[Funland] Có đặt niềm tin vào kiểm toán độc lập hiện nay không?

Hung.audit

Xe máy
Biển số
OF-370519
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
62
Động cơ
252,111 Mã lực
Đồng ý với cụ là hoạt động kiểm toán nói chung là độc lập khách quan. Nhưng có thể do năng lực trình độ hoặc đạo đức nghề nghiệp bị chi phối bởi lợi ích kinh tế nên dẫn đến những sai sót là không thể tránh khỏi.
Xin được trao đổi kỹ hơn mấy ý cụ nói:
1. Về thư quản lý: Khi KTV kết thúc công việc, nếu chỉ trao đổi với BĐH các vấn đề tồn tại mà không phát hành thư gửi đến cấp cao hơn thì quả là một lỗ hổng lớn. Có BĐH nào đi báo cáo lại những sai sót của họ? Nhất là những sai sót mang tính cố ý thì muôn đời không được nói ra => Có vẻ chưa phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Điển hình như cty em thì việc này không có, chứ nếu có thì việc đã khác... đâu phải ngã ngửa ra khi biết sự thật. Như cty em chọn kiểm toán cũng chỉ để mong muốn có được những thông tin này.
2. Về công nợ: Em không biết bên kiểm toán họ có làm hay không, thủ tục trình tự họ soát xét như nào... nhưng có một thực tế là khoản công nợ này thực tế không có. Có thể do đơn vị này vẫn mua bán thường xuyên, nên công nợ vẫn cứ liên tục gối đầu nên KTV đã không biết được thực tế chỉ có một khoản công nợ không có thật? Còn trên báo cáo em chả thấy chỗ nào hơn ghi cụ thể, chỉ thấy ghi tỷ lệ đối chiếu công nợ đạt bao nhiêu %. Vậy nếu là cụ với nghiệp vụ chuyên môn tốt nhưng chỉ đọc mỗi báo cáo thì có phát hiện ra điều này không? Hay vẫn cần phải xem chi tiết hoặc có ý kiến của KTV khi thực hiện về việc này?
3. Về doanh thu khống: Thực tế việc giao nhận hàng hóa dịch vụ chưa được thực hiện, chỉ có mỗi cái hóa đơn và hợp đồng... nhưng vẫn ghi nhận vào doanh thu trong kỳ. Cái này có gọi là khống không ạ? Trên báo cáo cũng chả có chỗ nào ghi lại sự kiện này.
Vì một số lý do nhạy cảm nên em không thể nêu chi tiết vấn đề, nhưng chính điều này dẫn đến phản ánh kết quả sai, làm cho việc phân chia lợi nhuận sai. Đây chính là cái bên em bị mắc phải mà lỗi thì từ phía chủ quan doanh nghiệp nhưng cũng có phần không nhỏ từ trách nhiệm của KTV.
Xin trao đổi thêm về trường hợp của cụ, không bàn thêm về bài báo.
1. Cụ đọc kỹ lại cmt của em nhé. Thư QL là gửi cho Chủ sở hữu cụ (HĐQT) ạ, trong cuộc họp kết thúc, bao giờ KTV cũng yêu cầu sự có mặt của Chủ sở hữu, là cấp cao nhát của 1 đơn vị rồi cụ nhé.
2+3. Về công nợ, liên quan đến việc ghi nhận doanh thu và thu tiền, liên quan đến cả chu trình HTK, khi KTV soát xét họ xem tính hợp lý, hợp lệ... của hợp đồng, việc thực hiện hợp đồng, kiểm tra phiếu nhập, xuất, biên bản bàn giao...đối chiếu công nợ có sự xác nhận của khách hàng, khi kế toán cung cấp đầy đủ thì làm gì có cơ sở nói đó là khoản doanh thu khống. Việc này có thể do chính DN của cụ muốn làm đẹp hồ sơ công bố cho bên thứ 3 phục vụ mục dích của đơn vị như đi vay, đấu thầu, kêu gọi đầu tư... Đây thuộc về sai sót do gian lận nên KTV chỉ có thể hạn chế tối đa rủi ro này chứ không thể hoàn toàn loại trừ. Ví dụ: Công ty cụ và 1 DN hợp thức tất cả các chứng từ như 1 nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông thường, hóa đơn, tơ khai, hợp đồng, xuất, nhập hàng, biên bản giao nhận, các chi phí đi kèm khoản doanh thu .... theo cụ thì cơ sở nào để phát hiện? Cái lý do nhạy cảm cụ nói có phải như vậy ko?

Nhu cầu của 1 đơn vị còn đi kèm với cả chi phí nũa cụ ạ. Nhiều DN cái gì cũng muốn, nhưng khi đề xuất giá phí kiểm toán thì chạy mất dép.
Việc trình độ thì em không bàn, còn về đạo đức KTV thì là điều bắt buộc các KTV phải tuân thủ, có cả chuẩn mực liên quan đến khoản này luôn, số giờ học cập nhật kiến thức KTV hàng năm thì giờ về đạo đức là bắt buộc phải đầy đủ, vắng cái là tạm dừng chứng chỉ luôn cụ ạ. Với những DN nhỏ nhỏ đề mà nói về lợi ích kinh tế chi phối KTV thì em nghĩ là không có đâu cụ ạ.
Còn cơ bản thì con người ai cũng có thể bị chi phối hết, nhưng cái giá đắt rẻ mỗi người khác nhau.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top