[Funland] Chuyện buồn trong gia đình

piedaide

Xe tải
Biển số
OF-157
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
488
Động cơ
528,710 Mã lực
Các ông bố kiểu "tài cao phận thấp chí khí uất" thường hay đối xử cay nghiệt với vợ con trong khi thể hiện bên ngoài thường là đạo mạo sáng ngời. Thực ra cái "tài cao" ấy phần lớn cũng là do các vị ấy tự nghĩ ra mà thôi. Bao nhiêu cái ẩn ức ngoài xã hội nó lặn vào trong thì về đến nhà lại xả ra đầu vợ con. Nhẹ thì chỉ xả cho bõ tức, mà nặng thì nghĩ là do vợ hèn con kém nên mình mới bị thế này.. Suy nghĩ ấy đến thế hệ bố trẻ bây giờ còn có huống chi lứa các cụ ngày xưa. Trần Tiến sáng tác bài Mẹ tôi còn có câu "Ngày xưa cha ngồi uống rượu, mẹ ngồi đan áo Ngoài kia mùa đông cây bàng lá đổ. ... giường cha nằm mẹ buồn xa vắng Nhìn cha, thương cha chí lớn không thành"

Hoặc những ông bố bà mẹ đi nghèo khó khắc nghiệt đi lên cũng hay kiểu muốn con phải trải qua khắc khổ như thế.

Rồi cái sĩ diện với họ hàng làng xóm, nhất là người VN hay có tính soi mói móc mỉa nhau. Kém hơn thằng hàng xóm 1 tý, thua thằng em cọc chèo 1 chút, là cay. Thằng ấy chạy xe ôm mà con đi du học, mình TS mà con ko đỗ ĐH, thế là thôi rồi đời ông con!

Nói chung ko thay đổi được đâu, trừ khi có biến cố gì thật lớn.
Em cũng bị ám ảnh cực kỳ, mỗi khí nghe bài hát này, tới đoạn nghe câu hát này.:(
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,860
Động cơ
82,868 Mã lực
Trường hợp bác này lại khác chứ cụ. Khắc nghiệt trong dạy dỗ giáo dục con cái.
Em thì khác, cả tuổi thơ ông nhà em không dạy cái gì cho em . Từ học bài việc đàn ông cần biết trong nhà , hay thể thao thẻ dục. Duy nhất 1 lần khi em lên 8, ông cho đi chơi cự ly khoảng 10km, em vui quá vì ra bờ hồ chắc sẽ đc ăn 1 que kem. Hóa ra ông cho em đi chơi với gái..chẳng có que kem nào và em đi là để làm cái việc dắt tay con bé con gái nhỏ hơn mình. Con của cô kia ..đi 2,3 vòng bờ hồ chân đã mỏi, con bé muốn khóc. Em cũng chẳng nói gì ngoài thi thoảng câu Đi Đi. Bản chất vụ đi chơi này sau lớn em mới hiểu ra.
Vào giai đoạn khoảng 10,11 tuổi có 1 lần khu TT mất điện, em đi ra đường chơi với bọn trạc mình theo các anh lớn , mải vui nên hơn 22h mới về.cửa đóng, đèn tắt. Em sợ hãi gọi . Bà mẹ em mở cửa không bật đèn , em toan lẻn vào thì ông đã ra khỏi màn và đứng chắn ngay cửa với quần đùi áo 3 lỗ. Ông lạnh lùng nhìn thẳng vào mặt em : Quỳ xuống.
Em sợ hãi khoanh tay quỳ ngay tắp lự, bà mẹ nói gì em ù tai ko biết nữa. Ông khạc 1 cái và nhổ 1 bãi vào giữa cái mặt phải ngửa lên của em. Sau đó ông ra hàng rào tè rồi đi qua em vào lên giường đi ngủ. Em sợ đến mức mất hết tri giác , uể oải vào nhà cố nhất không gây tiếng động.
Có 1 lần em cực vui khi ông sai thái miếng thịt luộc..: Mày làm đi.
Vâng.
Nhìn ng ta mà làm .
Thấy giọng ôngvhoom nay nhẹ nhàng, em liền thử đùa : Con thái lúc nào cũng có quyền đẹp hơn bố ..
Ông ngoảnh lại . Mặt đanh nhếch mép và gằn giọng : quyền của mày là quyền cỉa con bò , con lợn..
Không khí tĩnh lặng suốt buổi chiều.
Em đã lỡ dùng từ " có quyền " và lập tức hưởng trừng trị.
Năm 1988 ông đi iraq, hình như 1990 Mỹ đánh nc này ( chiến dịch bão táp sa mạc thì phải ). Ông kết thúc sớm nhiệm kỳ xklđ trở về . Ông không có 1 món quà nào cho em , em em. Mà chỉ khoe khoang áo quần đồng hồ mới. Em thấy vui lây , nhưng niềm vui không đầy tháng.
1 hôm bạn cùng quê với ông sang, 2 ông ngồi pha trà un trên cái phản, em và em gái ngồi chiếu dưới đất ăn cơm , mẹ em đi làm, ông khách nói : chú giờ là ổn rồi .
Ổn gì đâu anh. Được 2 đứa con , 1 con điên và 1 thằng đao.
Ông khách tròn mắt nhìn xuống : tôi tưởng thằng cháu này không sao ?
Nó đao đấy.
Em im lặng nhìn ông rồi ăn cơm tiếp..đó là khi em 15 tuổi 6,7 tháng nhưng đã là sv năm 1 của 1 trường đh. ( em đi học sớm hơn 1 tuổi và được lên thẳng cấp 3 , không qua lớp 9 . Đó là năm họ cải cách gd. Mãi sau này khi đã 27 em mới thi đh lần 2 trong đời, may mắn thay đỗ cả 2 nguyện vọng ).
Em gái em viêm màng não khi còn 1 tuổi, sau nàynó mất khi bước sang tuổi 26.
Ông yc tịch thu cái xe đạp cũ mà bà mẹ mua cho em..lý do nhà đến trường có đôi 3 km, học hành làng nhàng , hay đi chơi như em là không cần thiết.
Em bỏ học..đi bụi với 1 ước mơ đầu tiên sau vài tháng . Giá như có 1 sư phụ dạy ta kỹ thuật chiến đấu tuyệt luân và khả năng tẩu thoát tuyệt vời thì chẳng mấy lũ đầu trâu mặt ngựa kia phải nhìn mặt ta mà kiềng cho ta cửa sống..tháng năm ấy tạo ra em mà khi sau này nhiều năm sau 1 lần nhìn cảnh ng ta lấy cái xẻng chém nhau thẳng cánh ngay trước mặt vẫn không hề kinh sợ..điềm nhiên không dịch chuyển .
Làm đủ thứ để có miếng ăn..từ xin phụ thợ điện nc, sửa thùng gỗ, đục bt bằng thủ công, phụ xe bốc hàng , trộn vữa , sx ghạch hoa và dịch chuyển dần sang 1 số việc chẳng hay ho.
Bố 1 ng bạn đã yc em về ở ông sẽ nuôi nhưng lòng tự trọng em không cho phép.
Việc thi đh lần 2 sau này có sự động viên và trực tiếp kiểm tra học hành của 1 bố bạn khác ( bác khi ấy công tác tại hv Ng ái Quốc trên H Q Việt, em sẽ xuất phát khoảng 12h30 và đến đó bác xem giúp quãng 2h mỗi chủ nhật.
Em ra trường muộn màng và không vào đc công chức dù tn loại bằng khá..trường em khi thi vào năm ấy tỷ lệ chọi là khoảng 1/34. Tỷ lệ bằng khá giỏi cỡ 10 đến quá lắm 15% .
Khi đi học em cũng xin đi làm thêm , việc là đục đẽo cho thợ điện nc đi dây đi ống. 1 chiều đi bộ về sau khi làm thêm em bất giác nhìn lên , ông bố em đi ngược chiều đạp xe ngược , đến bên ông nhè 1 bãi nc bọt , nhìn thẳng giữ nguyên nhịp đạp .
25 năm em và ông bố không nhìn nhau thì 1 hôm 1 đàn anh gọi. Anh ấy hơn em suýt 10 tuổi gọi đến và nói : Anh nghe tin bà nội em mất. Anh biết cả nhưng chú hãy về thắp 1 nén nhang rồi đi ngay cũng đc.. đó là bà nội chứ ko phải ông ấy mất. Và dù ngưòi làng báo chứ ông ấy anh biết cấm không cho ai báo em.
Em buồn xé lòng. Bà yêu quý đích tôn . Thằng cháu trai nhưng không trị đc con trai, chờ cháu giang hồ về mà cả tết không thấy em, cái đùi gà bà quyết gói phần , ra tết 1 năm nào đó em trở về gặm cái đùi gà luộc khô quắt bà đem nướng lại..
Em thể hiện cứng cỏi nghe lời ông anh không cùng huyết thống nhưng khi ra khỏi nhà anh ấy nc mắt nc mũi ngập mồm..dù không ra tiếng.
Khi đó đã 10h đêm 1 đêm hè 2014.
Em qua nhà đón vợ con thông báo nhanh nội dung và yc lên đường. Ngày ấy em chỉ có cái xe máy, và mới có con bé đầu lòng được 2 tuổi. Chúng em đi vài trục km , đang đi mưa rất lớn, bé con vẫn ngủ ngon , nó nằm ngửa trong lòng mẹ. Vợ em khi ấy chưa từng biết quê chồng , chưa từng biết mặt bố chồng và ai trong họ hàng bên nội.
Về quê . Ngôi nhà xưa cc để lại cùng vườn tược ông bố em đã cắt bán sạch( cho 5 gia đình khác nhau ), trong các mảnh có bán phần trung tâm cho người anh rể .quan tài bà đc đưa về đây.
Em đau xót tột cùng trước gia cảnh vốn 1 thời có tiếng trong làng..
Ông bố nghỉ trong căn nhà khác cách đó 200m, đó cũng là nhà anh rể . Có ng lôi ông ra . Em chỉ ông rỉ tai vợ và dặn.: kia là ông nội con B, em đến nói như sau : con về làm dâu nhưng chưa biết mặt ông. Nay cụ mất chúng con về viếng, nếu chúng con sai gì chúng con xin ông lượng thứ.nói nhỏ vào tai thôi. Vợ em đưa con đã dậy cho 1 ai đó , tay chít khăn và bước đến nói.
Ông cầm cái mic : thưa các cụ....mẹ tôi về trời, nay có vc anh TT là khách ở tp về phúng viếng, thay mặt gia đình tôi....
Người cháu gọi ông là cậu ( hiện đang là 1 quan chức cấp huyện thuộc hn ) vội bước nhanh tới. Anh giằng ngay cái mic không cho ông nói tiếp.
Em toan xong lễ nghi thì mang vợ con rờii đi ngay trong đêm , dù khi ấy đã hơn 1h sáng.
Các bác trong họ, các anh chị lôi béng vợ con em về nhà của họ ngủ, tách khỏi em khi nào mà em ko biết. Mọi ng xúm quanh , nhiều ng nói : cháu, em ..phải ở nhà mai đưa cụ . Ông ấy là việc ông ấy, họ hàng dòng tộc rất nhớ , biết cả và không ai từ cháu cả..người kiên quyết nói như vậy nhất là bác trưởng họ. Sau này em mới biết nhiều năm trong quê vẫn đinh ninh em đang trộm cướp đầu đường xó chợ đâu đó..nhưng họ biết sự thật sau vài năm.
Năm 2021 có chị họ ngầm báo cho vc em là sang cát cụ. Lại là tối. Em đưa vợ con ( giờ 3 đứa ) về . Ông ấy mắng kẻ nào báo tin . . Về tới cánh đồng thì họ đã xếp cụ xong vào cái tiểu sành, chúng em đưa cụ về nhà mới , nói dăm ba câu..
Ông ấy dè bỉu tiền em đưa bà 2 gọi là hương khói : 5 triệu à, đứa cháu họ có khi cũng có đứa 5 triệu...
À mà vc các cháu là thế nào mà về ...
Em từ giã ông ấy. Mong rằng đây là lần nhục nhã cuối cùng của mình trước ông bố đẻ.
Chắc cc nghĩ rằng ông roi đòn em nhiều lắm đúng k?
Xin thưa là không. Ít đánh , nhưng mọi trận đòn đã đánh là phải nhớ đến già, vd : 1 cây găng , cây cúc tần đường kính phải cỡ 2,5cm, dài cỡ 1m mới được dùng, khi dùng xong thì chỉ còn 20, 30 cm trong tay và tước như chổi mới là đạt yc. May là ông cũng không hay đánh quá.
Món thứ 2 là binh chủng hợp thành 🤣. Bao gồm dép cao su dùng ném, vả. Cán chổi bằng tre trúc, ấm tích dùng đun nc kiểu tàu ngầm vụ tích này em dơ cặp sách đỡ đc 1 lần . Nhưng cũng ngã ngửa và tích vỡ toang khi chạm cặp sách .
Đòn em xơi nhiều nhất lại là từ bà mẹ..ăn từ khi 3,4 tuổi ( sau lớn em hiểu bà ghê gớm có tiếng trong nhà và ở cq, bà đánh em khi đó là trả thù chồng và mẹ chồng ) . Bà sẵn sàng lôi em ra cửa lột trần chuồng đánh tơi bời khi em 8,9.. lớp 6 đang học bà lôi ra cửa tát thẳng cánh vào mặt tội đi học mang nhầm 1 quyển sách .đến năm lớp 8 em đã 1 lần không kêu , không xin , bà đánh hết đôi đũa xào, bay đôi đũa cả , tung tóe đũa ăn, và gãy luôn cái gậy tre dùng khều mạng nhện, đôi dép cũng bắn đâu mất..đó là trận đòn cuối cùng mẹ em sd.
Nhìn chung em không quá giận vì đòn roi của cha mẹ..hư thì đánh là đúng . Nhưng buồn vì mọi thứ không hài lòng đều thành tội và ...đánh..đánh. buồn vì dường như đánh em khiến các vị vui, khiến các vị oai với láng giềng đồng nghiệp . bà em hay có câu rât oai trước bạn và có mặt em ; hư _ mẹ cháu giết.. họ cười em nhục lắm . Sau này có lần em nói chuyện này..mẹ em khi ấy ngoài 70 nói nhỏ: mẹ xin lỗi..thời mẹ đi làm cô giáo chúng nó sai nói gì nói vậy , dạy gì dạy vậy ..có thông tin hiểu biết nhiều đâu. Ấy nhưng tính khí bà vẫn không thay đổi.

Trở lại chuyện vì sao mà nên lỗi. Em suy nghĩ nhiều năm và có suy đoán:
Em không có tài năng và học vấn thỏa mãn cái cha mẹ muốn. Suốt thời tiểu học em hầu như vất sách vất cặp khi đi học về, không học bài tại nhà.. học lực luôn là TB khá.
Đến lớp 6,7, 8 mỗi ngày cũng chỉ đc 3,40 phút học ở nhà..kết quả đều đạt học sinh tiên tiến. Cả đời đi học chỉ 1 lần lớp 8 đc hs giỏi.điều này làm ông thất vọng chăng.
Cha em. Con trai út và duy nhất trong gia đình 5 chị em, con trai 1 du kích hy sinh khi đánh chống càn trong chiến dịch 1953.khi ấy cụ mới 37 tuổi và cậu con trai cụ mới 3 tuổi. Cụ bà em ở vậy nuôi con nhưng lại giỏi dang. Chồng mất khi cụ 33 , cụ nuôi 5 con , xd gia đình cho tất, 1962 cụ xây nhà 5 gian gỗ xoan ngói đỏ, sân ghạch bể lớn..xây luôn 2 dãy nhà ngói 2 bên. Khi ông con học lớp 8 cụ mua cho đồng hồ đeo tay và chơi luôn cái xe đạp phượng hoàng
Ông bố em học hết 10 và là 1trong 2 người của cả cái làng dài trên km được đi học đh ( gọi chứ k phải thi ). Ông từng 2 lần đc gọi trong lệnh tổng động viên vào ctr miền nam, nhưng thế quái nào đều hoãn, lần xa nhất đv ông vào tới Hà Tĩnh Quảng Bình gì đó lại đc quay ra.
Khi ra công tác. Ông trở thành ks của 1 viện thuộc bộ.. ông về quê nói gì các chi nghe đấy..ngôi sao của các chị các cháu, ông tướng của gia đình.
Mẹ em con gái 1 cụ chức sắc nhỏ xíu của địa phương thời pk, sau cụ là bí th thanh niên cứu quốc địa phương..cụ cũng có cho con gái 1 cái xe thống nhất đầu những năm 70..( oách 🤣🤣).
Bà đánh em dữ và đau tới mức bà nội của bà ( em gọi cụ )xem mông đùi em xót quá từng chửi tưng bừng.
Hay vì xuất thân thuận lợi như vậy mà bố mẹ em tự cho mình cái quyền sinh ra thiên tài cái thế..ngu như em thì phải bị vậy chăng.
Cụ viết dài và em đã đọc hết. Như cụ viết thì em thấy cụ quá vất vả. Bố mẹ cho dù có đánh con do không học tốt, nghịch, ... nhưng vẫn phải thương con. Dù sao em vẫn cho là thế hệ của em và cụ lớn lên là tự chơi; tự làm đồ chơi kiểu như cù; khăng, đáo, ... chứ thời đó thì mấy bố mẹ mà chơi cùng con như bây giờ đâu. Giờ mà bố mẹ không chơi cùng con thì xác định chúng nó xem tivi; chơi điện tử thôi. Đồng thời em thấy cụ lấy vợ cũng muộn.
 

KA:18-78

Xe tăng
Biển số
OF-362092
Ngày cấp bằng
8/4/15
Số km
1,386
Động cơ
268,372 Mã lực
Nơi ở
tp Bắc Ninh
Cụ Lê Lựu đã cô đọng những câu chuyện gia đình như chuyện cụ chủ trong tác phẩm ''Sóng ở đáy sông''
Những chuyện đó lag có thật 100% và nó không hề hiếm...
Một dân tộc anh hùng trong bom đạn, chiến tranh. Một dân tộc cả thế giới phải khâm phục là quật cường. Nhưng dân tộc ấy cũng có cả những anh khùng, những câu chuyện buồn, những con người đáng thương mà ai trong mỗi chúng ta đều có thể ít nhất một lần ở trong hoàn cảnh đó...chúc mừng những ai chưa bao giờ phải trải qua và chúc mừng những ai đã vượt qua.
 

Nắng nhạt

Xe điện
Biển số
OF-600931
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
2,247
Động cơ
163,595 Mã lực
Trường hợp bác này lại khác chứ cụ. Khắc nghiệt trong dạy dỗ giáo dục con cái.
Em thì khác, cả tuổi thơ ông nhà em không dạy cái gì cho em . Từ học bài việc đàn ông cần biết trong nhà , hay thể thao thẻ dục. Duy nhất 1 lần khi em lên 8, ông cho đi chơi cự ly khoảng 10km, em vui quá vì ra bờ hồ chắc sẽ đc ăn 1 que kem. Hóa ra ông cho em đi chơi với gái..chẳng có que kem nào và em đi là để làm cái việc dắt tay con bé con gái nhỏ hơn mình. Con của cô kia ..đi 2,3 vòng bờ hồ chân đã mỏi, con bé muốn khóc. Em cũng chẳng nói gì ngoài thi thoảng câu Đi Đi. Bản chất vụ đi chơi này sau lớn em mới hiểu ra.
Vào giai đoạn khoảng 10,11 tuổi có 1 lần khu TT mất điện, em đi ra đường chơi với bọn trạc mình theo các anh lớn , mải vui nên hơn 22h mới về.cửa đóng, đèn tắt. Em sợ hãi gọi . Bà mẹ em mở cửa không bật đèn , em toan lẻn vào thì ông đã ra khỏi màn và đứng chắn ngay cửa với quần đùi áo 3 lỗ. Ông lạnh lùng nhìn thẳng vào mặt em : Quỳ xuống.
Em sợ hãi khoanh tay quỳ ngay tắp lự, bà mẹ nói gì em ù tai ko biết nữa. Ông khạc 1 cái và nhổ 1 bãi vào giữa cái mặt phải ngửa lên của em. Sau đó ông ra hàng rào tè rồi đi qua em vào lên giường đi ngủ. Em sợ đến mức mất hết tri giác , uể oải vào nhà cố nhất không gây tiếng động.
Có 1 lần em cực vui khi ông sai thái miếng thịt luộc..: Mày làm đi.
Vâng.
Nhìn ng ta mà làm .
Thấy giọng ôngvhoom nay nhẹ nhàng, em liền thử đùa : Con thái lúc nào cũng có quyền đẹp hơn bố ..
Ông ngoảnh lại . Mặt đanh nhếch mép và gằn giọng : quyền của mày là quyền cỉa con bò , con lợn..
Không khí tĩnh lặng suốt buổi chiều.
Em đã lỡ dùng từ " có quyền " và lập tức hưởng trừng trị.
Năm 1988 ông đi iraq, hình như 1990 Mỹ đánh nc này ( chiến dịch bão táp sa mạc thì phải ). Ông kết thúc sớm nhiệm kỳ xklđ trở về . Ông không có 1 món quà nào cho em , em em. Mà chỉ khoe khoang áo quần đồng hồ mới. Em thấy vui lây , nhưng niềm vui không đầy tháng.
1 hôm bạn cùng quê với ông sang, 2 ông ngồi pha trà un trên cái phản, em và em gái ngồi chiếu dưới đất ăn cơm , mẹ em đi làm, ông khách nói : chú giờ là ổn rồi .
Ổn gì đâu anh. Được 2 đứa con , 1 con điên và 1 thằng đao.
Ông khách tròn mắt nhìn xuống : tôi tưởng thằng cháu này không sao ?
Nó đao đấy.
Em im lặng nhìn ông rồi ăn cơm tiếp..đó là khi em 15 tuổi 6,7 tháng nhưng đã là sv năm 1 của 1 trường đh. ( em đi học sớm hơn 1 tuổi và được lên thẳng cấp 3 , không qua lớp 9 . Đó là năm họ cải cách gd. Mãi sau này khi đã 27 em mới thi đh lần 2 trong đời, may mắn thay đỗ cả 2 nguyện vọng ).
Em gái em viêm màng não khi còn 1 tuổi, sau nàynó mất khi bước sang tuổi 26.
Ông yc tịch thu cái xe đạp cũ mà bà mẹ mua cho em..lý do nhà đến trường có đôi 3 km, học hành làng nhàng , hay đi chơi như em là không cần thiết.
Em bỏ học..đi bụi với 1 ước mơ đầu tiên sau vài tháng . Giá như có 1 sư phụ dạy ta kỹ thuật chiến đấu tuyệt luân và khả năng tẩu thoát tuyệt vời thì chẳng mấy lũ đầu trâu mặt ngựa kia phải nhìn mặt ta mà kiềng cho ta cửa sống..tháng năm ấy tạo ra em mà khi sau này nhiều năm sau 1 lần nhìn cảnh ng ta lấy cái xẻng chém nhau thẳng cánh ngay trước mặt vẫn không hề kinh sợ..điềm nhiên không dịch chuyển .
Làm đủ thứ để có miếng ăn..từ xin phụ thợ điện nc, sửa thùng gỗ, đục bt bằng thủ công, phụ xe bốc hàng , trộn vữa , sx ghạch hoa và dịch chuyển dần sang 1 số việc chẳng hay ho.
Bố 1 ng bạn đã yc em về ở ông sẽ nuôi nhưng lòng tự trọng em không cho phép.
Việc thi đh lần 2 sau này có sự động viên và trực tiếp kiểm tra học hành của 1 bố bạn khác ( bác khi ấy công tác tại hv Ng ái Quốc trên H Q Việt, em sẽ xuất phát khoảng 12h30 và đến đó bác xem giúp quãng 2h mỗi chủ nhật.
Em ra trường muộn màng và không vào đc công chức dù tn loại bằng khá..trường em khi thi vào năm ấy tỷ lệ chọi là khoảng 1/34. Tỷ lệ bằng khá giỏi cỡ 10 đến quá lắm 15% .
Khi đi học em cũng xin đi làm thêm , việc là đục đẽo cho thợ điện nc đi dây đi ống. 1 chiều đi bộ về sau khi làm thêm em bất giác nhìn lên , ông bố em đi ngược chiều đạp xe ngược , đến bên ông nhè 1 bãi nc bọt , nhìn thẳng giữ nguyên nhịp đạp .
25 năm em và ông bố không nhìn nhau thì 1 hôm 1 đàn anh gọi. Anh ấy hơn em suýt 10 tuổi gọi đến và nói : Anh nghe tin bà nội em mất. Anh biết cả nhưng chú hãy về thắp 1 nén nhang rồi đi ngay cũng đc.. đó là bà nội chứ ko phải ông ấy mất. Và dù ngưòi làng báo chứ ông ấy anh biết cấm không cho ai báo em.
Em buồn xé lòng. Bà yêu quý đích tôn . Thằng cháu trai nhưng không trị đc con trai, chờ cháu giang hồ về mà cả tết không thấy em, cái đùi gà bà quyết gói phần , ra tết 1 năm nào đó em trở về gặm cái đùi gà luộc khô quắt bà đem nướng lại..
Em thể hiện cứng cỏi nghe lời ông anh không cùng huyết thống nhưng khi ra khỏi nhà anh ấy nc mắt nc mũi ngập mồm..dù không ra tiếng.
Khi đó đã 10h đêm 1 đêm hè 2014.
Em qua nhà đón vợ con thông báo nhanh nội dung và yc lên đường. Ngày ấy em chỉ có cái xe máy, và mới có con bé đầu lòng được 2 tuổi. Chúng em đi vài trục km , đang đi mưa rất lớn, bé con vẫn ngủ ngon , nó nằm ngửa trong lòng mẹ. Vợ em khi ấy chưa từng biết quê chồng , chưa từng biết mặt bố chồng và ai trong họ hàng bên nội.
Về quê . Ngôi nhà xưa cc để lại cùng vườn tược ông bố em đã cắt bán sạch( cho 5 gia đình khác nhau ), trong các mảnh có bán phần trung tâm cho người anh rể .quan tài bà đc đưa về đây.
Em đau xót tột cùng trước gia cảnh vốn 1 thời có tiếng trong làng..
Ông bố nghỉ trong căn nhà khác cách đó 200m, đó cũng là nhà anh rể . Có ng lôi ông ra . Em chỉ ông rỉ tai vợ và dặn.: kia là ông nội con B, em đến nói như sau : con về làm dâu nhưng chưa biết mặt ông. Nay cụ mất chúng con về viếng, nếu chúng con sai gì chúng con xin ông lượng thứ.nói nhỏ vào tai thôi. Vợ em đưa con đã dậy cho 1 ai đó , tay chít khăn và bước đến nói.
Ông cầm cái mic : thưa các cụ....mẹ tôi về trời, nay có vc anh TT là khách ở tp về phúng viếng, thay mặt gia đình tôi....
Người cháu gọi ông là cậu ( hiện đang là 1 quan chức cấp huyện thuộc hn ) vội bước nhanh tới. Anh giằng ngay cái mic không cho ông nói tiếp.
Em toan xong lễ nghi thì mang vợ con rờii đi ngay trong đêm , dù khi ấy đã hơn 1h sáng.
Các bác trong họ, các anh chị lôi béng vợ con em về nhà của họ ngủ, tách khỏi em khi nào mà em ko biết. Mọi ng xúm quanh , nhiều ng nói : cháu, em ..phải ở nhà mai đưa cụ . Ông ấy là việc ông ấy, họ hàng dòng tộc rất nhớ , biết cả và không ai từ cháu cả..người kiên quyết nói như vậy nhất là bác trưởng họ. Sau này em mới biết nhiều năm trong quê vẫn đinh ninh em đang trộm cướp đầu đường xó chợ đâu đó..nhưng họ biết sự thật sau vài năm.
Năm 2021 có chị họ ngầm báo cho vc em là sang cát cụ. Lại là tối. Em đưa vợ con ( giờ 3 đứa ) về . Ông ấy mắng kẻ nào báo tin . . Về tới cánh đồng thì họ đã xếp cụ xong vào cái tiểu sành, chúng em đưa cụ về nhà mới , nói dăm ba câu..
Ông ấy dè bỉu tiền em đưa bà 2 gọi là hương khói : 5 triệu à, đứa cháu họ có khi cũng có đứa 5 triệu...
À mà vc các cháu là thế nào mà về ...
Em từ giã ông ấy. Mong rằng đây là lần nhục nhã cuối cùng của mình trước ông bố đẻ.
Chắc cc nghĩ rằng ông roi đòn em nhiều lắm đúng k?
Xin thưa là không. Ít đánh , nhưng mọi trận đòn đã đánh là phải nhớ đến già, vd : 1 cây găng , cây cúc tần đường kính phải cỡ 2,5cm, dài cỡ 1m mới được dùng, khi dùng xong thì chỉ còn 20, 30 cm trong tay và tước như chổi mới là đạt yc. May là ông cũng không hay đánh quá.
Món thứ 2 là binh chủng hợp thành 🤣. Bao gồm dép cao su dùng ném, vả. Cán chổi bằng tre trúc, ấm tích dùng đun nc kiểu tàu ngầm vụ tích này em dơ cặp sách đỡ đc 1 lần . Nhưng cũng ngã ngửa và tích vỡ toang khi chạm cặp sách .
Đòn em xơi nhiều nhất lại là từ bà mẹ..ăn từ khi 3,4 tuổi ( sau lớn em hiểu bà ghê gớm có tiếng trong nhà và ở cq, bà đánh em khi đó là trả thù chồng và mẹ chồng ) . Bà sẵn sàng lôi em ra cửa lột trần chuồng đánh tơi bời khi em 8,9.. lớp 6 đang học bà lôi ra cửa tát thẳng cánh vào mặt tội đi học mang nhầm 1 quyển sách .đến năm lớp 8 em đã 1 lần không kêu , không xin , bà đánh hết đôi đũa xào, bay đôi đũa cả , tung tóe đũa ăn, và gãy luôn cái gậy tre dùng khều mạng nhện, đôi dép cũng bắn đâu mất..đó là trận đòn cuối cùng mẹ em sd.
Nhìn chung em không quá giận vì đòn roi của cha mẹ..hư thì đánh là đúng . Nhưng buồn vì mọi thứ không hài lòng đều thành tội và ...đánh..đánh. buồn vì dường như đánh em khiến các vị vui, khiến các vị oai với láng giềng đồng nghiệp . bà em hay có câu rât oai trước bạn và có mặt em ; hư _ mẹ cháu giết.. họ cười em nhục lắm . Sau này có lần em nói chuyện này..mẹ em khi ấy ngoài 70 nói nhỏ: mẹ xin lỗi..thời mẹ đi làm cô giáo chúng nó sai nói gì nói vậy , dạy gì dạy vậy ..có thông tin hiểu biết nhiều đâu. Ấy nhưng tính khí bà vẫn không thay đổi.

Trở lại chuyện vì sao mà nên lỗi. Em suy nghĩ nhiều năm và có suy đoán:
Em không có tài năng và học vấn thỏa mãn cái cha mẹ muốn. Suốt thời tiểu học em hầu như vất sách vất cặp khi đi học về, không học bài tại nhà.. học lực luôn là TB khá.
Đến lớp 6,7, 8 mỗi ngày cũng chỉ đc 3,40 phút học ở nhà..kết quả đều đạt học sinh tiên tiến. Cả đời đi học chỉ 1 lần lớp 8 đc hs giỏi.điều này làm ông thất vọng chăng.
Cha em. Con trai út và duy nhất trong gia đình 5 chị em, con trai 1 du kích hy sinh khi đánh chống càn trong chiến dịch 1953.khi ấy cụ mới 37 tuổi và cậu con trai cụ mới 3 tuổi. Cụ bà em ở vậy nuôi con nhưng lại giỏi dang. Chồng mất khi cụ 33 , cụ nuôi 5 con , xd gia đình cho tất, 1962 cụ xây nhà 5 gian gỗ xoan ngói đỏ, sân ghạch bể lớn..xây luôn 2 dãy nhà ngói 2 bên. Khi ông con học lớp 8 cụ mua cho đồng hồ đeo tay và chơi luôn cái xe đạp phượng hoàng
Ông bố em học hết 10 và là 1trong 2 người của cả cái làng dài trên km được đi học đh ( gọi chứ k phải thi ). Ông từng 2 lần đc gọi trong lệnh tổng động viên vào ctr miền nam, nhưng thế quái nào đều hoãn, lần xa nhất đv ông vào tới Hà Tĩnh Quảng Bình gì đó lại đc quay ra.
Khi ra công tác. Ông trở thành ks của 1 viện thuộc bộ.. ông về quê nói gì các chi nghe đấy..ngôi sao của các chị các cháu, ông tướng của gia đình.
Mẹ em con gái 1 cụ chức sắc nhỏ xíu của địa phương thời pk, sau cụ là bí th thanh niên cứu quốc địa phương..cụ cũng có cho con gái 1 cái xe thống nhất đầu những năm 70..( oách 🤣🤣).
Bà đánh em dữ và đau tới mức bà nội của bà ( em gọi cụ )xem mông đùi em xót quá từng chửi tưng bừng.
Hay vì xuất thân thuận lợi như vậy mà bố mẹ em tự cho mình cái quyền sinh ra thiên tài cái thế..ngu như em thì phải bị vậy chăng.
Ối zời ơi quá kinh khủng. Sức chịu đựng của cụ lớn quá. Nếu là người khác rất dễ có án mạng. Khổ thân cụ
 

neocop

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-836053
Ngày cấp bằng
26/6/23
Số km
529
Động cơ
9,234 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Trển
Nói suông bao giờ chẳng hay ạ.
Phải ở cảnh người dưng đối với mình còn tốt hơn người nhà mới hiểu được. Có câu đại loại về đến nhà khép cánh cửa là mọi giông bão bỏ lại sau lưng, nhưng có những trường hợp về đến nhà là đối mặt với mưa đá, vòi rồng ấy chứ.
Cách đây 4-5 chục năm nghèo đói là quá đương nhiên, không có nghĩa đói khổ là coi con mình đẻ ra như kẻ thù hay nợ đời. Cũng không hẳn đánh đòn mới là bạo hành, bạo hành tinh thần bằng thái độ, lời nói cũng khủng khiếp lắm.
Em đi học ĐH rất thoải mái vì học nhàn và tự lo thân sinh hoạt là quá đơn giản vì ở nhà em làm không thiếu việc gì. Em cũng rất nhớ nhà nhưng là nhà ông bà nội ở quê chứ không phải nhà bố mẹ em.


Em cũng thấy con cái là món quà của tạo hóa, con mình sinh ra nó phụ thuộc hoàn toàn vào mình những năm đầu đời, nó yêu thương và phục tùng mình gần như vô điều kiện. Tốt xấu gì nó cũng là sản phẩm của mình. Bố mẹ muốn con giỏi nhất lớp mà không nghĩ bản thân mình có làm được giám đốc đâu :D
Các ông bố bà mẹ hay ví von, "con nhà người ta " thế nọ thế kia, 😂😂😂. Tôi mà nghe thấy hay trêu "bố mẹ người ta ông nọ bà kia" ngay, 😂😂😂😂. Hoặc bằng tuổi mày bố/mẹ đã làm được việc này việc nọ, chúng mà thì...., tôi cũng hay trêu, bằng tuổi bố mẹ người ta đã là bộ trưởng rồi 😜😜😜😜
Mình muốn dạy con, thì thủ thỉ tâm tình, khi nó lười biếng mải chơi cũng chỉ nói, học vấn là con đường duy nhất để phát triển bản thân, bố mẹ có thứ nọ thứ kia cho con thoải mái cũng chỉ nhờ tri thức và lao động mới có cho con được. Nhiều khi tức lắm thì cũng cầm roi vụt vào quần mình kêu bộp bộp cho bọn trẻ sợ chứ hạn chế vụt
Giờ chính mình lại nhây hay trêu các con, 😂😂😂
 

rongauto

Xe điện
Biển số
OF-40780
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
4,146
Động cơ
508,064 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
www.erp-ketoan.com
Cụ giờ gần 5 chục, bỏ quá cho ông nhà cụ đi thôi. Cuộc sống cụ đổi mới tốt lên là tuyệt vời rồi
 

vua_luoi

Xe điện
Biển số
OF-19523
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
3,287
Động cơ
496,718 Mã lực
Thời cuộc của câu Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.
Ko hiểu sao từ 1 câu mỉa mai trong 1 hoàn cảnh nào đó lại thành triết lý dạy con người
 

Dancingwiththewind

Xe điện
Biển số
OF-614966
Ngày cấp bằng
10/2/19
Số km
3,731
Động cơ
158,675 Mã lực
Tuổi
44
Em chưa dám dùng cụm từ " độc ác " với cha mẹ lần nào. Sang chấn là có thật..và cũng mong những ai liên quan trong gia đình họ hàng đọc đc chuyện này. Và đọc được thì chắc chắn họ nhận ra em là ai ngay.
Thực tế có vài đứa bạn cũng bị bằng 50% em ..sau này phần lớn giống em _không thành đạt trong cuộc đời.
Cụ đã trả qua thời kỳ quá kinh khủng. May mà giờ cụ đã có cuộc sống yên ổn bên vợ con. Chúc gia đình nhỏ của cụ luôn hạnh phúc yên vui.
 

Camontinhyeu

Xe điện
Biển số
OF-186622
Ngày cấp bằng
23/3/13
Số km
2,611
Động cơ
364,817 Mã lực
Nơi ở
Nhà của mình
Trường hợp bác này lại khác chứ cụ. Khắc nghiệt trong dạy dỗ giáo dục con cái.
Em thì khác, cả tuổi thơ ông nhà em không dạy cái gì cho em . Từ học bài việc đàn ông cần biết trong nhà , hay thể thao thẻ dục. Duy nhất 1 lần khi em lên 8, ông cho đi chơi cự ly khoảng 10km, em vui quá vì ra bờ hồ chắc sẽ đc ăn 1 que kem. Hóa ra ông cho em đi chơi với gái..chẳng có que kem nào và em đi là để làm cái việc dắt tay con bé con gái nhỏ hơn mình. Con của cô kia ..đi 2,3 vòng bờ hồ chân đã mỏi, con bé muốn khóc. Em cũng chẳng nói gì ngoài thi thoảng câu Đi Đi. Bản chất vụ đi chơi này sau lớn em mới hiểu ra.
Vào giai đoạn khoảng 10,11 tuổi có 1 lần khu TT mất điện, em đi ra đường chơi với bọn trạc mình theo các anh lớn , mải vui nên hơn 22h mới về.cửa đóng, đèn tắt. Em sợ hãi gọi . Bà mẹ em mở cửa không bật đèn , em toan lẻn vào thì ông đã ra khỏi màn và đứng chắn ngay cửa với quần đùi áo 3 lỗ. Ông lạnh lùng nhìn thẳng vào mặt em : Quỳ xuống.
Em sợ hãi khoanh tay quỳ ngay tắp lự, bà mẹ nói gì em ù tai ko biết nữa. Ông khạc 1 cái và nhổ 1 bãi vào giữa cái mặt phải ngửa lên của em. Sau đó ông ra hàng rào tè rồi đi qua em vào lên giường đi ngủ. Em sợ đến mức mất hết tri giác , uể oải vào nhà cố nhất không gây tiếng động.
Có 1 lần em cực vui khi ông sai thái miếng thịt luộc..: Mày làm đi.
Vâng.
Nhìn ng ta mà làm .
Thấy giọng ôngvhoom nay nhẹ nhàng, em liền thử đùa : Con thái lúc nào cũng có quyền đẹp hơn bố ..
Ông ngoảnh lại . Mặt đanh nhếch mép và gằn giọng : quyền của mày là quyền cỉa con bò , con lợn..
Không khí tĩnh lặng suốt buổi chiều.
Em đã lỡ dùng từ " có quyền " và lập tức hưởng trừng trị.
Năm 1988 ông đi iraq, hình như 1990 Mỹ đánh nc này ( chiến dịch bão táp sa mạc thì phải ). Ông kết thúc sớm nhiệm kỳ xklđ trở về . Ông không có 1 món quà nào cho em , em em. Mà chỉ khoe khoang áo quần đồng hồ mới. Em thấy vui lây , nhưng niềm vui không đầy tháng.
1 hôm bạn cùng quê với ông sang, 2 ông ngồi pha trà un trên cái phản, em và em gái ngồi chiếu dưới đất ăn cơm , mẹ em đi làm, ông khách nói : chú giờ là ổn rồi .
Ổn gì đâu anh. Được 2 đứa con , 1 con điên và 1 thằng đao.
Ông khách tròn mắt nhìn xuống : tôi tưởng thằng cháu này không sao ?
Nó đao đấy.
Em im lặng nhìn ông rồi ăn cơm tiếp..đó là khi em 15 tuổi 6,7 tháng nhưng đã là sv năm 1 của 1 trường đh. ( em đi học sớm hơn 1 tuổi và được lên thẳng cấp 3 , không qua lớp 9 . Đó là năm họ cải cách gd. Mãi sau này khi đã 27 em mới thi đh lần 2 trong đời, may mắn thay đỗ cả 2 nguyện vọng ).
Em gái em viêm màng não khi còn 1 tuổi, sau nàynó mất khi bước sang tuổi 26.
Ông yc tịch thu cái xe đạp cũ mà bà mẹ mua cho em..lý do nhà đến trường có đôi 3 km, học hành làng nhàng , hay đi chơi như em là không cần thiết.
Em bỏ học..đi bụi với 1 ước mơ đầu tiên sau vài tháng . Giá như có 1 sư phụ dạy ta kỹ thuật chiến đấu tuyệt luân và khả năng tẩu thoát tuyệt vời thì chẳng mấy lũ đầu trâu mặt ngựa kia phải nhìn mặt ta mà kiềng cho ta cửa sống..tháng năm ấy tạo ra em mà khi sau này nhiều năm sau 1 lần nhìn cảnh ng ta lấy cái xẻng chém nhau thẳng cánh ngay trước mặt vẫn không hề kinh sợ..điềm nhiên không dịch chuyển .
Làm đủ thứ để có miếng ăn..từ xin phụ thợ điện nc, sửa thùng gỗ, đục bt bằng thủ công, phụ xe bốc hàng , trộn vữa , sx ghạch hoa và dịch chuyển dần sang 1 số việc chẳng hay ho.
Bố 1 ng bạn đã yc em về ở ông sẽ nuôi nhưng lòng tự trọng em không cho phép.
Việc thi đh lần 2 sau này có sự động viên và trực tiếp kiểm tra học hành của 1 bố bạn khác ( bác khi ấy công tác tại hv Ng ái Quốc trên H Q Việt, em sẽ xuất phát khoảng 12h30 và đến đó bác xem giúp quãng 2h mỗi chủ nhật.
Em ra trường muộn màng và không vào đc công chức dù tn loại bằng khá..trường em khi thi vào năm ấy tỷ lệ chọi là khoảng 1/34. Tỷ lệ bằng khá giỏi cỡ 10 đến quá lắm 15% .
Khi đi học em cũng xin đi làm thêm , việc là đục đẽo cho thợ điện nc đi dây đi ống. 1 chiều đi bộ về sau khi làm thêm em bất giác nhìn lên , ông bố em đi ngược chiều đạp xe ngược , đến bên ông nhè 1 bãi nc bọt , nhìn thẳng giữ nguyên nhịp đạp .
25 năm em và ông bố không nhìn nhau thì 1 hôm 1 đàn anh gọi. Anh ấy hơn em suýt 10 tuổi gọi đến và nói : Anh nghe tin bà nội em mất. Anh biết cả nhưng chú hãy về thắp 1 nén nhang rồi đi ngay cũng đc.. đó là bà nội chứ ko phải ông ấy mất. Và dù ngưòi làng báo chứ ông ấy anh biết cấm không cho ai báo em.
Em buồn xé lòng. Bà yêu quý đích tôn . Thằng cháu trai nhưng không trị đc con trai, chờ cháu giang hồ về mà cả tết không thấy em, cái đùi gà bà quyết gói phần , ra tết 1 năm nào đó em trở về gặm cái đùi gà luộc khô quắt bà đem nướng lại..
Em thể hiện cứng cỏi nghe lời ông anh không cùng huyết thống nhưng khi ra khỏi nhà anh ấy nc mắt nc mũi ngập mồm..dù không ra tiếng.
Khi đó đã 10h đêm 1 đêm hè 2014.
Em qua nhà đón vợ con thông báo nhanh nội dung và yc lên đường. Ngày ấy em chỉ có cái xe máy, và mới có con bé đầu lòng được 2 tuổi. Chúng em đi vài trục km , đang đi mưa rất lớn, bé con vẫn ngủ ngon , nó nằm ngửa trong lòng mẹ. Vợ em khi ấy chưa từng biết quê chồng , chưa từng biết mặt bố chồng và ai trong họ hàng bên nội.
Về quê . Ngôi nhà xưa cc để lại cùng vườn tược ông bố em đã cắt bán sạch( cho 5 gia đình khác nhau ), trong các mảnh có bán phần trung tâm cho người anh rể .quan tài bà đc đưa về đây.
Em đau xót tột cùng trước gia cảnh vốn 1 thời có tiếng trong làng..
Ông bố nghỉ trong căn nhà khác cách đó 200m, đó cũng là nhà anh rể . Có ng lôi ông ra . Em chỉ ông rỉ tai vợ và dặn.: kia là ông nội con B, em đến nói như sau : con về làm dâu nhưng chưa biết mặt ông. Nay cụ mất chúng con về viếng, nếu chúng con sai gì chúng con xin ông lượng thứ.nói nhỏ vào tai thôi. Vợ em đưa con đã dậy cho 1 ai đó , tay chít khăn và bước đến nói.
Ông cầm cái mic : thưa các cụ....mẹ tôi về trời, nay có vc anh TT là khách ở tp về phúng viếng, thay mặt gia đình tôi....
Người cháu gọi ông là cậu ( hiện đang là 1 quan chức cấp huyện thuộc hn ) vội bước nhanh tới. Anh giằng ngay cái mic không cho ông nói tiếp.
Em toan xong lễ nghi thì mang vợ con rờii đi ngay trong đêm , dù khi ấy đã hơn 1h sáng.
Các bác trong họ, các anh chị lôi béng vợ con em về nhà của họ ngủ, tách khỏi em khi nào mà em ko biết. Mọi ng xúm quanh , nhiều ng nói : cháu, em ..phải ở nhà mai đưa cụ . Ông ấy là việc ông ấy, họ hàng dòng tộc rất nhớ , biết cả và không ai từ cháu cả..người kiên quyết nói như vậy nhất là bác trưởng họ. Sau này em mới biết nhiều năm trong quê vẫn đinh ninh em đang trộm cướp đầu đường xó chợ đâu đó..nhưng họ biết sự thật sau vài năm.
Năm 2021 có chị họ ngầm báo cho vc em là sang cát cụ. Lại là tối. Em đưa vợ con ( giờ 3 đứa ) về . Ông ấy mắng kẻ nào báo tin . . Về tới cánh đồng thì họ đã xếp cụ xong vào cái tiểu sành, chúng em đưa cụ về nhà mới , nói dăm ba câu..
Ông ấy dè bỉu tiền em đưa bà 2 gọi là hương khói : 5 triệu à, đứa cháu họ có khi cũng có đứa 5 triệu...
À mà vc các cháu là thế nào mà về ...
Em từ giã ông ấy. Mong rằng đây là lần nhục nhã cuối cùng của mình trước ông bố đẻ.
Chắc cc nghĩ rằng ông roi đòn em nhiều lắm đúng k?
Xin thưa là không. Ít đánh , nhưng mọi trận đòn đã đánh là phải nhớ đến già, vd : 1 cây găng , cây cúc tần đường kính phải cỡ 2,5cm, dài cỡ 1m mới được dùng, khi dùng xong thì chỉ còn 20, 30 cm trong tay và tước như chổi mới là đạt yc. May là ông cũng không hay đánh quá.
Món thứ 2 là binh chủng hợp thành 🤣. Bao gồm dép cao su dùng ném, vả. Cán chổi bằng tre trúc, ấm tích dùng đun nc kiểu tàu ngầm vụ tích này em dơ cặp sách đỡ đc 1 lần . Nhưng cũng ngã ngửa và tích vỡ toang khi chạm cặp sách .
Đòn em xơi nhiều nhất lại là từ bà mẹ..ăn từ khi 3,4 tuổi ( sau lớn em hiểu bà ghê gớm có tiếng trong nhà và ở cq, bà đánh em khi đó là trả thù chồng và mẹ chồng ) . Bà sẵn sàng lôi em ra cửa lột trần chuồng đánh tơi bời khi em 8,9.. lớp 6 đang học bà lôi ra cửa tát thẳng cánh vào mặt tội đi học mang nhầm 1 quyển sách .đến năm lớp 8 em đã 1 lần không kêu , không xin , bà đánh hết đôi đũa xào, bay đôi đũa cả , tung tóe đũa ăn, và gãy luôn cái gậy tre dùng khều mạng nhện, đôi dép cũng bắn đâu mất..đó là trận đòn cuối cùng mẹ em sd.
Nhìn chung em không quá giận vì đòn roi của cha mẹ..hư thì đánh là đúng . Nhưng buồn vì mọi thứ không hài lòng đều thành tội và ...đánh..đánh. buồn vì dường như đánh em khiến các vị vui, khiến các vị oai với láng giềng đồng nghiệp . bà em hay có câu rât oai trước bạn và có mặt em ; hư _ mẹ cháu giết.. họ cười em nhục lắm . Sau này có lần em nói chuyện này..mẹ em khi ấy ngoài 70 nói nhỏ: mẹ xin lỗi..thời mẹ đi làm cô giáo chúng nó sai nói gì nói vậy , dạy gì dạy vậy ..có thông tin hiểu biết nhiều đâu. Ấy nhưng tính khí bà vẫn không thay đổi.

Trở lại chuyện vì sao mà nên lỗi. Em suy nghĩ nhiều năm và có suy đoán:
Em không có tài năng và học vấn thỏa mãn cái cha mẹ muốn. Suốt thời tiểu học em hầu như vất sách vất cặp khi đi học về, không học bài tại nhà.. học lực luôn là TB khá.
Đến lớp 6,7, 8 mỗi ngày cũng chỉ đc 3,40 phút học ở nhà..kết quả đều đạt học sinh tiên tiến. Cả đời đi học chỉ 1 lần lớp 8 đc hs giỏi.điều này làm ông thất vọng chăng.
Cha em. Con trai út và duy nhất trong gia đình 5 chị em, con trai 1 du kích hy sinh khi đánh chống càn trong chiến dịch 1953.khi ấy cụ mới 37 tuổi và cậu con trai cụ mới 3 tuổi. Cụ bà em ở vậy nuôi con nhưng lại giỏi dang. Chồng mất khi cụ 33 , cụ nuôi 5 con , xd gia đình cho tất, 1962 cụ xây nhà 5 gian gỗ xoan ngói đỏ, sân ghạch bể lớn..xây luôn 2 dãy nhà ngói 2 bên. Khi ông con học lớp 8 cụ mua cho đồng hồ đeo tay và chơi luôn cái xe đạp phượng hoàng
Ông bố em học hết 10 và là 1trong 2 người của cả cái làng dài trên km được đi học đh ( gọi chứ k phải thi ). Ông từng 2 lần đc gọi trong lệnh tổng động viên vào ctr miền nam, nhưng thế quái nào đều hoãn, lần xa nhất đv ông vào tới Hà Tĩnh Quảng Bình gì đó lại đc quay ra.
Khi ra công tác. Ông trở thành ks của 1 viện thuộc bộ.. ông về quê nói gì các chi nghe đấy..ngôi sao của các chị các cháu, ông tướng của gia đình.
Mẹ em con gái 1 cụ chức sắc nhỏ xíu của địa phương thời pk, sau cụ là bí th thanh niên cứu quốc địa phương..cụ cũng có cho con gái 1 cái xe thống nhất đầu những năm 70..( oách 🤣🤣).
Bà đánh em dữ và đau tới mức bà nội của bà ( em gọi cụ )xem mông đùi em xót quá từng chửi tưng bừng.
Hay vì xuất thân thuận lợi như vậy mà bố mẹ em tự cho mình cái quyền sinh ra thiên tài cái thế..ngu như em thì phải bị vậy chăng.
Đọc câu chuyện của Cụ sợ thật. Nhưng may mắn cho gia tộc cụ đến h phút này cụ vẫn là " người" là hạnh phúc rồi.
 

LeTai1979

Xe ba gác
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
24,515
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Những người xấu tính thế này không bao giờ thay đổi được các cụ ạ. Bình thường cũng tốt thôi, nhưng để rơi vào trạng thái súc vật thì thật ghê tởm. Cuộc đời em đã gặp một người như vậy, đã mang đến nỗi uất hận lớn trong lòng. Nó là sự ám ảnh và sợ hãi.
Mợ đã thoát ra được chưa?
 

Mưa tháng 11

Xe tăng
Biển số
OF-545767
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
1,382
Động cơ
185,195 Mã lực
Ngày nay ngày xưa khác nhau thật các cụ nhỉ. Ngày xưa đa phần bố mẹ thả con tự do, tự đi học, tự lo cơm nước. Em đi học lớp chuyên ở trên phố, toàn tự bắt xe buýt, tàu điện, nhiều hôm còn đi bộ về nhà. Mà lạ sao hồi ấy chả có gì ăn mấy mà chả thấy mệt gì. Giờ thì bố mẹ lo cho con đủ thứ, nào thì đưa đi học trường, đưa đi học thêm, lo cho nó ăn, lại còn lo cho bọn nó..chỗ chơi nữa chứ. Vừa rồi, nhiều bố mẹ lại phải lo xếp hàng cả đêm để cho con được học tiếp lớp 10, sao mà bố mẹ khổ thế không biết. Xưa bố mẹ em gần như chả phải lo gì chuyện học hành của các con, cứ là tự giác răm rắp, từ lớp 1 đến đại học lên lớp đều hàng năm, mà lúc nào cũng sợ bố. Nay mình làm bố mẹ lại ... sợ con mới tức chứ. Sao mình không thể nghiêm khắc với con như các cụ ngày xưa được nhỉ.
 

Toàn Hoa HY

Xe buýt
Biển số
OF-761783
Ngày cấp bằng
4/3/21
Số km
582
Động cơ
48,553 Mã lực
Nơi ở
Hưng Yên
Bố của cụ bây giờ như nào rồi, có đỡ hơn không ? Chia sẻ với cụ
Đọc miêu tả của cụ, em lại thấy 1 nửa giống ông bố đẻ của em, 1 nửa giống ông bố vợ.
Bố đẻ em là 1 người khó tính, hay chửi vợ con ( người ngoài thì không bao giờ chửi nhau với ai ). Chả có ngày nào mà không nghe tiếng chửi, mà chửi rất kinh ( kiểu như chửi rủa ). Sau covid năm 20, ông cụ yếu hơn, hay sợ sệt nhưng mà chửi thì nhiều hơn, gia đình có mấy lần đưa đi khám tâm thần ( có triệu chứng hoang tưởng, sợ ăn trộm, sợ trời mưa...) nhưng mà không kết luận bệnh ( trước đây có tiền sử tai biến mach máu não). Ông cụ bị căng thẳng thần kinh nên hay ném đồ đạc, người nhà sống lúc nào cũng phải đề phòng. Nhưng mà con không được quyền chọn cha, chó không được quyền chọn chủ, dẫu sao cũng là bố mình, có hay có dở vẫn là người sinh ra, nuôi nấng ta lên người nên nhà em cũng chỉ thấy thương ông là nhiều hơn giận. Lựa lựa lúc ông bình tâm nhất khuyên can, nhưng mà cứ nóng mắt nổi khùng lên là ông chửi, nhất là sai gì mà không làm ngay.
1 nửa còn lại giống bố vợ em ở chỗ, hay ra ngoài uống rượu, xong toàn bị bơm đểu, chọc khoáy rồi về nhà chửi vợ. Bố vợ em rất lành, trừ mỗi cái như trên em nói. Ông là người thích tụ tập uống rượu, nhưng mà đa phần là " gần mực" nên lần nào uống say về cũng chửi vợ con, sáng hôm sau lại thôi, y như anh chàng Hộ trong Đời thừa vậy.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,757
Động cơ
318,354 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Hai hôm nay em đưa tụi nhỏ đi chơi, chủ yếu cho các con, các cháu chơi là chính, còn em thì ngồi thư giãn nghỉ ngơi. Đọc những chia sẻ của mọi người trong đây, em mới thấy em rất may mắn vì có được Bố Mẹ luôn tôn trọng và quan tâm tới con cái. Có thể một phần là bố em đi du học từ những năm 1968, tới năm 1973 thì quay về VN làm trong sở điện lực. Mẹ em thì học cùng bố em ở trường Bưởi thời phổ thông, sau lên đại học thì bà học ngành hoá, còn ông thì được nhà nước cụ sang Tiệp Khắc học về vận hành nhà máy điện.

Quay về VN lúc đó cả hai ông bà đều có việc làm và tới năm 1976 thì tổ chức lễ cưới và sau một năm thì sinh em. Nghe mẹ em kể lại thì đợt tổng động viên cho chiến tranh biên giới phía bắc, bố em đã xin tạm dừng công tác để nhập ngũ. Dù mẹ em cũng rất lo lắng, nhưng vì nhà nội em còn hai chú đang học đại học, nên bố em nhận gánh vác trách trách nhiệm này.

Ông cũng khá giỏi về cơ khí và sửa chữa máy móc do cũng từng học ở Tiệp, nên được điều về bên pháo binh, nhưng chủ yếu là khâu sửa chữa nên không phải trực tiếp cầm súng đánh đuổi giặc. Vì có thành tích tốt, nên ông được yêu cầu tiếp tục ở lại công tác trong quân đội tới năm 1984 thì xuất ngũ, trở lại công tác tại sở điện lực. Em vẫn nhớ thời đó, từ lúc chắc em chỉ tầm 5,6 tuổi, bố em biết em thích ăn đồ nếp và ăn mít, nên những đợt được nghỉ về thăm gia đình, ông đều cõng một ba lô trong đó có mít và gạo nếp cho em.

Có lẽ cả cuộc đời em cho tới giờ, em chưa từng chứng kiến bố mẹ em to tiếng trước mặt con cái. Em biết nhiều lúc ông bà có chuyện không bằng lòng với nhau, nhưng ông bà sẽ kiềm chế và giải quyết riêng với nhau. Cũng chưa bao giờ bố mẹ em đánh hay tát hai anh em em, cũng như em chưa bao giờ đánh các con em. Bởi em luôn cố gắng để hạn chế điều đó. Tất nhiên những lúc em nghịch ngợm, phá phách, em cũng phải chịu những mức phạt thích đáng, nhưng đó không phải là đòn rồi.

Bố em luôn coi em như một người bạn, đồng hành và khích lệ em. Nhưng cho tới năm 1989, do tính cách ngay thẳng của ông, nên ông không có điều kiện để cống hiến kiến thức cho đất nước. Nên ông tìm cách quay lại Tiệp Khắc theo dạng xuất khẩu lao động. Cả hai lần ông đặt chân lên đất nước Tiệp Khắc là cả hai lần đều vào đúng dịp những sự kiện lớn của đất nước này. Đó là biến cố năm 1968 và năm 1989.

Mẹ em thì là người phụ nữ tần tảo, thương chồng thương con. Bố em tốt tính nhưng lại khá nguyên tắc giống Ông nội em. Nhất là trong chuyện ăn uống, Ông nội em với bố em rất khó ăn, nên em thấy có lẽ chỉ có Bà em và mẹ em thì mới chiều được hai người này. Em thì ngược lại, rất dễ ăn, cứ có ai nấu cho ăn là em OK rồi. Em thì thật sự rất ngại chuyện bếp núc. Có thể điều này là do mẹ em làm hư em. Em nhớ là từ bé cho tới khi vào đại học ở Séc, chưa bao giờ hai anh em phải làm bất cứ việc gì trong gia đình.

Mọi cái mẹ em quán xuyến hết, bà chỉ yêu cầu hai thằng con học hành nghiêm chỉnh và rảnh rỗi thì chơi thể thao, đọc sách, miễn sao đừng hư hỏng là được. Còn mọi cái cứ để bà lo. Đây cũng là điều mà mẹ tụi nhỏ chê em, vì em chẳng biết làm việc nhà gì cả. Sau khi lập gia đình thì em bắt đầu biết dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con, nhưng nấu ăn thì em chịu.

Ông Bà mặc dù cũng không bằng lòng với cuộc hôn nhân của em, nhưng rồi ông bà cũng đành phải chấp nhận. Sau này khi em bị phá sản, cũng là ông bà luôn đứng sau động viên em. Khi em sai lầm trong hôn nhân, ngoại tình rồi dẫn tới đổ vỡ gia đình, cũng là ông bà giang tay đỡ em. Có một lần vào năm 2019, em dại dột bị ngườI xấu bêu rếu chuyện riêng tư trên trang hiệp hội người Việt tại Séc, em nhục tới nỗi chỉ muốn chết cho xong. Nhưng cũng là Ông Bà với những lần nói chuyện, những tin nhắn, và email gửi cho em, đã giúp em gạt bỏ được mặc cảm tộI lỗi.

Giờ ngồi nhìn tụi nhỏ chơi đùa vui vẻ, em mới thấy ý nghĩa rất lớn của hai chữ Gia Đình. Cũng như cụ auto BMW đã nói với em, em đứng lên lại được như hôm nay, cũng là vì em có Gia Đình ở bên. Nên khi theo dõi những chia sẻ của mọi người trong thread này, em càng thấm thía những gì em đã trải qua. Em mong rằng, những điều xấu trong gia đình mỗi người, sẽ được hạn chế hơn, khi mỗi người trong chúng ta sẽ luôn nhìn lại và kiềm chế bản thân. Chỉ khi chúng ta tự khắc chế được bản ngã của chính mình, thì chúng ta mới có thể đem lại những điều có ý nghĩa cho người thân và cả cho những người khác.
 

cuongkilo

Xe tăng
Biển số
OF-368459
Ngày cấp bằng
28/5/15
Số km
1,451
Động cơ
285,115 Mã lực
Bố của cụ bây giờ như nào rồi, có đỡ hơn không ? Chia sẻ với cụ
Đọc miêu tả của cụ, em lại thấy 1 nửa giống ông bố đẻ của em, 1 nửa giống ông bố vợ.
Bố đẻ em là 1 người khó tính, hay chửi vợ con ( người ngoài thì không bao giờ chửi nhau với ai ). Chả có ngày nào mà không nghe tiếng chửi, mà chửi rất kinh ( kiểu như chửi rủa ). Sau covid năm 20, ông cụ yếu hơn, hay sợ sệt nhưng mà chửi thì nhiều hơn, gia đình có mấy lần đưa đi khám tâm thần ( có triệu chứng hoang tưởng, sợ ăn trộm, sợ trời mưa...) nhưng mà không kết luận bệnh ( trước đây có tiền sử tai biến mach máu não). Ông cụ bị căng thẳng thần kinh nên hay ném đồ đạc, người nhà sống lúc nào cũng phải đề phòng. Nhưng mà con không được quyền chọn cha, chó không được quyền chọn chủ, dẫu sao cũng là bố mình, có hay có dở vẫn là người sinh ra, nuôi nấng ta lên người nên nhà em cũng chỉ thấy thương ông là nhiều hơn giận. Lựa lựa lúc ông bình tâm nhất khuyên can, nhưng mà cứ nóng mắt nổi khùng lên là ông chửi, nhất là sai gì mà không làm ngay.
1 nửa còn lại giống bố vợ em ở chỗ, hay ra ngoài uống rượu, xong toàn bị bơm đểu, chọc khoáy rồi về nhà chửi vợ. Bố vợ em rất lành, trừ mỗi cái như trên em nói. Ông là người thích tụ tập uống rượu, nhưng mà đa phần là " gần mực" nên lần nào uống say về cũng chửi vợ con, sáng hôm sau lại thôi, y như anh chàng Hộ trong Đời thừa vậy.
Em gần đầu 8x cụ thể là Sn 84 , ngày xưa bố mẹ em cũng vất vả , 2 ông bà đều làm công nhân .Tằn tiện nhịn ăn mặc để nuôi 2 đứa con . Bố em thì có 1 niềm vui duy nhất có lẽ là Rượu.Ông uống nhiều lắm , hầu như ngày nào cũng 3 bữa , và e là thằng hay đi mua nhiều nhất .Dù ông uống nhiều như vậy nhưng ko đánh chửi vợ con ,chỉ tội hay nói nhiều nhưng ko đến nỗi trì triết ..
Có lẽ cả thời gian của ông là đi làm và rượu .Ông hầu như ko quan tâm mấy đến con cái phó mặc hết cho mẹ em .
Có những lúc em hư hỏng nhất mà ông cũng chẳng nói gì , ko đánh đập , ko mắng mỏ.Nhiều lúc chỉ muốn ông đập cho 1 trận hay khuyên bảo gì mà ko đc.
 

DidiLe

Xe container
Biển số
OF-4953
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
6,899
Động cơ
645,138 Mã lực
Các cụ các mợ không nói về chính mình của hiện tại nhỉ, hãy nói về bản thân đi.

Chuyện cũ, gác lại và hãy làm tốt việc hiện tại.
 

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
7,045
Động cơ
552,328 Mã lực
Đúng là trong câu chuyện của các cụ đều có bóng dáng của những thế hệ 7x trong đó.
 

Lucky.Cat

Xe buýt
Biển số
OF-369894
Ngày cấp bằng
10/6/15
Số km
772
Động cơ
263,216 Mã lực
Bố em cũng được cho là người khó tính và nghiêm khắc ở khu nhà em sinh sống. Hồi nhỏ chị em em mải chơi quên về nấu cơm hoặc làm mất chìa khóa ... cũng bị quật lằn mông. Nhưng đọc câu chuyện của các cụ/ mợ trên này em thấy sự lằn mông của mình chưa là gì.
 

Toàn Hoa HY

Xe buýt
Biển số
OF-761783
Ngày cấp bằng
4/3/21
Số km
582
Động cơ
48,553 Mã lực
Nơi ở
Hưng Yên
Em gần đầu 8x cụ thể là Sn 84 , ngày xưa bố mẹ em cũng vất vả , 2 ông bà đều làm công nhân .Tằn tiện nhịn ăn mặc để nuôi 2 đứa con . Bố em thì có 1 niềm vui duy nhất có lẽ là Rượu.Ông uống nhiều lắm , hầu như ngày nào cũng 3 bữa , và e là thằng hay đi mua nhiều nhất .Dù ông uống nhiều như vậy nhưng ko đánh chửi vợ con ,chỉ tội hay nói nhiều nhưng ko đến nỗi trì triết ..
Có lẽ cả thời gian của ông là đi làm và rượu .Ông hầu như ko quan tâm mấy đến con cái phó mặc hết cho mẹ em .
Có những lúc em hư hỏng nhất mà ông cũng chẳng nói gì , ko đánh đập , ko mắng mỏ.Nhiều lúc chỉ muốn ông đập cho 1 trận hay khuyên bảo gì mà ko đc.
Bố em thì không biết uống rượu ( cũng may chứ lắm mồm như ông mà lại say rượu nữa thì chết )
Ông cụ nhà cụ không đánh con bao giờ kể cũng lạ nhỉ, em cũng 8X như cụ, mà lứa tuổi mình ngày xưa kiểu gì chả có nhiều trò phá làng phá xóm, chưa kể lớn lên còn dăm ba lần ăn chơi báo nhà.
Ngày xưa lần đầu tiên em bị bố đánh đòn là lần 2 anh em đi làm cỏ ở vườn, bên cạnh có cây nhãn chín mọng, quả sum suê . 2 anh em lúc đầu chỉ rón rén bứt mấy quả chìa sang vườn nhà mình, sau đó thì cũng liều trèo tường sang bẻ từng chùm, sau bẻ nhiều lắm, có lẽ là quá nửa cây nhãn quý nhà người ta. 1 hôm thấy ông chủ vườn đó sang nhà chơi, ngồi uống nước nói thì thầm gì với bố em. Lát sau bố vẫn sai 2 thằng ra vườn làm cỏ, vẻ mặt như bình thường. 2 anh em thì thầm bảo may quá người ta không phát hiện ra, nhưng mà hóa ra bị lừa. Ông cụ cầm đoạn cây găng to bằng cổ tay người lớn, vụt cho 2 thằng không ngóc đầu lên nổi, sau đấy còn phải đi khám sợ gãy xương. Trận đòn đó thì em cũng nghĩ mình không oan uổng gì, có điều đúng là đòn đau nhớ đời mà từ đó không bao giờ ăn trộm quả gì nữa.
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
8,644
Động cơ
203,614 Mã lực
Tuổi
49
Ngày nay ngày xưa khác nhau thật các cụ nhỉ. Ngày xưa đa phần bố mẹ thả con tự do, tự đi học, tự lo cơm nước. Em đi học lớp chuyên ở trên phố, toàn tự bắt xe buýt, tàu điện, nhiều hôm còn đi bộ về nhà. Mà lạ sao hồi ấy chả có gì ăn mấy mà chả thấy mệt gì. Giờ thì bố mẹ lo cho con đủ thứ, nào thì đưa đi học trường, đưa đi học thêm, lo cho nó ăn, lại còn lo cho bọn nó..chỗ chơi nữa chứ. Vừa rồi, nhiều bố mẹ lại phải lo xếp hàng cả đêm để cho con được học tiếp lớp 10, sao mà bố mẹ khổ thế không biết. Xưa bố mẹ em gần như chả phải lo gì chuyện học hành của các con, cứ là tự giác răm rắp, từ lớp 1 đến đại học lên lớp đều hàng năm, mà lúc nào cũng sợ bố. Nay mình làm bố mẹ lại ... sợ con mới tức chứ. Sao mình không thể nghiêm khắc với con như các cụ ngày xưa được nhỉ.
Ngày xưa học đúng nghĩa là việc của mình. Em học cấp 2, đi học về là vào hàng rau lợn mua mấy bó chằng sau xe đạp. Mang về nếu là rau muống thì hái ít ngọn để người ăn luôn, còn là thái để nấu cám lợn. Hồi ấy điện khoán nên đun bếp điện đất nung, đứt dây thì móc lại đun tiếp, thỉnh thoảng bị giật tê rần. Mất điện thì ra vườn kê mấy cục gạch, rút cành rào với quét lá khô đun. Bố mẹ đi làm về là có cơm rồi. Quần áo cả nhà thì giặt bằng nước giếng múc gầu kéo dây. Ở nhà thì phải liên tục múc nước giếng lên cái bể lọc cát vàng mới đủ nước sinh hoạt cả ngày, cứ đôi ngày cặn nhiều quá lại phải rửa cát. Mình có thể đói nhưng lợn gà phải ăn đúng bữa.
Xong hết việc nhà mới là lúc học bài. Thời gian em ôn thi đại học sau khi thi tốt nghiệp c3 thì full việc nhà vì em ở nhà 24/24.
Hồ sơ, công chứng các thứ đương nhiên em tự làm, tự nộp rồi. Nhớ lúc đỗ ĐH rồi, làm hồ sơ nhập học phải ra phường xác nhận thì họ bảo nhà em chưa nộp thuế đất nên về bảo bố mẹ nộp đủ đã. Trẻ con chẳng hiểu gì, vừa lo vừa sợ cứ đứng xin mãi không được. Lúc gần khóc thì có một bác cùng khu đi vào, bác này làm tổ trưởng hay hội CCB gì đó, bác ấy hỏi han rồi xin hộ, bảo là em ngoan mà học giỏi, học trường chuyên X đỗ ĐH Y, Z. Thế là họ xác nhận cho em. Mà đúng em ngoan thật vì ra đường là em chào cả xóm.
 

Mưa tháng 11

Xe tăng
Biển số
OF-545767
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
1,382
Động cơ
185,195 Mã lực
Các cụ các mợ không nói về chính mình của hiện tại nhỉ, hãy nói về bản thân đi.

Chuyện cũ, gác lại và hãy làm tốt việc hiện tại.
Từ các câu chuyện ở đây, em suy luận đa phần các cụ mợ trong này có tuổi thơ khá dữ dội nhưng giờ thành đạt hoặc khá thành đạt, điềm đạm, thấu hiểu, tôn trọng giá trị gia đình..
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top