[Funland] Có một hồn phố trong nhạc vàng trước 1975

Maus

Xe điện
Biển số
OF-366476
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
4,690
Động cơ
296,934 Mã lực
Nơi ở
Hang đá
Dạo này tôi thấy OF bị các cuộc chiến tranh làm nóng quá. Gửi các cụ bài viết ngẫu hứng của tôi và mong các cụ hạ bớt tí hỏa, văn nghệ cho tươi đời.

-------------

Có anh bạn Sài gòn ra Hà nội chơi hôm trước. Đi dạo khu 36 phố phường anh đặt rất nhiều câu hỏi, trong đó có 1 câu tôi đã nghe từ hấu hết các bạn miền Nam ra Bắc lần đầu: Phố là gì.

Tôi giải thích cho anh: “Phố” là từ nhập của tiếng Phúc kiến hay Quảng đông gì đó, chỉ con đường đô thị nhỏ hai bên chủ yếu là các nhà liền kề để buôn bán và sinh hoạt. Anh có vẻ không đồng ý: cuối cùng thì phố cũng là đường, sao không gọi đường luôn cho lẹ?

Đây có lẽ là lần thứ tư hay thứ năm gì đó tôi được các bạn Miền Nam hỏi “phố là gì?” Xem ra, “phố” là một đặc sản của Hà nội, khác với Sài gòn chỉ có “đường”.

Mấy hôm nay tiết trời đã bắt đầu sang thu. Đi trên đường Hà nội mới thấy “phố” và “đường” có thể thay thế nhau trên bản đồ nhưng trong tâm thức thì không thể. “Đường” là một cái gì đó rất trung tính, chỉ để đi lại. Còn “phố” thì ngoài việc giao thông còn có rất nhiều thứ khác. Có vỉa hè cũ, những mái nhà rêu phong liêu xiêu, hàng quán quen và những con người thân thuộc. “Phố” là kiểu đi lại, mua bán, sinh hoạt của các đô thị Việt nam, cả Nam và Bắc, bất kể ở đó có từ “phố” hay không.

Và ở đây tôi khám phá ra một chuyện hay hay: không ít các bài hát nhạc Miền Nam trước 1975 nhắc đến phố với nghĩa hoàn toàn như phố Hà nội. Bỏ qua các nhạc sĩ gốc Bắc: Phạm Duy với “Phố nghèo”, Anh Bằng (Áo trắng vờn bay, phố dài thật dài), Hoài Linh (Đèn đêm phố nhỏ) thì khá thú vị là hầu hết các nhạc sĩ thuần miền Nam trước 1975 đều có nhắc đến “phố” ở một trong các sáng tác của mình, mặc dù chưa bao giờ đặt chân ra Bắc.

Thử điểm qua vài cái tên tiêu biểu

Trúc Phương: Ông hoàng nhạc bolero sinh tại Trà Vinh sau đó định cư tại Sài gòn, cả đời chưa bao giờ ra Hà nội. Vậy mà ông có hẳn một bài về phố (Nửa đêm ngoài phố). Những câu cuối cùng: Ngày buồn dài lê thê, Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về, Làm rét mướt qua song len vào hồn… thậm chí còn đúng với Hà nội hơn Sài gòn.

Trần Thiện Thanh: Sinh tại Phan Thiết. Về cơ bản ông là nhạc sĩ của lính VNCH và ca từ của ông rất chú ý dùng các từ thuần nam. Nhưng cũng có thể thấy ít nhất một lần ông dùng từ “phố” trong bài Bảy ngày đợi mong (Anh hẹn em cuối tuần, Chờ anh nơi cuối phố…) Đáng chú ý là bài hát này sáng tác năm 1964, trong hòan cảnh không thể có bất cứ điều gì nhắc nhở đến Hà nội.

Lam Phương: Sinh tại Bến Tre, cũng là nhạc sĩ quân đội VNCH. Sáng tác dân sự của ông hầu hết có ca từ rất chung chung nhưng khi viết về đô thị, ông cũng không tránh được từ “phố”: Giờ không em hoang vắng phố phường (Thành phố buồn).

Và không thể không nhắc đến một trường hợp đặc biệt: Nhạc sĩ Tâm Anh, sinh ra và sống cả đời tại Sài gòn. Năm 1965 ông viết được một bài hát rất hay về Sài gòn nhưng lại dùng một từ không hề có ở đây: Phố đêm (Phố đêm đèn mờ giăng giăng, Màu trắng như vì sao gối đầu ngủ yên…). “Đèn mờ giăng giăng” đích thị là Sài gòn những năm 1960, ông đã dùng một từ thuần Hà nội để miêu tả Sài gòn!

Hầu hết các nhạc sĩ Miền Nam khác đều nhắc đến "phố" ở một bài hát nào đó của mình: Ngô Thụy Miên (Chiều nay mình lang thang trên phố dài), Trường Sa (Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi), Minh Kỳ (Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ… Từng đôi đi trên phố vắng) và còn nhiều nhiều nữa.

Có thể bảo rằng các nhạc sĩ Miền Nam từng tiếp xúc và biết từ “phố” qua người Miền Bắc di cư. Có thể như vậy, nhưng biết là một chuyện, đưa vào sáng tác, thậm chí lấy hẳn làm chủ đề sáng tác lại là chuyện khác hẳn. Tôi không biết hoàn cảnh từng trường hợp, nhưng có thể thấy rằng cái gọi là “hồn phố” dường như vẫn lẩn quất đâu đó trong nhạc vàng đô thị. Và cả người sáng tác, ca sĩ và người nghe đều tiếp nhận nó hết sức tự nhiên, cho dù Miền Nam trước 1975 không hề có cái gì gọi là “phố”.
Phố trong ngôn ngữ Miền Nam làm gì không có? Nhưng đối với Miền Nam thì phố không phải là một con đường, phố là một khu trong đô thị, hay một thị trấn. Còn lớn hơn nữa thì không còn là phố mà là thành thị. (từ thành phố không dùng ở Miền Nam ngày xưa, Saigon là đô thành)

Thị trấn Plây ku ngày xưa vẫn được hát: Phố núi cao, phố núi đầy sương, phố núi cây xanh... đi dăm phút đã về lối cũ...
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,741
Động cơ
757,491 Mã lực
Kể cũng lạ .Dân Nam không biết phố là gì ,nên cái từ phố nó không nằm trong tiềm thức người ta ,sao họ nghe họ hát những bài về phố rất tự nhiên mà không thắc mắc gì .Giống như dân Bắc nghe cái từ Kiệt của dân miền Trung cũng chả hiểu ra răng ,nếu nó nằm trong ca từ nào đó thì người ta cũng phải hỏi cho ra nhẽ chứ ,cứ hát tự nhiên sao được .
Dân Cali họ có Phố Bolsa đấy ah
 

Shaggy

Xe tải
Biển số
OF-546590
Ngày cấp bằng
20/12/17
Số km
331
Động cơ
162,410 Mã lực
Tuổi
50
Bài vùng lầy của chúng ta có nhiều ca sỹ hát như Khánh Ly, Trần Thái Hòa nhưng em vẫn thích bản nhạc của Lê Uyên Phương nó da diết, nồng nàn.
 

cunglatruong1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-562250
Ngày cấp bằng
3/4/18
Số km
4,577
Động cơ
182,790 Mã lực
nói về phố thì quả thạt sg xách dép cho HN .HN phố nào cũng đẹp hàng đào hàng gai hàng than mỗi phố mỗi vẻ nhưng best nhất vẫn là phố trần duy hưng 1 con phố vừa cổ kính vừa thanh lịch xen lẫn hiện đại đam mê. du khách tới HN mà ko ghé qua phố này thì chưa thể nói đã đến HN;));))
 

cunglatruong1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-562250
Ngày cấp bằng
3/4/18
Số km
4,577
Động cơ
182,790 Mã lực
Bài vùng lầy của chúng ta có nhiều ca sỹ hát như Khánh Ly, Trần Thái Hòa nhưng em vẫn thích bản nhạc của Lê Uyên Phương nó da diết, nồng nàn.
bản này sau mấy tháng Thái Hiền và Tuấn Ngọc có hát lại. chính nhờ bài này mà tên tuổi TN được người hâm mộ biết đến mặc dù a đi hát từ nhỏ. đây cũng là bài song ca best nhất trong sự nghiệp ca hát đồ sộ của TN.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,741
Động cơ
409,588 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Phố trong ngôn ngữ Miền Nam làm gì không có? Nhưng đối với Miền Nam thì phố không phải là một con đường, phố là một khu trong đô thị, hay một thị trấn. Còn lớn hơn nữa thì không còn là phố mà là thành thị. (từ thành phố không dùng ở Miền Nam ngày xưa, Saigon là đô thành)

Thị trấn Plây ku ngày xưa vẫn được hát: Phố núi cao, phố núi đầy sương, phố núi cây xanh... đi dăm phút đã về lối cũ...
1. Trịnh Công Sơn (người Huế 100%)
- Đại bác đêm đêm dội về thành phố
- Anh nằm xuống...
Người thành phố sau một lần đã nhắc tên

2. Phố núi cao, phố núi đầy sương...


Bài này của Phạm Duy cụ ạ, mà cụ Phạm Duy là Bắc 100% nên không tính

Chỉ tính các cụ nhạc sĩ gốc Nam, Trung chưa bao giờ ra Hà nội
 
Chỉnh sửa cuối:

cyberskynet

Xe tăng
Biển số
OF-467979
Ngày cấp bằng
4/11/16
Số km
1,248
Động cơ
210,700 Mã lực
Phố trong ngôn ngữ Miền Nam làm gì không có? Nhưng đối với Miền Nam thì phố không phải là một con đường, phố là một khu trong đô thị, hay một thị trấn. Còn lớn hơn nữa thì không còn là phố mà là thành thị. (từ thành phố không dùng ở Miền Nam ngày xưa, Saigon là đô thành)

Thị trấn Plây ku ngày xưa vẫn được hát: Phố núi cao, phố núi đầy sương, phố núi cây xanh... đi dăm phút đã về lối cũ...
Em nghĩ cách lập luận này là chuẩn.
Bài Khu phố ngày xưa

Thứ Bảy mưa rơi nhiều, chiều bơ vơ một bóng
Trên Phố xưa tiêu điều, lạnh ơi sao rợn người
Lặn lội tôi đi, đi tìm quá khứ
Dấu in gót giầy, theo mây về cuối trời.

Rồi bài Thư về em gái Thành đô nữa.
Trong các bài hát của người miền Nam, em nghĩ từ phố có nghĩa là phố phường, chứ ko phải phố = con đường như cách định nghĩa ngoài Bắc.
 

Maus

Xe điện
Biển số
OF-366476
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
4,690
Động cơ
296,934 Mã lực
Nơi ở
Hang đá
Phố núi cao, phố núi đầy sương...

Bài này của Phạm Duy cụ ạ, mà cụ Phạm Duy là Bắc 100% nên không tính

Chỉ tính các cụ nhạc sĩ gốc Nam, Trung chưa bao giờ ra Hà nội
Ôi, cụ khó quá.

Hay ông Trịnh Công Sơn dân Huế trước 75 tâm tình: Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em....

À, còn ông Tâm Anh dân Saigon chính gốc: Phố đêm, đèn mờ giăng giăng.....

 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
Người MN ko dùng từ phố để chỉ 1 con đường, nhưng từ phố thì người MN vẫn có sử dụng, hồi nhỏ em hay nghe mấy chị người MN 100% rủ nhau đi bát phố. Nên em nghĩ từ phố người MN sẽ dùng để chỉ 1 khu vực nào đó có hoạt động buôn bán sầm uất.
"Đi bát phố" là từ Hà Nội xưa, chắc sau này du nhập vào Nam.
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
Em nghĩ cách lập luận này là chuẩn.
Bài Khu phố ngày xưa

Thứ Bảy mưa rơi nhiều, chiều bơ vơ một bóng
Trên Phố xưa tiêu điều, lạnh ơi sao rợn người
Lặn lội tôi đi, đi tìm quá khứ
Dấu in gót giầy, theo mây về cuối trời.

Rồi bài Thư về em gái Thành đô nữa.
Trong các bài hát của người miền Nam, em nghĩ từ phố có nghĩa là phố phường, chứ ko phải phố = con đường như cách định nghĩa ngoài Bắc.
Ngoài bắc, cụ thể Hà Nội, ở nghĩa đơn vị hành chính giao thông PHỐ không = ĐƯỜNG nhé!
Phố trong thơ văn nhạc thì hiểu kiểu gì cũng được, Phố = Đường ( nội thành), Phố = đường phố nói chung, Phố = Khu Phố/Thành Phố... nếu thích, vì thơ ca là trừu tượng ko ai bắt bẻ Phố phải là cái Phố Hàng Gà, Hàng Cá cụ thể ở HN v.v....
Nhưng nếu hỏi Phố với ý nghĩa đơn vị hành chính GT dùng ở Hà Nội từ thời xưa ntn, thì nó có định nghĩa khá cụ thể trong từ điển tiếng Việt, trong tâm thức người Hà Nội và người VN nói chung, nó đã và đang tồn tại từ rất lâu đời, ko hề nhập nhèm lẫn lộn!
Còn Khu phố, đường phố, phố phường.... thì ngoài Bắc vẫn dùng phổ biến để nói chung về các đơn vị hành chính lớn hơn (bao gồm nhiều đường/phố/ ngõ bên trong)
 
Chỉnh sửa cuối:

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
Phố trong ngôn ngữ Miền Nam làm gì không có? Nhưng đối với Miền Nam thì phố không phải là một con đường, phố là một khu trong đô thị, hay một thị trấn. Còn lớn hơn nữa thì không còn là phố mà là thành thị. (từ thành phố không dùng ở Miền Nam ngày xưa, Saigon là đô thành)

Thị trấn Plây ku ngày xưa vẫn được hát: Phố núi cao, phố núi đầy sương, phố núi cây xanh... đi dăm phút đã về lối cũ...
"Thành phố buồn" của ns Lam Phương, người Rạch Giá.
Nói như cụ thì với miền Nam sân bay từ ngoài bắc không phải là phi trường theo cách gọi trong Nam nhỉ!
 

Maus

Xe điện
Biển số
OF-366476
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
4,690
Động cơ
296,934 Mã lực
Nơi ở
Hang đá
"Thành phố buồn" của ns Lam Phương, người Rạch Giá.
Nói như cụ thì với miền Nam sân bay từ ngoài bắc không phải là phi trường theo cách gọi trong Nam nhỉ!
Cảm ơn cụ.

Có những chiều thành phố mưa bay....
 

Longp01

Xe tăng
Biển số
OF-479247
Ngày cấp bằng
26/12/16
Số km
1,526
Động cơ
-3,893 Mã lực
Tuổi
50
Đường ở miền nam là lối (lộ) đi lại, sau có đường to thì gọi là đại lộ (đường). Đường phố là từ mà miền nam dùng nhiều (trước 75) mang tính chung chung là đường ở phố thị không phải đuòng ở ngoại ô. Còn phố ở hà nội thì nó đúng là lối (lộ)đi lại.
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
Đường ở miền nam là lối (lộ) đi lại, sau có đường to thì gọi là đại lộ (đường). Đường phố là từ mà miền nam dùng nhiều (trước 75) mang tính chung chung là đường ở phố thị không phải đuòng ở ngoại ô. Còn phố ở hà nội thì nó đúng là lối (lộ)đi lại.
Đường ở Bắc ko phải là lối đi lại (chức năng), ko là đơn vị hành chính trong tp (Đường Giải phóng, đường Hoàng DIệu....) à?
Phố ở hà nội cũng có thể mang tính chung chung: đi dạo phố, bát phố, ra phố, lên phố....
Đại lộ không chỉ là đường to mà thường có cây, cỏ trồng ở giải phân cách (Đại lộ Trần Hưng Đạo SG, Đại lộ Thăng Long HN.).
 

Longp01

Xe tăng
Biển số
OF-479247
Ngày cấp bằng
26/12/16
Số km
1,526
Động cơ
-3,893 Mã lực
Tuổi
50
Đường ở Bắc ko phải là lối đi lại (chức năng), ko là đơn vị hành chính trong tp (Đường Giải phóng, đường Hoàng DIệu....) à?
Phố ở hà nội cũng có thể mang tính chung chung: đi dạo phố, bát phố, ra phố, lên phố....
Đại lộ không chỉ là đường to mà thường có cây, cỏ trồng ở giải phân cách (Đại lộ Trần Hưng Đạo SG, Đại lộ Thăng Long HN.).
Cụ như hơi căng thẳng, em có bảo đường ở miền bắc không phải lối đi lại đâu. Ở HN vẫn quen gọi phố, miền trong gọi là đường thế thôi.
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,984
Động cơ
553,381 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Dịch thế thì vẫn nên hiểu là 1 người đi xuống khu vực nội đô bao gồm các con Phố.
Nếu ko hẳn đã dịch là "Xuống đường"!
Mà Downtown là DANH TỪ nhưng lại được dịch thành "Xuống phố" (ĐỘNG TỪ) thì cách dịch đó có vấn đề!
Nếu nói đầy đủ thì "....to go (downtown)", họ dịch là "....đi (xuống phố)", nhà Cháu cho là người ta đã ngắt ra như vậy.
Nhà Cháu còn nhớ dòng dưới là "Chop chop a time" - "Đã đến giờ ăn rồi".
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,984
Động cơ
553,381 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Kể cũng lạ .Dân Nam không biết phố là gì ,nên cái từ phố nó không nằm trong tiềm thức người ta ,sao họ nghe họ hát những bài về phố rất tự nhiên mà không thắc mắc gì .Giống như dân Bắc nghe cái từ Kiệt của dân miền Trung cũng chả hiểu ra răng ,nếu nó nằm trong ca từ nào đó thì người ta cũng phải hỏi cho ra nhẽ chứ ,cứ hát tự nhiên sao được .
Trước 75 người Nam có dùng từ "Phố" Cụ ạ !
Thí dụ: chẳng ai biết từ "lá Diêu Bông" là gì nhưng mọi người vẫn cảm được ý tứ cả bài thơ đúng không ạ ?
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
1. Trịnh Công Sơn (người Huế 100%)
- Đại bác đêm đêm dội về thành phố
- Anh nằm xuống...
Người thành phố sau một lần đã nhắc tên

2. Phố núi cao, phố núi đầy sương...


Bài này của Phạm Duy cụ ạ, mà cụ Phạm Duy là Bắc 100% nên không tính

Chỉ tính các cụ nhạc sĩ gốc Nam, Trung chưa bao giờ ra Hà nội
bài "Em còn nhớ hay em đã quên" của Trịnh Công Sơn là một bài hát rất hay về thành phố. Sài gòn hiện lên rõ mồn một mà vẫn mơ màng đến nao lòng. Em cho đây là một trong số ít bài hát hay về thành phố.
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
Cụ như hơi căng thẳng, em có bảo đường ở miền bắc không phải lối đi lại đâu. Ở HN vẫn quen gọi phố, miền trong gọi là đường thế thôi.
Cụ vẫn không muốn hiểu thì phải.
Ngoài bắc cụ thể là Hà Nội vẫn "quen dùng" ko chỉ có Phố. Mà định nghĩa cho khái niệm Đường hay Phố để đặt cho các đường+phố HN trên thực tế khá rõ ràng, như nhiều còm đã giải thích ở trên.
Đường, phố, lộ, ngõ, ngách, hẻm... đều có chức năng chung là "lối đi". Nhưng gọi là đường hay phố hay ngõ hay ngách đều có quy định của nó và đôi khi còn theo lịch sử tập quán vùng miền, ko biết thì hỏi, đọc mà tìm hiểu. Còn trong SG do ls để lại ko dùng từ Phố mà chỉ dùng chung là Đường nhưng ko có nghĩa là dân SG ko biết Phố (theo nghĩa ngoài bắc gọi tên đường nội thành) là cái gì.
1 ca khúc tương đối mới của tam ca Áo Trắng thành viên đều thuộc lớp trẻ sinh ra ở SG, có ca từ nói về 1 góc phố cụ thể thế này thì ko thể nói là dân SG ko biết "Phố" là gì, hoặc hiểu Phố = Khu phố = thị trấn = downtown chung chung được:
Hỡi chiếc lá me xanh rơi trên đường xưa nắng hoa.
Còn nhớ góc phố thân quen bâng khuâng chờ nhau thiết tha.
Hỡi góc phố dịu dàng và hàng me anh đưa em đi ăn kem mỗi chiều.
Hỡi góc phố dịu dàng và nụ hôn tan êm rất mau trong ly chè kem.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top