Em hoàn toàn đồng ý với cụ về việc cái gì Luật không cấm thì chúng ta khi làm việc đó ko bị coi là phạm luật.
Trong trường hợp này em bổ sung thêm 1 ý mà xxx có thể sử dụng để phản bác lại luận điểm của cụ, em chưa có thời gian tìm hiểu trong Bộ Luật GTĐB:
"Có phải chăng vạch liền 1.1 khi xuất hiện sẽ chia đường thành 2 đường khác nhau (chứ ko còn là 1 đường với 2 chiều khác nhau nữa). Nếu đâu đó có cái quy định như vậy, hoặc có thể diễn giải như vậy thì lúc đó nếu các cụ đi hay vượt đều bị coi là đi vào đường 1 chiều"
Cụ thử suy nghĩ về hướng này xem. Cám ơn cụ về những chia sẻ từ trước tới nay trên otofun rất hay.
Xin cảm ơn kụ nhé.
Cái này các kụ trên FB đã nêu, nhưng điều như kụ nói không thể xảy ra, kụ à.
Lý do:
1- Trong luật hiện hành quy định các loại đường, cấp đường khác nhau, có các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá. Ví dụ, về độ rộng phần đường xe chạy, số làn xe, hình thức chia làn, hình thức giải phân cách, chiều dài tối thiểu của tuyến đường.
2- Trước khi được xây dựng thành con đường cho chúng ta đi, tất cả các loại đường bộ đều được thiết kế, để xác định các thông số chính yếu cụ thể cho nó, như chiều rộng, chiều dài, số làn xe, độ dốc dọc dốc ngang, loại vật liệu xây dựng, khả năng thông xe, công trình phụ trợ,... lập thành một Bộ hồ sơ thiết kế riêng cho đoạn đường, cấp đường đó.
Để được phân loại là một loại đường, một cấp đường nào đó, con đường đó phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của loại đường, cấp đường đó, trong đó có yêu cầu về độ dài tối thiểu của loại đường đó.
Yêu cầu tối thiểu về chiều dài một cấp đường được quy định tại điểm 3.4.3 trong phần "4.3- Cấp thiết kế của đường bộ" trong "Tiêu chuẩn Thiết kế đường ô tô" TCVN4054:2005.
Theo tiêu chuẩn thiết kế nêu trên, chiều dài tối thiểu của một cấp đường được quy định bằng nhiều ki lô mét, chứ không chỉ vài mét. Các kụ mở tiêu chuẩn ra, xem quy định này là biết một đoạn đường vài mét (khoảng 6m) có được luật cho phép tách riêng ra để xem là một loại đường khác với tuyến đường mà nó thuộc về hay không.
3- Trên thực tế, việc kẻ một vạch liền dài 6-10m trước giao cắt không thay đổi cấp thiết kế của đoạn đường trước đó, không được coi là tiêu chuẩn để xếp hạng điạn đường 6m đó sang cấp đường, loại đường khác.
Quốc tế họ có tên gọi riêng cho đoạn đường 30m trước giao cắt, có vạch liền giữa đường như này, là "đoạn tiếp cận trước giao cắt", chứ họ không coi đoạn ngắn ngủn đó là loại đường khác.
Cụ thể, việc kẻ một đoạn vạch liền thay cho vạch rời tại "đoạn tiếp cận trước giao cắt" như tại giao cắt HBT-LD-Cửa Nam này là tuân theo quy định về an toàn giao thông trước giao cắt, nêu tại điểm 13 khoản B Phụ lục 2 của Công ước Viên 1968 về BB và THĐB, và sơ đồ kẻ vạch số 5 và sơ đồ số 6 trong Công ước Viên, áp dụng trên đường 2 chiều.
(Để tránh loãng thớt, nhà cháu không minh hoạ những điều đó tại còm này. Nếu kụ có quan tâm, xin mời kụ mở bản dịch Công ước Viên theo link dưới đây, xem điểm 13 ở trang 58, xem 2 sơ đồ số 5, 6 ở trang 67, kụ nhé)
4- Nếu xxx vẫn muốn lách luật để bắt phạt với lý do kụ nói ở trên, thì họ phải chứng minh trước toà án rằng đoạn đường dài 6m đó là đường đôi.
-----------------
Link: 1b' - Công ước Viên 1968 về Biển báo và Tín hiệu Đb (bản dịch tiếng Việt của OF, ver 1.1, 6MB)
https://drive.google.com/file/d/0BzFS2oW0MZYCTzU0R1dCZ3gtZ1k/view?pli=1
.