[Thảo luận] Có nên bỏ BRT

mb.vaynganhang

Xe tăng
Biển số
OF-392447
Ngày cấp bằng
16/11/15
Số km
1,112
Động cơ
258,345 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
phương tiện công cộng sẽ là tất yếu
Mới chỉ 1 tuyến tàu điện từ Hà Đông lên Ga cuối Cát Linh, mà e thấy cũng rất tiện rồi. Về sau, mạng lưới nhiều tuyến hơn, toả rộng hơn, thì nhu cầu đi lại trong thành phố cơ bản chỉ cần: 1,2 chuyến tàu + xe bus để tới điểm đến
 

Xedapdien2016

Xe hơi
Biển số
OF-468638
Ngày cấp bằng
7/11/16
Số km
160
Động cơ
203,172 Mã lực
Tuổi
24
Ối cụ ơi sao lại bỏ? Hàng ngày bọn em đi làm bằng BRT, mặc dù vẫn phải nối thêm 2 tuyến bus thường và đi bộ mấy trăm m nữa. Bỏ BRT là em cũng mang phương tiện cá nhân ra bon chen với cụ đấy.
 

blueseahn

Xe buýt
Biển số
OF-780720
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
920
Động cơ
-1,193,258 Mã lực
Cử tri Hà Nội kiến nghị dừng BRT vì không hiệu quả.
brt10.jpg

brt10a.jpg

Trích bài đăng:
"
Một trong các mục tiêu chủ yếu của thành phố Hà Nội khi triển khai tuyến buýt nhanh BRT là thay thế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông nội đô. Tuy nhiên, thực tế 6 năm qua cho thấy, việc thực hiện mục tiêu này đang có khá nhiều điểm bất cập đòi hỏi phải đánh giá chính xác về hiệu quả của tuyến buýt này.

Với tổng chiều dài trên 14 km, tuyến buýt nhanh BRT 01 có lộ trình Kim Mã - Yên Nghĩa đi qua những tuyến đường có mật độ phương tiện cao bậc nhất Hà Nội như: Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Tố Hữu, Quang Trung, Lê Trọng Tấn. Đến nay, sau thời gian hơn 6 năm đưa vào vận hành, tuy được hưởng nhiều “đặc quyền”, nhất là làn đường riêng, nhưng hiệu quả khai thác của tuyến buýt nhanh BRT 01 Kim Mã - Yên Nghĩa đang dừng lại ở mức khá khiêm tốn. Điều đáng nói, dọc theo lộ trình của tuyến buýt nhanh BRT 01 thường xuyên diễn ra tình trạng tắc đường, kẹt xe, đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm.
Cụ thể, hiện tuyến BRT 01 được khai thác với tần suất 5 - 10 - 15 phút/chuyến. Dù xe ít khách hay nhiều khách nhưng vẫn được dành riêng một làn đường để lưu thông. Tại phần đường còn lại, tình trạng ùn tắc, ô tô xếp hàng 2, hàng 3 nhích từng mét thường xuyên diễn ra. Nhiều thời điểm, xe máy tràn cả vào làn đường dành riêng cho xe BRT. Điều này khiến xe buýt BRT không thể đi nhanh như tính toán, dù đã được dành hẳn một làn đường riêng.
Hằng ngày đi làm bằng xe máy dọc tuyến buýt nhanh BRT 01, chị Lê Thu Hương ở Yên Nghĩa (Hà Đông) cho rằng, tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường Tố Hữu, Lê Văn Lương có một phần nguyên nhân đến từ tuyến BRT. Việc xe cá nhân chỉ được đi trong 2 làn bên ngoài, làn còn lại phải dành riêng cho buýt nhanh đã dẫn đến ùn tắc giao thông. Mặt khác, các tuyến đường buýt nhanh đi qua rất hẹp, lưu lượng phương tiện cá nhân lớn cũng là nguyên nhân gây ra ùn tắc. “Việc dành hẳn một làn đường ưu tiên cho BRT đang gây lãng phí hạ tầng giao thông khi đường ưu tiên không thể phát huy hết thế mạnh”, chị Hương nhìn nhận.
Ghi nhận thực tế của phóng viên cho thấy, ùn tắc giao thông là tình trạng diễn ra thường xuyên tại hầu hết các nút giao cắt dọc theo lộ trình của tuyến buýt nhanh BRT 01. Điển hình là tại một số nút giao cắt như: Ngã tư Lê Trọng Tấn – Quang Trung (Hà Đông); ngã ba Tố Hữu - Vũ Trọng Khánh (Hà Đông)… Trong giờ cao điểm, cả tuyến đường có 3 làn xe chạy thì 1 làn dành riêng cho buýt nhanh BRT, 2 làn còn lại cho các phương tiện khác đi chung. Lưu lượng phương tiện cá nhân nhiều nên khó tránh được ùn tắc.
“Tôi thấy việc duy trì tuyến xe buýt này đang có khá nhiều bất cập. Giờ cao điểm ô tô xếp hàng dài, xe máy chen chúc. Hơn nữa, từ sau khi tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động với lộ trình gần như tương tự đã hút bớt lượng hành khách của buýt BRT do đường sắt đô thị tiện lợi hơn, di chuyển nhanh hơn. Theo tôi, UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan chuyên môn, ngành giao thông nên xem xét lại hiệu quả của tuyến buýt nhanh BRT 01”, anh Nguyễn Văn Đức ở phường Quang Trung, quận Hà Đông chia sẻ.
hn.jpg
brt2_0.jpg

brt6.jpg

 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Không những không nên dừng mà còn phải mở rộng ra nhiều tuyến hơn.
Làm tới mức đi xe cá nhân thành một cái sự bất tiện rõ rệt khi so với phương tiện công cộng thì mới ngon ăn được.

Ưu tiên phần đất phần đường cho Phương tiện công cộng vốn dĩ là một phương thức hạn chế xe cá nhân. Đem việc xe cá nhân bất tiện lên đòi bỏ brt là cái logic gì?

Đã có MRT thì phải tăng mạnh BRT để cái dân xứ này bớt thói quen đụng chút là lôi xe cá nhân ra đường.
 

dattuyet_sghn

Xe điện
Biển số
OF-498204
Ngày cấp bằng
16/3/17
Số km
2,049
Động cơ
212,346 Mã lực
Tuổi
41
Dừng thì còn lâu gtcc mới phát triển được (mặc dù hiện tại brt thật sự ko hiệu quả). Làm sao phải liên kết tốt nhiều tuyến.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,065
Động cơ
655,055 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Không hiệu quả thì nên dừng, không nên cố chấp ạ
 

onghabeo

Xe tăng
Biển số
OF-61820
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
1,959
Động cơ
450,265 Mã lực
Dừng thì a em đi xe máy không có làn đường riêng mà đi đâu , giờ cao điểm hay thấp điểm nhờ có BRT mà xe máy chạy không phải lên vỉa hè
 

xedaprach

Xe điện
Biển số
OF-76843
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
2,751
Động cơ
88,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy Bus nhanh có luồng riêng vẫn được áp dụng rộng khắp ở nhiều đô thị lớn trên thế giới và có đông người dân sử dụng, mặc dù song song vẫn có hệ thống tầu điện ngầm hoạt động.
Mình áp dụng mà không hiệu quả phải xem lại cách làm, cách vận hành chứ bỏ đống tiền ra thử nghiệm rồi bỏ thì quá lãng phí, vớ vẩn dăm năm nữa lại thấy cần rồi lại khôi phục thì còn lãng phí gấp mấy lần.
 

glory4us

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30916
Ngày cấp bằng
9/3/09
Số km
3,445
Động cơ
453,512 Mã lực
Theo em nên dừng. Lãng phí kinh khủng
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
12,933
Động cơ
421,004 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
đi nhậu hiệu quả phết đấy ạ, grab giờ đắt lắm;))
20220813_214954.jpg
 

VCHDHN

Xe container
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
9,401
Động cơ
467,978 Mã lực
Em thấy Bus nhanh có luồng riêng vẫn được áp dụng rộng khắp ở nhiều đô thị lớn trên thế giới và có đông người dân sử dụng, mặc dù song song vẫn có hệ thống tầu điện ngầm hoạt động.
Mình áp dụng mà không hiệu quả phải xem lại cách làm, cách vận hành chứ bỏ đống tiền ra thử nghiệm rồi bỏ thì quá lãng phí, vớ vẩn dăm năm nữa lại thấy cần rồi lại khôi phục thì còn lãng phí gấp mấy lần.
Sai cmn ngay từ đầu rồi nên đừng nói tới từ lãng phí :)). Với HN nói dễ hiểu là hết thuốc chữa. Tất cả phải là đồng bộ, có quy hoạch chứ k phải thêm cái cầu vượt, thêm cái tầu trên cao, brt...là tung hoa hết ùn tắc:)).
 

Vdung1972

Xe container
Biển số
OF-95659
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
6,744
Động cơ
476,839 Mã lực
Nơi ở
Nơi tôi sinh-Hà Nội.Ngày tôi sinh-Một ngày bỏng ch
Website
www.nhtm.gov.vn
Dừng khẩn trương ạ, giờ cao điểm các xe buýt khác chạy đầy đường, luồn ra, lách vào gây mất an toàn, trên xe thì phần đông là chưa được 1/2 xe
 

Y Nok

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-669074
Ngày cấp bằng
9/6/19
Số km
510
Động cơ
99,080 Mã lực
Ko nên bỏ, chuyển nó thành Đường cho xe đạp, đang nghiên cứu DA này rồi.
Nếu DA cho xe đạp ko hiệu quả, bị Dân chửi quá thì ... chuyển nghiên cứu cho DA làm đg cho C.hó đi dạo....Mấy khi có đc quỹ đường để ngồi với nhau chế cháo DA.
Như cái Sông Tô Lịch, hàng năm cứ vẽ ra DA cải tạo, xử lý thôi....Thối thì Dân ngửi...
 

blueseahn

Xe buýt
Biển số
OF-780720
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
920
Động cơ
-1,193,258 Mã lực
Cóp pết bài này từ báo Lao Động mời các bác tham khảo:
Nói “dập dòm” là bởi không phải “tất cả”, mà chỉ một số loại xe: Xe buýt thường, xe vận tải hành khách từ 24 chỗ trở lên, các loại xe công vụ, cứu nạn... sẽ được phép đi vào tuyến đường dành riêng cho xe buýt BRT01 - Đề xuất của Sở GTVT gửi UBND TP.
Tại sao lại không phải là “tất cả các loại xe”?
À vì trên lý thuyết đó vẫn là làn xe buýt nhanh. Là vì đã “ngàn tỉ ném xuống”. Mà nói thẳng ra là việc thừa nhận sự thất bại không hề là việc dễ.
Hoạt động từ 1.1.2017, tuyến BRT Kim Mã- Yên Nghĩa dài 17km trị giá 53,6 triệu USD (hơn 1.000 tỉ) cho thấy sự thảm hại của thất bại.
Lượng khách bình quân chỉ đạt 40-42,6 người/chuyến, tức là chưa nổi 50% công suất thiết kế.
Dù có riêng một làn đường, chiếm 1/3 mặt cắt ngang của trục huyết mạch đông đúc nhất thủ đô, nhưng tốc độ chạy trung bình của buýt nhanh chỉ tầm 20km/giờ.
20km/h, ngang bằng với xe buýt thường, và chỉ nhanh hơn người chạy bộ chút xíu.
Hồi 2018, Thanh tra Chính phủ, trong bản kết luận của mình đã đánh giá việc bố trí làn đường BRT chiếm 1/3 mặt cắt trục đường trong khi hiện trạng lưu lượng giao thông trên tuyến rất lớn, chính là nguyên nhân “thường xuyên gây ùn tắc”.
Và một ngày tồn tại của làn riêng BRT là một ngày người dân qua lại trên tuyến bức xúc đến căm phẫn.
Tại sao xe buýt nhanh thất bại? Dẫu có đường riêng, dẫu giá mỗi chiếc buýt “như dát vàng”, tới gần 5 tỉ bạc?
Chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Xuân Thủy từng nói thẳng rồi: Họ bê nguyên si mô hình của Ecuador, Quảng Châu (Trung Quốc)... về đặt ở Hà Nội, vừa đắt tiền, lại không phù hợp với điều kiện thực tế.
Rằng, việc BRT vận hành không hiệu quả đã được dự đoán từ khi dự án này thai nghén, bởi BRT ở nước ngoài vận hành vì đường của họ có 6-8 làn xe, chứ đường 2 -3 làn xe thì không thể nào làm được dự án BRT. Và rằng: Các chuyên gia đã cảnh báo rồi nhưng họ vẫn cứ làm.
Con đường Lê Văn Lương đau khổ hồi đó vừa làm xong đã bị bóc mặt nhựa để trải mặt xi măng, cho original Quảng Châu. Ngàn tỉ ném xuống, thất bại nhận về. Còn nhân dân thì chen chúc đau khổ- ngay bên cạnh.
Có lẽ, đã đến lúc không thể làn riêng, cơ chế riêng, ưu tiên riêng cho BRT. Có lẽ, đã đến lúc trả lại đường cho dân chứ không thể để mãi một sự phi lý nhường đó tồn tại suốt bao năm.
Trích nguồn:
 

kolia pham

Xe hơi
Biển số
OF-592387
Ngày cấp bằng
28/9/18
Số km
141
Động cơ
132,997 Mã lực
Nên dành đường riêng cho các phương tiện công cộng, quy hoạch lại luồng giao thông, chặn bớt đường ngang, ngõ tắt, tránh xung đột ở các nút giao chứ không nên dừng BRT. Để tắc đường và tìm chỗ đậu xe là những nỗi khổ thì mới giảm được xe cá nhân.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Cóp pết bài này từ báo Lao Động mời các bác tham khảo:
Nói “dập dòm” là bởi không phải “tất cả”, mà chỉ một số loại xe: Xe buýt thường, xe vận tải hành khách từ 24 chỗ trở lên, các loại xe công vụ, cứu nạn... sẽ được phép đi vào tuyến đường dành riêng cho xe buýt BRT01 - Đề xuất của Sở GTVT gửi UBND TP.
Tại sao lại không phải là “tất cả các loại xe”?
À vì trên lý thuyết đó vẫn là làn xe buýt nhanh. Là vì đã “ngàn tỉ ném xuống”. Mà nói thẳng ra là việc thừa nhận sự thất bại không hề là việc dễ.
Hoạt động từ 1.1.2017, tuyến BRT Kim Mã- Yên Nghĩa dài 17km trị giá 53,6 triệu USD (hơn 1.000 tỉ) cho thấy sự thảm hại của thất bại.
Lượng khách bình quân chỉ đạt 40-42,6 người/chuyến, tức là chưa nổi 50% công suất thiết kế.
Dù có riêng một làn đường, chiếm 1/3 mặt cắt ngang của trục huyết mạch đông đúc nhất thủ đô, nhưng tốc độ chạy trung bình của buýt nhanh chỉ tầm 20km/giờ.
20km/h, ngang bằng với xe buýt thường, và chỉ nhanh hơn người chạy bộ chút xíu.
Hồi 2018, Thanh tra Chính phủ, trong bản kết luận của mình đã đánh giá việc bố trí làn đường BRT chiếm 1/3 mặt cắt trục đường trong khi hiện trạng lưu lượng giao thông trên tuyến rất lớn, chính là nguyên nhân “thường xuyên gây ùn tắc”.
Và một ngày tồn tại của làn riêng BRT là một ngày người dân qua lại trên tuyến bức xúc đến căm phẫn.
Tại sao xe buýt nhanh thất bại? Dẫu có đường riêng, dẫu giá mỗi chiếc buýt “như dát vàng”, tới gần 5 tỉ bạc?
Chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Xuân Thủy từng nói thẳng rồi: Họ bê nguyên si mô hình của Ecuador, Quảng Châu (Trung Quốc)... về đặt ở Hà Nội, vừa đắt tiền, lại không phù hợp với điều kiện thực tế.
Rằng, việc BRT vận hành không hiệu quả đã được dự đoán từ khi dự án này thai nghén, bởi BRT ở nước ngoài vận hành vì đường của họ có 6-8 làn xe, chứ đường 2 -3 làn xe thì không thể nào làm được dự án BRT. Và rằng: Các chuyên gia đã cảnh báo rồi nhưng họ vẫn cứ làm.
Con đường Lê Văn Lương đau khổ hồi đó vừa làm xong đã bị bóc mặt nhựa để trải mặt xi măng, cho original Quảng Châu. Ngàn tỉ ném xuống, thất bại nhận về. Còn nhân dân thì chen chúc đau khổ- ngay bên cạnh.
Có lẽ, đã đến lúc không thể làn riêng, cơ chế riêng, ưu tiên riêng cho BRT. Có lẽ, đã đến lúc trả lại đường cho dân chứ không thể để mãi một sự phi lý nhường đó tồn tại suốt bao năm.
Trích nguồn:
Kêu khổ mà còn ko bỏ xe cá nhân nhảy lên xe bus thì khổ cái gì.

Chẳng qua cái thói quen xe máy nó nuôi dưỡng cái sự lười xưa nay, chứ mà khổ quá đã tự biết đường nhảy ngay lên xe bus
 

xedaprach

Xe điện
Biển số
OF-76843
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
2,751
Động cơ
88,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sai cmn ngay từ đầu rồi nên đừng nói tới từ lãng phí :)). Với HN nói dễ hiểu là hết thuốc chữa. Tất cả phải là đồng bộ, có quy hoạch chứ k phải thêm cái cầu vượt, thêm cái tầu trên cao, brt...là tung hoa hết ùn tắc:)).
Vâng cụ, em không có thông tin hay số liệu cụ thể nhưng ý em là để đánh giá không khả thi và buộc dừng thì phải có phân tích cụ thể, bắt đầu từ lúc xây dựng dự án, dựa vào đâu mà bắt đầu, lý do tại sao không thực hiện được như tính toán ban đầu, cần điều chỉnh hay làm gì để có thể thay đổi không, đừng cứ thấy ko hợp hay khó khăn một chút mà từ bỏ mục tiêu ban đầu vì nó đã thành công ở nhiều đô thị khác.
 

tvad

Xe hơi
Biển số
OF-1140
Ngày cấp bằng
5/8/06
Số km
114
Động cơ
575,819 Mã lực
Nửa mùa. Đám chuyên gia chắc chắn hiểu, nhưng cũng ko dám quyết liệt, lại quay về bài "ko hiệu quả thì dẹp".
 

hitle888

Xe điện
Biển số
OF-77541
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
4,679
Động cơ
723,272 Mã lực
Nhà em ở Hào Nam, ngay gần bến cuối tàu điện, sáng đi làm thấy tàu điện và brt rất đông ạ, chiều về nhìn bãi gửi xe chạt cả ngõ 168 là hiểu ạ, cái gì cũng có bước đầu, thay vì thu hẹp thì nên mở rộng dần dần, cái gì cũng có quá trình mà các cụ.
Ps: tự dưng chỗ nhà em h thành điểm tụ tập bia bọt hay đi chơi của cả team, mấy ông hà đông thì cưỡi tàu điện đến nhậu rồi về, mấy ông góc khác thì còn h xe bus thì cưỡi bus về, xe gửi lại. Không thì làm con grab uống cho thoải mái nhẹ nhàng
 

longkhau

Xe tải
Biển số
OF-43543
Ngày cấp bằng
17/8/09
Số km
280
Động cơ
462,214 Mã lực
Theo em biết, muốn dừng dự án này không đơn giản!
BRT 01 thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội được Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.
Vậy thì, muốn dừng dự án phải được đồng ý của WB, có thể cái khó khăn lớn nhất chính là chỗ này!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top