Học ở đâu là lựa chọn theo hoàn cảnh của từng gia đình!
Rất nhiều người học ở các trường làng hẻo lánh, nhưng họ vẫn thành công trong cuộc sống.
Tất nhiên học ở trường có môi trường tốt, học sinh đua nhau học thì sẽ có nhiều người thành công hơn.
Nhưng ở đây là do tuyên truyền, nhiều phụ huynh ảo tưởng vào cái cách dậy kỳ diệu để học sinh không cần học nhiều vẫn đạt thành tích tốt.
Nếu thật sự có cách như vậy, thì chẳng đến lượt chỉ 1 hay 2 trường dấu để thu tiền phụ huynh một mình mà cái Bộ dục cũng phải lôi đi áp dụng khắp nơi, thế giới cũng phải bò đến để lấy về áp dụng cho nước họ.
Thi đề chung không đạt được lại đi đem cái tiêu chí không đo đếm được ra chống chế!
Nếu đem cái tiêu chí sống sót ở hoàn cảnh nguy hiểm thì có đem tụi trẻ con thành phố đi dã ngoại cả chục lần/tháng cũng chẳng sánh được với trẻ con đồng bào dân tộc.
Đem kỹ năng sống ra khoe mà thực tế kiến thức phổ thông về toán, lý, hoá, văn, sử, địa đều dốt thì như em đã viết là như nhân viên bán hàng đa cấp đang khoe thu nhập tiền tỷ!
Tại sao người ta phải có chương trình giáo dục phổ thông, đâu phải chỉ để chuẩn bị cho học đại học, mà đó là thời gian người ta trang bị cho tụi trẻ những klến thức cơ bản nhất cho cuộc sống thường ngày của chúng sau này. Không có những kiến thức cơ bản nhất, thì kỹ năng gì?
Chẳng ai phủ nhận cách học dồn ép hiện tại là không khoa học, cần cấp thiết thay đổi. Nhưng ngược trở lại càng phản khoa học khi nghĩ chơi nhiều học ít là nhập được đủ kiến thức, nhất là tụi trẻ con vẫn phải tham gia các đề thi chung!