- Biển số
- OF-388238
- Ngày cấp bằng
- 21/10/15
- Số km
- 6,383
- Động cơ
- 413,814 Mã lực
Xe đc phép đè vạch (lấn làn) mà cụ đọc lại hiểu ra là đc phép đi qua vạch ah? "yêu cầu lái xe điều khiển xe đi về làn bên phải của chiều đi" mà cụ vẫn hiểu là đc đi về làn bên trái của chiều đi ah? Ko ghi là "cấm" nhưng chỉ cho phép đi làn bên phải thôi, đi làn bên trái là vi phạm, cứ phải có chứ "Cấm" thì mới ko đc đi ah?Về mặt luật e hoàn toàn đồng ý với cụ bia là đi như thế không sai,còn về xét theo văn hóa giao thông,gặp những đoạn đường này e đi hết đoạn nét đứt về bên phải rồi mới rẽ,đôi khi cũng không nren cứng nhắc quá.
Còn cụ bopbi bảo luật không cho phép xe vượt không được đi hết sang làn bên trái là sai hoàn toàn.luật cho phép mượn làn khi vượt và không hề có dòng nào cấm đi hoàn toàn sang làn bên trái,ngoài ra đã gọi là mượn làn thì việc đi sang làn bên kia là không sai.Mà ví dụ xe máy mượn làn mà không được đi hết sang làn trái thì không biết cụ định đi kiểu gì,hehe
Cám ơn cụ nhiều.Đi đúng qua đoạn này thì cụ phải đi qua vạch dừng, phía bên phải của điểm C thi mới được rẽ trái, chỗ này đèn đỏ các phương tiện đc phép rẽ trái; Cấm oto rẽ phải.
Cụ cho em hỏi giành đường của xe nào?Cái hành vi ấy vi phạm luật GT 2008 theo điều 8, khoản 11 ạ: giành đường của xe khác (cụ chủ thớt cố tình vẽ để không có tình huống vượt xe)
Đang đặt tinh huống để tranh luận nhằm tìm thiếu sót của luật. Cụ thấy dở hơi thì đừng vào đọc nữa, có ai bắt cụ đâuCác cụ đừng " uyên bác" quá theo kiểu dở hơi thế này, đã phân làn 2 chiều rõ ràng, cuối làn bên phải chuẩn bị rẽ Lê Duẩn là vạch liền, e là e cứ đi hết làn phải e rẽ, như thế mới đúng tâm ngã 4, ko chặn đầu xe khác, luồn sau xe khác mà sang. Đi kiểu như cụ thớt thì làn bên kia dừng hết à( nếu đầu kia Nguyễn Khuyến ko phải 1 chiều). Sao mà cứ phải nghĩ ra các tình huống khoai loì ra làm gì nhỉ, cụ bảo vượt không sai nhưng gần đến ngã tư rồi vượt làm cái giề?
Cụ ấn vào cái hình mũi tên be bé trong cái còm em quất lại, sẽ đến cái còm nói đến xe nào giành đường xe nào đấy ạ.Cụ cho em hỏi giành đường của xe nào?
Nhà cháu cảm ơn kụ.1- Luật cho phép xe được phép lấn làn (đè vạch) tại các chỗ được phép, chiếm dụng làn của xe ngược chiều để vượt xe cùng chiều chứ ko phải là cho phép chạy sang toàn bộ làn xe chạy ngược chiều để vượt xe;
2- Quy định vạch số 27 là cấm đè (bất kể từ bên nào sang) mà các cụ ấy "tư vấn" cho nhau là vượt xe ở vạch số 28 rồi quay về làn cũ ở vạch số 27 cũng đc (Các cụ ấy nói là Luật cho phép như thế nhưng ko trích dẫn bất cứ quy định nào ra đc)
3- Tới đây, khi Thông tư 91/2015/TT-BGTVT có hiệu lực (ngày 1/3/2016) thì đường hai chiều là "đường có cả hai chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa"; Như vậy, như đường cao tốc NB-LC đoạn từ YB-LC sẽ là đường hai chiều, với quan điểm của các cụ là đường hai chiều thì có thể chạy cả chiều ngược lại thì sẽ "vô số" các cụ đối đầu với xe đi ngược chiều...
Ai cũng đồng ý với kụ là đi kiểu như xe xanh đó là loạn.Nếu theo tình huống 2 của cụ chủ mà cụ đi như ông xe xanh thì bảo sao giao thông HN chả loạn. Xe vàng đang đi phần lưu thông của người ta mà xe xanh của cụ phi vào chắn đường với lý do vượt xe máy?
Những còm trên là e có trích Luật GTĐB và VB QPPL hướng dẫn Luật cả đấy, cụ xem kỹ lại điNhà cháu cảm ơn kụ.
Một trong các nguyên tắc trao đổi trên OF của nhà cháu là "nói luật phải có trích dẫn luật".
Một khi nhà cháu đã trích dẫn luật để trao đổi cùng các kụ về một quan điểm nào đó, thì, khi các kụ nêu quan điểm ngược lại với nhà cháu, các kụ phải trích dẫn luật cụ thể, có hình ảnh, để phản biện điều trích luật mà nhà cháu đã viện dẫn và minh hoạ.
Nếu chỉ nói quan điểm của mình bằng lời, không kèm trích luật cụ thể, là chưa phù hợp với hình thức trao đổi khách quan, chưa tôn trọng ý kiến của cá nhân nhà cháu.
Vì vậy, nhà cháu nhờ kụ Bopbi_hsgs vui lòng trích luật cụ thể, bằng hình ảnh, để minh hoạ cho 3 điều kụ đã nêu trên, kụ nhé.
Xin lỗi kụ, nhà cháu xem luật kỹ không kém kụ, nếu không nói là kỹ hơn.Những còm trên là e có trích Luật GTĐB và VB QPPL hướng dẫn Luật cả đấy, cụ xem kỹ lại đi
E trích lại cho cụ nhé,Xin lỗi kụ, nhà cháu xem luật kỹ không kém kụ, nếu không nói là kỹ hơn.
Ngoài luật của Vn, nhà cháu còn xem luật của nước ngoài, đọc trực tiếp bằng tiếng Anh, tiếng Nga, đôi khi còn nhờ người dịch luật tiếng Pháp tiếng Đức để tham khảo.
Vấn đề ở chỗ, những lý luận kụ nêu trong thớt này chỉ mới dừng ở mức độ suy diễn cá nhân của kụ, trong luật không nói như vậy.
Trên OF cũng có vài kụ thích suy diễn suông, thích dùng lời nói suông để phản bác các ý kiến được nhà cháu minh hoạ cụ thể từ luật. Những kụ đó không thích hợp nguyên tắc trao đổi "nói có sách, mách có chứng" cùng nhà cháu, nên đều được nhà cháu Ignore, lưu vào danh sách Next, miễn đọc, miễn trả lời. Nghĩa là các kụ khác thì nhìn thấy các còm đó, còn nhà cháu thì không.
Thành thực mà nói, dù nhà cháu không muốn phải kéo dài danh sách Ignore đó, nhưng không có nghĩa danh sách đó không thể được bổ sung.
E trích lại cho cụ nhé,
Trích Quy chuẩn QCVN 41:2012/BGTVT ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012:
Phụ lục G
VẠCH TÍN HIỆU GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ > 60KM/H
...
G.2 Vạch chỉ dẫn
...
b) Vạch đường tim trên mặt đường để phân cách hai luồng xe ngược chiều:
- Vạch đường tim trên mặt đường có hai luồng xe đi ngược chiều bằng mầu vàng đứt khúc. Dùng để phân hai luồng xe đi ngược chiều, vạch này được vẽ ở tim đường, tuy nhiên tuỳ tổ chức giao thông không nhất thiết phải vẽ đúng tim đường. Trường hợp dùng vạch này thì xe được phép chạy đè lên vạch để vượt xe khác hoặc rẽ về bên trái;
- Với những đoạn đường mà chiều rộng mặt đường đủ chia thành hai làn xe chạy ngược chiều thì vẽ đường tim đứt khúc màu vàng, ý nghĩa của vạch là yêu cầu lái xe điều khiển xe đi về làn bên phải của chiều đi. Cách vẽ tim trên đường hai luồng xe ngược chiều xem hình vẽ Vạch số 1.
Cái này là không chính xác đâu, kụ à.Bình thường mà đi sang làn ngược chiều thì sai rồi, cái này em không bàn
Em đang hỏi về việc mượn làn ngược chiều để VƯỢT XE.
Đó là, trong trường hợp bên phải không có xe nào, có quy định nào trong luật hiện hành bắt buộc phương tiện phải đi về bên phải phần đường xe chạy, không được chạy nghênh ngang giữa đường, không được chạy sang làn xe ngược chiều của đường 2 chiều không có giải phân cách cứng ở giữa; có điều nào trong luật hiện hành cho phép xử phạt các xe ô tô không đi về bên phải phần đường xe chạy, đi sang làn cho chièu xe ngược lại hay không?".
.
Nhà cháu nhờ kụ phân biệt sự khác nhau giữa "đường hai chiều" và "đường đôi" nhé.
Đường hai chiều, có vạch đứt kẻ giữa 2 chiều xe ngược nhau - luật cho phép xe trên chiều này được chiếm dụng làn của xe ngược chiều để vượt xe cùng chiều, khi trên làn xe ngược chiều đó không có xe đang đi đến.
Còn đường đôi, có vạch liền hoặc giải phân cách cứng nằm giữa 2 chiều xe ngược nhau - luật không cho phép xe trên chiều này chiếm dụng làn của chièu ngược lại để vượt xe.
Việc thớt hướng dẫn cách vượt xe trên cao tốc NB-LC, do kụ Khuu là sếp và là chuyên gia bên Tổng công ty Đường cao tốc Vn đưa ra, có nội dung hoàn toàn đúng luật.
Nếu kụ muốn phản bảc các hướng dẫn vượt xe trên cao tốc đó của kụ Khuu, nhà cháu nghĩ sẽ ít người đồng tình với quan điểm đó của kụ đấy.
.
Vì cụ đưa ra quan điểm chung cho cách đi trên đường hai chiều nên e dẫn chứng như thế (Cụ xem lại còm trên của cụ đi, có ghi là đường hai chiều trong khu đông dân cư hoặc ngoài khu đông dân cư đâu )Xin cảm ơn kụ nhé. Đây là cách trao đổi rõ ràng, cụ thể, chúng ta nên tiếp tục phát huy, kụ nhé.
Khi nhìn minh hoạ này, nhà cháu mới biết được kụ định nói về cái gì. Nhờ vậy, nhà cháu đỡ bị mông lung, các kụ OF cũng dễ theo dõi.
Nhà cháu xin có ý kiến với còm của kụ, như sau:
1- Trong thớt này, nhà cháu nêu ví dụ về đường Hai bà Trưng, là đường hai chiều trong khu nội đô, nơi được kẻ vạch đứt giữa đường màu trắng, kụ lại dùng quy định của vạch màu vàng, là một loại vạch kẻ khác, để phản bác ý kiến nhà cháu, để khẳng định rằng phương tiện đi bên trái vạch đứt màu trắng là sai luật. Việc phản biện như vậy được coi là không phù hợp.
2- Vì vạch kẻ rời được vẽ trên HBT là vạch số 1.5, nhà cháu đề nghị kụ trích dẫn luật cụ thể để minh hoạ cho quan điểm kụ đã nêu ở trên, rằng phương tiện nào lưu thông bên trái của vạch 1.5 (tức là lưu thông trên làn cho chiều xe ngược lại) là sai, là phạm luật.
3- Về từ ngữ, nhờ kụ chú ý giúp, trong quy chuẩn viết "... (Vạch số 1) có ý nghĩa yêu cầu lái xe đi về làn bên phải của chiều đi".
"Yêu cầu" đi về bên phải không có nghĩa là "bắt buộc" phải đi về bên phải, không có nghĩa là "cấm đi bên trái vạch này"...
Để quy định điều cấm, trong luật sử dụng cụm từ "cấm", hoặc "nghiêm cấm". Ví dụ, vạch số 27, là vạch liền kép, màu vàng, kẻ giữa 2 chiều xe ngược nhau. Vạch 27 "cấm xe vượt xe hoặc chạy đè lẻn vạch". Các hành vi khác không bị vạch cấm thì lái xe được quyền thực hiện, mà không bị luật coi là vi phạm.
P/s:
Nhà cháu ví dụ, kể cả với vạch 27, điều cấm chỉ là "cấm xe không được vượt xe hoặc chạy đè lên vạch". Vạch 27 hiện hành không cấm xe đi bên trái của vạch. Nhưng đây là chủ đề khác, nhà cháu chưa muốn bàn ở còm này. Nhà cháu chỉ nêu ví dụ này để thấy trong luật hiện hành của mình còn nhiều chỗ thiếu, cần bổ sung, giúp cho luật ngày càng chặt chẽ hơn, phù hợp với Công ước Viên và luật các nước khác, để có thể hoà nhập thuận lợi với môi trường giao thông quốc tế.
----------------
Hình minh hoạ: vạch số 1.5, là vạch đứt màu trắng, kẻ giữa 2 làn xe ngược chiều. Vạch 1.5 không có chức năng cấm phương tiện đi bên trái của vạch, cũng không cấm phương tiện đè qua vạch khi thực hiẹn thao tác vượt xe.
.
Điều 9 luật GTĐB có quy định phải đi bên phải theo chiều đi của mình và em hiểu vạch kẻ tim đường đã phân chia thành 2 làn bên phải và bên trái. Bình thường em đi làn bên phải, khi vượt xe thì em mượn làn bên trái là làn chiều đường ngược lại.2- Nhưng trong luật, nhà cháu không thấy có chỗ nào quy định cấm xe đi sang làn của chiều ngược lại.
Hay là nhà cháu chưa đọc thấy chăng? Nhờ các kụ thông tin tiếp nhé.
Cảm ơn kụ.sgb345: Cụ có liên quan nào đến một dự án... giao thông ko ah? Cụ rất am hiểu về kiến thức luật gtdb.
Em đc biết chút về DA từ một anh chuyên gia: DA có gói xây dựng hạ tầng giao thông (trong đó có phần tổ chức trật tự giao thông) và tuyên truyền giáo dục ý thức giao thông (tiến tới xây dựng văn hoá giao thông văn minh, hiện đại). Các cụ có nhớ mấy năm trước, để triển khai việc tổ chức giao thông thí điểm tại thủ đô, DA tư vấn và triển khai các dải phân cách cứng + các biển báo ở các nơi đường giao nhau hoặc để phân làn xe. Nhưng cách thức này đã bị phá sản vì tính chất đặc thù về loại phương tiện lưu thông chủ yếu và hạ tầng giao thông của thủ đô (chưa kể đến ý tham gia giao thông của người dân). Nó đã xảy ra nhiều vụ tai nạn vì dải phân cách nên sau một thời gian đã bị tháo bỏ. DA là đơn vị tư vấn thiết kế để tổ chức trật tự giao thông theo Luật. Em đọc bài của cụ, giờ phần nào hiểu thêm một lý do vì sao DA ko thành công mặc dù có nhiều chuyên gia rất giỏi cả trong nước và nước ngoài (hiện em thấy DA chủ yếu đc triển khai trong phần tuyên truyền). Cụ phân tích rất có căn cứ, và đã có những kiến nghị xác đáng. Em voted cụ.
Nhà cháu đã trả lời ý này tại còm #70 ở phía trên. Mời kụ tham khảo và cho biết ý kiến nhé.Điều 9 luật GTĐB có quy định phải đi bên phải theo chiều đi của mình và em hiểu vạch kẻ tim đường đã phân chia thành 2 làn bên phải và bên trái. Bình thường em đi làn bên phải, khi vượt xe thì em mượn làn bên trái là làn chiều đường ngược lại.
Xe A Trong tình huống này là vượt đúng luật.. nếu xe khách có dấu hiệu nhường đườngE hỏi cụ ý và nói cụ ý trích các quy định về Luật GTĐB thì cụ lại đưa cái ành (vi phạm Luật GTĐB) rồi tự điền vào theo ý mình (hoặc chọn ảnh có nội dung theo ý mình) thì e cũng đến chịu cụ
Trong ảnh của cụ thì xe B ko phải là mắc lỗi "Vượt phải" mà mắc lỗi "Điều khiển xe đi ko đúng phần đường quy định" do chạy xe vào phần đường xe thô sơ.
Xe A thì mắc lỗi "Điều khiển xe đi ko đúng làn đường quy định" do chạy xe vào làn đường của dòng xe chạy ngược chiều.
Xe A vượt như vậy là sai quy định cụ ah,Xe A Trong tình huống này là vượt đúng luật.. nếu xe khách có dấu hiệu nhường đường