Hồi xưa đánh nhau với Mỹ, không quân Mỹ mà bị không quân VN bắn rơi thì cáu lắm nên thường đổ cho tên lửa, cao xạ tiêu diệt. Còn VN nếu cao xạ, tên lửa diệt được máy bay thì thỉnh thoảng cũng chia thành tích cho không quân để khích lệ. Chứ lên trời đánh nhau với nó thì cứ xác định đánh du kích, tỉa đểu thôi. Vì nó đông F4 Con Ma chặn Mig 21, Mig 17 lại để F 105 Thần Sấm quăng bom rồi té. Một vài vụ điển hình:
Sáng ngày 03-01 -1968, trên bầu trời Mai Châu xuất hiện đội hình 48 chiếc máy bay Mĩ đang hướng về phía Thanh Sơn, Phú Thọ. Được lệnh xuất kích từ sân bay Kép, biên đội 2 Mig-21 của Nguyễn Đăng Kính và Bùi Đức Nhu đã tạo được thế bất ngờ khi vào công kích đội hình địch từ hướng Mặt trời và ngay cú tiếp cận đầu tiên mỗi phi công đã hạ được 1 chiếc “Thần sấm”. Niềm vui chiến thắng giảm đi phần nào khi chiếc Mig-21 của Nguyễn Đăng Kính trở về hạ cánh đã “vượt rào” xông ra ngoài đường băng làm gãy càng trước. Như các kĩ thuật viên và phi công Việt Nam từng được học từ các thầy Xô viết đều biết rằng nguyên tắc cơ bản khi xử lí các tình huống uy hiếp an toàn bay là “Chớ lấy trứng chọi đá”. Thế nhưng các kĩ thuật viên Bắc Việt dũng cảm đã vác theo xà beng lao tới chỗ máy bay để tìm cách đưa phi công Nguyễn Đăng Kính ra khỏi buồng lái của chiếc máy bay tiêm kích đã bị gãy càng trước một cách lành lặn. Vì thế mà về sau, chiếc máy bay Mig-21 này đã được đem đi sửa không chỉ ở chỗ chiếc càng trước bị gãy, mà còn ở chỗ buồng lái. Phía Mĩ chỉ công nhận mỗi chiếc “Thần sấm” bị phi công Nguyễn Đăng Kính bắn rơi là chiếc F-105D có số đuôi 58-1157 thuộc Phi đội 469 Liên đội không quân chiến thuật số 388.
Cũng trong ngày 03 tháng Giêng, một tốp Mig-21 khác của Bùi Đức Nhu và Hà Văn Chúc được lệnh xuất kích chiến đấu nhưng không gặp địch. Sau đó vào lúc 3 giờ chiều, một đội hình 36 chiếc máy bay Mĩ bị phát hiện khi chúng bay vào Hà Nội. Phi công Hà Văn Chúc lại được lệnh xuất kích vào lúc 3 giờ 16 phút và nhanh chóng chiếm độ cao 5500 mét bằng với độ cao của đám “Thần sấm”. Trước khi chiếm được thế công kích, máy bay của Hà Văn Chúc đã bị một biên đội 4 chiếc “Con ma” lao vào cản phá. Phi công Chúc lại kéo cao tới độ cao 10000 mét khiến đám “Con ma” tụt lại phía sau. Khi lao xuống đám “Thần sấm” bay thấp mãi phía dưới, do tốc độ máy bay tăng quá nhanh nên Chúc đã không kịp lấy đường ngắm và khiến đám máy bay mục tiêu bị vuột về phía sau lưng (hay nói đúng hơn là máy bay Chúc đã bay vọt qua phía trước máy bay địch). Tiếp tục phát hiện một biên đội “Thần sấm” khác bay ở phía trước, Chúc lại xông vào công kích nhưng một lần nữa bị lỡ thời cơ phóng tên lửa. Khi đồng hồ báo dầu còn khoảng 700 lít không đủ để tiếp tục chiến đấu, Chúc đành đưa máy bay quay về sân bay hạ cánh. Như để trêu ngươi viên phi công dọc theo đường về, anh ta đã gặp cả thảy tới 8 biên đội “Thần sấm” đang trên đường bay vào. Chẳng còn gì mà tiếc, Hà Văn Chúc đã phóng 1 quả “Rắn đuôi kêu” Xô viết về phía máy bay địch từ cự li 3,5 km. Phi công Bắc Việt tuyên bố đã bắn rơi 1 chiếc “Thần sấm”, trong khi phía Mĩ không công nhận tổn thất này. Trong vụ này dù người phi công Bắc Việt có bắn rơi được máy bay cường kích Mĩ hay không, thì đối với Không quân Mĩ, những động tác cơ động lạ kì của Hà Văn Chúc đã giúp đẩy lui một trận không kích vào Hà Nội.