[Funland] Có nên di chuyển toàn bộ các trường ĐH, CĐ ra khỏi nội thành Nà Nội?

nhadepxinh

Xe hơi
Biển số
OF-733664
Ngày cấp bằng
23/6/20
Số km
163
Động cơ
69,599 Mã lực
Tuổi
54
các trường đại học cũ thường xây từ 3 đến 5 tầng, sau khi chuyển đi đất đó xây nhà chung cư và tổ hợp từ 30 đến 50 tầng thì có đỡ tắc đường không nhỉ. Vì sao khu phố cũ và phố cổ không bị tắc đường. tính ra mật độ dân số ở các khu mới như Linh Đàm, Trung Hòa, Cầu Giấy cao gấp nhiều lần khu phố cổ.
 

Thạc sỹ

Xe tăng
Biển số
OF-379913
Ngày cấp bằng
28/8/15
Số km
1,399
Động cơ
-60,888 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai
Té ra là Thạc sỹ đang tâm sự chứ không phải đang làm một cái áng luận văng đả thông phố xá để lên tấn sỹ.

Em tóm gọn topic này là một ông bố đời đang đi đường thì tắc phố, nhìn ra thấy nhiều sinh viên học sinh nên đòi chuyển hết các trường đại học ra ngoại thành, đuổi sinh viên ra khỏi nội thành để đường thoáng cho bố đời đi. Đuổi các trường đại học đi rồi thì như thế nào bố mài mặc kệ. Cốt là thoáng bây giờ đã, tương lai bố méo quan tâm.
Mấy trang đầu đã có cụ bảo là nghĩ ngắn. Tình hình là có vẻ ngắn dần đều chứ không phải chỉ là ngắn.
Cụ có lẽ đọc nhiều Conan. Chuyển các trường ĐH ra khỏi HN với mục đích lâu dài là giảm mật độ trong nội đo mà cụ diễn giải kinh quá =))
 

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
4,528
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Chung cư thì cũng nhiều nơi tắc đường nhưng có điều nó đi lại còn đơ hơn mấy ông mấy bà sinh viên. Hoạt động không theo giờ giấc gì và llúc nào cũng loạn cả lên. Chịu.
 

Thạc sỹ

Xe tăng
Biển số
OF-379913
Ngày cấp bằng
28/8/15
Số km
1,399
Động cơ
-60,888 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai
Cụ cho anh em đồng kinh phí nghiên cứu khảo sát nào không mà đòi như đúng rồi thế?

Các nước châu Á đông dân đều có những vùng đô thị rộng lớn tập trung đông dân tứ xứ đổ về làm ăn tạo thành động lực kinh tế cho cả nước hoặc cả một miền. Thành phố Tokyo với Seoul dân số ~10 triệu nhưng tính cả vùng đô thị lân cận - metropolitan - thì phải 25-30 triệu người. Bắc Kinh có đến 6 vòng đường vành đai. Ngay Malaysia diện tích ngang VN, dân số bằng 1/3 (~30 triệu) mà cũng có tầm 8 triệu dồn về Kuala Lumpur. Sức ép dân số đối với vùng lõi đô thị các nước nói chung đều kinh khủng cả. Giải pháp giảm tải dễ thấy nhất của người ta là xây các tuyến đường sắt đô thị, thường là tàu điện ngầm, kết nối với đường sắt liên tỉnh, để việc di chuyển giữa các khu trong nội đô, giữa nội đô với ngoại thành và các tỉnh lân cận nó dễ dàng. Có kết nối đường sắt tốt rồi thì nguồn vốn đầu tư sẽ tự chảy và thị trường sẽ tự điều chỉnh.

Uy tín của trường đại học đến từ bề dày truyền thống và truyền thống ấy phải bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần. Đại học Bắc Kinh có thể mở thêm cơ sở (campus) ở Thâm Quyến nhưng vẫn giữ cơ sở ban đầu ở gần cung điện mùa hè trong nội thành. Đại học Tokyo có đến 5 campus rải khắp vùng đô thị nhưng nhắc đến nó người ta nhớ ngay hàng cây bạch quả hai bên đường dẫn vào tháp đồng hồ Yasuda (logo của trường cũng là hình hai cái lá bạch quả). Trường đại học không phải cơ sở sản xuất gây ô nhiễm hay xóm liều tiềm ẩn vấn đề an ninh trật tự gì lớn để mà nằng nặc đòi hất nó ra khỏi chỗ nó đã và đang ở.

Cụ cứ lải nhải về chuyện chuyển trường ĐH, còn kêu những người phản đối là có gắn bó lợi ích với trường ĐH. Giờ em cũng đặt câu hỏi ngược lại: Cụ là tay chân của nhóm lợi ích đang muốn chiếm đất của các trường à?
Theo em uy tin của các trường ĐH không thay đổi nếu vị trí nó đặt tại Đại Cồ Việt hay Hòa Lạc. Trong bối cảnh cần dãn dân nội đô thì giải pháp chuyển các đơn vị ra ngoài là cần thiết: Bệnh Viện thì không nên, các trường cấp trung học, cơ sở gắn liền với dẫn ngụ cư cũng không được,... Vậy trường ĐH là hợp lý
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top