Thế thì cụ nên xem lại 1 chút về vấn đề này.
Ngoài việc tích lũy tài sản cá nhân thì BHXH có thể dù nhỏ nhưng cũng là 1 khoảng thu ổn định khi về già. Thứ 2 là cty có trách nhiệm đòng hình như 75-80% gì đó số tiền này cho người lao động, vậy nên đi làm và đc đóng BHXH là quyền lợi và lợi ích của người lao động, dại gì từ chối.
Mợ ơi em lạ gì cái BHXH này. Không phải 75-80%.
Hiện nay mức đóng BHXH trong các doanh nghiệp là: 10,5% của nhân viên và 21,5% của doanh nghiệp, cộng với 2% kinh phí công đoàn đi theo BHXH, tổng cộng: 34%. Ví dụ: Lương của cô Hạnh tại công ty là 5 triệu đồng thì số tiền mà doanh nghiệp phải đóng cho BHXH là
5.000.000đ x 34% =
1.700.000 đồng (rất cao).
Một điều khiến níu chân người dân tham gia BHXH là được hỗ trợ về BHYT khi có sự cố, tuy nhiên hiện nay cũng có sự phân biệt đối xử trong hưởng thụ BHYT, người dân bình thường chỉ được đăng ký cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầu là các cơ sở tuyến xã, tuyến huyện. Cán bộ cấp cao mới được hưởng thụ cấp tỉnh, cấp TW.
Như vậy, BHYT cũng không thể mãi níu chân được sự tự nguyện, hào hứng của người lao động muốn đóng góp BHXH, trong khi mỗi tháng người lao động phải trả tiền thuê nhà, tiền xăng xe đi lại, tiền hỏng hóc xe, đưa đón con đi học và tiền hiếu hỉ khác nên với mức lương ít ỏi 5 triệu đồng mà phải bị trích ra 575.000 đồng, chỉ còn 4.425.000 đồng, còn doanh nghiệp thì phải bù 1.125.000 đồng cho nhân viên đóng BHXH khiến chủ doanh nghiệp còn không có được lương mà thậm chí phải đi vay mượn để trả lương nhân viên, thanh toán BHXH.
Với mức đóng 34% như hiện nay, chính người lao động đề xuất với doanh nghiệp không muốn tham gia BHXH, hoặc ghi nhận mức lương đóng BHXH thấp hơn, lấy lệ để họ còn có tiền duy trì trang trải mức sống tối thiểu vốn đã khó khăn, mệt mỏi. Số tiền của 21,5% kia doanh nghiệp họ
đưa thẳng cho người lao động.
Công ty không ăn quỵt đồng nào. Nhân viên có 2 option lựa chọn. Nhân viên tự nguyện chứ không bị ép. Còn em nghĩ mợ là nữ thì thêm cái chế độ thai sản là cùng.