[Funland] Có một hồn phố trong nhạc vàng trước 1975

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
15,251
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
Em thấy Cụ chủ lấy từ phố trong nhạc vàng để nhận là những phố ngoài HN có gì đó sai sai.
Đơn giản để nhận thấy là không có nhạc sĩ sống ở MN mà viết nhạc về HN.
Thỉnh thoảng cũng có 1-2 bài nhưng kiểu như: rồi mai đây quân Nam về Thăng Long, đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng.
Chứ không phải là những bài nhạc nhớ thương, khắc khoải, đau buồn...khi nhớ, khi viết nhạc về HN sau khi di cư vào Nam.
Các Nhạc sĩ này thì có Anh Bằng: tôi xa HN năm lên 18 khi vừa biết yêu, bao nhiêu mộng đẹp yêu thương thành khói tan theo mây chiều, HN ơi nào biết ra sao bây giờ...

Cũng là nhạc sĩ Anh Bằng:

“Mây ơi về đâu đó
Qua miền biên giới nhớ cho ta nhắn đôi lời
Quê hương ngày xưa ấy
Đây người em gái vẫn yêu ai đến trọn đời
Chờ người về chung xây miền Nam thêm yên vui
Ngày mình gặp nhau không còn đau thương đơn côi
Giờ này người đi trong gian khổ
Thì hoa môi không nở, ánh mắt quên tình mơ...”

Hay như Phạm Duy phổ thơ Du Tử Lê bài Tâm Sự Gửi Về Đâu?
Ngoài ấy tuổi xuân lạnh
Rét căm lòng cỏ hoa
Em nhìn mây không cánh
Bay về phương trời xa
Nghẹn ngào em thầm hỏi
Người đi có nhớ nhà
Nghẹn ngào em thầm hỏi
Người đi có nhớ nhà...
 
Chỉnh sửa cuối:

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
Cụ nhầm không? Người SG trong suy nghĩ họ biết, nhưng theo thói quen vẫn gọi là đường.
Em chỉ thắc mắc, tại sao các Ca sỹ ở trỏng nói tiếng Nam, ca vọng cổ cũng tiếng địa phương. Nhưng hát những bài được chính những nhạc sỹ trong đó viết, lại là tiếng Bắc???:-??
Có phải rèn luyện không? Hay tự nhiên như vậy?
Đồng ý vs cụ là người SG, nhất là giới văn nghệ sĩ họ thừa biết và sử dụng Phố trong thơ văn nhạc của mình, từ thời Pháp đã có giao lưu văn nghệ sĩ, trí thức 3 miền rất rất mạnh, rồi sau 1954 hàng triệu người bắc di cư vào Nam, thơ ca nhạc họa ngoài bắc theo chân vào càng phổ biến hơn nữa (Phạm Duy là đại diện tiêu biểu), ko có lý gì ai đó nghĩ giới văn nghệ sĩ miền Nam "mít đặc" đến thế!

Ca khúc vì sao thường hát giọng bắc:
Ngoài dân ca, ca kịch (vọng cổ cải lương, chèo...) và ca khúc mới mang hơi hướng dân ca địa phương rõ nét.... đều hát bằng tiếng địa phương thì nền ca khúc mới - Tân nhạc VN (lời ta điệu tây) ra đời từ những năm 1930-40 với những nhạc sĩ cây đa cây đề thành công nhất của ca khúc Tân nhạc cho tới 1954 chủ yếu là người Bắc (Văn Cao, Phạm Duy, Đặng Thế Phong, Đoàn Chuẩn), sau 1954 những nhạc sĩ/ ca sĩ nổi tiếng nhất trong Nam ngay thời kỳ đầu cũng đều là người bắc di cư vào Nam (Phạm Duy, Phạm Đình Chương/ Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly...) - đó là 1 lý do chính. Ca khúc thì phải có ca từ, những ca khúc nhạc sĩ tự viết lời hoặc phổ thơ mà Phong trào thơ cũ lẫn thơ mới VN với những trụ cột chính cũng là người bắc (Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...). Tóm lại "trí sĩ Bắc Hà"!
Cũng có 1 lý do nữa là giọng Hà Nội vẫn luôn được coi là giọng chuẩn mực cho cả thơ ca, nhạc hát ...., phù hợp với yêu cầu tròn vành rõ chữ, đặc biệt ngữ điệu các thanh bằng thanh trắc/ sắc hỏi ngã nặng thì giọng Hà Nội là chuẩn xác nhất so vs tất cả các tiếng vùng miền địa phương khác.
Thử tưởng tượng dùng giọng Nam hát "Chiều ni em rza phố zề thấy đời mừn là những chuyếng xe" hay "Mưa zẫng mưa bai trơn tầng tháp cổ"... thì các cụ sẽ có cảm nhận thế nào (Dĩ nhiên ai muốn hát cứ việc hát thế ko ai cấm, nhưng khán giả có chịu nghe hay ko lại là chuyện khác) :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,408
Động cơ
667,041 Mã lực
" Phố đêm đèn mờ giăng giăng
........
Phố đêm nhiều lần suy tư
.......
Phố đêm lạc loài hương yêu
........
Phố đêm chờ người phong sương......"
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,814
Động cơ
479,101 Mã lực
Thời xửa chỉ nhớ hình như là:
Phố là chỉ những con đường trong nội Đô.
Đường là chỉ các con đường ven Đô.( Đường Nam Bộ, Đường Cổ Ngư, Đường Bưởi, Đường Láng, Đường Yên Phụ.........)
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,408
Động cơ
667,041 Mã lực
Trong tiếng Hán chữ còn có một chữ "Phố " mang nghĩa là " bến", ven sông (浦 nơi thuyền bè đậu). ( Sông Hoàng Phố. Phố Đông , Phố Tây ở Thượng Hải TQ mang nghĩa này).
 

Dodge Ram

Xe điện
Biển số
OF-566248
Ngày cấp bằng
26/4/18
Số km
3,266
Động cơ
184,044 Mã lực
Đồng ý vs cụ là người SG, nhất là giới văn nghệ sĩ họ thừa biết và sử dụng Phố trong thơ văn nhạc của mình, từ thời Pháp đã có giao lưu văn nghệ sĩ, trí thức 3 miền rất rất mạnh, rồi sau 1954 hàng triệu người bắc di cư vào Nam, thơ ca nhạc họa ngoài bắc theo chân vào càng phổ biến hơn nữa (Phạm Duy là đại diện tiêu biểu), ko có lý gì ai đó nghĩ giới văn nghệ sĩ miền Nam "mít đặc" đến thế!

Ca khúc vì sao thường hát giọng bắc:
Ngoài dân ca, ca kịch (vọng cổ cải lương, chèo...) và ca khúc mới mang hơi hướng dân ca địa phương rõ nét.... đều hát bằng tiếng địa phương thì nền ca khúc mới - Tân nhạc VN (lời ta điệu tây) ra đời từ những năm 1930-40 với những nhạc sĩ cây đa cây đề thành công nhất của ca khúc Tân nhạc cho tới 1954 chủ yếu là người Bắc (Văn Cao, Phạm Duy, Đặng Thế Phong, Đoàn Chuẩn), sau 1954 những nhạc sĩ/ ca sĩ nổi tiếng nhất trong Nam ngay thời kỳ đầu cũng đều là người bắc di cư vào Nam (Phạm Duy, Phạm Đình Chương/ Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly...) - đó là 1 lý do chính. Ca khúc thì phải có ca từ, những ca khúc nhạc sĩ tự viết lời hoặc phổ thơ mà Phong trào thơ cũ lẫn thơ mới VN với những trụ cột chính cũng là người bắc (Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...). Tóm lại "trí sĩ Bắc Hà"!
Cũng có 1 lý do nữa là giọng Hà Nội vẫn luôn được coi là giọng chuẩn mực cho cả thơ ca, nhạc hát ...., phù hợp với yêu cầu tròn vành rõ chữ, đặc biệt ngữ điệu các thanh bằng thanh trắc/ sắc hỏi ngã nặng thì giọng Hà Nội là chuẩn xác nhất so vs tất cả các tiếng vùng miền địa phương khác.
Thử tưởng tượng dùng giọng Nam hát "Chiều ni em rza phố zề thấy đời mừn là những chuyếng xe" hay "Mưa zẫng mưa bai trơn tầng tháp cổ"... thì các cụ sẽ có cảm nhận thế nào (Dĩ nhiên ai muốn hát cứ việc hát thế ko ai cấm, nhưng khán giả có chịu nghe hay ko lại là chuyện khác) :D
Không thể đầy đủ hơn! Chắc đã giải đáp đầy đủ câu hỏi của thớt.:)
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,741
Động cơ
409,588 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em thấy Cụ chủ lấy từ phố trong nhạc vàng để nhận là những phố ngoài HN có gì đó sai sai.
Đơn giản để nhận thấy là không có nhạc sĩ sống ở MN mà viết nhạc về HN.
Thỉnh thoảng cũng có 1-2 bài nhưng kiểu như: rồi mai đây quân Nam về Thăng Long, đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng.
Chứ không phải là những bài nhạc nhớ thương, khắc khoải, đau buồn...khi nhớ, khi viết nhạc về HN sau khi di cư vào Nam.
Các Nhạc sĩ này thì có Anh Bằng: tôi xa HN năm lên 18 khi vừa biết yêu, bao nhiêu mộng đẹp yêu thương thành khói tan theo mây chiều, HN ơi nào biết ra sao bây giờ...

Cũng là nhạc sĩ Anh Bằng:

“Mây ơi về đâu đó
Qua miền biên giới nhớ cho ta nhắn đôi lời
Quê hương ngày xưa ấy
Đây người em gái vẫn yêu ai đến trọn đời
Chờ người về chung xây miền Nam thêm yên vui
Ngày mình gặp nhau không còn đau thương đơn côi
Giờ này người đi trong gian khổ
Thì hoa môi không nở, ánh mắt quên tình mơ...”

Hay như Phạm Duy phổ thơ Du Tử Lê bài Tâm Sự Gửi Về Đâu?
Ngoài ấy tuổi xuân lạnh
Rét căm lòng cỏ hoa
Em nhìn mây không cánh
Bay về phương trời xa
Nghẹn ngào em thầm hỏi
Người đi có nhớ nhà
Nghẹn ngào em thầm hỏi
Người đi có nhớ nhà...
Cụ hiểu sai ý tôi rồi.

Tôi không nói phố trong nhạc vàng là phố Hà nội, ý tôi là miền nam không có từ "phố", bằng chứng là nhiều người từ trong đó ra HN lần đầu đều hỏi phố là gì.

Thế mà nhạc vàng trước 1975, thậm chí 1965, nhiều bài lại có từ phố với nghĩa y hệt như phố Hà nội.
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,984
Động cơ
553,381 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Nghệ thuật đâu phải là thứ để rạch ròi, nhất là việc sử dụng từ.
Nhà Cháu nghĩ, dùng từ "Phố" nghe nó gơi hơn, cảm hơn, dễ liên tưởng hơn từ "Đường".
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,408
Động cơ
667,041 Mã lực
Nghệ thuật đâu phải là thứ để rạch ròi, nhất là việc sử dụng từ.
Nhà Cháu nghĩ, dùng từ "Phố" nghe nó gơi hơn, cảm hơn, dễ liên tưởng hơn từ "Đường".
Nghệ thuật đâu phải là thứ để rạch ròi, nhất là việc sử dụng từ.
Nhà Cháu nghĩ, dùng từ "Phố" nghe nó gơi hơn, cảm hơn, dễ liên tưởng hơn từ "Đường".
Thực ra " phố" bao hàm cả đường trong phố đó Cụ ạ.
" phố" gồm đường và các dãy cửa hàng, tiệm buôn dọc theo con đường ấy.
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,408
Động cơ
667,041 Mã lực
Theo cá nhân em câu " Phố đêm chờ người phong sương......" trong bài " phố đêm" nếu gắn với hình tượng người thiếu nữ đứng bên bến thuyền đêm khuya vắng , ánh đèn hiu hắt ngóng chờ con thuyền mang người yêu trở về sẽ phù hợp hơn
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,984
Động cơ
553,381 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Thực ra " phố" bao hàm cả đường trong phố đó Cụ ạ.
" phố" gồm đường và các dãy cửa hàng, tiệm buôn dọc theo con đường ấy.
Lão chuẩn đấy ! Nêú cần hiểu ngữ nghĩa thì từ "Phố" nghĩa là chỉ "1 khu phố" của người Nam.
Những quyển sách dạy tiếng Anh in trước 1975 vẫn giải nghĩa "Downtown" là "xuống phố" ạ !
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,741
Động cơ
409,588 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ nhầm không? Người SG trong suy nghĩ họ biết, nhưng theo thói quen vẫn gọi là đường.

Em chỉ thắc mắc, tại sao các Ca sỹ ở trỏng nói tiếng Nam, ca vọng cổ cũng tiếng địa phương. Nhưng hát những bài được chính những nhạc sỹ trong đó viết, lại là tiếng Bắc???:-??
Có phải rèn luyện không? Hay tự nhiên như vậy?
Người Nam gốc không biết đích xác phố là gì đâu, nhưng họ thường link "phố" với "thành phố", hiểu thế cũng tạm đúng.

Còn chuyện hát giọng Bắc thì đã có quy ước (mặc dù không thành văn):

- Lấy giai điệu làm tiêu chuẩn, nhạc vùng nào hát giọng vùng đó. Thực tế thì chỉ có 3 giọng phổ biến: giọng Bắc, giọng Huế và giọng Nam bộ. Giọng Nam Trung Bộ mặc dù rất đặc trưng nhưng hình như ko được dùng.
- Nếu giai điệu là tân nhạc chung chung không rõ ra vùng nào thì hát giọng Hà nội, kể cả bài hát về Sài gòn hay Đà lạt.

Ca sĩ gốc Nam không phải tự nhiên hát được giọng HN mà ít nhiều đều phải tập. Có lần khi hỏi Quang Lê có cho Phương Mỹ Chi hát nhạc khác nhạc quê hương không thì QUang Lê trả lời là hiện tại thì không vì Phương Mỹ Chi chưa hát được giọng Bắc.
 

Light way

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-467924
Ngày cấp bằng
4/11/16
Số km
1,202
Động cơ
209,741 Mã lực
Tuổi
33
Em nghĩ trong ấy trước 1975 cũng có phố chứ nhể, có cả phường Khâm Thiên :D

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top