Cụ hỏi thật hay troll em đấy?
Chính quyền mình quy hoạch kém. Cho nên xây đô thị vệ tinh trước thì thành kiểu như Ba Vì, Hòa Lạc, hoang phế, chỉ tạo sóng đầu cơ đất.
Còn xây cụm trường trước thì sẽ kéo theo 1 loạt dịch vụ ăn theo. Tự khắc hình thành khu dân cư. Sau đó chính quyền sẽ xây dựng bổ sung cơ sở hạ tầng phù hợp. (Ban đầu cứ để bàn tay vô hình quyết định)
Với quy mô 3 trường đại học thì cụ yên tâm là quy hoạch không khó. Vì quy mô nhỏ, phù hợp đô thị vệ tinh, kiểu như làng đại học Thủ Đức đó. Mỗi tỉnh đặt 2 cụm làng đại học kiểu đó là vừa quy mô, ko quá gần nhau, ko gây quá tải.
Em xem sơ sơ các tỉnh giáp Hà Nội, cũng có khoảng 5 chỗ đặt được cụm Đại học:
Hưng Yên, Bắc Ninh
Cụm Sóc Sơn, Phúc Yên
Cụm Sơn Tây, Ba Vì
Cụm Lương Sơn, Hòa Bình
Cụm Ứng Hòa, Hà Tây (cũ)
Bàn tay vô hình của thị trường sẽ tự quy hoạch, chính quyền chỉ xây dựng bổ sung cơ sở hạ tầng cho phù hợp, vừa nhẹ đầu phần quy hoạch.
Chứ bao năm qua, mấy đời thủ tướng muốn xây đô thị vệ tinh cho HN, quy hoạch vùng thủ đô. Nhưng chỉ là mệnh lệnh hành chính, ko hiệu quả. Ba Vì là 1 ví dụ.
Đã có những case thành công rồi. Ví dụ :
1. Đại học công nghiệp HN làm thay đổi khu Nhổn. Kéo theo cả cụm trường khác mọc lên như: đại học Thành Đô, cao đẳng in, ...
2. Đại học sư phạm 2 và các trường cao đẳng lân cận. Hình thành khu đô thị Phúc Yên.
Các cụ không lo là giảng viên giỏi không chịu đi vùng sâu vùng xa nhé. Trường sư phạm 2 ngày xưa toàn các giáo sư gạo cội như Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử giảng dạy thôi ạ.
Chứ ko phải giảng viên kiêm trông xe như cụ gì nói ở trên. Mấy cụ giảng viên trông xe thì sẽ ko bao giờ chịu đi vùng sâu vùng xa cả, vì mất khoản trông xe.