[Funland] Chuyển con từ trường công lập sang tư thục?

emphailamsao

Xe tăng
Biển số
OF-563835
Ngày cấp bằng
11/4/18
Số km
1,460
Động cơ
166,338 Mã lực
Đoạn bôi đen thứ 1: Cái này ko phải lỗi của nhà trường, mà là lỗi của chính phụ huynh. Các cụ cứ muốn con mình tự tin, phát triển tự nhiên nhưng khi đi học nó "điểm thấp" hoặc "nghịch ngợm" là về trì triết, đe nẹt. Xong rồi là dồn con đi học thêm cho "bằng bạn" và "cải thiện kết quả học tập" mà không cần nhìn nhận xem nó mạnh điểm nào, yếu điểm nào. Bắt nó phải "mạnh" đúng "điểm yếu" của nó thì tự nhiên sinh ra áp lực và ảnh hưởng đến con trẻ mà thôi.
F1 nhà e mới vào lớp 1, học trường công, cô chủ nhiệm đã từng gọi điện trực tiếp đến mẹ cháu gợi ý "cho cháu đi học thêm vì cả lớp còn mỗi cháu" nhưng e dứt khoát từ chối. Vì quan điểm của e là học sinh tiểu học chỉ cần biết đọc, viết trôi chảy, biết tự chăm lo bản thân và ngoan ngoãn là được, điểm số các môn miễn là ko quá bết bát, còn đâu thứ hạng trong lớp thế nào - không quan trọng. Ngoài việc dạy cho con ngoại ngữ (e nói tốt tiếng Nhật) thì em hiện KHÔNG CHO NÓ HỌC THÊM GÌ CẢ. Bố mẹ đi làm về thì thay nhau chơi với con, luyện cho nó thói quen làm bài vở buổi tối rồi mới đi ngủ, quản lý các chương trình nó xem trên tivi, youtube... Đến bây giờ e thấy F1 nhà e vẫn ổn, ngoan ngoãn, bắt đầu biết suy nghĩ khi làm gì sai, biết tự giác làm xong công việc của bản thân mới giải trí, bố đi uống rượu về muộn biết mắng bố, bố mẹ bất đồng thì biết khóc để làm lạnh cái đầu của e...

Tất nhiên có rất nhiều tiền để nuôi con đi học trường quốc tế từ bé, rồi du học, rồi định cư nước ngoài là một định hướng ko tồi, nhưng đối với e thì con cái muốn gì nó phải tự đạt được, e chỉ cung cấp theo mặt bằng chung của xã hội. Thà e để tiền sau này con e nó lớn nó tự mở mồm ra bảo "bố cho con vay tiền đi du học", còn hơn là bung tiền ra từ khi nó bé để rồi cả đời làm chỉ để "nuôi con". :D

E mới 33, so với các cụởđây thì chắc còn non và xanh lắm, nhưng cứ bạo gan viết vài dòng chia sẻ quanđiểm :D
Đọc bài của cụ mà em cứ nghĩ là mình viết vậy. Bọn trẻ bgio học hành vớ vẩn không phải do chúng kém thông minh hay chương trình khó mà là bị cuốn quá nhiều vào nhưng thứ giải trí. Nhà em thì em tự dạy TA từ bé, F1 mới sắp vào lớp 1 nhưng tuyệt đối sẽ không có học thêm ở cấp 1. Nhiều nhà tư bé đã vứt đt, ipad cho nó đỡ nghịch và khi nó dùng quá nhiều thì phải tìm các lớp cho nó đi học để đỡ nghiệm game, nghiện TV. Nhà em thì việc chơi và học cùng với con nó như là niềm vui, đôi khi còn phải đánh đổi cả thời gian kiếm tiền nhưng nó cũng đáng. Đièu quan trọng là dạy nó cách tự lập và tư duy giải quyết vấn đề + các kỹ năng cần thiết. Em thì là zai ngành, đang dạy cấp 2 và 3 nên nhìn thấy quá nhiều sự sai lầm của các bố mẹ khi nuôi dạy con cái. Chắc chắn em sẽ không giàu được như họ (những ph trường tư) nhưng con em mới là thành tựu lớn nhất đánh giá sự thành công của mình.

Cảm ơn cụ!
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,332
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Cụ đang cho bé học Tuệ Đức khu vực nào vậy cụ?
Mình cũng đang tìm hiểu cho cháu vào Tuệ Đức ở Quận2
Trước cấp 1 là ở Lương Định Của, cấp 2 là Phan Bá Vành cụ ạ.
 

casablamda

Xe tải
Biển số
OF-713764
Ngày cấp bằng
22/1/20
Số km
285
Động cơ
87,010 Mã lực
Tuổi
43
Cháu tư duy vẫn hơi cổ, là vẫn phải có tư duy tốt, học tốt các môn cơ bản thì sau này mới hấp thụ được kiến thức chuyên môn. Chứ chỉ giỏi mỗi tiếng anh, ngoại ngữ mà không giỏi chuyên môn thì sau này không biết làm được gì ?
 

Mt6366

Xe buýt
Biển số
OF-199355
Ngày cấp bằng
22/6/13
Số km
600
Động cơ
329,885 Mã lực
Cháu tư duy vẫn hơi cổ, là vẫn phải có tư duy tốt, học tốt các môn cơ bản thì sau này mới hấp thụ được kiến thức chuyên môn. Chứ chỉ giỏi mỗi tiếng anh, ngoại ngữ mà không giỏi chuyên môn thì sau này không biết làm được gì ?
Cách dạy của trường công, cơ bản là làm thui chột tư duy chứ ko giúp phát triển tư duy, kém một số trường tư tốt có cách tiếp cận hiện đại hơn.

Trường công "tư duy" giải đố. Gọi là đua nhau xem ai giải đc câu đố lắt léo hơn, chứ chả thấy tư duy gì đâu.

Chứ còn tiếng Anh, mà có cách học đúng, bố mẹ đồng hành, trường công hay tư cũng đều học tốt được.
 

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,920
Động cơ
472,192 Mã lực
Đừng thần thánh " tư " quá rồi lại ngỡ ngàng. Nói chung có đk thì triển thôi. Q trọng là kinh tế vững😊
 

Mt6366

Xe buýt
Biển số
OF-199355
Ngày cấp bằng
22/6/13
Số km
600
Động cơ
329,885 Mã lực
Đừng thần thánh " tư " quá rồi lại ngỡ ngàng. Nói chung có đk thì triển thôi. Q trọng là kinh tế vững😊
Chuẩn cụ. Nhiều trg tư còn chán hơn công luôn. Vẫn tư duy dạy dỗ kiểu trường công, thêm vài tiết tiếng Anh, thêm nịnh nọt phụ huynh/ hs hơn, rồi chả ra sao phí tiền.
Như nhiều cụ nói ở trên, chuẩn nhất vẫn là có bố mẹ hiểu biết đồng hành cùng là tốt nhất.
Trường tư ví dụ cụ gì trên bảo Nguyễn Siêu có vẻ được. Cam NS cũng ok.
 

Yeuphunu

Xe điện
Biển số
OF-18311
Ngày cấp bằng
7/7/08
Số km
3,415
Động cơ
521,512 Mã lực
Nơi ở
Y như cũ
Bài này cháu có ý kiến rồi, nhưng nay thấy lại nên thêm chút ý kiến khác.

Cháu có 3 con học trường tư thục cả: bạn đầu từ lớp 10 (được 58 điểm thi vào Thăng Long nhưng không học), bạn thứ hai học từ lớp 6 và bạn thứ 3 học từ mẫu giáo.
Các cháu học trường song ngữ chất lượng cao và quốc tế (xịn). Như vậy gia đình cháu trải nghiệm qua đủ 3-4 loại hình giáo dục tại Việt Nam.
Dù cũng hoàn toàn hài lòng với các trường, các cháu, duy nhất thất vọng với Vin School trong số đó.

Tuy nhiên nếu được làm lại, có thể cháu và gia đình sẽ chọn cho con học ở trường công tốt ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình tuỳ năng lực cháu rồi tới sau đại học mới đi tu nghiệp ở nước ngoài.

Tại sao vậy?

Chọn giáo dục tư thục (các trường song ngữ) hiện tại có thể nói là “mốt”, là “trào lưu” y như suy nghĩ của cụ chủ thớt ở bài đầu post.

Muốn con học “nhẹ” đỡ bài vở về nhà, đỡ học thêm sáng tối, đỡ phải bi luỵ giáo viên và muốn thoát khỏi nạn giao dục công nhiều tệ nạn, nhiều vấn đề.

Các gia đình muốn bảo vệ con khỏi các rủi ro xã hội: giao thông, ô nhiễm, các tệ nạn...vv nên chọn dịch vụ và đa phần phó thác cho các bên kinh doanh giáo dục.

Nghĩ rằng dịch vụ, đưa đón, phần kĩ năng và ngoại ngữ của trường tư tốt và an tâm hơn để con có thể đi du học được.

Múc tiêu cũng muốn cho con bằng con nhà người: học trường tốt, đi du học, nói tốt ngoại ngữ...vv

Nhưng cháu dám chắc, kiến thức các môn văn hoá của đa số học sinh các trường tư diện trường dân lập, song ngữ đều có mặt bằng “thấp hơn hẳn” so với trường công lập. Trừ một số trường quốc tế chuẩn hoặc một số trường dân lập “siết đầu vào” căng.

Nếu hiểu về giáo dục hoàn toàn có thể chọn trường công lập có truyền thống, chọn được cô thầy nữa thì tốt. Bám sát bổ khuyết cho con và chú ý hỗ trợ về các kĩ năng, ngoại ngữ, tư duy khác...vv thì hoàn toàn ổn và rất ổn lại đỡ tốn chi phí nhiều.

Theo góc nhìn của cháu thì tới >80% sinh viên Việt Nam theo học ở nước ngoài năng lực không có gì đáng kể, không hơn sinh viên đại học trong nước. Trong khi chi phí thì cực kì lớn: từ 500tr đến 1.5 tỷ mỗi năm học tuỳ trường, tuỳ chương trình học và tuỳ khu vực thành phố/bang theo học.

Cụ nào có cón cái ở độ tuổi này nếu quan tâm cháu xin chia sẻ theo kinh nghiệm hơn 12 năm theo đuổi của gia đình cháu cùng các con. Việc này không điều kiện 100%, có gì cứ lên đây chửi cháu xin nghe.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mt6366

Xe buýt
Biển số
OF-199355
Ngày cấp bằng
22/6/13
Số km
600
Động cơ
329,885 Mã lực
Cụ Yeuphunu chắc thuộc kiểu bố hổ/ mẹ hổ chính hiệu rồi.
Khó cái là ít người đủ thời gian/ hiểu biết/ lại sẵn lòng đồng hành như vậy.
Em biết nhiều nhà bố mẹ chọn trường công, lại chọn loại "kém 1 tí" cho khỏi bị ép thành tích, học nửa ngày. Còn lại có thời gian đồng hành. Ôi ra nhiều bạn siêu nhân luôn.
Ps. Em nói riêng chuyện học hành dạy dỗ con, k bàn chuyện "học thế sau này chắc gì đã thành công" nhé.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Theo góc nhìn của cháu thì tới >80% sinh viên Việt Nam theo học ở nước ngoài năng lực không có gì đáng kể, không hơn sinh viên đại học trong nước. Trong khi chi phí thì cực kì lớn: từ 500tr đến 1.5 tỷ mỗi năm học tuỳ trường, tuỳ chương trình học và tuỳ khu vực thành phố/bang theo học.
Cụ chia sẻ cơ sở khiến cụ có đưa ra khẳng định trên nhé
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,568
Động cơ
352,453 Mã lực
Em cũng cho con chuyển từ trường công sang trường tư, sau một thời gian thì em phải tự trách mình là sao ko cho con chuyển sớm hơn :(
 

Trump_VN

Xe đạp
Biển số
OF-724262
Ngày cấp bằng
7/4/20
Số km
16
Động cơ
75,980 Mã lực
Tuổi
41
Tuỳ định hướng của cụ với F1 thôi. Nếu con học tốt và lên cấp 2 cụ muốn con học chuyên thì cứ cỡ Archimedes mà quất (thi đầu vào hơi căng). Còn nếu con học vừa phải thì Newton là một lưaj chọn tốt vì có đến cấp 3. Chuyển ngang mà vào tư có tí tiếng tăm là họ test và đòi hỏi khá cao đấy ạ (ngoại giao thì không bàn). Mức tài chính của cụ thì thoải mái cho trường tư tầm trung (quanh mốc 10 triệu). Một số trường theo đánh giá tốt tầm giá: Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Siêu, Ngôi sao HN, Archimedes cụ có thể tham khảo. Còn hoà nhập thì chắc chắn là ok thôi, tiếng Anh một thời gian sẽ theo kịp thôi cụ.
Em cũng chưa có định hướng dài đến tận lúc cho con đi du học, có khi cấp 2 thi được lại học công chất lượng cao (nếu may mắn đỗ) nhưng em vẫn vote cho quan điểm học tư vì đơn giản lớp ít học sinh và học thêm hay không hoàn toàn do mình quyết định.
 

Hummer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-330
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
1,052
Động cơ
588,526 Mã lực
Chuyển như cụ là chuyển xuôi, hiểu nôm na là lên đời. Cháu chỉ hẫng 1 đoạn về chương trình học và tiếng anh như cụ đề cập. Chú ý 1 chút sẽ bắt nhịp dc. Sợ nhất là quả chuyển ngược, trường tư qua công, khó khăn từ giáo án, giáo viên, bạn bè, phong cách sống, thói quen, tư duy và hoàn cảnh gia đình. Tất cả đều ảnh hương trực tiếp đến con trẻ và đa phần là khó thích nghi. Chọn trường nào thì cụ phải nghiên cứu chuyên sâu thêm và phụ thuộc nhiều vào chiến lược của bố mẹ chứ tư vấn ngay thì rất khó
Nói thật là tiếng Anh khó phết, sợ nó không phải chỉ là hẫng và không bắt kịp được mà là ngu người luôn í. Cần phải cân nhắc cho kỹ.
 

Yeuphunu

Xe điện
Biển số
OF-18311
Ngày cấp bằng
7/7/08
Số km
3,415
Động cơ
521,512 Mã lực
Nơi ở
Y như cũ
Cụ Yeuphunu chắc thuộc kiểu bố hổ/ mẹ hổ chính hiệu rồi.
Khó cái là ít người đủ thời gian/ hiểu biết/ lại sẵn lòng đồng hành như vậy.
Em biết nhiều nhà bố mẹ chọn trường công, lại chọn loại "kém 1 tí" cho khỏi bị ép thành tích, học nửa ngày. Còn lại có thời gian đồng hành. Ôi ra nhiều bạn siêu nhân luôn.
Ps. Em nói riêng chuyện học hành dạy dỗ con, k bàn chuyện "học thế sau này chắc gì đã thành công" nhé.
Vâng,
Cũng là tình thế thôi ạ.

Các trường tư nhiều hoạt động, nhiều sự kiện quanh năm nên cháu tham gia bám sát để hiểu và hỗ trợ tụi trẻ. Do đó phải dành khá nhiều thời gian. Rồi tư duy, suy nghĩ cũng thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với lũ trẻ.
Bố trường làng ngoại ngữ bập bõm, không học đại học, con trường song ngữ - quốc tế nên chênh lệch cũng khá nhiều. Chưa kể có những xung đột về văn hoá nữa.

Về văn hoá khi học ở các trường tư do chơi nhiều học ít, ít sức ép nên trẻ sễ hổng kiến thức: toán văn lắm. Nhà cháu cứ bám sát vào cuối các kỳ đợt gần thi động viên cho các bạn ôn lại kĩ và cuối năm, cuối cấp kiểm tra cho bổ sung kiến thức bởi các thầy cô kinh nghiệm trường công.
Chính do quan điểm “học nhẹ” nên mỗi kì thi chuyển cấp các bạn trường tư rất vất vả, còn trường công thì đỡ hơn.
Mục tiêu trước sau cũng phải hoàn thành, có áp lực trải đều trong năm học thì cuối kì, cuối khoá đỡ chạy nước rút. Các trường quốc tế tốt thực ra áp lực học tập rất căng chữ không nhởn nhơ như đa số trường song ngữ kiểu thịnh hành. Chỉ khác cách học, tụi trẻ không sợ bài vở, không lo đối phó cô thầy.

Còn quan điểm của cháu và gia đình thì không tạp áp lực lớn nhưng mục tiêu phải hoàn thành. Nhất là các kì chuyển cấp hay vào đại học. Ơn trời luy trẻ không chăm học nhưng cũng tụ giác hoàn thành và cũng thông minh nên học nhàn mà vẫn vừa đạt được đủ mục tiêu.
 

Yeuphunu

Xe điện
Biển số
OF-18311
Ngày cấp bằng
7/7/08
Số km
3,415
Động cơ
521,512 Mã lực
Nơi ở
Y như cũ
Em cũng cho con chuyển từ trường công sang trường tư, sau một thời gian thì em phải tự trách mình là sao ko cho con chuyển sớm hơn :(
Cụ cứ theo con cho đến hết đại học có khi cụ không còn nghĩ như thế nữa đâu. Cháu đây là một ví dụ. Đã “sản xuất” xong hai sinh viên ra trường đi làm, cũng du học này kia.
Haizzz :)
 

Hummer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-330
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
1,052
Động cơ
588,526 Mã lực
Bài này cháu có ý kiến rồi, nhưng nay thấy lại nên thêm chút ý kiến khác.

Cháu có 3 con học trường tư thục cả: bạn đầu từ lớp 10 (được 58 điểm thi vào Thăng Long nhưng không học), bạn thứ hai học từ lớp 6 và bạn thứ 3 học từ mẫu giáo.
Các cháu học trường song ngữ chất lượng cao và quốc tế (xịn). Như vậy gia đình cháu trải nghiệm qua đủ 3-4 loại hình giáo dục tại Việt Nam.
Dù cũng hoàn toàn hài lòng với các trường, các cháu, duy nhất thất vọng với Vin School trong số đó.

Tuy nhiên nếu được làm lại, có thể cháu và gia đình sẽ chọn cho con học ở trường công tốt ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình tuỳ năng lực cháu rồi tới sau đại học mới đi tu nghiệp ở nước ngoài.

Tại sao vậy?

Chọn giáo dục tư thục (các trường song ngữ) hiện tại có thể nói là “mốt”, là “trào lưu” y như suy nghĩ của cụ chủ thớt ở bài đầu post.

Muốn con học “nhẹ” đỡ bài vở về nhà, đỡ học thêm sáng tối, đỡ phải bi luỵ giáo viên và muốn thoát khỏi nạn giao dục công nhiều tệ nạn, nhiều vấn đề.

Các gia đình muốn bảo vệ con khỏi các rủi ro xã hội: giao thông, ô nhiễm, các tệ nạn...vv nên chọn dịch vụ và đa phần phó thác cho các bên kinh doanh giáo dục.

Nghĩ rằng dịch vụ, đưa đón, phần kĩ năng và ngoại ngữ của trường tư tốt và an tâm hơn để con có thể đi du học được.

Múc tiêu cũng muốn cho con bằng con nhà người: học trường tốt, đi du học, nói tốt ngoại ngữ...vv

Nhưng cháu dám chắc, kiến thức các môn văn hoá của đa số học sinh các trường tư diện trường dân lập, song ngữ đều có mặt bằng “thấp hơn hẳn” so với trường công lập. Trừ một số trường quốc tế chuẩn hoặc một số trường dân lập “siết đầu vào” căng.

Nếu hiểu về giáo dục hoàn toàn có thể chọn trường công lập có truyền thống, chọn được cô thầy nữa thì tốt. Bám sát bổ khuyết cho con và chú ý hỗ trợ về các kĩ năng, ngoại ngữ, tư duy khác...vv thì hoàn toàn ổn và rất ổn lại đỡ tốn chi phí nhiều.

Theo góc nhìn của cháu thì tới >80% sinh viên Việt Nam theo học ở nước ngoài năng lực không có gì đáng kể, không hơn sinh viên đại học trong nước. Trong khi chi phí thì cực kì lớn: từ 500tr đến 1.5 tỷ mỗi năm học tuỳ trường, tuỳ chương trình học và tuỳ khu vực thành phố/bang theo học.

Cụ nào có cón cái ở độ tuổi này nếu quan tâm cháu xin chia sẻ theo kinh nghiệm hơn 12 năm theo đuổi của gia đình cháu cùng các con. Việc này không điều kiện 100%, có gì cứ lên đây chửi cháu xin nghe.
Cụ tự xưng cụ là “cháu”, cách tự xưng này hay có ở người thế hệ cũ, ít được học hành và không phải người Hà Nội ạ.
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,845
Động cơ
407,475 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trường tư cũng có trường this trường that. Không biết nhà cụ khu vực nào?
Nếu đc các trg ngon, lâu năm thì chuyển luôn ạ
 

kemtrangtien

Xe hơi
Biển số
OF-368518
Ngày cấp bằng
29/5/15
Số km
124
Động cơ
254,655 Mã lực
Đi du học xong thì làm gì tiếp?.
Đi làm cho nước ngoài mới thấy dốt nó khổ và nhục như nào, suốt ngày lẹt đẹt. ;))

Còn 15t/tháng thì đếu đủ cho con nó học thêm ở trường công nữa là ra tư.

Ra tư vẫn có phong trào đú học thêm cho con giỏi dư thường. :))
điển hình của lê la chém gió chậm phát triển
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top