Em lại cóp pết:
Đánh giá nhanh BRT hoạt động không hiệu quả là chưa khách quan?
Một nhận định khác:
Xe buýt nhanh hóa chậm cả tuyến đường
Không chỉ gây thiệt hại lớn về tiền, những hệ lụy của tuyến BRT này còn được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ: “Xe buýt BRT được bố trí làn đường riêng chiếm 1/3 mặt cắt ngang của các trục đường hiện có nhưng tốc độ chưa đạt yêu cầu, trong khi hiện trạng lưu lượng phương tiện giao thông trên tuyến rất lớn, nên thường xuyên xảy ra ùn tắc trong giờ cao điểm”.
Như vậy, mặc dù được đầu tư với số tiền lên đến 53,3 triệu USD (tương đương 1.160 tỷ VNĐ, thời giá cuối 2015) nhưng dự án chưa đạt hiệu quả như mong đợi, không đạt mục tiêu đề ra nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và chưa nâng cao được chất lượng môi trường của TP Hà Nội. Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị giao UBND TP Hà Nội xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và thống nhất với nhà tài trợ để thu hồi số tiền theo kết luận thanh tra.
Trong các loạt bài trên, Báo CAND đã phân tích, làm rõ những bất cập và lãng phí. Vốn đầu tư khoảng 53,33 triệu USD hoàn toàn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và trả nợ trong 30 năm. Bao gồm chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng, mua sắm đoàn xe, xây dựng nhà chờ, các điểm đầu cuối, depot, trung tâm quản lý BRT, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống vé, hệ thống đèn tín hiệu ưu tiên và các hạng mục phụ trợ khác.
Nghiên cứu kĩ báo cáo dự án, không khỏi giật mình trước con số 35 xe buýt có giá lên đến 250 tỷ đồng, tương đương khoảng 7,2 tỷ đồng/xe. Theo Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội (thời điểm cuối năm 2015), tổng số xe buýt sử dụng cho dự án là 35 xe với kích thước 12,2m x2,5m, sức chứa 90 hành khách. Các bộ phận chính của xe được nhập khẩu từ Nhật, Đức, Mỹ… và được lắp ráp tại Việt Nam.
Theo thiết kế, xe buýt BRT có hệ thống cửa mở bên trái đồng bộ với hệ thống nhà chờ trên toàn tuyến. Xe chạy trên làn đường bên trái và chỉ dừng đón trả khách tại các nhà chờ được xây dựng trên dải phân cách giữa 2 làn đường. Chính những bất cập này đã khiến dự án không phát huy được hiệu quả, thậm chí gây cản trở giao thông vào giờ cao điểm khi 1/3 làn đường (vốn đã không rộng rãi) phải dành riêng cho xe buýt.
Nhà chờ xe buýt giá 2 tỷ; cầu vượt dẫn vào nhà chờ giá 5 tỷ
Một trong những bất cập và lãng phí nổi bật của dự án này, là số tiền đầu tư xây dựng mỗi nhà chờ có giá 2 tỷ đồng, mỗi cầu vượt cho người đi bộ vào nhà chờ lên tới 5 tỷ đồng. Tổng số nhà chờ của cả dự án là 21 và 8 cầu vượt xây mới, 2 cầu vượt gia cố thêm. Thời điểm cuối năm 2015, trong khi các nhà chờ xe buýt đang phải “nằm chờ” nhiều hạng mục khác của dự án xe buýt nhanh hoàn thiện, mặc dù chưa đi vào sử dụng nhưng nhiều nhà chờ, cầu vượt dành riêng cho người đi xe buýt nhanh đã bị xuống cấp, cũ nát, mất vệ sinh.
Như vậy, trong khi Hà Nội còn đang loay hoay với hàng ngàn phương án để giảm thiểu ùn tắc, hiện đại hóa giao thông đô thị thì với số vốn bỏ ra lên đến hơn 53 triệu USD, những gì người dân được nhìn thấy cũng như ý kiến của chuyên gia giao thông đô thị về dự án xe buýt nhanh là khá tiêu cực. Mặc dù chưa đi vào hoạt động nhưng sự lãng phí, khó hiệu quả của dự án đã bắt đầu bộc lộ.
Thời điểm đó (cuối năm 2015), trao đổi với PV Báo CAND về những bất cập và sự lãng phí của dự án này, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, Bộ Giao thông - Vận tải, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị cho rằng, dự án xe buýt nhanh đang gây lãng phí cả về không gian và lãng phí về tiền bạc.
Theo TS Nguyễn Xuân Thủy thì: “Việc xe buýt nhanh đi vào hoạt động sẽ chiếm một khoảng không gian trên các tuyến đường. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ việc đã đưa xe buýt nhanh hoạt động tại Thủ đô Hà Nội nhưng lượng người đi không đông, trong khi đó, nếu để không gian của xe buýt nhanh cho các phương tiện khác chạy thì công suất sẽ cao hơn. Như vậy, việc đưa xe buýt nhanh vào hoạt động cũng cần phải cân nhắc xem có bù được với không gian đã mất hay không. Tại sao phải dành diện tích đường cho phương tiện mà công suất vận chuyển không cao”.
Với những phân tích nêu trên, Báo CAND đã khẳng định: Rõ ràng, trong lúc ngân sách Nhà nước hạn hẹp, chồng chất khó khăn thì việc Hà Nội vay hơn 1.000 tỷ đồng đổ vào dự án mà dù chưa đi vào hoạt động đã bộc lộ nhiều hạn chế, ít tác dụng, thì chẳng khác nào “nhà nghèo vung tay quá trán”. Số tiền 55,3 triệu USD thế hệ mai sau sẽ phải trả và “cái giá” của nó sẽ rất đắt về nhiều mặt.
Trở lại 6 năm về trước, không lâu sau khi dự án xe buýt nhanh BRT Hà Nội được khởi công, nhiều chuyên gia giao thông và người dân đã ngờ vực về tính hiệu quả của nó. Là tờ báo lên tiếng sớm và mạnh mẽ nhất về những bất cập, lãng phí của dự án này, Báo CAND đã có nhiều bài, loạt bài phản ánh như: Dự án xe buýt nhanh nghìn tỷ ở Hà Nội: Méo mặt với cảnh “nhà nghèo" chơi hoang; Cận cảnh dự án xe buýt nhanh nghìn tỷ tại Hà Nội: “Chưa hoàn thiện đã… xuống cấp”, "Ném " 1.000 tỷ vào dự án xe buýt nhanh: Quá lãng phí và không hiệu quả!...
Trích nguồn:
Đánh giá nhanh BRT hoạt động không hiệu quả là chưa khách quan?
Đánh giá xe buýt nhanh BRT hoạt động không hiệu quả là chưa khách quan
(Xây dựng) – Đó là chia sẻ của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội khi đánh giá hoạt động của tuyến xe buýt nhanh BRT. Đơn vị này
baoxaydung.com.vn
Một nhận định khác:
Xe buýt nhanh hóa chậm cả tuyến đường
Không chỉ gây thiệt hại lớn về tiền, những hệ lụy của tuyến BRT này còn được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ: “Xe buýt BRT được bố trí làn đường riêng chiếm 1/3 mặt cắt ngang của các trục đường hiện có nhưng tốc độ chưa đạt yêu cầu, trong khi hiện trạng lưu lượng phương tiện giao thông trên tuyến rất lớn, nên thường xuyên xảy ra ùn tắc trong giờ cao điểm”.
Như vậy, mặc dù được đầu tư với số tiền lên đến 53,3 triệu USD (tương đương 1.160 tỷ VNĐ, thời giá cuối 2015) nhưng dự án chưa đạt hiệu quả như mong đợi, không đạt mục tiêu đề ra nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và chưa nâng cao được chất lượng môi trường của TP Hà Nội. Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị giao UBND TP Hà Nội xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và thống nhất với nhà tài trợ để thu hồi số tiền theo kết luận thanh tra.
Trong các loạt bài trên, Báo CAND đã phân tích, làm rõ những bất cập và lãng phí. Vốn đầu tư khoảng 53,33 triệu USD hoàn toàn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và trả nợ trong 30 năm. Bao gồm chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng, mua sắm đoàn xe, xây dựng nhà chờ, các điểm đầu cuối, depot, trung tâm quản lý BRT, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống vé, hệ thống đèn tín hiệu ưu tiên và các hạng mục phụ trợ khác.
Nghiên cứu kĩ báo cáo dự án, không khỏi giật mình trước con số 35 xe buýt có giá lên đến 250 tỷ đồng, tương đương khoảng 7,2 tỷ đồng/xe. Theo Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội (thời điểm cuối năm 2015), tổng số xe buýt sử dụng cho dự án là 35 xe với kích thước 12,2m x2,5m, sức chứa 90 hành khách. Các bộ phận chính của xe được nhập khẩu từ Nhật, Đức, Mỹ… và được lắp ráp tại Việt Nam.
Theo thiết kế, xe buýt BRT có hệ thống cửa mở bên trái đồng bộ với hệ thống nhà chờ trên toàn tuyến. Xe chạy trên làn đường bên trái và chỉ dừng đón trả khách tại các nhà chờ được xây dựng trên dải phân cách giữa 2 làn đường. Chính những bất cập này đã khiến dự án không phát huy được hiệu quả, thậm chí gây cản trở giao thông vào giờ cao điểm khi 1/3 làn đường (vốn đã không rộng rãi) phải dành riêng cho xe buýt.
Nhà chờ xe buýt giá 2 tỷ; cầu vượt dẫn vào nhà chờ giá 5 tỷ
Một trong những bất cập và lãng phí nổi bật của dự án này, là số tiền đầu tư xây dựng mỗi nhà chờ có giá 2 tỷ đồng, mỗi cầu vượt cho người đi bộ vào nhà chờ lên tới 5 tỷ đồng. Tổng số nhà chờ của cả dự án là 21 và 8 cầu vượt xây mới, 2 cầu vượt gia cố thêm. Thời điểm cuối năm 2015, trong khi các nhà chờ xe buýt đang phải “nằm chờ” nhiều hạng mục khác của dự án xe buýt nhanh hoàn thiện, mặc dù chưa đi vào sử dụng nhưng nhiều nhà chờ, cầu vượt dành riêng cho người đi xe buýt nhanh đã bị xuống cấp, cũ nát, mất vệ sinh.
Như vậy, trong khi Hà Nội còn đang loay hoay với hàng ngàn phương án để giảm thiểu ùn tắc, hiện đại hóa giao thông đô thị thì với số vốn bỏ ra lên đến hơn 53 triệu USD, những gì người dân được nhìn thấy cũng như ý kiến của chuyên gia giao thông đô thị về dự án xe buýt nhanh là khá tiêu cực. Mặc dù chưa đi vào hoạt động nhưng sự lãng phí, khó hiệu quả của dự án đã bắt đầu bộc lộ.
Thời điểm đó (cuối năm 2015), trao đổi với PV Báo CAND về những bất cập và sự lãng phí của dự án này, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, Bộ Giao thông - Vận tải, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị cho rằng, dự án xe buýt nhanh đang gây lãng phí cả về không gian và lãng phí về tiền bạc.
Theo TS Nguyễn Xuân Thủy thì: “Việc xe buýt nhanh đi vào hoạt động sẽ chiếm một khoảng không gian trên các tuyến đường. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ việc đã đưa xe buýt nhanh hoạt động tại Thủ đô Hà Nội nhưng lượng người đi không đông, trong khi đó, nếu để không gian của xe buýt nhanh cho các phương tiện khác chạy thì công suất sẽ cao hơn. Như vậy, việc đưa xe buýt nhanh vào hoạt động cũng cần phải cân nhắc xem có bù được với không gian đã mất hay không. Tại sao phải dành diện tích đường cho phương tiện mà công suất vận chuyển không cao”.
Với những phân tích nêu trên, Báo CAND đã khẳng định: Rõ ràng, trong lúc ngân sách Nhà nước hạn hẹp, chồng chất khó khăn thì việc Hà Nội vay hơn 1.000 tỷ đồng đổ vào dự án mà dù chưa đi vào hoạt động đã bộc lộ nhiều hạn chế, ít tác dụng, thì chẳng khác nào “nhà nghèo vung tay quá trán”. Số tiền 55,3 triệu USD thế hệ mai sau sẽ phải trả và “cái giá” của nó sẽ rất đắt về nhiều mặt.
Trở lại 6 năm về trước, không lâu sau khi dự án xe buýt nhanh BRT Hà Nội được khởi công, nhiều chuyên gia giao thông và người dân đã ngờ vực về tính hiệu quả của nó. Là tờ báo lên tiếng sớm và mạnh mẽ nhất về những bất cập, lãng phí của dự án này, Báo CAND đã có nhiều bài, loạt bài phản ánh như: Dự án xe buýt nhanh nghìn tỷ ở Hà Nội: Méo mặt với cảnh “nhà nghèo" chơi hoang; Cận cảnh dự án xe buýt nhanh nghìn tỷ tại Hà Nội: “Chưa hoàn thiện đã… xuống cấp”, "Ném " 1.000 tỷ vào dự án xe buýt nhanh: Quá lãng phí và không hiệu quả!...
Trích nguồn:
BRT - nỗi đau từ con số 53 triệu USD và 43 tỷ đồng
Như Báo CAND đã thông tin, Thanh tra Chính phủ vừa công bố tổng số tiền sai phạm tại Hợp phần I- Xe buýt nhanh BRT thuộc Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội, lên tới trên 43,5 tỷ đồng.
cand.com.vn