[Funland] Có một hồn phố trong nhạc vàng trước 1975

Binvatho

Xe hơi
Biển số
OF-345941
Ngày cấp bằng
8/12/14
Số km
167
Động cơ
271,590 Mã lực
Chuẩn, em nghĩ Phố trog “Phố thị “là đúng nhất vì hồi đấy có nhạc sĩ nào ở Hà nội để có thể mang hồn phố hà nội vào những bài hát.
 

Hai_75

Xe điện
Biển số
OF-34246
Ngày cấp bằng
28/4/09
Số km
2,587
Động cơ
544,170 Mã lực
Nơi ở
KĐT Việt Hưng, Hà Nội
Em nghĩ "Phố" là một nét văn hoá. Mà nhạc sỹ là người làm nghệ thuật nên ca từ gắn với văn hoá là dễ hiểu thôi.
 

Hai_75

Xe điện
Biển số
OF-34246
Ngày cấp bằng
28/4/09
Số km
2,587
Động cơ
544,170 Mã lực
Nơi ở
KĐT Việt Hưng, Hà Nội
"Đường thương đau" rõ ràng không nói về con đường.
Nhưng nếu là "Phố thương đau" thì có thể nói về con đường.
Khác nhau nhiều chứ cụ.
Em hiểu từ đường trong bài này không phải là con đường vật lý mà là đường đời.
 

David Pham

Xe tăng
Biển số
OF-13837
Ngày cấp bằng
10/3/08
Số km
1,094
Động cơ
525,281 Mã lực
EM lại nghĩ phố là một khu vực nhỏ của thành phố nên bỏ chữ thành chỉ gọi là phố hehe.
Em nhẩm thử một đoạn đổi tên phố thành đường mà không hát được, chắc phố nó dễ hát hơn hoặc mấy ông nhạc sỹ gốc Nam đưa chữ phố của Bắc vào để tỏ ra là người có kiến thức rộng
Đường đêm đèn mờ giăng giăng . . ặc :D:D:D
Hát nó phải luyến láy cho đúng nốt chứ cụ : “Đướng đêm đèn mờ...”
 

Force 47

Xe tăng
Biển số
OF-547423
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
1,154
Động cơ
172,898 Mã lực
Tuổi
56
Em hóng bài viết về HỒN ...LÀNG :)).
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,741
Động cơ
409,628 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Hình như các cụ chưa hiểu ý tôi.

Ý tôi là tận năm 2018 dân Sài gòn gốc còn ko biết phố là gì, thế mà những năm 196x các cụ nhạc sĩ miền Nam mới 2 mấy tuổi đã biết và đưa vào bài hát rất tài hoa.

Và dân chúng đều nghe, hát theo rất tự nhiên.
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
11,809
Động cơ
305,263 Mã lực

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,960 Mã lực
Nửa đêm ngoài phố: là kể về ông ăn trộm
Phố đêm: tả về gái ăn đêm; Phố đêm lạc loài hương yêu, chìm đắm trong hàng cây giá lạnh ướt mềm

Còn chuyện văn hoá Bắc đi vào nhạc vàng thì quá nhiều luôn:
Chuyện tình Lan và Điệp;
Những đồi hoa sim;
.. đều là tác phẩm của miền Bắc...
Đặc biệt, Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm:
- tình chàng ý thiếp
- anh về với em như chim liền cánh như cây liền cành,
- xa ngoài chân mây, cầu mong cho người sử quý lưu danh
Nam cũng là dân tộc Kinh là chính, không văn hoá Kinh chẳng lẽ văn hoá trên trời rơi xuống :)
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,788
Động cơ
320,857 Mã lực
Tuổi
58
Hình như các cụ chưa hiểu ý tôi.

Ý tôi là tận năm 2018 dân Sài gòn gốc còn ko biết phố là gì, thế mà những năm 196x các cụ nhạc sĩ miền Nam mới 2 mấy tuổi đã biết và đưa vào bài hát rất tài hoa.

Và dân chúng đều nghe, hát theo rất tự nhiên.
Kiểu như nhạc vàng hát tiếng Bắc nghe thuận hơn mà cụ.
 

duchanh12a2

Xe tăng
Biển số
OF-79639
Ngày cấp bằng
6/12/10
Số km
1,368
Động cơ
428,705 Mã lực
Nơi ở
Nơi gặp gỡ Đất Trời
Dạo này tôi thấy OF bị các cuộc chiến tranh làm nóng quá. Gửi các cụ bài viết ngẫu hứng của tôi và mong các cụ hạ bớt tí hỏa, văn nghệ cho tươi đời.

-------------

Có anh bạn Sài gòn ra Hà nội chơi hôm trước. Đi dạo khu 36 phố phường anh đặt rất nhiều câu hỏi, trong đó có 1 câu tôi đã nghe từ hấu hết các bạn miền Nam ra Bắc lần đầu: Phố là gì.

Tôi giải thích cho anh: “Phố” là từ nhập của tiếng Phúc kiến hay Quảng đông gì đó, chỉ con đường đô thị nhỏ hai bên chủ yếu là các nhà liền kề để buôn bán và sinh hoạt. Anh có vẻ không đồng ý: cuối cùng thì phố cũng là đường, sao không gọi đường luôn cho lẹ?

Đây có lẽ là lần thứ tư hay thứ năm gì đó tôi được các bạn Miền Nam hỏi “phố là gì?” Xem ra, “phố” là một đặc sản của Hà nội, khác với Sài gòn chỉ có “đường”.

Mấy hôm nay tiết trời đã bắt đầu sang thu. Đi trên đường Hà nội mới thấy “phố” và “đường” có thể thay thế nhau trên bản đồ nhưng trong tâm thức thì không thể. “Đường” là một cái gì đó rất trung tính, chỉ để đi lại. Còn “phố” thì ngoài việc giao thông còn có rất nhiều thứ khác. Có vỉa hè cũ, những mái nhà rêu phong liêu xiêu, hàng quán quen và những con người thân thuộc. “Phố” là kiểu đi lại, mua bán, sinh hoạt của các đô thị Việt nam, cả Nam và Bắc, bất kể ở đó có từ “phố” hay không.

Và ở đây tôi khám phá ra một chuyện hay hay: không ít các bài hát nhạc Miền Nam trước 1975 nhắc đến phố với nghĩa hoàn toàn như phố Hà nội. Bỏ qua các nhạc sĩ gốc Bắc: Phạm Duy với “Phố nghèo”, Anh Bằng (Áo trắng vờn bay, phố dài thật dài), Hoài Linh (Đèn đêm phố nhỏ) thì khá thú vị là hầu hết các nhạc sĩ thuần miền Nam trước 1975 đều có nhắc đến “phố” ở một trong các sáng tác của mình, mặc dù chưa bao giờ đặt chân ra Bắc.

Thử điểm qua vài cái tên tiêu biểu

Trúc Phương: Ông hoàng nhạc bolero sinh tại Trà Vinh sau đó định cư tại Sài gòn, cả đời chưa bao giờ ra Hà nội. Vậy mà ông có hẳn một bài về phố (Nửa đêm ngoài phố). Những câu cuối cùng: Ngày buồn dài lê thê, Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về, Làm rét mướt qua song len vào hồn… thậm chí còn đúng với Hà nội hơn Sài gòn.

Trần Thiện Thanh: Sinh tại Phan Thiết. Về cơ bản ông là nhạc sĩ của lính VNCH và ca từ của ông rất chú ý dùng các từ thuần nam. Nhưng cũng có thể thấy ít nhất một lần ông dùng từ “phố” trong bài Bảy ngày đợi mong (Anh hẹn em cuối tuần, Chờ anh nơi cuối phố…) Đáng chú ý là bài hát này sáng tác năm 1964, trong hòan cảnh không thể có bất cứ điều gì nhắc nhở đến Hà nội.

Lam Phương: Sinh tại Bến Tre, cũng là nhạc sĩ quân đội VNCH. Sáng tác dân sự của ông hầu hết có ca từ rất chung chung nhưng khi viết về đô thị, ông cũng không tránh được từ “phố”: Giờ không em hoang vắng phố phường (Thành phố buồn).

Và không thể không nhắc đến một trường hợp đặc biệt: Nhạc sĩ Tâm Anh, sinh ra và sống cả đời tại Sài gòn. Năm 1965 ông viết được một bài hát rất hay về Sài gòn nhưng lại dùng một từ không hề có ở đây: Phố đêm (Phố đêm đèn mờ giăng giăng, Màu trắng như vì sao gối đầu ngủ yên…). “Đèn mờ giăng giăng” đích thị là Sài gòn những năm 1960, ông đã dùng một từ thuần Hà nội để miêu tả Sài gòn!

Hầu hết các nhạc sĩ Miền Nam khác đều nhắc đến "phố" ở một bài hát nào đó của mình: Ngô Thụy Miên (Chiều nay mình lang thang trên phố dài), Trường Sa (Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi), Minh Kỳ (Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ… Từng đôi đi trên phố vắng) và còn nhiều nhiều nữa.

Có thể bảo rằng các nhạc sĩ Miền Nam từng tiếp xúc và biết từ “phố” qua người Miền Bắc di cư. Có thể như vậy, nhưng biết là một chuyện, đưa vào sáng tác, thậm chí lấy hẳn làm chủ đề sáng tác lại là chuyện khác hẳn. Tôi không biết hoàn cảnh từng trường hợp, nhưng có thể thấy rằng cái gọi là “hồn phố” dường như vẫn lẩn quất đâu đó trong nhạc vàng đô thị. Và cả người sáng tác, ca sĩ và người nghe đều tiếp nhận nó hết sức tự nhiên, cho dù Miền Nam trước 1975 không hề có cái gì gọi là “phố”.
Cụ viết dài mà chả có tý bu dích vào cho nó sinh động thế à, cháu phụ cụ nhé:
 

Dodge Ram

Xe điện
Biển số
OF-566248
Ngày cấp bằng
26/4/18
Số km
3,266
Động cơ
184,044 Mã lực
Hình như các cụ chưa hiểu ý tôi.

Ý tôi là tận năm 2018 dân Sài gòn gốc còn ko biết phố là gì, thế mà những năm 196x các cụ nhạc sĩ miền Nam mới 2 mấy tuổi đã biết và đưa vào bài hát rất tài hoa.

Và dân chúng đều nghe, hát theo rất tự nhiên.
Cụ nhầm không? Người SG trong suy nghĩ họ biết, nhưng theo thói quen vẫn gọi là đường.

Em chỉ thắc mắc, tại sao các Ca sỹ ở trỏng nói tiếng Nam, ca vọng cổ cũng tiếng địa phương. Nhưng hát những bài được chính những nhạc sỹ trong đó viết, lại là tiếng Bắc???:-??
Có phải rèn luyện không? Hay tự nhiên như vậy?
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,307
Động cơ
620,253 Mã lực

ADCSee

Xe tăng
Biển số
OF-532172
Ngày cấp bằng
13/9/17
Số km
1,582
Động cơ
180,360 Mã lực
Em lại thiên về cách nghĩ "phố" là "phố thị" chứ không phải nghĩa là "đường" như tiếng địa phương ngoài Bắc." Phố" đây nghĩa là một khu vực tập trung buôn bán.
Mà dù có nghĩa là gì đi nữa, vào một buổi chiều âm u, nơi xứ lạ quê người(Tây Ninh), các bạn mới thấm được từng lời ca của bài hát "Người ngoài phố"
"Người đi đi ngoài phố
Chiều nắng tắt bên song
Người đi đi ngoài phố
Bóng dáng xưa mịt mù..."
Đơn giản hơn: phố khác đường là con đường có nhà cửa dân cư ở 2 bên.
 

Khai Duong

Xe buýt
Biển số
OF-450480
Ngày cấp bằng
4/9/16
Số km
552
Động cơ
210,425 Mã lực
"Con phố đã lên đèng, đã lên đèng là phải xuống phố, xuống phố để giải ngố nếu ko cái đầu bể hộp số..." mấy cu em cty e vẫn hay hát cái này :D
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
Hiện tại ở HN, khi đặt tên Phố, hoặc Đường không hiểu dựa trên tiêu chí nào.
Chuẩn ra (từ thời Pháp đến thời bao cấp) thì Phố chỉ là những phố nằm trong khu vực "36 phố phường" (phía đông Hoàng Thành), còn lại phía tây hoàng thành từ sát chân thành HN ra đã ko gọi là "phố" rồi, ví dụ đã nêu: đường Hoàng Diệu, đường Nguyễn Tri Phương, đường Điện Biên Phủ, kể cả các đường thuộc khu phố Pháp cũng gọi là đường, tham khảo thêm trích dẫn ở dưới.
Còn sau thời bao cấp, các thế hệ sử gia từ thời Pháp ko còn nhiều, hoặc lờ đở tp khi đặt tên đường/phố cũng tùy tiện, trình độ có hạn lại ko tham khảo kỹ số ít các nhà sử học gạo cội... nên việc đặt tên "phố"/đường ắt sẽ tùy tiện, thiếu chuẩn chỉ cũng là chuyện dễ hiểu.
Cụ Tô Hoài giải thích rồi: Đường là chỉ những con đường nối thành phố đi các tỉnh khác, thí dụ đường Bưởi chứ không gọi phố Bưởi. Chỗ ga Hàng Cỏ cũng gọi đường Nam Bộ, đường Lê Duẩn cũng là nhẽ ấy.
Chữ phố là chỉ nơi vừa ở vừa buôn bán, vì thế ta có thành phố. Thành là nơi chứa quân, lương và quan ngồi cai trị; phố có lẽ từ chữ phô trong chạp phô/tạp hóa mà ra: là khu dân cư phục vụ quan, quân, lại thuộc trong thành. Cứ giở bản đồ cũ trước khi Tây phá thành là biết thế nào là phần thành Hà Nôi, thế nào là phần phố Hà Nội, đường liên tỉnh ở đâu.
Về sau, có những phố to chỉ có Tây hay nhà giàu ở không có chợ thì cũng hay gọi đường, như đường Gambetta hay phố Trần Hưng Đạo bây giờ.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,125
Động cơ
478,540 Mã lực
Phố trong nhạc Vàng thường đi kèm với những kỷ niệm buồn, lạc loài một mình giữa đêm khuya heo hắt, những đêm mưa gió lạnh não nề, những cuộc chia ly đầy nước mắt, những khắc khoải dặn vặt trong đêm hoang vắng,...

Bài có chữ phố có lẽ vẫn thích nhất bài "Trăng tàn trên hè phố"- sáng tác của Phạm Thế Mỹ.

Nghĩa của từ phố theo mình nghĩ là một khu nào đó có nhiều dân cư sinh sống kèm hàng quán nhiều, có thể là Sài Gòn, có thể là ở một thị trấn nhỏ nơi tỉnh lẻ nào đó.
Cụ và bác chủ thớt giống khái niệm về phố của em. Với em phố nó rộng hơn đường, ngoài chức năng là đường thì còn nhà cửa, hàng quán sinh hoạt 2 bên; và cái hồn chính của phố lại chầm chậm nằm ở 2 bên vỉa hè đó, nơi có tiếng rao "phớ đây!" lẫn "kết quả đê!", có mẹt bún đậu mắm tôm hay vài cái bàn nhựa mấy cốc bia hơi lúc nhập nhoạng lên đèn. Đường thì có khi cũng có như thế nhưng ko đậm nét bằng, có những quãng qua đồng ruộng thậm chí là rừng rú rồi lại có nhà cửa hàng quán. Ví dụ ngắn như Đường Láng, Đường Bưởi (dù các cánh đồng rau húng đã mất òi) hay rõ ràng nhất là AH1. Thế nên ra đường thì thường phi nhanh hơn vì mục đích là chỉ đi, còn phố thì từ từ vì sự hấp dẫn 2 bên, có khi đang đi lơ đãng có thằng bạn ngồi quán bia gọi giật mình, ngã oạch vào quán quên mẹ nó cả mục đích đi đâu! Tối về liêu xiêu chẳng vì bia, mà là cái liêu xiêu của phố cũ rêu phong nó cũng ám vào. Phố đấy, mệt lắm! :P
 

CTM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-318349
Ngày cấp bằng
5/5/14
Số km
423
Động cơ
295,070 Mã lực
Dạo này tôi thấy OF bị các cuộc chiến tranh làm nóng quá. Gửi các cụ bài viết ngẫu hứng của tôi và mong các cụ hạ bớt tí hỏa, văn nghệ cho tươi đời.

-------------

Có anh bạn Sài gòn ra Hà nội chơi hôm trước. Đi dạo khu 36 phố phường anh đặt rất nhiều câu hỏi, trong đó có 1 câu tôi đã nghe từ hấu hết các bạn miền Nam ra Bắc lần đầu: Phố là gì.

Tôi giải thích cho anh: “Phố” là từ nhập của tiếng Phúc kiến hay Quảng đông gì đó, chỉ con đường đô thị nhỏ hai bên chủ yếu là các nhà liền kề để buôn bán và sinh hoạt. Anh có vẻ không đồng ý: cuối cùng thì phố cũng là đường, sao không gọi đường luôn cho lẹ?

Đây có lẽ là lần thứ tư hay thứ năm gì đó tôi được các bạn Miền Nam hỏi “phố là gì?” Xem ra, “phố” là một đặc sản của Hà nội, khác với Sài gòn chỉ có “đường”.

Mấy hôm nay tiết trời đã bắt đầu sang thu. Đi trên đường Hà nội mới thấy “phố” và “đường” có thể thay thế nhau trên bản đồ nhưng trong tâm thức thì không thể. “Đường” là một cái gì đó rất trung tính, chỉ để đi lại. Còn “phố” thì ngoài việc giao thông còn có rất nhiều thứ khác. Có vỉa hè cũ, những mái nhà rêu phong liêu xiêu, hàng quán quen và những con người thân thuộc. “Phố” là kiểu đi lại, mua bán, sinh hoạt của các đô thị Việt nam, cả Nam và Bắc, bất kể ở đó có từ “phố” hay không.

Và ở đây tôi khám phá ra một chuyện hay hay: không ít các bài hát nhạc Miền Nam trước 1975 nhắc đến phố với nghĩa hoàn toàn như phố Hà nội. Bỏ qua các nhạc sĩ gốc Bắc: Phạm Duy với “Phố nghèo”, Anh Bằng (Áo trắng vờn bay, phố dài thật dài), Hoài Linh (Đèn đêm phố nhỏ) thì khá thú vị là hầu hết các nhạc sĩ thuần miền Nam trước 1975 đều có nhắc đến “phố” ở một trong các sáng tác của mình, mặc dù chưa bao giờ đặt chân ra Bắc.

Thử điểm qua vài cái tên tiêu biểu

Trúc Phương: Ông hoàng nhạc bolero sinh tại Trà Vinh sau đó định cư tại Sài gòn, cả đời chưa bao giờ ra Hà nội. Vậy mà ông có hẳn một bài về phố (Nửa đêm ngoài phố). Những câu cuối cùng: Ngày buồn dài lê thê, Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về, Làm rét mướt qua song len vào hồn… thậm chí còn đúng với Hà nội hơn Sài gòn.

Trần Thiện Thanh: Sinh tại Phan Thiết. Về cơ bản ông là nhạc sĩ của lính VNCH và ca từ của ông rất chú ý dùng các từ thuần nam. Nhưng cũng có thể thấy ít nhất một lần ông dùng từ “phố” trong bài Bảy ngày đợi mong (Anh hẹn em cuối tuần, Chờ anh nơi cuối phố…) Đáng chú ý là bài hát này sáng tác năm 1964, trong hòan cảnh không thể có bất cứ điều gì nhắc nhở đến Hà nội.

Lam Phương: Sinh tại Bến Tre, cũng là nhạc sĩ quân đội VNCH. Sáng tác dân sự của ông hầu hết có ca từ rất chung chung nhưng khi viết về đô thị, ông cũng không tránh được từ “phố”: Giờ không em hoang vắng phố phường (Thành phố buồn).

Và không thể không nhắc đến một trường hợp đặc biệt: Nhạc sĩ Tâm Anh, sinh ra và sống cả đời tại Sài gòn. Năm 1965 ông viết được một bài hát rất hay về Sài gòn nhưng lại dùng một từ không hề có ở đây: Phố đêm (Phố đêm đèn mờ giăng giăng, Màu trắng như vì sao gối đầu ngủ yên…). “Đèn mờ giăng giăng” đích thị là Sài gòn những năm 1960, ông đã dùng một từ thuần Hà nội để miêu tả Sài gòn!

Hầu hết các nhạc sĩ Miền Nam khác đều nhắc đến "phố" ở một bài hát nào đó của mình: Ngô Thụy Miên (Chiều nay mình lang thang trên phố dài), Trường Sa (Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi), Minh Kỳ (Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ… Từng đôi đi trên phố vắng) và còn nhiều nhiều nữa.

Có thể bảo rằng các nhạc sĩ Miền Nam từng tiếp xúc và biết từ “phố” qua người Miền Bắc di cư. Có thể như vậy, nhưng biết là một chuyện, đưa vào sáng tác, thậm chí lấy hẳn làm chủ đề sáng tác lại là chuyện khác hẳn. Tôi không biết hoàn cảnh từng trường hợp, nhưng có thể thấy rằng cái gọi là “hồn phố” dường như vẫn lẩn quất đâu đó trong nhạc vàng đô thị. Và cả người sáng tác, ca sĩ và người nghe đều tiếp nhận nó hết sức tự nhiên, cho dù Miền Nam trước 1975 không hề có cái gì gọi là “phố”.
Cụ mạo nhận khiên cưỡng rồi.
Người miền lam phố nghĩa là một khu phố, một thị trấn, thị xã hay một đô thị...Phố của người miền lam theo nghĩa thông thường nà khu phố mình đang sống hay đang trú ngụ. Nó hoàn toàn không chỉ đến con đường đi mà bao gồm tất cả những thứ có trong khu phố.
Nghe Lê Uyên Phương (ng Quảng Nam) : Theo em xuông phố trưa nay.... ng ta nghĩ ngay là từ một gác trọ của sinh viên nghèo nào đó đưa cô bạn gái đi dạo phố hay đi chơi...hay Phạm Duy : Con đường tình ta đi...lại là những tà áo dài trắng thướt tha tan học cùng các anh sinh viên áo trắng quần xanh đi dưới hàng cây đầy bóng mát ...hay Trịnh công Sơn : Chiều nay em ra phố về...v.v.
Nói chung Phố của người miền lam là một danh từ để chỉ ra nới đang cư trú, hoàn toàn không có nghĩa là đường đi mà bao hàm tất cả những thứ có trong khu phố, kể cà cái cột đèn đường hay cái nắp cống.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,125
Động cơ
478,540 Mã lực
Quan trọng là chữ "Phố" đi vào thơ ca nhạc họa dễ hơn chữ "Đường" bác ạ

Đường đêm đèn mờ giăng giăng :D
Trăng tàn trên hè Đường :D
Nửa đêm ngoài Đường :D
Đường vắng hoang vu từ lúc em đi :D
Mưa về trên góc Đường :D
.......
Nghe nó cứ chối tỉ thế nào ý :))
Chữ đường có 1 trường hợp đặc cách đi vào y học, kể cả giai phố cổ nếu dính thì cũng thành lái đường hết! :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top