Cử tri Hà Nội kiến nghị dừng BRT vì không hiệu quả.
(PLO)- Cử tri cho rằng, cần dừng hoạt động của tuyến buýt nhanh BRT vì không hiệu quả đồng thời, tiến hành thanh kiểm tra tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.
plo.vn
VOV.VN - Sau gần 6 năm vận hành, khai thác, tuyến buýt nhanh BRT 01 của Hà Nội không chỉ bộc lộ hàng loạt sai phạm, lãng phí, đội giá, mà hiệu quả khai thác chỉ như buýt thường…Chuyên gia cho rằng, một khi đã không hiệu quả thì nên dẹp sớm…
vov.vn
Trích bài đăng:
"
Một trong các mục tiêu chủ yếu của thành phố Hà Nội khi triển khai tuyến buýt nhanh BRT là thay thế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông nội đô. Tuy nhiên, thực tế 6 năm qua cho thấy, việc thực hiện mục tiêu này đang có khá nhiều điểm bất cập đòi hỏi phải đánh giá chính xác về hiệu quả của tuyến buýt này.
Với tổng chiều dài trên 14 km, tuyến buýt nhanh BRT 01 có lộ trình Kim Mã - Yên Nghĩa đi qua những tuyến đường có mật độ phương tiện cao bậc nhất Hà Nội như: Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Tố Hữu, Quang Trung, Lê Trọng Tấn. Đến nay, sau thời gian hơn 6 năm đưa vào vận hành, tuy được hưởng nhiều “đặc quyền”, nhất là làn đường riêng, nhưng hiệu quả khai thác của tuyến buýt nhanh BRT 01 Kim Mã - Yên Nghĩa đang dừng lại ở mức khá khiêm tốn. Điều đáng nói, dọc theo lộ trình của tuyến buýt nhanh BRT 01 thường xuyên diễn ra tình trạng tắc đường, kẹt xe, đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm.
Cụ thể, hiện tuyến BRT 01 được khai thác với tần suất 5 - 10 - 15 phút/chuyến. Dù xe ít khách hay nhiều khách nhưng vẫn được dành riêng một làn đường để lưu thông. Tại phần đường còn lại, tình trạng ùn tắc, ô tô xếp hàng 2, hàng 3 nhích từng mét thường xuyên diễn ra. Nhiều thời điểm, xe máy tràn cả vào làn đường dành riêng cho xe BRT. Điều này khiến xe buýt BRT không thể đi nhanh như tính toán, dù đã được dành hẳn một làn đường riêng.
Hằng ngày đi làm bằng xe máy dọc tuyến buýt nhanh BRT 01, chị Lê Thu Hương ở Yên Nghĩa (Hà Đông) cho rằng, tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường Tố Hữu, Lê Văn Lương có một phần nguyên nhân đến từ tuyến BRT. Việc xe cá nhân chỉ được đi trong 2 làn bên ngoài, làn còn lại phải dành riêng cho buýt nhanh đã dẫn đến ùn tắc giao thông. Mặt khác, các tuyến đường buýt nhanh đi qua rất hẹp, lưu lượng phương tiện cá nhân lớn cũng là nguyên nhân gây ra ùn tắc. “Việc dành hẳn một làn đường ưu tiên cho BRT đang gây lãng phí hạ tầng giao thông khi đường ưu tiên không thể phát huy hết thế mạnh”, chị Hương nhìn nhận.
Ghi nhận thực tế của phóng viên cho thấy, ùn tắc giao thông là tình trạng diễn ra thường xuyên tại hầu hết các nút giao cắt dọc theo lộ trình của tuyến buýt nhanh BRT 01. Điển hình là tại một số nút giao cắt như: Ngã tư Lê Trọng Tấn – Quang Trung (Hà Đông); ngã ba Tố Hữu - Vũ Trọng Khánh (Hà Đông)… Trong giờ cao điểm, cả tuyến đường có 3 làn xe chạy thì 1 làn dành riêng cho buýt nhanh BRT, 2 làn còn lại cho các phương tiện khác đi chung. Lưu lượng phương tiện cá nhân nhiều nên khó tránh được ùn tắc.
“Tôi thấy việc duy trì tuyến xe buýt này đang có khá nhiều bất cập. Giờ cao điểm ô tô xếp hàng dài, xe máy chen chúc. Hơn nữa, từ sau khi tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động với lộ trình gần như tương tự đã hút bớt lượng hành khách của buýt BRT do đường sắt đô thị tiện lợi hơn, di chuyển nhanh hơn. Theo tôi, UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan chuyên môn, ngành giao thông nên xem xét lại hiệu quả của tuyến buýt nhanh BRT 01”, anh Nguyễn Văn Đức ở phường Quang Trung, quận Hà Đông chia sẻ.
(ĐCSVN) - Một trong các mục tiêu chủ yếu của thành phố Hà Nội khi triển khai tuyến buýt nhanh BRT là thay thế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông nội đô. Tuy nhiên, thực tế 6 năm qua cho thấy, việc thực hiện mục tiêu này đang có khá nhiều điểm bất cập đòi hỏi phải đánh giá chính xác về...
dangcongsan.vn