- Biển số
- OF-111
- Ngày cấp bằng
- 7/6/06
- Số km
- 8,282
- Động cơ
- 540,624 Mã lực
Mỗi cụ nói là chuẩn nhất
Học công cũng được mà cụ, ví dụ Nhà em 4 đứa cháu học ssi rồi sang anh, can, mẽo du học các ngành như dược, vật lý hạt nhân, kt chính trị... nhưng ngồi nói chiện và đi chơi với đứa em học đh công Việt Nam thì thấy kiến thức tổng thể, nhân sinh quan, phân tích nhân quả, cài đặt đường đi nước bước.. thì thằng cu trong nước nổi trội hơn.Bọn du học kia hơi gà, chỉ hơn được tiếng anh và các môn âm nhạc thể thao thì như nhau: bọn du học thích kèn, piano thì cu trong nc chơi ghi ta hát hò, bọn du học chơi bóng rổ thì cu trong nước chơi luôn gôn. Chi phí như thế nào cụ tự tính.Em nhắc lại bài trên đã nói và nhờ cụ chia sẻ thêm giúp em. Em có con đang cân nhắc chuyện học công tư và muốn tham khảo thêm.
Về thành tích học tập không trường tư nào ở HN địch lại được Ams (giả sử con thi đỗ vào đó). Như vậy, cụ nghĩ lợi thế của học trường tư là gì?
Thành tích học tập không quyết định đường đời thành bại của một người!Em nhắc lại bài trên đã nói và nhờ cụ chia sẻ thêm giúp em. Em có con đang cân nhắc chuyện học công tư và muốn tham khảo thêm.
Về thành tích học tập không trường tư nào ở HN địch lại được Ams (giả sử con thi đỗ vào đó). Như vậy, cụ nghĩ lợi thế của học trường tư là gì?
Em làm thợ xây đẹo bao giờ hết việc. Cuối năm không dám nhận thêm việcThành tích học tập không quyết định đường đời thành bại của một người!
Cụ có biết hơn 36% các tỷ phú trên thế giới không hề có bằng đại học và hầu như những người thành công bậc nhất trên thế giới đều không phải là người có thành tích học tập tốt. Tỷ lệ thất nghiệp cao lại nằm ở phần nhiều các sinh viên học sinh có bằng đại học, tình trạng thừa thầy thiếu thợ xảy ra khá phổ biến. Nhiều công ty lại tuyển dụng người có kinh nghiệm và năng lực để làm việc chứ không phải là người có bao nhiêu tấm bằng đại học hay tấm bằng ntn.Thành công sự nghiệp trong đời của một người không hề phụ thuộc vào việc học tập tại ghế nhà trường tốt như thế nào mà nó nằm ở việc xác định mục tiêu trong đời là làm gì, có phù hợp với sở thích niềm đam mê hay không, và phần lớn nằm ở kỹ năng mềm mà có được khi giao tiếp ngoài xã hội.
Vì vậy, cụ nên đặt tiêu chí môi trường học tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ lên hàng đầu thay vì lấy thành tích học tập để lựa chọn.
Quê em cả huyện ai cũng muốn con học trường tư nhưng đẹo có trường tư. Khộ thế đó. Trường tư là gì thế các cụHàng xóm nhà em có mấy cháu học trường tư nhưng em thấy giáo án nặng hơn con nhà nhà em học trường công. Thế nên nó là tuỳ từng trường.
Bài này cháu có ý kiến rồi, nhưng nay thấy lại nên thêm chút ý kiến khác.
Cháu có 3 con học trường tư thục cả: bạn đầu từ lớp 10 (được 58 điểm thi vào Thăng Long nhưng không học), bạn thứ hai học từ lớp 6 và bạn thứ 3 học từ mẫu giáo.
Các cháu học trường song ngữ chất lượng cao và quốc tế (xịn). Như vậy gia đình cháu trải nghiệm qua đủ 3-4 loại hình giáo dục tại Việt Nam.
Dù cũng hoàn toàn hài lòng với các trường, các cháu, duy nhất thất vọng với Vin School trong số đó.
Tuy nhiên nếu được làm lại, có thể cháu và gia đình sẽ chọn cho con học ở trường công tốt ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình tuỳ năng lực cháu rồi tới sau đại học mới đi tu nghiệp ở nước ngoài.
Tại sao vậy?
Chọn giáo dục tư thục (các trường song ngữ) hiện tại có thể nói là “mốt”, là “trào lưu” y như suy nghĩ của cụ chủ thớt ở bài đầu post.
Muốn con học “nhẹ” đỡ bài vở về nhà, đỡ học thêm sáng tối, đỡ phải bi luỵ giáo viên và muốn thoát khỏi nạn giao dục công nhiều tệ nạn, nhiều vấn đề.
Các gia đình muốn bảo vệ con khỏi các rủi ro xã hội: giao thông, ô nhiễm, các tệ nạn...vv nên chọn dịch vụ và đa phần phó thác cho các bên kinh doanh giáo dục.
Nghĩ rằng dịch vụ, đưa đón, phần kĩ năng và ngoại ngữ của trường tư tốt và an tâm hơn để con có thể đi du học được.
Múc tiêu cũng muốn cho con bằng con nhà người: học trường tốt, đi du học, nói tốt ngoại ngữ...vv
Nhưng cháu dám chắc, kiến thức các môn văn hoá của đa số học sinh các trường tư diện trường dân lập, song ngữ đều có mặt bằng “thấp hơn hẳn” so với trường công lập. Trừ một số trường quốc tế chuẩn hoặc một số trường dân lập “siết đầu vào” căng.
Nếu hiểu về giáo dục hoàn toàn có thể chọn trường công lập có truyền thống, chọn được cô thầy nữa thì tốt. Bám sát bổ khuyết cho con và chú ý hỗ trợ về các kĩ năng, ngoại ngữ, tư duy khác...vv thì hoàn toàn ổn và rất ổn lại đỡ tốn chi phí nhiều.
Theo góc nhìn của cháu thì tới >80% sinh viên Việt Nam theo học ở nước ngoài năng lực không có gì đáng kể, không hơn sinh viên đại học trong nước. Trong khi chi phí thì cực kì lớn: từ 500tr đến 1.5 tỷ mỗi năm học tuỳ trường, tuỳ chương trình học và tuỳ khu vực thành phố/bang theo học.
Cụ nào có cón cái ở độ tuổi này nếu quan tâm cháu xin chia sẻ theo kinh nghiệm hơn 12 năm theo đuổi của gia đình cháu cùng các con. Việc này không điều kiện 100%, có gì cứ lên đây chửi cháu xin nghe.
Cụ nói thế cũng k đúng. Đội Ams nó tuyển đầu vào đỉnh của đỉnh. Kiểu top 0.1% học với nhau, dạy 1 hiểu 10, thì ai so dc. Chứ dạy thì cũng chả có gì ghê gớm, hay ho, khác biệt....Em nhắc lại bài trên đã nói và nhờ cụ chia sẻ thêm giúp em. Em có con đang cân nhắc chuyện học công tư và muốn tham khảo thêm.
Về thành tích học tập không trường tư nào ở HN địch lại được Ams (giả sử con thi đỗ vào đó). Như vậy, cụ nghĩ lợi thế của học trường tư là gì?
E thật, cụ đếch biết gì cảMịa cái tiếng anh, chỉ cần học 2 năm là đủ ielts tầm 6.5 đổ lên, đi du học vô tư. Không hiểu truyền thông nó tốt thế nào mà cứ làm cho nhiều bậc cha mẹ nháo nhào cho con học tiếng anh sớm. Hài thật. Du học cũng dăm bẩy loại du học. Có học bổng trên 50% của trường top ten trên thế giới thì oki. Chứ loại du học tự túc hay học bổng mấy trường làng nhàng thì ở VN còn hơn là đi du học.
Mỗi thời mỗi khác, mà mấy cụ du hovj sinh đại gia mà cụ nói ko có học tiếng anh, họ cũng trưởng thành rồi mới đi học tiếng. Vấn đề ở đây là tôi nói việc quá đề cao cái tiếng anh, phải học trường nọ kia. Còn du học bây giờ thì tôi xin lỗi luôn, chưa chắc giỏi bằng sinh viên trong nước. Trừ đi du học dạng nghiên cứu khoa học thì tôi ko nói.E thật, cụ đếch biết gì cả
Du học không đơn giản là cắp sách đến trường học, cái mà e thấy e được nhiều nhất từ mấy năm ở "Tây" của e là sự thay đổi của nhận thức - cái mà nhà trường không bao giờ dạy.
Người du học về thành công cũng không hẳn là do kiến thức học ở trường, mà do họ tiếp thu được văn minh của nước ngoài, đem cái VN chưa có về VN kiếm tiền. Cụ so sánh trường làng nhàng ở VN với "loại du học tự túc" thì e đến chịu cụ. Cụ không tin chứ gì, xem top mấy ông nhà giàu ở VN có bao nhiêu ông chưa từng du học, bao nhiêu ông là cựu du học sinh là cụ biết. Số lượng cựu du học sinh mà ít hơn thì e chặt đầu e xuống cho cụ đá bóng chơi.
E nhắc lại cụ nhé, giá trị của thằng du học sinh (giá trị của những năm du học) không nằm ở kiến thức nó học ở trường, mà nằm ở TRẢI NGHIỆM của nó ở nước ngoài. Riêng cái việc phải sang nước ngoài vật lộn với cuộc sống không người thân, bất đồng ngôn ngữ, phải đi làm kiếm tiền trang trải cuộc sống của nó đã làm nó trưởng thành hơn phần đông "sinh viên trong nước" rồi cụ ạ.Mỗi thời mỗi khác, mà mấy cụ du hovj sinh đại gia mà cụ nói ko có học tiếng anh, họ cũng trưởng thành rồi mới đi học tiếng. Vấn đề ở đây là tôi nói việc quá đề cao cái tiếng anh, phải học trường nọ kia. Còn du học bây giờ thì tôi xin lỗi luôn, chưa chắc giỏi bằng sinh viên trong nước. Trừ đi du học dạng nghiên cứu khoa học thì tôi ko nói.