[Funland] Có đặt niềm tin vào kiểm toán độc lập hiện nay không?

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
2,560
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Bản chất của kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến, chứ việc nói kiểm tra kế toán theo ý hiểu của cụ là không khả thi cụ nhé.
Thêm nữa nội dung bài báo của cụ chủ gửi đọc đưa góc nhìn hơi hẹp và thiếu dẫn chứng.
Thực tế thông tin là tìm trên mạng.
Trước đó thì thú thực em cũng không tìm hiểu, chỉ khi xảy ra thì mới tìm và đọc.
Tuy nhiên nhiều bài họ dùng từ chuyên ngành quá , cộng với hạn chế về kiến thức của mình nên không hiểu bản chất. Họ cũng chả bày tỏ ý kiến gì thì biết đằng nào mà sửa chữa khắc phục?
Tất nhiên bài báo cũng chỉ là một góc nhìn, cũng không có dẫn chứng sai ở đơn vị nào, vẫn còn chung chung... nhưng ứng vào công ty em thì em thấy khá đúng.
Ví dụ dẫn chứng trong bài viết:
"Việc đưa ra các ý kiến ngoại trừ chưa lượng hóa được giá trị cụ thể hay chưa định lượng được những ảnh hưởng của khoản ngoại trừ và nguyên nhân dẫn đến ý kiến ngoại trừ của kiểm toán, đã khiến phần lớn người đọc đều tin tưởng rằng báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoàn toàn chính xác, hợp lý, không còn gian lận, thất thoát, lãng phí, hoạt động quản trị doanh nghiệp được thực hiện tốt. "
=> Nếu họ cảnh báo rằng hàng hóa trong kho tồn đọng khá lâu, giá trị có thể thấp hơn những sản phẩm đang có trên thị trường... (cụ thể hàng hóa nào đó) thì đọc đến đó thôi, sẽ truy ngay BĐH và đưa ra giải quyết. Chứ đằng này chia tiền rồi, mới biết lỗ còn nằm ở kho, hoặc lãi trên giấy thì mệt.
Hay: " Phần lớn, hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính chỉ tập trung thực hiện soát xét số liệu quá khứ, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, nhưng chưa kiểm tra được tính tuân thủ pháp luật, điều lệ công ty đối với các bên liên quan; chưa soát xét được số dư đầu năm, tính hoạt động liên tục và đánh giá tổng thể sự ảnh hưởng của các sai sót trọng yếu, làm cơ sở đưa ra ý kiến nhận định trên báo cáo kiểm toán; chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán. Đặc biệt, phần trọng yếu rủi ro như công nợ phải thu, phải trả, chi phí dở dang…Chính những lỗ hổng này đã dẫn đến thông tin được cung cấp bị sai lệch, thiếu tính chính xác, gây thiệt hại về kinh tế cho các nhà đầu tư, bên thứ ba khi ra quyết định đầu tư hay hợp tác kinh doanh. "

Ở đây em chỉ đánh giá chủ quan về trách nhiệm của bên kiểm toán. Nếu họ làm đúng (theo cách hiểu của em) thì những những sai sót cơ bản đến em không có chuyên môn cũng phát hiện được thì chất lượng kiểm toán đáng phải đặt câu hỏi.
Ví dụ: Thấy công nợ bất thường kéo dài thì phải soát xét và đưa ra ý kiến kiểu cảnh báo, hay thấy hàng hóa tồn kho kéo dài thì cũng phải biết nguyên nhân và giá trị phản ánh có hợp lý với thị trường không? Từ đó người đọc và sử dụng thông tin biết và đưa ra quyết định.
Chứ có mỗi câu gọi kiểu " đã hợp lý trên khía cạnh trọng yếu.." thì quả là khó cho người đọc như kiểu bên em.
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
2,560
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
đầu tien là cụ phải biết đọc BC tài chính cái đã. co bản nhất là phải xem dc phần công nợ ( nợ phải thu, nợ phải trả), hàng tồn. Hỏi KT xem cty có bao nhiêu tiền ( trong TK và trong két)
Sau đó là kiểm tra thực tế hàng trong kho, gặp chủ nợ.
Kiểm soát chặt chẽ các bước này là ok. Chứ cụ chủ đợi đến hết năm xem Ktoan nó viết j thì nó bán mẹ cty từ lúc nào dồi ấy chứ
Nếu mà làm được như thế thì quá tốt.
Bởi vì mình tham gia nhiều mảng khác nhau, góp vốn để cùng nhau làm. Cứ nghĩ có kiểm toán là ok, không có sai sót, không có lãng phí, không còn rủi rõ. Chứ biết kiểm toán chỉ làm mỗi việc xem có công đúng hay sai? Phản ảnh có đúng tài khoản, khoản mục gì đó thì cỡ như công ty em cũng chưa cần thiết dù biết rằng điều đó cũng đóng góp khác nhiều cho công tác quản trị để cắt giảm chi phí chỗ nào.
Thực tế, bên em chỉ là thương mại, hoạt động kinh doanh khá thông thường... nên em không có chuyên môn nhưng vài ngày đọc và tìm hiểu thì cũng nhìn thấy cái bất hợp lý trong báo cáo.
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
2,560
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Hị, chuyện đó không có đâu cụ ạ, trừ phi cụ là managing partner.
Cụ là dân kiểm toán nên cho nhà cháu hỏi một câu:
Bên cháu thuê kiểm toán BCTC, và đã xảy ra những sai sót lớn... Vậy KTV có phải đã làm không hết trách nhiệm không ạ?
 

Thang N.

Xe tăng
Biển số
OF-51172
Ngày cấp bằng
19/11/09
Số km
1,589
Động cơ
422,807 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ là dân kiểm toán nên cho nhà cháu hỏi một câu:
Bên cháu thuê kiểm toán BCTC, và đã xảy ra những sai sót lớn... Vậy KTV có phải đã làm không hết trách nhiệm không ạ?
Em không dám trả lời bừa. Việc xem xét trách nhiệm của đơn vị kiểm toán và KTV phải căn cứ vào hợp đồng dịch vụ giữa 2 bên vì hợp đồng dịch vụ sẽ mô tả phạm vi công việc của đơn vị kiểm toán (lưu ý KTV chỉ là người thực thi). Nếu đơn vị kiểm toán làm không đúng, đủ trách nhiệm của mình theo hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm. Tất nhiên nếu KTV bị xem xét có sai sót thì vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân.

Cụ lưu ý cho, chứng cứ để xem xét trách nhiệm của đơn vị kiểm toán và KTV rất quan trọng. Chứng cứ được thể hiện là hợp đồng dịch vụ, email, tài liệu giao dịch trong công việc, biên bản họp, các bản ký BCTC, v.v. Biết đâu sai sót lớn mà cụ nói lại không thể quy vào là trách nhiệm của đơn vị kiểm toán hay KTV.

Theo kinh nghiệm của em, đôi khi doanh nghiệp nghi ngờ chất lượng dịch vụ kiểm toán, họ sẽ thuê một bên kiểm toán khác xem xét kết quả của đơn vị kiểm toán đã thuê để có thể đánh giá đúng sai trước khi doanh nghiệp đó tiến hành các bước kế tiếp (i.e. yêu cầu bồi thường hoặc khởi kiện).
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
2,560
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Em không dám trả lời bừa. Việc xem xét trách nhiệm của đơn vị kiểm toán và KTV phải căn cứ vào hợp đồng dịch vụ giữa 2 bên vì hợp đồng dịch vụ sẽ mô tả phạm vi công việc của đơn vị kiểm toán (lưu ý KTV chỉ là người thực thi). Nếu đơn vị kiểm toán làm không đúng, đủ trách nhiệm của mình theo hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm. Tất nhiên nếu KTV bị xem xét có sai sót thì vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân.

Cụ lưu ý cho, chứng cứ để xem xét trách nhiệm của đơn vị kiểm toán và KTV rất quan trọng. Chứng cứ được thể hiện là hợp đồng dịch vụ, email, tài liệu giao dịch trong công việc, biên bản họp, các bản ký BCTC, v.v. Biết đâu sai sót lớn mà cụ nói lại không thể quy vào là trách nhiệm của đơn vị kiểm toán hay KTV.

Theo kinh nghiệm của em, đôi khi doanh nghiệp nghi ngờ chất lượng dịch vụ kiểm toán, họ sẽ thuê một bên kiểm toán khác xem xét kết quả của đơn vị kiểm toán đã thuê để có thể đánh giá đúng sai trước khi doanh nghiệp đó tiến hành các bước kế tiếp (i.e. yêu cầu bồi thường hoặc khởi kiện).
Vâng cám ơn cụ.
Việc khởi kiện thì lúc đầu bên em cũng tính đến rồi. Gặp L sư họ cũng nói rằng không đủ chứng cứ... vì kiểm toán có nêu cái gì sai với thực tế đâu mà kiện họ. Những rủi ro như dạng bên em đang mắc nó là một phần hạn chế vốn có trong kiểm toán.
Còn tính chuyện thuê thêm kiểm toán lại thì chắc không làm, mà về lâu dài tính chuyện xây dựng hệ thống quản trị nội bộ thôi.
Có chỗ nào cần đấu thầu thì thuê kiểm toán sau, chứ cũng thấy hơi phí vì doanh nghiệp cũng chưa bị bắt buộc phải kiểm toán.
Thực tế, chỗ bên em những tồn tại này là do bản thân DN gây ra, nhưng do mình thiếu hiểu biết và kỳ vọng quá lớn vào một bên độc lập nên mới bị như vậy thôi. Vì lúc đầu tiên ai cũng nói sẽ làm minh bạch rõ ràng để không ai phải thay đổi suy nghĩ về người kia nên mới tính đến bên kiểm toán.
Nhưng tựu chung lại, thì em thấy rằng nếu tình trạng này cứ diễn tiếp thì thiệt thòi luôn đứng về phía những cổ đông, biết ra thì cũng đã muộn.
 

Lungcu

Xe điện
Biển số
OF-37120
Ngày cấp bằng
2/6/09
Số km
2,404
Động cơ
495,841 Mã lực
Nơi ở
Cực Bắc Việt Nam
Kiểm toán các công ty cổ phần ,không làm theo số liệu của công ty đưa ra nó không thuê nữa có mà thất nghiệp . Thề thốt cam đoan nó chỉ là hình thức.
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
2,560
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Kiểm toán các công ty cổ phần ,không làm theo số liệu của công ty đưa ra nó không thuê nữa có mà thất nghiệp . Thề thốt cam đoan nó chỉ là hình thức.
Bây giờ thì em cũng đã hiểu thêm sau khi các cụ trao đổi và tìm hiểu trên mạng.
Chung quy lại chất lượng BCTC sẽ bị ảnh hưởng bởi ý chí người chi tiền. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp đôi khi cũng chưa được đặt ở đúng vị trí.
Như công ty em thì có ai biết kiểm toán chỗ nào đâu, thấy nó bảo thằng A thì A, thằng B thì B.... cứ nghĩ họ sẽ có trách nhiệm chỉ ra những cái chưa tốt, cái sai lệch để mình sửa chữa khắc phục hay xử lý.
Đời không giống như mơ !
 

Hung.audit

Xe máy
Biển số
OF-370519
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
50
Động cơ
252,111 Mã lực
Thực tế thông tin là tìm trên mạng.
Trước đó thì thú thực em cũng không tìm hiểu, chỉ khi xảy ra thì mới tìm và đọc.
Tuy nhiên nhiều bài họ dùng từ chuyên ngành quá , cộng với hạn chế về kiến thức của mình nên không hiểu bản chất. Họ cũng chả bày tỏ ý kiến gì thì biết đằng nào mà sửa chữa khắc phục?
Tất nhiên bài báo cũng chỉ là một góc nhìn, cũng không có dẫn chứng sai ở đơn vị nào, vẫn còn chung chung... nhưng ứng vào công ty em thì em thấy khá đúng.
Ví dụ dẫn chứng trong bài viết:
"Việc đưa ra các ý kiến ngoại trừ chưa lượng hóa được giá trị cụ thể hay chưa định lượng được những ảnh hưởng của khoản ngoại trừ và nguyên nhân dẫn đến ý kiến ngoại trừ của kiểm toán, đã khiến phần lớn người đọc đều tin tưởng rằng báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoàn toàn chính xác, hợp lý, không còn gian lận, thất thoát, lãng phí, hoạt động quản trị doanh nghiệp được thực hiện tốt. "
=> Nếu họ cảnh báo rằng hàng hóa trong kho tồn đọng khá lâu, giá trị có thể thấp hơn những sản phẩm đang có trên thị trường... (cụ thể hàng hóa nào đó) thì đọc đến đó thôi, sẽ truy ngay BĐH và đưa ra giải quyết. Chứ đằng này chia tiền rồi, mới biết lỗ còn nằm ở kho, hoặc lãi trên giấy thì mệt.
Hay: " Phần lớn, hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính chỉ tập trung thực hiện soát xét số liệu quá khứ, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, nhưng chưa kiểm tra được tính tuân thủ pháp luật, điều lệ công ty đối với các bên liên quan; chưa soát xét được số dư đầu năm, tính hoạt động liên tục và đánh giá tổng thể sự ảnh hưởng của các sai sót trọng yếu, làm cơ sở đưa ra ý kiến nhận định trên báo cáo kiểm toán; chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán. Đặc biệt, phần trọng yếu rủi ro như công nợ phải thu, phải trả, chi phí dở dang…Chính những lỗ hổng này đã dẫn đến thông tin được cung cấp bị sai lệch, thiếu tính chính xác, gây thiệt hại về kinh tế cho các nhà đầu tư, bên thứ ba khi ra quyết định đầu tư hay hợp tác kinh doanh. "

Ở đây em chỉ đánh giá chủ quan về trách nhiệm của bên kiểm toán. Nếu họ làm đúng (theo cách hiểu của em) thì những những sai sót cơ bản đến em không có chuyên môn cũng phát hiện được thì chất lượng kiểm toán đáng phải đặt câu hỏi.
Ví dụ: Thấy công nợ bất thường kéo dài thì phải soát xét và đưa ra ý kiến kiểu cảnh báo, hay thấy hàng hóa tồn kho kéo dài thì cũng phải biết nguyên nhân và giá trị phản ánh có hợp lý với thị trường không? Từ đó người đọc và sử dụng thông tin biết và đưa ra quyết định.
Chứ có mỗi câu gọi kiểu " đã hợp lý trên khía cạnh trọng yếu.." thì quả là khó cho người đọc như kiểu bên em.
Các ý kiến đưa ra trong báo cáo kiểm toán phải tuân thủ theo các chuẩn mực và chế độ hiện hành cụ ạ. Ví dụ về HTK thì việc xác định giá trị hàng hóa tại thời điểm 31/12 với nhiều hàng hóa đặc thù như mảng thời trang là việc khá khó, không có căn cứ và bằng chứng chắc chắn để đưa ra ý kiến ngoại trừ hay nêu vấn đề khác thì KTV không thể nêu được vào trong phần ý kiến cụ ạ. Với công nợ tồn đọng, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành cũng quy định rõ việc phân loại thời gian và thực hiện trích lập dự phòng -> KTV xác định việc trích dự phòng có đúng và đủ hay không để đưa ý kiến, còn về tính có thật của khoản công nợ này cũng là thủ tục bắt buộc thực hiện.
Đoạn "Hay: " Phần lớn, hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính chỉ tập trung thực hiện soát xét số liệu quá khứ, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, nhưng chưa kiểm tra được tính tuân thủ pháp luật, điều lệ công ty đối với các bên liên quan; chưa soát xét được số dư đầu năm, tính hoạt động liên tục và đánh giá tổng thể sự ảnh hưởng của các sai sót trọng yếu, làm cơ sở đưa ra ý kiến nhận định trên báo cáo kiểm toán; chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán. Đặc biệt, phần trọng yếu rủi ro như công nợ phải thu, phải trả, chi phí dở dang…" thì dùng từ phần lớn ở đây là hoàn toàn không chính xác, các thủ tục kiểm toán để đảm bảo các số liệu trên đa số các công ty Kiểm toán đều phải thực hiện, hàng năm BTC cũng có các đoàn kiểm tra các công ty KT (đặc biệt với các công ty KT có KT cho các doanh nghiệp đại chúng, niêm yết); các thủ tục này có thể nói là cơ bản và bắt buộc thực hiện trong 1 cuộc kiểm toán.

Do đó người sử dụng BCKT và BCTC cần phải có kiến thức nhất định để đọc và hiểu, đọc BCKT không chỉ đọc mỗi phần ý kiến và BCĐKT, BCKQHDKD, LCTT mà phải đọc kỹ các thuyết minh kèm theo.
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
2,560
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Các ý kiến đưa ra trong báo cáo kiểm toán phải tuân thủ theo các chuẩn mực và chế độ hiện hành cụ ạ. Ví dụ về HTK thì việc xác định giá trị hàng hóa tại thời điểm 31/12 với nhiều hàng hóa đặc thù như mảng thời trang là việc khá khó, không có căn cứ và bằng chứng chắc chắn để đưa ra ý kiến ngoại trừ hay nêu vấn đề khác thì KTV không thể nêu được vào trong phần ý kiến cụ ạ. Với công nợ tồn đọng, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành cũng quy định rõ việc phân loại thời gian và thực hiện trích lập dự phòng -> KTV xác định việc trích dự phòng có đúng và đủ hay không để đưa ý kiến, còn về tính có thật của khoản công nợ này cũng là thủ tục bắt buộc thực hiện.
Đoạn "Hay: " Phần lớn, hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính chỉ tập trung thực hiện soát xét số liệu quá khứ, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, nhưng chưa kiểm tra được tính tuân thủ pháp luật, điều lệ công ty đối với các bên liên quan; chưa soát xét được số dư đầu năm, tính hoạt động liên tục và đánh giá tổng thể sự ảnh hưởng của các sai sót trọng yếu, làm cơ sở đưa ra ý kiến nhận định trên báo cáo kiểm toán; chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán. Đặc biệt, phần trọng yếu rủi ro như công nợ phải thu, phải trả, chi phí dở dang…" thì dùng từ phần lớn ở đây là hoàn toàn không chính xác, các thủ tục kiểm toán để đảm bảo các số liệu trên đa số các công ty Kiểm toán đều phải thực hiện, hàng năm BTC cũng có các đoàn kiểm tra các công ty KT (đặc biệt với các công ty KT có KT cho các doanh nghiệp đại chúng, niêm yết); các thủ tục này có thể nói là cơ bản và bắt buộc thực hiện trong 1 cuộc kiểm toán.

Do đó người sử dụng BCKT và BCTC cần phải có kiến thức nhất định để đọc và hiểu, đọc BCKT không chỉ đọc mỗi phần ý kiến và BCĐKT, BCKQHDKD, LCTT mà phải đọc kỹ các thuyết minh kèm theo.
Rất cám ơn cụ đã chia sẻ các kiến thức về kinh tế tài chính cũng như vấn đề kiểm toán.
Tuy nhiên, em cũng xin nêu các thắc mắc và cũng mong muốn trao đổi để có cơ hội học hỏi thêm trên góc độ người không có chuyên môn về kiểm toán và kế toán.
1. Về giá trị hàng hóa tồn kho:
- Nếu như cách em hiểu, nếu hàng hóa tồn kho lâu ( chậm luân chuyển) thì rõ ràng ai xem chi tiết cũng phải đặt ra câu hỏi tại sao lại bị vậy? Liệu giá trị có còn đúng như giá trị ghi trên sổ sách? Khi thực hiện kiểm toán thì hoàn toàn phải biết điều này. Tất nhiên không ai có thể dự đoán chính xác tương lai, nhưng với trách nhiệm của KTV thì họ phải có trách nhiệm đặt vấn đề và đưa ra nhận định. Trường hợp KTV chưa có bằng chứng rõ ràng (do không có cơ sở để tham chiếu) thì họ vẫn có thể đưa ra ý kiến gửi đến HĐQT hay BKS về những nhận định mang tính cá nhân. Việc này sẽ giúp đơn vị nhận thức và thay đổi nếu có các khuyến cáo... chứ không nói gì thì ai biết để mà thay đổi (trừ BĐH và kế toán DN biết điều này).
2. Về công nợ: Về việc trích lập thì em hoàn toàn đồng ý là phải tuân thủ chuẩn mực kế toán. Nhưng thực tế, nhiều người trong đó có em nhận thức rằng: Kiểm toán ngoài soát xét tính tuân thủ theo chuẩn mực kế toán, kiểm toán, thì họ cũng phải có trach nhiệm soát xét tính hợp lý. Ví dụ: lắp cái xe máy thì phải có 2 bánh... nhưng lắp thành 3 bánh thì phải xem xét có phù hợp không? Chứ không thể căn cứ mỗi vào họp đồng ký giữa 2 bên rằng cần 3 bánh để một cái dự phòng để ở nhà khi hỏng thì thay (như kiểu lốp dự phòng oto). Về mặt thủ tục hợp đồng thì có thể đầy đủ, nhưng về thực tế thì rất vô lý. Nếu như KTV cũng đưa ra nhận định rằng việc này có thể hiếm gặp, không giống thông lệ chung trong xã hội, thì người đọc hoàn toàn sẽ lưu ý vấn đề này.
3. Về đoạn trích trên báo kia có dùng từ "phần lớn ..." : Trên góc độ đọc hiểu của em thì cũng có vẻ không sai cho lắm. Theo em hiểu thì ý họ là các KTV mới chỉ làm mỗi soát xét số liệu theo chuẩn mực... chứ chưa làm việc kiểm tra tính tuân thủ điều lệ và các văn bản nội bộ. Chính vì họ chỉ tập trung vào soát xét cộng trừ... mà quên mất mặt thực tiễn mà em đã nêu ở ý 1 + 2.
4. Về đọc hiểu BCKT:
- Nói thật là khi vấp phải em đã đọc nhiều lần, cũng đi hỏi chỗ này chỗ kia... nhưng em chả thấy chỗ nào toát lên cái ý tồn tại của công ty em. Em cũng đặt câu hỏi cho nhiều người có chuyên môn khi đọc báo cáo kế toán của bên em, thì người ta cũng bảo bó tay vì làm sao biết được hàng hóa tồn kho kia là loại nào, tồn bao lâu? Đố ông nào biết được giá trị này có phù hợp với thực tế không trừ Giám đốc và kế toán biết.
- Cũng chả có chỗ nào trên báo cáo để người đọc biết rằng doanh thu đang bị khống, lợi nhuận bị tăng lên bởi khoản doanh thu này? Có chăng thì người đọc nhìn thấy giá trị chưa phân bổ kia thì có câu hỏi nghi ngờ thôi?
- Cũng chẳng có chỗ nào để người đọc nghi ngờ tính hợp lý của khoản công nợ trên, vì thực tế những khoản công nợ này vẫn luân chuyển đều. Người đọc để có thể hiểu rằng đó là công nợ gối đầu. Trên thực tế, thì công nợ này được thanh toán khá dứt điểm. Vậy ai có thể biết được điều này? Vẫn chỉ có KTV mà thôi (trừ kế toán DN).
Em cũng hiểu rằng hạn chế của kiểm toán, hạn chế của chuẩn mực kiểm toán là có... nhưng cá nhân em đọc trong ý của cụ thì hình như đang cố đẩy sang đó là sự hạn chế của kiểm toán, KTV đã làm đủ trách nhiệm... người sử dụng thông tin phải chịu thôi.
Nếu đúng vậy thì có lẽ em và nhiều người khác nên tự phải thay đổi nhận thức về kiểm toán... KTV hoàn toàn có thể lái người đọc theo góc nhìn nào đó mà chả phải chịu trách nhiệm gì!
 
Chỉnh sửa cuối:

Vũ Điệp

Xe điện
Biển số
OF-378595
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
2,846
Động cơ
272,135 Mã lực
nó cũng chỉ là nhà thầu,thì chủ đầu tư bảo sao nghe vậy thôi chứ sao giờ? ~X(
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
2,560
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
nó cũng chỉ là nhà thầu,thì chủ đầu tư bảo sao nghe vậy thôi chứ sao giờ? ~X(
Bây giờ thì em cũng nghĩ như cụ và một số cụ khác nói.
Nhưng cũng có vài cụ cứ nhấn mạnh là không biết đọc BCKT nên cũng muốn tranh luận để thêm hiểu biết và học hỏi nếu thấy hợp lý.
 

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
2,606
Động cơ
407,819 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
chả ai mua công ty/ 1 phần công ty dựa trên mỗi cái báo cáo tài chính với kiểm toán cả. Đều phải dựa trên báo cáo khác hoặc thậm chí là từ bà hàng nước.
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
2,560
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
chả ai mua công ty/ 1 phần công ty dựa trên mỗi cái báo cáo tài chính với kiểm toán cả. Đều phải dựa trên báo cáo khác hoặc thậm chí là từ bà hàng nước.
Em thì cũng liên quan công việc đến một tập đoàn có tiếng ở HN và cũng nghe hơi nồi chõ rằng bỏ ra gần 500 tỷ mua cổ phần, sau mới ngã ngửa ra ... vì không đúng như lúc tìm hiểu. Chỉ khi vào DN mới biết cụ ạ.
Lỗi không nhỏ từ việc xem và đọc BCKT.
 

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
2,606
Động cơ
407,819 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Em thì cũng liên quan công việc đến một tập đoàn có tiếng ở HN và cũng nghe hơi nồi chõ rằng bỏ ra gần 500 tỷ mua cổ phần, sau mới ngã ngửa ra ... vì không đúng như lúc tìm hiểu. Chỉ khi vào DN mới biết cụ ạ.
Lỗi không nhỏ từ việc xem và đọc BCKT.
khi em mua cổ phần (kiểm soát) của 1 cty, bọn em phải tìm hiểu kỹ lắm, đặc biệt còn phải thuê mấy vp chuyên về sát nhập, chưa kể thông tin nội bộ, rồi đánh giá thị trường.....bỏ ra vài tỷ đã thế nữa là vài chục với vài trăm tỷ. Báo cáo tài chính với kiểm toán chỉ là phần nổi của tảng băng thôi
 

Hung.audit

Xe máy
Biển số
OF-370519
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
50
Động cơ
252,111 Mã lực
Rất cám ơn cụ đã chia sẻ các kiến thức về kinh tế tài chính cũng như vấn đề kiểm toán.
Tuy nhiên, em cũng xin nêu các thắc mắc và cũng mong muốn trao đổi để có cơ hội học hỏi thêm trên góc độ người không có chuyên môn về kiểm toán và kế toán.
1. Về giá trị hàng hóa tồn kho:
- Nếu như cách em hiểu, nếu hàng hóa tồn kho lâu ( chậm luân chuyển) thì rõ ràng ai xem chi tiết cũng phải đặt ra câu hỏi tại sao lại bị vậy? Liệu giá trị có còn đúng như giá trị ghi trên sổ sách? Khi thực hiện kiểm toán thì hoàn toàn phải biết điều này. Tất nhiên không ai có thể dự đoán chính xác tương lai, nhưng với trách nhiệm của KTV thì họ phải có trách nhiệm đặt vấn đề và đưa ra nhận định. Trường hợp KTV chưa có bằng chứng rõ ràng (do không có cơ sở để tham chiếu) thì họ vẫn có thể đưa ra ý kiến gửi đến HĐQT hay BKS về những nhận định mang tính cá nhân. Việc này sẽ giúp đơn vị nhận thức và thay đổi nếu có các khuyến cáo... chứ không nói gì thì ai biết để mà thay đổi (trừ BĐH và kế toán DN biết điều này).
2. Về công nợ: Về việc trích lập thì em hoàn toàn đồng ý là phải tuân thủ chuẩn mực kế toán. Nhưng thực tế, nhiều người trong đó có em nhận thức rằng: Kiểm toán ngoài soát xét tính tuân thủ theo chuẩn mực kế toán, kiểm toán, thì họ cũng phải có trach nhiệm soát xét tính hợp lý. Ví dụ: lắp cái xe máy thì phải có 2 bánh... nhưng lắp thành 3 bánh thì phải xem xét có phù hợp không? Chứ không thể căn cứ mỗi vào họp đồng ký giữa 2 bên rằng cần 3 bánh để một cái dự phòng để ở nhà khi hỏng thì thay (như kiểu lốp dự phòng oto). Về mặt thủ tục hợp đồng thì có thể đầy đủ, nhưng về thực tế thì rất vô lý. Nếu như KTV cũng đưa ra nhận định rằng việc này có thể hiếm gặp, không giống thông lệ chung trong xã hội, thì người đọc hoàn toàn sẽ lưu ý vấn đề này.
3. Về đoạn trích trên báo kia có dùng từ "phần lớn ..." : Trên góc độ đọc hiểu của em thì cũng có vẻ không sai cho lắm. Theo em hiểu thì ý họ là các KTV mới chỉ làm mỗi soát xét số liệu theo chuẩn mực... chứ chưa làm việc kiểm tra tính tuân thủ điều lệ và các văn bản nội bộ. Chính vì họ chỉ tập trung vào soát xét cộng trừ... mà quên mất mặt thực tiễn mà em đã nêu ở ý 1 + 2.
4. Về đọc hiểu BCKT:
- Nói thật là khi vấp phải em đã đọc nhiều lần, cũng đi hỏi chỗ này chỗ kia... nhưng em chả thấy chỗ nào toát lên cái ý tồn tại của công ty em. Em cũng đặt câu hỏi cho nhiều người có chuyên môn khi đọc báo cáo kế toán của bên em, thì người ta cũng bảo bó tay vì làm sao biết được hàng hóa tồn kho kia là loại nào, tồn bao lâu? Đố ông nào biết được giá trị này có phù hợp với thực tế không trừ Giám đốc và kế toán biết.
- Cũng chả có chỗ nào trên báo cáo để người đọc biết rằng doanh thu đang bị khống, lợi nhuận bị tăng lên bởi khoản doanh thu này? Có chăng thì người đọc nhìn thấy giá trị chưa phân bổ kia thì có câu hỏi nghi ngờ thôi?
- Cũng chẳng có chỗ nào để người đọc nghi ngờ tính hợp lý của khoản công nợ trên, vì thực tế những khoản công nợ này vẫn luân chuyển đều. Người đọc để có thể hiểu rằng đó là công nợ gối đầu. Trên thực tế, thì công nợ này được thanh toán khá dứt điểm. Vậy ai có thể biết được điều này? Vẫn chỉ có KTV mà thôi (trừ kế toán DN).
Em cũng hiểu rằng hạn chế của kiểm toán, hạn chế của chuẩn mực kiểm toán là có... nhưng cá nhân em đọc trong ý của cụ thì hình như đang cố đẩy sang đó là sự hạn chế của kiểm toán, KTV đã làm đủ trách nhiệm... người sử dụng thông tin phải chịu thôi.
Nếu đúng vậy thì có lẽ em và nhiều người khác nên tự phải thay đổi nhận thức về kiểm toán... KTV hoàn toàn có thể lái người đọc theo góc nhìn nào đó mà chả phải chịu trách nhiệm gì!
Xin trả lời các vấn đề của cụ để cụ có thể hiểu thêm về công tác kế toán và kiểm toán:
1. Việc này em thấy rất nhiều đơn vị kiểm toán đều thực hiện, gửi Thư quản lý các vấn đề mang tính cảnh báo đến CSH đề được thực hiện nếu KTV nhận định là cần thiết. Thông thường khi kết thúc 1 cuộc kiểm toán sẽ có phần tổng hợp trao đổi với ban điều hành và CSH của DN, tại đây KTV sẽ nêu hết vấn đề và phát hiện cũng như ý kiến của KTV trong BCKT và ngoài BCKT. Nhiều CSH thường bỏ qua cuộc họp tổng kết này, do đó việc nhận kết quả của KTV thường chỉ là BCKT và báo cáo của cấp dưới.
2. Về công nợ, cụ dẫn chứng chẳng ăn nhập gì cả. Công nợ cụ đọc phần thuyết minh BCTC kèm theo sẽ ghi rõ các đối tượng nợ, sẽ nhìn thấy các khoản công nợ với các đối tượng chi tiết qua các năm, qua đó nắm được thông tin về tình hình có tồn đọng hay không. Trường hợp tồn dọng công nợ mà KTV xác định đủ điều kiện phải trích dự phòng mà kế toán đơn vị không thực hiện thì sẽ đưa ý kiến trên BCKT.
3. Ý em muốn nói ở đây là các thủ tục sẽ đảm bảo được phần lớn các vấn đề mà bài viết đưa ra như số dư đầu kỳ, tính liên tục... chứ không thể như bài báo đó viết. Như em đã nói, Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến, do đó không có việc chỉ tập trung vào soát xét cộng trừ cụ ạ.
Kế toán VN hiện hành đang hướng dần tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế, quan trọng bản chất hơn hình thức, Kiểm toán cũng như vậy cụ ạ.
4. Như em đã nêu ở trên, các phát hiện đều được trao đổi đầy đủ và cụ thể.
- Việc khống doanh thu? Kế toán có đặc điểm là các ước tính kế toán, việc phân bổ chi phí các tài sản phục vụ hoạt động cho nhiều kỳ đều được quy định trong chuẩn mực và chế độ hiện hành, trong thuyết minh chi tiết đều thể hiện thuyết minh liên quan đến thời gian phân bổ, cụ có thể đọc để đưa ra nhận định. KTV chỉ đưa ý kiến nếu việc thực hiện phân bổ các chi phí này không phù hợp với thực tế hoạt động, hoặc không phù hợp với các quy định hiện hành. Việc này không phải là khống doanh thu cụ nhé. Việc thực hiện khống doanh thu khác cơ.
- Công nợ em cũng nói ở trên.
Có thể trong trường hợp cụ gặp đơn vị kiểm toán không đủ năng lực hoặc vấn đề khác.
Việc hạn chế của bất cứ ngành nghề nào cũng có cụ ạ. Và do đó có các cơ quan kiểm tra kiểm soát để giảm việc này, đảm bảo hoạt động của kiểm toán độc lập trung thực và khách quan.
 

Hung.audit

Xe máy
Biển số
OF-370519
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
50
Động cơ
252,111 Mã lực
Em thì cũng liên quan công việc đến một tập đoàn có tiếng ở HN và cũng nghe hơi nồi chõ rằng bỏ ra gần 500 tỷ mua cổ phần, sau mới ngã ngửa ra ... vì không đúng như lúc tìm hiểu. Chỉ khi vào DN mới biết cụ ạ.
Lỗi không nhỏ từ việc xem và đọc BCKT.
500 tỷ nó to lắm cụ ạ, tầm đó và lại là tập đoàn có tiếng thì chặt chẽ lắm :)).
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
2,560
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
500 tỷ nó to lắm cụ ạ, tầm đó và lại là tập đoàn có tiếng thì chặt chẽ lắm :)).
Thông tin em ngóng được thì cũng vẫn chỉ là nghe hơi nồi chõ thôi. Nhất là không có chuyên môn để đánh giá lại thông tin.
Còn về tập đoàn đó thì họ lớn lắm, chuyên về đầu tư tài chính nhiều hơn hoạt động sx.
Khi nghe thì cũng ngạc nhiên, và không tin nhưng có vẻ người đưa thông tin hiểu vấn đề tồn tại thật nên nói thôi. Thậm chí còn chỉ ra những hạn chế xuất phát từ BCKT dẫn đến ngộ nhận. Em xin phép không nêu ra cụ thể vì có thể ảnh hưởng đến hoạt động của bên đó.
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
2,560
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Xin trả lời các vấn đề của cụ để cụ có thể hiểu thêm về công tác kế toán và kiểm toán:
1. Việc này em thấy rất nhiều đơn vị kiểm toán đều thực hiện, gửi Thư quản lý các vấn đề mang tính cảnh báo đến CSH đề được thực hiện nếu KTV nhận định là cần thiết. Thông thường khi kết thúc 1 cuộc kiểm toán sẽ có phần tổng hợp trao đổi với ban điều hành và CSH của DN, tại đây KTV sẽ nêu hết vấn đề và phát hiện cũng như ý kiến của KTV trong BCKT và ngoài BCKT. Nhiều CSH thường bỏ qua cuộc họp tổng kết này, do đó việc nhận kết quả của KTV thường chỉ là BCKT và báo cáo của cấp dưới.
2. Về công nợ, cụ dẫn chứng chẳng ăn nhập gì cả. Công nợ cụ đọc phần thuyết minh BCTC kèm theo sẽ ghi rõ các đối tượng nợ, sẽ nhìn thấy các khoản công nợ với các đối tượng chi tiết qua các năm, qua đó nắm được thông tin về tình hình có tồn đọng hay không. Trường hợp tồn dọng công nợ mà KTV xác định đủ điều kiện phải trích dự phòng mà kế toán đơn vị không thực hiện thì sẽ đưa ý kiến trên BCKT.
3. Ý em muốn nói ở đây là các thủ tục sẽ đảm bảo được phần lớn các vấn đề mà bài viết đưa ra như số dư đầu kỳ, tính liên tục... chứ không thể như bài báo đó viết. Như em đã nói, Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến, do đó không có việc chỉ tập trung vào soát xét cộng trừ cụ ạ.
Kế toán VN hiện hành đang hướng dần tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế, quan trọng bản chất hơn hình thức, Kiểm toán cũng như vậy cụ ạ.
4. Như em đã nêu ở trên, các phát hiện đều được trao đổi đầy đủ và cụ thể.
- Việc khống doanh thu? Kế toán có đặc điểm là các ước tính kế toán, việc phân bổ chi phí các tài sản phục vụ hoạt động cho nhiều kỳ đều được quy định trong chuẩn mực và chế độ hiện hành, trong thuyết minh chi tiết đều thể hiện thuyết minh liên quan đến thời gian phân bổ, cụ có thể đọc để đưa ra nhận định. KTV chỉ đưa ý kiến nếu việc thực hiện phân bổ các chi phí này không phù hợp với thực tế hoạt động, hoặc không phù hợp với các quy định hiện hành. Việc này không phải là khống doanh thu cụ nhé. Việc thực hiện khống doanh thu khác cơ.
- Công nợ em cũng nói ở trên.
Có thể trong trường hợp cụ gặp đơn vị kiểm toán không đủ năng lực hoặc vấn đề khác.
Việc hạn chế của bất cứ ngành nghề nào cũng có cụ ạ. Và do đó có các cơ quan kiểm tra kiểm soát để giảm việc này, đảm bảo hoạt động của kiểm toán độc lập trung thực và khách quan.
Đồng ý với cụ là hoạt động kiểm toán nói chung là độc lập khách quan. Nhưng có thể do năng lực trình độ hoặc đạo đức nghề nghiệp bị chi phối bởi lợi ích kinh tế nên dẫn đến những sai sót là không thể tránh khỏi.
Xin được trao đổi kỹ hơn mấy ý cụ nói:
1. Về thư quản lý: Khi KTV kết thúc công việc, nếu chỉ trao đổi với BĐH các vấn đề tồn tại mà không phát hành thư gửi đến cấp cao hơn thì quả là một lỗ hổng lớn. Có BĐH nào đi báo cáo lại những sai sót của họ? Nhất là những sai sót mang tính cố ý thì muôn đời không được nói ra => Có vẻ chưa phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Điển hình như cty em thì việc này không có, chứ nếu có thì việc đã khác... đâu phải ngã ngửa ra khi biết sự thật. Như cty em chọn kiểm toán cũng chỉ để mong muốn có được những thông tin này.
2. Về công nợ: Em không biết bên kiểm toán họ có làm hay không, thủ tục trình tự họ soát xét như nào... nhưng có một thực tế là khoản công nợ này thực tế không có. Có thể do đơn vị này vẫn mua bán thường xuyên, nên công nợ vẫn cứ liên tục gối đầu nên KTV đã không biết được thực tế chỉ có một khoản công nợ không có thật? Còn trên báo cáo em chả thấy chỗ nào hơn ghi cụ thể, chỉ thấy ghi tỷ lệ đối chiếu công nợ đạt bao nhiêu %. Vậy nếu là cụ với nghiệp vụ chuyên môn tốt nhưng chỉ đọc mỗi báo cáo thì có phát hiện ra điều này không? Hay vẫn cần phải xem chi tiết hoặc có ý kiến của KTV khi thực hiện về việc này?
3. Về doanh thu khống: Thực tế việc giao nhận hàng hóa dịch vụ chưa được thực hiện, chỉ có mỗi cái hóa đơn và hợp đồng... nhưng vẫn ghi nhận vào doanh thu trong kỳ. Cái này có gọi là khống không ạ? Trên báo cáo cũng chả có chỗ nào ghi lại sự kiện này.
Vì một số lý do nhạy cảm nên em không thể nêu chi tiết vấn đề, nhưng chính điều này dẫn đến phản ánh kết quả sai, làm cho việc phân chia lợi nhuận sai. Đây chính là cái bên em bị mắc phải mà lỗi thì từ phía chủ quan doanh nghiệp nhưng cũng có phần không nhỏ từ trách nhiệm của KTV.
 

Dịch Thuật

Xe tải
Biển số
OF-713612
Ngày cấp bằng
20/1/20
Số km
267
Động cơ
86,446 Mã lực
Tuổi
41
Mọi đường thẳng đều có thể bẻ cong và bị bẻ cong được cụ nhé.Không bằng công cụ này thì sẽ bằng công cụ khác.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top