- Biển số
- OF-349730
- Ngày cấp bằng
- 7/1/15
- Số km
- 327
- Động cơ
- 340,247 Mã lực
Theo e nên chuyển, Thấy có chủ trương cả chục năm nay rồi, nhưng nói và làm là 2 chuyện hoàn toàn khác!
Vì thiếu nguồn lực cụ ạ!Tối qua và hôm nay em đi làm thấy bắt đầu nhiều sinh viên, học sinh. Dịch bệnh mà đường phố đông như nêm cối, 6km mà mất gần 1h.
Nguyên nhân thì có nhiều, song có lẽ chủ yếu là học sinh sinh viên quá đông, tập trung nội thành.
Vì sao Nhà nước không quyết liệt chuyển 100% các trường ĐH ra khỏi nội thành nhỉ, theo các cụ nó nên không và tại sao ạ?
Không đọc bài của cụ ở trên àCái đầu tiên quan trọng nhất là tiền đâu thì cụ không có giải pháp. Mấy trường lớn như ĐHQG, BK, KT mà đi mỗi trường cũng cần 10.000 tỷ. Lấy ở đâu?
Bệnh viện thì không cụ ạ. Hai cái khác nhauGiờ ông nào chuyển đc bệnh viện, trường ĐH ra khỏi Thủ đô thì bầu ông ấy làm Thị trưởng
Theo một số ý kiến thì không hẳn về vấn đề kinh tế, ví dụ như trường ĐH Thủy Lợi, xây xong rồi đấy cụ, hình như 600 tỷCái đầu tiên quan trọng nhất là tiền đâu thì cụ không có giải pháp. Mấy trường lớn như ĐHQG, BK, KT mà đi mỗi trường cũng cần 10.000 tỷ. Lấy ở đâu?
Hiện đã có một số trường thực hiện được rồi cụ ạ. Đại Học TL đã giải quyết tất các các câu hỏi khó của cụ, tuy nhiên chỉ có một yếu tố là SV đăng ký bị sụt giảm quá lớn và Trường bị sốc, thế thôi.Đống mứt này bươi ra để chém cho vui thôi chứ ông chủ thớt cũng như mấy ông thượng tầng nói "chuyển ĐH ra ngoại thành" đều nghĩ ngắn.
Câu hỏi dễ (ít): chuyển đi đâu - trả lời đc ngay, Hòa Lạc đang thừa đất, chuyển đến đấy.
Câu hỏi khó (quá nhiều):
- Ai xây dựng KTX và/hoặc chỗ ở cho SV? Nhà trường hay dân bản xứ hay ai đó khác?
- Các dịch vụ đi kèm đào đâu ra? Bệnh viện, nhà nghỉ, quán hát, ....
- Giáo viên, Giảng viên đi làm vài chục km hay ăn ở tại chỗ? Các nhu cầu của đối tượng này thế nào?
- Hệ thống dịch vụ hiện tại sống dựa vào SV sẽ giải quyết thế nào? khả năng cao là kệ cmn.
Nói chung là vui mồm thì thế thôi chứ ko ông nào tính đến hệ lụy của việc chuyển đi. Thế nên là thôi, dẹp nhể
Có phải ý của cụ là "ĐH TL đã phải trả giá vì chuyển ra ngoại thành"?Hiện đã có một số trường thực hiện được rồi cụ ạ. Đại Học TL đã giải quyết tất các các câu hỏi khó của cụ, tuy nhiên chỉ có một yếu tố là SV đăng ký bị sụt giảm quá lớn và Trường bị sốc, thế thôi.
Không cụ ạ, ý em là nguyên nhân chính trường ĐHTL không chuyển đi không phải những lý do mà cụ liệt kê ở trênCó phải ý của cụ là "ĐH TL đã phải trả giá vì chuyển ra ngoại thành"?
Để tiện giao lưu hả cụ? Và nên đào một cái hồ ở đó lấy tên là Hồ quan hệ để giữ truyền thống nhỉ.Em ý kiến là Bk nên chuyển cùng khu vực với Ngoại Thương và Ngoại Giao ạ. Em xin hết.
Chắc phải đào hồ mới thôi cụ ạ. Chứ đổi tên hồ Tiền thì khéo bọn Xd nó đòi quan hệ cùng.Để tiện giao lưu hả cụ? Và nên đào một cái hồ ở đó lấy tên là Hồ quan hệ để giữ truyền thống nhỉ.
Vậy đợt dịch vừa rồi sao vắng hoe thế cụ.Bổ sung cho các cụ:
1. Tắc đường do sinh viên đi học?
Sai, lý giải bởi các ý sau:
- Các em sinh viên thường ở khu ký túc xá, hoặc trọ gần trong phạm vi 1km, không thể gây tắc đường.
- Sinh viên đi học thường sớm hẳn hoặc muộn hẳn so với giờ đi làm 8h, nên không thể gây tắc đường.
2. Tắc đường do phụ huynh đưa đón mầm non, tiểu học, cấp 1, cấp 2, cấp 3. Hơn nữa lại đưa đón bằng ô tô con, quãng đường dài từ 2 tới 5km, tính cả quay đầu về cơ quan?
Theo link này thì có 100k học sinh dự thi vào lớp 10 ở Hà Nội, tính 3 năm mẫu giáo và 12 năm học, tổng cộng 15 năm thì tính rẻ cũng ra Hà Nội có 1tr2 học sinh. Từng này học sinh đưa đón bằng ô tô là nguyên nhân tắc đường.
Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển lớp 10
(HNMO) - Ngày 23-6, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào từng trường trung học phổ thông công lập năm học 2020-2021.hanoimoi.com.vn
3. Tắc đường do người đi làm?
Mỗi năm rất nhiều sinh viên tốt nghiệp không về quê mà bám trụ ở Hà Nội. Thậm chí cả các sinh viên học ở Nam Đinh, Thái Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... đều về Hà Nội làm việc. Nếu di chuyển đại học ra vùng ven, thì sau khi tốt nghiệp vẫn đổ về Hà Nội cả thôi.
3. Tắc đường do không xây công viên mà xây chung cư 40 - 60 tầng, mỗi tầng 12 - 20 căn, tổng 5000 dân?
Khu Bách Khoa 50ha nếu di chuyển đi đủ xây 50 tòa, sức chứa 250k dân, thay vì 20k sinh viên như hiện tại.
4. Vào tết hoặc tháng 6 đi lại thoáng hơn?
Thoáng là do các cụ các mợ không đưa đón học sinh mầm non, cấp 1, cấp 2, cấp 3 như đã nêu ở trước.
5. Vào tết hoặc tháng 6 đi lại bằng xe bus thoáng hơn?
Cho dù chính phủ kêu gọi toàn dân đi xe bus (phương tiện công cộng) để tối ưu số người trên một diện tích mặt đường, tuy nhiên người đi xe bus lại chủ yếu là sinh viên, người già.
Chính các cụ các mợ đi ô tô mới là lãng phí mặt đường, nếu tắc đường ở ngã tư thì tắc cả tiếng luôn.
Dịch vừa rồi học sinh mầm non, tiểu học, cấp 2, cấp 3, ở nhà hết đó cụ, học online.Vậy đợt dịch vừa rồi sao vắng hoe thế cụ.
Lượng SV cũng góp phần giảm mật độ chứ cụ. Không phải tất cả nhưng cũng chiếm vài chục %. Ở đây phải kể đến những yếu tố phát sinh cho sự tăng dân số cơ học của HN: SV tăng, nhà ở tăng, lương thực thực phẩm tăng, ...Dịch vừa rồi học sinh mầm non, tiểu học, cấp 2, cấp 3, ở nhà hết đó cụ, học online.
Chỉ có người đi làm là ra ngoài, đi thẳng tới cơ quan luôn, không cần đưa con đi học rồi mới đến cơ quan nữa.