé cháu rất thích chơi trò đuổi bắt hoặc ú oà, nhung trò có tính tương tác mạnh đột ngột.
- ở điều kiện bình thường, cháu có xu hướng chơi cố định như khi đi trung tâm trò chơi, cháu chỉ hay chơi nhà bóng, xúc hạt, câu cá, nhà bóng bay, ko để ý đến cacs trò khác. Khi đau cháu có xu hướng mách bố mẹ, cháu có tự gây đau cho bản thân nếu cháu đang khóc vì bị bố mẹ nạt. Cháu có để ý nếu bị đau do vô tình, ví dụ như cháu ngã do trơn trượt thì lần sau cháu đã biết điều chỉnh tốc độ đi chậm hoặc bước qua chỗ trơn.
- lúc bé cháu rất nhạy cảm âm thanh, ngủ gần như trong không gian ko tiếng độg đến bây giờ thì khi đã ngủ thì âm thanh to chút hoặc bố mẹ nói chuyện cháu đều ngủ đk.
- ra 1 môi trường mới, cháu có lúc chạy đi khám phá rồi lại quay lại xem bố mẹ đâu, lúc thì đi gần với bố mẹ đòi dắt tay hoặc bế.
- khi kiểm tra Trung tâm, cháu có xu hướng chống lại phải ép 1 chút để cháu hoàn thành kiểm tra. Ở lớp trừng mắt cháu hiểu là ko được đồng ý với hành động nên có xu hướng ngồi im, ở nhà quát kèm trừng mắt cháu có xu hướng mè nheo ăn vạ bố mẹ ạ.
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Đúng ạ. em đi gặp tất cả những chuyên gia mà em nghe đến, tham khảo trên mạng, đọc sách. Một ông bác sĩ người Pháp có nói với em là phải chữa cho bố mẹ trước. Bố mẹ phải nhìn nhận đúng mới can thiệp đc cho con.
Một bác sĩ tâm lý học trẻ em khác thì bảo em là: cháu phải nỗ lực hơn các bố mẹ khác nhiều lần. Con người ta chỉ dạy 2-3 lần một việc thì con cháu phải dạy 5-7 lần.
Có một sự thật khá căn bản mà người ta thường ít nghĩ tới và ít chấp nhận nó, muốn chữa được bệnh thì bản thân người bệ nh phải đáp ứng được với thuốc, không thì chẳng có phép màu nào cả.
Với nhóm bệnh về tâm lý thì đa phần là việc khám phá các ẩn ức bên trong thông qua phương pháp khai mở của bác syx tâm lý, thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ phần nào, chủ yếu người bệnh phải tuần thủ phápđồ của bác syx một cách nghiêm ngặt,đó là với người lớn, còn trẻ con thì kết quả điều trị thường rất khiêm tốn, chủ yêu vẫn phải dựa vào việc giám sát vàdidefu chỉnh hành vi của trẻ trong một ngày 24h liên tục, chỉ có bố mẹ và người thân mới làm được chuyện ấy thôi.
 

Dancingwiththewind

Xe điện
Biển số
OF-614966
Ngày cấp bằng
10/2/19
Số km
3,698
Động cơ
158,256 Mã lực
Tuổi
44
Hồi đó em chỉ nghĩ là: con em là một thiên thần ông trời trao cho em. Nó bé bỏng yếu đuối và hoàn toàn dựa vào em. Nếu em không cố gắng thì đời con em nó khổ. Dưới 4,5 tuổi thì sự khác biệt không lớn. Nhưng khi bắt đầu vào lớp 1 trở lên thì sự khác biệt sẽ khiến con mình bị cô lập, không có được cuộc sống bình thường.
Nên em khóc rất nhiều nhưng không nản chí. Lúc nào cũng cố chút, cố chút. Tìm hiểu thông tin, về bàn bạc với bố của bé. Ông kia nhà em cả ngày chả nói một câu, thế mà hồi ấy cứ suốt ngày nhảy múa mấy cái bài "trời nắng thỏ đi tắm nắng" với cả con cào cào tập thể thao gì đó.... Rồi tha lôi con khắp nơi. Một trong những bác sĩ khuyên em là: bố mẹ phải như bình luận viên thể thao ý, cứ tường thuật lại mọi thứ xung quanh cho bé nghe. Nên nhà em đi khắp nơi và nói liên hồi.
Giờ thì ông bố lại trầm lặng như cũ, có ba mẹ con như chim chưa thấy mặt là thấy tiếng ríu rít ong hết đầu.
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Về vấn đề này, được thì cụ giúp em với. Em cũng ko biết đánh giá cháu thế nào thuộc thể gì, em xin trả lời 1 số gachh đầu dòng để nếu được xin cụ hướng dẫn hoặc cho em xin contact của các chuyên gia.
- cháu ít khi xem cái gì quá 5-7 phút trừ những video nào cháu thích quá hoặc phát hiện ra cái gì mới. Thường các video cháu xem và biết rồi cháu sẽ bỏ qua rất nhanh, chỉ đến với những video có tính tương tác mạnh đột ngột hoặc thấy những tính năng mới như replay cháu sẽ nghịch liên tục. Em để ý thấy hồi bé cháu rất thích chơi trò đuổi bắt hoặc ú oà, nhung trò có tính tương tác mạnh đột ngột.
- ở điều kiện bình thường, cháu có xu hướng chơi cố định như khi đi trung tâm trò chơi, cháu chỉ hay chơi nhà bóng, xúc hạt, câu cá, nhà bóng bay, ko để ý đến cacs trò khác. Khi đau cháu có xu hướng mách bố mẹ, cháu có tự gây đau cho bản thân nếu cháu đang khóc vì bị bố mẹ nạt. Cháu có để ý nếu bị đau do vô tình, ví dụ như cháu ngã do trơn trượt thì lần sau cháu đã biết điều chỉnh tốc độ đi chậm hoặc bước qua chỗ trơn.
- lúc bé cháu rất nhạy cảm âm thanh, ngủ gần như trong không gian ko tiếng độg đến bây giờ thì khi đã ngủ thì âm thanh to chút hoặc bố mẹ nói chuyện cháu đều ngủ đk.
- ra 1 môi trường mới, cháu có lúc chạy đi khám phá rồi lại quay lại xem bố mẹ đâu, lúc thì đi gần với bố mẹ đòi dắt tay hoặc bế.
- khi kiểm tra Trung tâm, cháu có xu hướng chống lại phải ép 1 chút để cháu hoàn thành kiểm tra. Ở lớp trừng mắt cháu hiểu là ko được đồng ý với hành động nên có xu hướng ngồi im, ở nhà quát kèm trừng mắt cháu có xu hướng mè nheo ăn vạ bố mẹ ạ.
Em sửa còm này lại vì tự thấy mình không có chuyên môn nên không phát biểu liều được nữa.
Nếu em là cụ thì em sẽ đưa con đến bệnh viện uy tín để kiểm tra lại. kể cả kiểm tra mở rộng các nhóm bệnh khác liên quan đến hội chứng rối loại tự kỷ, em sẽ đi không chỉ một chỗ mà sẽ đi 2 chỗ có uy tín, mỗi chỗ sẽ không đưa ra cho người ta kết luận bệnh lý của bác sỹ trước đó, để xem các bên có thống nhất được nhận định hay không.
 
Chỉnh sửa cuối:

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,586
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Về vấn đề này, được thì cụ giúp em với. Em cũng ko biết đánh giá cháu thế nào thuộc thể gì, em xin trả lời 1 số gachh đầu dòng để nếu được xin cụ hướng dẫn hoặc cho em xin contact của các chuyên gia.
- cháu ít khi xem cái gì quá 5-7 phút trừ những video nào cháu thích quá hoặc phát hiện ra cái gì mới. Thường các video cháu xem và biết rồi cháu sẽ bỏ qua rất nhanh, chỉ đến với những video có tính tương tác mạnh đột ngột hoặc thấy những tính năng mới như replay cháu sẽ nghịch liên tục. Em để ý thấy hồi bé cháu rất thích chơi trò đuổi bắt hoặc ú oà, nhung trò có tính tương tác mạnh đột ngột.
- ở điều kiện bình thường, cháu có xu hướng chơi cố định như khi đi trung tâm trò chơi, cháu chỉ hay chơi nhà bóng, xúc hạt, câu cá, nhà bóng bay, ko để ý đến cacs trò khác. Khi đau cháu có xu hướng mách bố mẹ, cháu có tự gây đau cho bản thân nếu cháu đang khóc vì bị bố mẹ nạt. Cháu có để ý nếu bị đau do vô tình, ví dụ như cháu ngã do trơn trượt thì lần sau cháu đã biết điều chỉnh tốc độ đi chậm hoặc bước qua chỗ trơn.
- lúc bé cháu rất nhạy cảm âm thanh, ngủ gần như trong không gian ko tiếng độg đến bây giờ thì khi đã ngủ thì âm thanh to chút hoặc bố mẹ nói chuyện cháu đều ngủ đk.
- ra 1 môi trường mới, cháu có lúc chạy đi khám phá rồi lại quay lại xem bố mẹ đâu, lúc thì đi gần với bố mẹ đòi dắt tay hoặc bế.
- khi kiểm tra Trung tâm, cháu có xu hướng chống lại phải ép 1 chút để cháu hoàn thành kiểm tra. Ở lớp trừng mắt cháu hiểu là ko được đồng ý với hành động nên có xu hướng ngồi im, ở nhà quát kèm trừng mắt cháu có xu hướng mè nheo ăn vạ bố mẹ ạ.
Cụ tham khảo mấy tài liệu ở trên rồi có thể tự đánh giá F1 và học cách dạy theo hướng dẫn của sách. Nó cũng không khó, chỉ cần kiên nhẫn một chút thôi.
 

Haiprozzz

Xe buýt
Biển số
OF-749435
Ngày cấp bằng
9/11/20
Số km
761
Động cơ
84,534 Mã lực
Tuổi
34
Cháu bị tăng động có nghĩa là rất nghịch, chạy nhảy nô đùa hò hét suốt ngày hả cụ, em có đứa cháu gái ngoại nay 5 tuổi rồi từ lúc mới đẻ nó đã hiếu động rồi, nói chung đến bây giờ trừ lúc ngủ thì yên còn đâu nghịch luôn tay chân suốt ngày leo trèo kinh khủng, em cũng sợ nó bị Tăng động nhưng mọi người chỉ nói là nó nghịch hiếu động chưa đến mức bị bệnh, giờ cho cháu đi học múa rồi, nó tiếp thu rất nhanh và cũng đỡ nghịch đi một chút, ( cháu ở bên nước Nga) Cụ chủ cứ kiên trì tìm phương pháp để chữa bệnh cho cháu sau này lớn dần lên có thể tiến triển tốt hơn đấy, cứ phải kiên trì cụ ạ, chúc cụ và gia đình may mắn trên bước đường chữa bệnh cho cháu nhé.
Nghịch khác tăng động mà cụ, cái này là bệnh, đứa nhỏ ko kềm chế được, em có đứa cháu bị tăng động đây, ví dụ đang học trong lớp chạy ra ngoài chơi, phản ứng bị thái quá như gào khóc dù chuyện chả có gì.
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Cụ tham khảo mấy tài liệu ở trên rồi có thể tự đánh giá F1 và học cách dạy theo hướng dẫn của sách. Nó cũng không khó, chỉ cần kiên nhẫn một chút thôi.
Cụ có khá nhiều tài liệu hay, em cũng có vài cuốn trong số đó
 

Lệ Cẩm

Xe điện
Biển số
OF-496419
Ngày cấp bằng
10/3/17
Số km
2,070
Động cơ
206,401 Mã lực
Cháu tiến bộ hơn vì nói rõ ràng hơn , làm toán so sánh cao thấp, to bé được, có thêm đk vốn từ cụ ạ. Cháu vẫn hiểu được mệnh lênhh cơ bản. Em cũng ko biết thế nào, cô giáo nói cháu chưa đủ kỹ năng, cô thực sự ko muốn giữ cháu ở đây, nhà trường có rất nhiều bạn đăng ký học đều còn phải chờ, cô giáo cũng hiểu con. Các trường mà em đi hỏi chỉ có 1 trường công là hỗ trợ, các trường có chuẩn Reggio Emilia họ muốn con học thử nếu ko đủ kỹ năng họ ko muốn nhận. Mà con em nó chưa đủ kỹ năng, đó là đánh giá thực sự. Nếu học thì chỉ học trường công với hy vọng trường đó cho cô giáo của con đi hỗ trợ nửa ngày rồi về nửa ngày học trung tâm. Em đang nghĩ đến việc hàng sáng cho con đi học ở trường công rồi mới lên trung tâm xem thực sự cháu thích hợp ở đâu
Chỗ cty em trước có ông anh cho con đi học buổi sáng tại trung tâm , buổi chiều học tại mầm non . Anh ấy tìm trường mầm non gần chỗ trung tâm cho con học, rồi khi học xong thì nhờ cô giáo ở trung tâm đưa sang mầm non luôn. Hằng ngày, cả 2 trường đều có sổ đánh giá gửi về cho bố mẹ.
Không nên chỉ cho con ở một môi trường cụ ạ.
 

Lệ Cẩm

Xe điện
Biển số
OF-496419
Ngày cấp bằng
10/3/17
Số km
2,070
Động cơ
206,401 Mã lực
Nghịch khác tăng động mà cụ, cái này là bệnh, đứa nhỏ ko kềm chế được, em có đứa cháu bị tăng động đây, ví dụ đang học trong lớp chạy ra ngoài chơi, phản ứng bị thái quá như gào khóc dù chuyện chả có gì.
Đúng như cụ nói vậy. Những bạn tăng động hầu như không kiểm soát được hành vi của mình, và con cũng khó khăn trong việc đi ngủ nữa.
Nhưng theo như em đọc tài liệu thì họ nói ADHD là hội chứng chứ không phải là bệnh. Không biết như thế nào.
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Đúng như cụ nói vậy. Những bạn tăng động hầu như không kiểm soát được hành vi của mình, và con cũng khó khăn trong việc đi ngủ nữa.
Nhưng theo như em đọc tài liệu thì họ nói ADHD là hội chứng chứ không phải là bệnh. Không biết như thế nào.
Theo em hiểu thì hội chứng là tập hợp các triệu chứng mà nguyên nhân gốc tại thời điểm gọi tên nó thì chưa thể xác định và soi rọi nó dưới góc độ gảii phẫu học, tuy nhiên ngay cả khi tìm ra gốc của bệnh thì ngươiừ ta vẫn dùng cái từ ban đầu là hội chứng vì sự phổ biến của nó, ví dụ bây gờ người ta thông qua giải trình tự gen đã phát hiện ra yếu tố biến đổi các đoạn mã DNA trên các cặp gen quyết định đến khả năng vận động, nhận thức và hành vi liên quan đến rối loại tự kỹ, về mặt thống kê thì có mối liên hệ giữa số trẻ mắc hội chứng ADHD, ADD và các kết quả giải trình tự các cặp gen này, kết quả là tương đồng
 

Saltbeavn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-801371
Ngày cấp bằng
24/12/21
Số km
1,538
Động cơ
46,048 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Đúng ạ. em đi gặp tất cả những chuyên gia mà em nghe đến, tham khảo trên mạng, đọc sách. Một ông bác sĩ người Pháp có nói với em là phải chữa cho bố mẹ trước. Bố mẹ phải nhìn nhận đúng mới can thiệp đc cho con.
Một bác sĩ tâm lý học trẻ em khác thì bảo em là: cháu phải nỗ lực hơn các bố mẹ khác nhiều lần. Con người ta chỉ dạy 2-3 lần một việc thì con cháu phải dạy 5-7 lần.
đúng rồi mợ ạ. e cũng đi khắp nơi đều nhận đc tư vấn là phải chữa cho bố mẹ trc, bố mẹ phải nhìn nhận đúng mới can thiệp dc cho con.
Hồi đó em chỉ nghĩ là: con em là một thiên thần ông trời trao cho em. Nó bé bỏng yếu đuối và hoàn toàn dựa vào em. Nếu em không cố gắng thì đời con em nó khổ. Dưới 4,5 tuổi thì sự khác biệt không lớn. Nhưng khi bắt đầu vào lớp 1 trở lên thì sự khác biệt sẽ khiến con mình bị cô lập, không có được cuộc sống bình thường.
Nên em khóc rất nhiều nhưng không nản chí. Lúc nào cũng cố chút, cố chút. Tìm hiểu thông tin, về bàn bạc với bố của bé. Ông kia nhà em cả ngày chả nói một câu, thế mà hồi ấy cứ suốt ngày nhảy múa mấy cái bài "trời nắng thỏ đi tắm nắng" với cả con cào cào tập thể thao gì đó.... Rồi tha lôi con khắp nơi. Một trong những bác sĩ khuyên em là: bố mẹ phải như bình luận viên thể thao ý, cứ tường thuật lại mọi thứ xung quanh cho bé nghe. Nên nhà em đi khắp nơi và nói liên hồi.
Giờ thì ông bố lại trầm lặng như cũ, có ba mẹ con như chim chưa thấy mặt là thấy tiếng ríu rít ong hết đầu.
gái út nhà e ko may ngoài bệnh tâm lý còn bị thêm bệnh về đường tiêu hoá nữa. 2 bệnh đều phải chữa theo kiểu kiên trì từng tí 1. vk e cũng như mợ vậy. nhiều đêm tỉnh giấc thấy bạn ấy ngồi co ro khóc nấc ko ra tiếng, tay nắm chặt tới mức chảy máu. cứ như phát điên vậy. bạn ấy nói với e nhiều lúc chỉ muốn ôm con bé tự tử luôn, e đoán bạn ấy bị trầm cảm nhẹ. e luôn phải động viên còn nhiều gđ khổ cực hơn m nhiểu & con m cả 2 bệnh đểu có chuyển biến tích cực rồi. cũng mất nhiểu thời gian vk e mới bt, xác định rõ tư tưởng dc. vì nói thật ra e xách định luôn là con m bị bệnh chắc chắn ko thể bằng những đứa trẻ khác dc. như con e cháu vẫn có 1 số biểu hiện tính cách hơi khác 1 chút, vẫn rất nhát ngừoi lạ & khả năng tập trung kém hơn bạn cùng lứa. ngay cả việc ăn uống con e vẫn phải tránh một số loại thực phẩm. vc e h xác định rõ luôn. vẫn tiếp tục đồng hành cùng con từ việc học đến lo cho con cs công việc sau này. ko kỳ vọng chỉ mong con khoẻ mạnh có cs bt thôi. e vẫn nhớ lúc con vào lớp 1 cứ thấy số cô giáo là vc e rụng rời chân tay. nào là cô ko tìm thấy con đâu, con ngã, con đánh bạn...
 

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
đúng rồi mợ ạ. e cũng đi khắp nơi đều nhận đc tư vấn là phải chữa cho bố mẹ trc, bố mẹ phải nhìn nhận đúng mới can thiệp dc cho con.

gái út nhà e ko may ngoài bệnh tâm lý còn bị thêm bệnh về đường tiêu hoá nữa. 2 bệnh đều phải chữa theo kiểu kiên trì từng tí 1. vk e cũng như mợ vậy. nhiều đêm tỉnh giấc thấy bạn ấy ngồi co ro khóc nấc ko ra tiếng, tay nắm chặt tới mức chảy máu. cứ như phát điên vậy. bạn ấy nói với e nhiều lúc chỉ muốn ôm con bé tự tử luôn, e đoán bạn ấy bị trầm cảm nhẹ. e luôn phải động viên còn nhiều gđ khổ cực hơn m nhiểu & con m cả 2 bệnh đểu có chuyển biến tích cực rồi. cũng mất nhiểu thời gian vk e mới bt, xác định rõ tư tưởng dc. vì nói thật ra e xách định luôn là con m bị bệnh chắc chắn ko thể bằng những đứa trẻ khác dc. như con e cháu vẫn có 1 số biểu hiện tính cách hơi khác 1 chút, vẫn rất nhát ngừoi lạ & khả năng tập trung kém hơn bạn cùng lứa. ngay cả việc ăn uống con e vẫn phải tránh một số loại thực phẩm. vc e h xác định rõ luôn. vẫn tiếp tục đồng hành cùng con từ việc học đến lo cho con cs công việc sau này. ko kỳ vọng chỉ mong con khoẻ mạnh có cs bt thôi. e vẫn nhớ lúc con vào lớp 1 cứ thấy số cô giáo là vc e rụng rời chân tay. nào là cô ko tìm thấy con đâu, con ngã, con đánh bạn...
Cụ ở đâu vậy ạ, có ở Hà Nội ko, em tham khảo tí.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,586
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ có khá nhiều tài liệu hay, em cũng có vài cuốn trong số đó
Nói thật với cụ là khi con có biểu hiện tự kỷ sau khi đi khám về thì em cũng phải lao vào tìm hiểu về bệnh của cháu, rồi tiến hành áp dụng ngay vì lúc đấy F1 nhà em cũng 28 tháng rồi mà chẳng nói được cái gì. Thế là hành trình mua đồ chơi, tranh ảnh, truyện về dạy cho con và bắt đi nhà trẻ ngay hôm sau. Lúc đầu cũng chỉ hy vọng cháu nó nói được chứ cũng không hy vọng gì hơn... nhưng thật bất ngờ, chỉ sau 6 tháng cháu bắt đầu nói và giao tiếp với mọi người và nói suốt ngày. Bây giờ cháu đã học lớp 11, tư duy ngôn ngữ vẫn kém các bạn và tính tình vẫn trẻ con tương đương lớp 7,8... cơ mà cháu nó vẫn học được, ngoại ngữ học tốt, văn thì dở tệ vì có khi chẳng hiểu tác giả nói gì :)) :)) :)) . Hè vừa rồi phải thi lại văn 3 lần, tí nữa bị chuyển trường, em nghĩ chắc cô giáo cho qua chứ cũng không thể được 5 điểm :-s .
Em nhớ khi thi học kỳ 2 năm lớp 5, có câu hỏi là "Nước có tác dụng gì" thì cháu nó trả lời là "Nước chảy từ trên cao xuống thấp" =)). Dốt thế mà số lại hên, vẫn vào được trường tư tương đối khó ở Hà nội cả cấp 2 và cấp 3. Đến bây giờ vẫn cho học gia sư để học trước gần như tất cả các môn, trừ môn văn ;;).
 
Chỉnh sửa cuối:

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
đúng rồi mợ ạ. e cũng đi khắp nơi đều nhận đc tư vấn là phải chữa cho bố mẹ trc, bố mẹ phải nhìn nhận đúng mới can thiệp dc cho con.

gái út nhà e ko may ngoài bệnh tâm lý còn bị thêm bệnh về đường tiêu hoá nữa. 2 bệnh đều phải chữa theo kiểu kiên trì từng tí 1. vk e cũng như mợ vậy. nhiều đêm tỉnh giấc thấy bạn ấy ngồi co ro khóc nấc ko ra tiếng, tay nắm chặt tới mức chảy máu. cứ như phát điên vậy. bạn ấy nói với e nhiều lúc chỉ muốn ôm con bé tự tử luôn, e đoán bạn ấy bị trầm cảm nhẹ. e luôn phải động viên còn nhiều gđ khổ cực hơn m nhiểu & con m cả 2 bệnh đểu có chuyển biến tích cực rồi. cũng mất nhiểu thời gian vk e mới bt, xác định rõ tư tưởng dc. vì nói thật ra e xách định luôn là con m bị bệnh chắc chắn ko thể bằng những đứa trẻ khác dc. như con e cháu vẫn có 1 số biểu hiện tính cách hơi khác 1 chút, vẫn rất nhát ngừoi lạ & khả năng tập trung kém hơn bạn cùng lứa. ngay cả việc ăn uống con e vẫn phải tránh một số loại thực phẩm. vc e h xác định rõ luôn. vẫn tiếp tục đồng hành cùng con từ việc học đến lo cho con cs công việc sau này. ko kỳ vọng chỉ mong con khoẻ mạnh có cs bt thôi. e vẫn nhớ lúc con vào lớp 1 cứ thấy số cô giáo là vc e rụng rời chân tay. nào là cô ko tìm thấy con đâu, con ngã, con đánh bạn...
Mình thì không may mắn như cac cụ các mợ ở đây, hồi đó bị laid off vì hãng phá sản, rồi về nước , lập gia đình khi đã gần 40 tuổi, cuộc sống gia đình khá ngắn, quyết định rồi độc thân trở lại vì nhiều lý do, quyết định bỏ hết tất cả, chỉ mang thằng nhỏ với bà vú đi theo mình với hơn chục triệu đồng trong túi đủ để book cái KS ở tạm, tháng nhóc lúc đó mới 1,5 tuổi nhưng đã khá cứng cáp, với mình đó là phước đúc ông trời ban cho nên bằng mọi giá phải ghành lấy quyền nuôi con, kể cả dùng tiền để thoả thuận, mướn luật sư.. , chẳng cần gì ngoài con...

Thằng nhỏ hồi đó nó bị VA quá phát, ngủ mà không bế nó đứng ,để nó nằm thì sẽ bị ngưng thở, nên đêm nào cũng cùng với bà vú thay nhau bế nó ngủ, đêm chỉ ngủ tầm 3-4 tiếng để thay ca, phải chờ cả năm khi nó lên 2 tuôir rưỡi mới đi cắt VA ( amidan quá phát), trộm via từ đó trở đi nó khoẻ mạnh và khong ốm đau gì, chỉ là bắt đầu hoạt động qua mức, mức độ tăng theo thời gian, minh biết con có dấu hiệu tăng động khi nó gần 20 tháng, từ lúc chưa biết đi mới chỉ bò, nó luôn ngọ mgậy và mắt cứ nhìn hướng khác, ba gọi thì chỉ nhìn đáp lại rồi lại như cũ...

Vì điều kiện công việc cứ phải 6 tháng ở US, 6 tháng ở VN (cũng chỉ vì ráng cái thẻ xanh) mà bỏ lỡ mất thời gian ở bên con khi nó bắt đầu tập nói, mọi việc trông cậy hết vào bà vú (ở VN không có người thân, chỉ còn bạn bè), chỉ đi làm và gởi tiền về. Khi con 4 tuổi mình quyết định bỏ công việc bên kia và về hẳn SG để ở với con và tập trung cho nó, cũng may chỉ là công việc có thể deal để làm theo giờ bên kia nên phải chịu khó. Lúc đấy thật sự là cực và mệt mỏi trăm bề.

Quá trình đi học cùng con, phải chi ra rất nhiều tiền để ủng hội trường dạng sổ vàng tài trợ .. v.v ,đóng quỹ lớp nhiều hơn mức mỗi phụ huynh, tài trợ nhiều thứ khác như laptop cho lớp để cô dùng dạy học, tặng cái TV cho lớp, mỗi tháng đều hỗ trợ (CK) cô bảo mẫu, trô CN một khoản đủ để cô quan tâm, có chuyện thì thông báo và hỗ trợ ngay khi cu cậu trên lớp bộc phát...nhiều lúc phải làm việc với ban giám hiệu khi có đơn tập thể của rphụ huynh kiến nghị cho con ra khỏi lớp hoặc nhà trường phải chuyển lớp vì bạnấy làm ảnh hưởng (đánh bạn và hung bạo) đến con họ, thiệt tình là những lúc đó thấy thương con gấp trăm ngàn lần lúc thường ngày vì nó cũng đâu có tội gì đâu, chỉ thấy cay đắng là cũng là phụ huynh với nhau mà nhiều người họ quá ích kỷ, nhẫn tâm vớ iđứa trẻ chỉ đáng tuổi rcon họ mà nó cũng bịnh tật chứ có phải bình thường đâu

Cũng may là mình đi làm có tiền để lo cho con, chứ nhiều người nghèo và thu nhập thấp chắc họ tuyệt vọng mà ôm con tự sát quá.

...
Cuối cùng thì mọi chuyện cũng tốt lên, có thể ngủ tròn giấc mỗi đêm
Con giờ cũng đã lớn, nếu không quan sát kỹ hoặc cha mẹ không có con tăng động thì khó mà biết, tuy nhiên là cha mẹ thì vẫn nhận ra. Nhưng như thế là đã quá thành công rồi

Trong cuộc đời mình thời khắc hạnh phúc hạnh phúc nhất chính là lúc con nó có thể cầm bút viết tròn vành rõ chữ tên tuổi của nó, địa chỉ nhà và số điện thoại của ba phòng khi đi lạc. Hạnh phúc con người đôi khi nó chỉ là vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top