[Funland] Chuyện buồn trong gia đình

janlin

Xe tải
Biển số
OF-761542
Ngày cấp bằng
2/3/21
Số km
343
Động cơ
547,217 Mã lực
Làm em liên tưởng câu chuyện cụ Thắng Trần NĐ. Kể chuyện lúc tôi lúc em. Khúc tôi là đi cóp. Xong cuối cùng lại đi lừa đảo. Chán luôn.
Cũng có cái hay là các cụ (mợ) được trải lòng mình.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,211
Động cơ
552,109 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Số rồi...đừng trách bố nữa...hãy cố gắng vượt lên sp là cụ lại có niềm vui :-bd
Chuyện trong mỗi nhà. Ông bà già tôi sinh ra trong những năm 29 - 30 của thế kỷ trước, nhưng bản thân tôi chưa bao giờ ăn đòn hay ăn bị nặng lời ( có lẽ do mình ngoan) 🤣🤣🤣
 

dheIa

Tháo bánh
Biển số
OF-799261
Ngày cấp bằng
4/12/21
Số km
3,106
Động cơ
188,409 Mã lực
Em nghĩ thời nào thì thời. Phụ nữ khôn ngoan thông minh cũng không dễ bắt nạt đâu
Mợ nói làm em nhớ lại quả bác gái bán dưa cà trong khu tập thể tay lăm lăm viên gạch doạ đập vỡ đầu ông chồng khi ông ấy đòi giật cái túi cói đựng tiền của bác í để lấy tiền ngật ngưỡng.
Thà mang tiếng vô học mà bảo vệ đc con cái như thế còn hơn mợ nhờ 😂
 

Nắng nhạt

Xe điện
Biển số
OF-600931
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
2,245
Động cơ
163,611 Mã lực
Mợ nói làm em nhớ lại quả bác gái bán dưa cà trong khu tập thể tay lăm lăm viên gạch doạ đập vỡ đầu ông chồng khi ông ấy đòi giật cái túi cói đựng tiền của bác í để lấy tiền ngật ngưỡng.
Thà mang tiếng vô học mà bảo vệ đc con cái như thế còn hơn mợ nhờ 😂
Sao mợ lại bẩu vô học, đó là anh hùng mà 😁
 

El Jefe 2

Xe điện
Biển số
OF-546776
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
2,229
Động cơ
201,605 Mã lực
Tuổi
35
Các ông bố kiểu "tài cao phận thấp chí khí uất" thường hay đối xử cay nghiệt với vợ con trong khi thể hiện bên ngoài thường là đạo mạo sáng ngời. Thực ra cái "tài cao" ấy phần lớn cũng là do các vị ấy tự nghĩ ra mà thôi. Bao nhiêu cái ẩn ức ngoài xã hội nó lặn vào trong thì về đến nhà lại xả ra đầu vợ con. Nhẹ thì chỉ xả cho bõ tức, mà nặng thì nghĩ là do vợ hèn con kém nên mình mới bị thế này.. Suy nghĩ ấy đến thế hệ bố trẻ bây giờ còn có huống chi lứa các cụ ngày xưa. Trần Tiến sáng tác bài Mẹ tôi còn có câu "Ngày xưa cha ngồi uống rượu, mẹ ngồi đan áo Ngoài kia mùa đông cây bàng lá đổ. ... giường cha nằm mẹ buồn xa vắng Nhìn cha, thương cha chí lớn không thành"

Hoặc những ông bố bà mẹ đi nghèo khó khắc nghiệt đi lên cũng hay kiểu muốn con phải trải qua khắc khổ như thế.

Rồi cái sĩ diện với họ hàng làng xóm, nhất là người VN hay có tính soi mói móc mỉa nhau. Kém hơn thằng hàng xóm 1 tý, thua thằng em cọc chèo 1 chút, là cay. Thằng ấy chạy xe ôm mà con đi du học, mình TS mà con ko đỗ ĐH, thế là thôi rồi đời ông con!

Nói chung ko thay đổi được đâu, trừ khi có biến cố gì thật lớn.
 

neocop

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-836053
Ngày cấp bằng
26/6/23
Số km
529
Động cơ
9,234 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Trển
Mình cũng thuộc thế hệ 7x và cũng từng gặp những tình cảnh gần giống như cụ. Nhân tiện đây chia sẻ để cụ hiểu rõ hơn.
Thế hệ 7x tuổi thơ làm gì có nếu sống ở nông thôn. Thời đó đất nước còn khó khăn, kinh tế gia đình chỉ chông chờ vào làm ruộng, ai may mắn lắm thì có cha mẹ làm cho nhà nước thì còn được tiếng, còn không thì suốt ngày cắm mặt vào đồng ruộng, trâu bò, lợn gà. Bố tôi cũng là một quân nhân, vì chế độ mà phải về mất sức. Không có đồng lương nào cả. Ông thực sự là người có tài nhưng không được xã hội lúc bấy giờ trọng dụng để phát huy tài năng. Ông quay về làm ruộng và mọi tài năng công sức ông đổ vào mấy mẫu ruộng. Nhà tôi lúc nào cũng phải nhất nhì cái xã đó về sản lượng ông mới chịu. Bà như một logic các con ông cũng phải nai lưng ra mà làm theo ông. Các cụ cứ tưởng tượng ông như một con hổ bị nhốt trong một cái lồng. Mọi tức tối bực dọc, bất mãn với xã hội ông đều đổ lên đầu vợ con. Bố tôi thì không đánh vợ, nhưng con cái động phát là ăn đòn ngay. Tôi còn nhớ như in những ngày Tết cổ truyền, trong khi các bạn tôi được nghỉ hết lễ mới phải đi làm nhưng bọn tôi sáng mùng 2 Tết đã phải ra đồng vác phân lợn rải khắp các thửa ruộng. Mồ hôi hoà cùng với nước mắt, mà cánh đồng thì gần ngay đường, nơi các bạn đạp xe tung tăng đến chúc tết nhà cô giáo. Tôi chỉ biết khóc mà ước ao được một lần như các bạn cùng trang lứa. Quần áo thì không bao giờ có được một chiếc áo mới may đúng kích cỡ của mình, toàn phải mặc lại quần áo của người lớn cắt ngắn đi, cái thì rộng thùng thình, cái thì cáu bẩn dơ dáy. Mùa đông ngày xưa vì thế cũng rét kinh khủng lắm nhưng vẫn phải ngâm mình xuống các hồ ao để kiếm rau cho lợn. Bố tôi cũng vì các lý do trên mà cục cằn với tất cả mọi người. Rồi khi bọn tôi lớn lên đến lúc học cấp 3 rồi cũng không thay đổi là mấy, có chăng ít bị đòn roi đi vì chắc tôi nghĩ ông cũng thấy bọn tôi lớn rồi. Nhưng vẫn hạn chế rất nhiều giao lưu với bạn bè, xã hội. Thú thực, trong tối ngày đó không có gì khác ngoài sự thù hận, căm hờn. Nhưng sau tất cả là sự quyết tâm phải rời xa làng quê đó. Phải công bằng mà nói, chính sự hà khắc đó đã thúi rèn cho anh em tôi những ý trí kiên cường và sự quyết tâm vươn lên. Tôi cũng đăng ký đi thi Đại học mà trong đầu cũng chẳng mường tượng được mình học để làm gì, chỉ biết là chắc chắn nếu được đi học thì sẽ thoát ra khỏi ông ấy. Rồi tôi cũng đi ôn thi cấp tốc 3 tháng sau khi tốt nghiệp PTTH. Bố tôi đưa cho tôi một ít tiền và tự lên Hanoi tìm trung tâm, tìm nhà trọ để ôn thi. May mắn tôi cũng đỗ và được đi học. Nhưng sự khổ cực cũng không dừng ở đó mà nó còn theo tôi suốt 4 năm học đại học. Tiền ông gửi lên chỉ vỏn vẹn mấy trăm nghìn cho một tháng. 4 năm là quãng thời gian gắn liền với đói khát và những ước mơ cháy bỏng. Rồi tôi cũng phải cố gắng để có chút học bổng cũng chỉ đủ cho mấy ngày có bánh mì ăn sáng. Rồi tôi ra trường, ông bắt tôi phải về quê để dạy học, nhưng trong lòng tôi đã thề sẽ không bao giờ quay lại mảnh đát đó nữa, vì nó chứa đầy những kỉ niệm không vui, những tháng ngày vất vả, không có tuổi thơ ấy. Tôi bỏ nhà lên Hanoi đi làm công nhân cho các công ty liên doanh và học thêm Kinh tế quốc dân ( Trước tôi học DH ngoại ngữ) Và trong thời gian đi làm tôi gặp vợ tôi bây giờ, cũng là bạn học cùng quê từ lớp 1 đến lớp 12. Hai đữa cùng cảnh ngộ, gặp nhau và yêu nhau. Bố tôi biết chuyện và ngăn cấm tôi yêu cô ấy, vì ông bảo là gia đình cô ấy không môn đăng hộ đối. Khi tôi đưa vợ về ra mắt ông bắt tôi quỳ và nó mày bước qua xác tao thì hãy lấy nó. Tôi chẳng biết phải làm sao chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng. Một lần nữa lại bỏ nhà đi. May sao chị gái đầu của tôi là giáo viên đứng ra khuyên giải ông cho tôi được làm đám cưới. Cái đám cứoi đúng ra nó là ngày vui nhất của một người thì tôi phải chứng kiến cái khuân mặt lúc nào cũng hằm hằm của ông vì ông nghĩ ông xấu hổ với xóm làng. Cưới xong thì mẹ tôi giúi vào tay hai vợ chồng 500k lúc đó, bảo là bố mẹ lo cỗ bàn các thứ chỉ còn có bằng ấy. Vợ tôi không nói gì, chỉ có tôi ngôì ôm vợ khóc. Hôm sau hai đứa lại khăn gói lên HN để làm việc. Tôi đến bây giờ cũng có hai đứa con, yêu thương chúng nó hết mục còn chưa đủ mà sao bố tôi lại có thể làm vậy với mình. Tôi cũng chẳng có lỗi lầm gì, tuổi thơ thì ngoan ngoãn, học hành cũng thuộc hàng giỏi giang. Sau này khi có có con nhỏ, hai vợ chồng làm công nhân thì không có thời gian chăm sóc con, tôi nhờ mẹ tôi lên trông con cho mấy tháng nhưng ông nhất mực không cho đi, lại phải thuê người bế con khi nó còn đỏ hỏn. Cũng may nhờ có sự cố gắng vươn lên và nền tảng giáo dục tốt, tôi cũng có được công việc ổn định thu nhập tốt. Tôi cũng mua được nhà HN, mua xe hơi phục vụ gia đình, quãng thời gian đó lao vào công việc tôi cũng chẳng có thời gian để ý đến ông. Chỉ có những ngày lễ tết tôi mới về. Bố tôi thì vẫn thế, vẫn cứ lầm lỳ như vậy. Chỉ có đièu cứ mỗi năm qua đi tôi lại thấy ông già đi rất nhiều.. gầy gò nhưng cũng không ốm yếu. Tự nhiên trong lòng tôi cảm thấy ân hận vì bao năm qua tôi để sự oán trách xâm chiếm hết tâm hồn mình. Giờ ông chẳng làm được gì, chiều chiều tôi ngồi ngắm ông qua cái camera gắn ở nhà thấy ông chỉ ngồi trầm ngâm nhìn xa xa mà không hiểu trong ông đang có cảm xúc gì. Tính tình ông thì thay đổi hoàn toàn, ông trở lên hiền lành, lo lắng cho con cháu. Tôi có lẽ sẽ phải mất nhiều thời gian nữa mới giải mã được con người ông. Nhưng có một điều tôi hiểu rằng, bố mẹ dù có thế nào đi nữa thì trong họ con cái vẫn là thứ của cải to lớn nhất. Còn với chúng ta, phận làm con đừng để căm hờn hay oán trách lấn chiếm tâm hồn. Giờ tôi muốn phụng sự ông thì ông cũng nói bó chưa cần con phải nuôi dưỡng, hãy cứ chăm sóc cho con của con cho tốt. Tôi biết thế nhưng một người đã ngoài 80 thì lúc nào mới cần đến con. Tôi không nghĩ là trong ông đang ân hận mà, tôi nghĩ ông đang tự hào vì những gì đã đối xử với chúng tôi, kiểu như bố không làm thế sao con lên người được. Câu chuyện của tôi chắc khác với của cụ. Bố tôi cũng khác với Bố cụ chủ. Nhưng có một điểm chung là cách nhìn nhận vấn đề của mọi người. Tôi chỉ muốn nói rằng, cuộc sống vốn ngắn ngủi. Hãy bỏ qua cho nhau những gì không phải, vì khi nhìn lại, người xưa đã không còn nữa.
Bố cụ thuộc hệ có trình độ nhưng không chấp nhận thời cuộc, thành ra oán hận trong lòng, đổ ẩn ức oán hận đấy vào các con
Về già, chắc nhận ra những khắc nghiệt của bản thân nên mới biết quan tâm đến con cháu
Tôi rất nhớ 1 câu thơ của cụ thái bá tân, "con cái là những gì quý nhất, hơn cả những gì ta quý nhất".
Giờ thế hệ 8x, nhận thức hơn thế hệ cũ, lại có điều kiện hơn, nên chăm lo cho con tốt hơn nhiều
Bên trung quốc cứ có gì hay, tôi mua hết về cho bọn trẻ, sách hay của Kim Đồng cũng mua cả bộ cho bọn nó đọc. Hồi xưa toàn phải đọc ké của bạn và thuê, 🤣🤣🤣
Nằm ôm con mà cám ơn cuộc sống rất nhiều
 

neocop

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-836053
Ngày cấp bằng
26/6/23
Số km
529
Động cơ
9,234 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Trển
Mợ nói làm em nhớ lại quả bác gái bán dưa cà trong khu tập thể tay lăm lăm viên gạch doạ đập vỡ đầu ông chồng khi ông ấy đòi giật cái túi cói đựng tiền của bác í để lấy tiền ngật ngưỡng.
Thà mang tiếng vô học mà bảo vệ đc con cái như thế còn hơn mợ nhờ 😂
Đúng truyền thống con cháu 2 bà trưng
 

neocop

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-836053
Ngày cấp bằng
26/6/23
Số km
529
Động cơ
9,234 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Trển
Các ông bố kiểu "tài cao phận thấp chí khí uất" thường hay đối xử cay nghiệt với vợ con trong khi thể hiện bên ngoài thường là đạo mạo sáng ngời. Thực ra cái "tài cao" ấy phần lớn cũng là do các vị ấy tự nghĩ ra mà thôi. Bao nhiêu cái ẩn ức ngoài xã hội nó lặn vào trong thì về đến nhà lại xả ra đầu vợ con. Nhẹ thì chỉ xả cho bõ tức, mà nặng thì nghĩ là do vợ hèn con kém nên mình mới bị thế này.. Suy nghĩ ấy đến thế hệ bố trẻ bây giờ còn có huống chi lứa các cụ ngày xưa. Trần Tiến sáng tác bài Mẹ tôi còn có câu "Ngày xưa cha ngồi uống rượu, mẹ ngồi đan áo Ngoài kia mùa đông cây bàng lá đổ. ... giường cha nằm mẹ buồn xa vắng Nhìn cha, thương cha chí lớn không thành"

Hoặc những ông bố bà mẹ đi nghèo khó khắc nghiệt đi lên cũng hay kiểu muốn con phải trải qua khắc khổ như thế.

Rồi cái sĩ diện với họ hàng làng xóm, nhất là người VN hay có tính soi mói móc mỉa nhau. Kém hơn thằng hàng xóm 1 tý, thua thằng em cọc chèo 1 chút, là cay. Thằng ấy chạy xe ôm mà con đi du học, mình TS mà con ko đỗ ĐH, thế là thôi rồi đời ông con!

Nói chung ko thay đổi được đâu, trừ khi có biến cố gì thật lớn.
Tự mình thay đổi thôi cụ ạ
Khai dân trí
 

Đầu xù

Xe buýt
Biển số
OF-817273
Ngày cấp bằng
9/8/22
Số km
589
Động cơ
110,531 Mã lực
Tuổi
52
Mình cũng thuộc thế hệ 7x và cũng từng gặp những tình cảnh gần giống như cụ. Nhân tiện đây chia sẻ để cụ hiểu rõ hơn.
Thế hệ 7x tuổi thơ làm gì có nếu sống ở nông thôn. Thời đó đất nước còn khó khăn, kinh tế gia đình chỉ chông chờ vào làm ruộng, ai may mắn lắm thì có cha mẹ làm cho nhà nước thì còn được tiếng, còn không thì suốt ngày cắm mặt vào đồng ruộng, trâu bò, lợn gà. Bố tôi cũng là một quân nhân, vì chế độ mà phải về mất sức. Không có đồng lương nào cả. Ông thực sự là người có tài nhưng không được xã hội lúc bấy giờ trọng dụng để phát huy tài năng. Ông quay về làm ruộng và mọi tài năng công sức ông đổ vào mấy mẫu ruộng. Nhà tôi lúc nào cũng phải nhất nhì cái xã đó về sản lượng ông mới chịu. Bà như một logic các con ông cũng phải nai lưng ra mà làm theo ông. Các cụ cứ tưởng tượng ông như một con hổ bị nhốt trong một cái lồng. Mọi tức tối bực dọc, bất mãn với xã hội ông đều đổ lên đầu vợ con. Bố tôi thì không đánh vợ, nhưng con cái động phát là ăn đòn ngay. Tôi còn nhớ như in những ngày Tết cổ truyền, trong khi các bạn tôi được nghỉ hết lễ mới phải đi làm nhưng bọn tôi sáng mùng 2 Tết đã phải ra đồng vác phân lợn rải khắp các thửa ruộng. Mồ hôi hoà cùng với nước mắt, mà cánh đồng thì gần ngay đường, nơi các bạn đạp xe tung tăng đến chúc tết nhà cô giáo. Tôi chỉ biết khóc mà ước ao được một lần như các bạn cùng trang lứa. Quần áo thì không bao giờ có được một chiếc áo mới may đúng kích cỡ của mình, toàn phải mặc lại quần áo của người lớn cắt ngắn đi, cái thì rộng thùng thình, cái thì cáu bẩn dơ dáy. Mùa đông ngày xưa vì thế cũng rét kinh khủng lắm nhưng vẫn phải ngâm mình xuống các hồ ao để kiếm rau cho lợn. Bố tôi cũng vì các lý do trên mà cục cằn với tất cả mọi người. Rồi khi bọn tôi lớn lên đến lúc học cấp 3 rồi cũng không thay đổi là mấy, có chăng ít bị đòn roi đi vì chắc tôi nghĩ ông cũng thấy bọn tôi lớn rồi. Nhưng vẫn hạn chế rất nhiều giao lưu với bạn bè, xã hội. Thú thực, trong tối ngày đó không có gì khác ngoài sự thù hận, căm hờn. Nhưng sau tất cả là sự quyết tâm phải rời xa làng quê đó. Phải công bằng mà nói, chính sự hà khắc đó đã thúi rèn cho anh em tôi những ý trí kiên cường và sự quyết tâm vươn lên. Tôi cũng đăng ký đi thi Đại học mà trong đầu cũng chẳng mường tượng được mình học để làm gì, chỉ biết là chắc chắn nếu được đi học thì sẽ thoát ra khỏi ông ấy. Rồi tôi cũng đi ôn thi cấp tốc 3 tháng sau khi tốt nghiệp PTTH. Bố tôi đưa cho tôi một ít tiền và tự lên Hanoi tìm trung tâm, tìm nhà trọ để ôn thi. May mắn tôi cũng đỗ và được đi học. Nhưng sự khổ cực cũng không dừng ở đó mà nó còn theo tôi suốt 4 năm học đại học. Tiền ông gửi lên chỉ vỏn vẹn mấy trăm nghìn cho một tháng. 4 năm là quãng thời gian gắn liền với đói khát và những ước mơ cháy bỏng. Rồi tôi cũng phải cố gắng để có chút học bổng cũng chỉ đủ cho mấy ngày có bánh mì ăn sáng. Rồi tôi ra trường, ông bắt tôi phải về quê để dạy học, nhưng trong lòng tôi đã thề sẽ không bao giờ quay lại mảnh đát đó nữa, vì nó chứa đầy những kỉ niệm không vui, những tháng ngày vất vả, không có tuổi thơ ấy. Tôi bỏ nhà lên Hanoi đi làm công nhân cho các công ty liên doanh và học thêm Kinh tế quốc dân ( Trước tôi học DH ngoại ngữ) Và trong thời gian đi làm tôi gặp vợ tôi bây giờ, cũng là bạn học cùng quê từ lớp 1 đến lớp 12. Hai đữa cùng cảnh ngộ, gặp nhau và yêu nhau. Bố tôi biết chuyện và ngăn cấm tôi yêu cô ấy, vì ông bảo là gia đình cô ấy không môn đăng hộ đối. Khi tôi đưa vợ về ra mắt ông bắt tôi quỳ và nó mày bước qua xác tao thì hãy lấy nó. Tôi chẳng biết phải làm sao chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng. Một lần nữa lại bỏ nhà đi. May sao chị gái đầu của tôi là giáo viên đứng ra khuyên giải ông cho tôi được làm đám cưới. Cái đám cứoi đúng ra nó là ngày vui nhất của một người thì tôi phải chứng kiến cái khuân mặt lúc nào cũng hằm hằm của ông vì ông nghĩ ông xấu hổ với xóm làng. Cưới xong thì mẹ tôi giúi vào tay hai vợ chồng 500k lúc đó, bảo là bố mẹ lo cỗ bàn các thứ chỉ còn có bằng ấy. Vợ tôi không nói gì, chỉ có tôi ngôì ôm vợ khóc. Hôm sau hai đứa lại khăn gói lên HN để làm việc. Tôi đến bây giờ cũng có hai đứa con, yêu thương chúng nó hết mục còn chưa đủ mà sao bố tôi lại có thể làm vậy với mình. Tôi cũng chẳng có lỗi lầm gì, tuổi thơ thì ngoan ngoãn, học hành cũng thuộc hàng giỏi giang. Sau này khi có có con nhỏ, hai vợ chồng làm công nhân thì không có thời gian chăm sóc con, tôi nhờ mẹ tôi lên trông con cho mấy tháng nhưng ông nhất mực không cho đi, lại phải thuê người bế con khi nó còn đỏ hỏn. Cũng may nhờ có sự cố gắng vươn lên và nền tảng giáo dục tốt, tôi cũng có được công việc ổn định thu nhập tốt. Tôi cũng mua được nhà HN, mua xe hơi phục vụ gia đình, quãng thời gian đó lao vào công việc tôi cũng chẳng có thời gian để ý đến ông. Chỉ có những ngày lễ tết tôi mới về. Bố tôi thì vẫn thế, vẫn cứ lầm lỳ như vậy. Chỉ có đièu cứ mỗi năm qua đi tôi lại thấy ông già đi rất nhiều.. gầy gò nhưng cũng không ốm yếu. Tự nhiên trong lòng tôi cảm thấy ân hận vì bao năm qua tôi để sự oán trách xâm chiếm hết tâm hồn mình. Giờ ông chẳng làm được gì, chiều chiều tôi ngồi ngắm ông qua cái camera gắn ở nhà thấy ông chỉ ngồi trầm ngâm nhìn xa xa mà không hiểu trong ông đang có cảm xúc gì. Tính tình ông thì thay đổi hoàn toàn, ông trở lên hiền lành, lo lắng cho con cháu. Tôi có lẽ sẽ phải mất nhiều thời gian nữa mới giải mã được con người ông. Nhưng có một điều tôi hiểu rằng, bố mẹ dù có thế nào đi nữa thì trong họ con cái vẫn là thứ của cải to lớn nhất. Còn với chúng ta, phận làm con đừng để căm hờn hay oán trách lấn chiếm tâm hồn. Giờ tôi muốn phụng sự ông thì ông cũng nói bó chưa cần con phải nuôi dưỡng, hãy cứ chăm sóc cho con của con cho tốt. Tôi biết thế nhưng một người đã ngoài 80 thì lúc nào mới cần đến con. Tôi không nghĩ là trong ông đang ân hận mà, tôi nghĩ ông đang tự hào vì những gì đã đối xử với chúng tôi, kiểu như bố không làm thế sao con lên người được. Câu chuyện của tôi chắc khác với của cụ. Bố tôi cũng khác với Bố cụ chủ. Nhưng có một điểm chung là cách nhìn nhận vấn đề của mọi người. Tôi chỉ muốn nói rằng, cuộc sống vốn ngắn ngủi. Hãy bỏ qua cho nhau những gì không phải, vì khi nhìn lại, người xưa đã không còn nữa.
Cụ viết đúng quá. Em cũng có những ý ko đồng tình với cha mẹ NHƯNG khi nhìn ông bà... lại lo và xót
Ch
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
9,130
Động cơ
212,793 Mã lực
Tuổi
50
Đúng là mỗi người 1 quan điểm
Nhưng với em cụ ấy xử sự vậy quá là dc rồi. Người ngoài nói buồn bỏ nó dễ lắm nhưng phải trải qua tuổi thơ như vậy, sống cuộc sống như vậy mới cảm nhận, mới thấm thía được hết nỗi cay đắng cùng cực.
Nói suông bao giờ chẳng hay ạ.
Phải ở cảnh người dưng đối với mình còn tốt hơn người nhà mới hiểu được. Có câu đại loại về đến nhà khép cánh cửa là mọi giông bão bỏ lại sau lưng, nhưng có những trường hợp về đến nhà là đối mặt với mưa đá, vòi rồng ấy chứ.
Cách đây 4-5 chục năm nghèo đói là quá đương nhiên, không có nghĩa đói khổ là coi con mình đẻ ra như kẻ thù hay nợ đời. Cũng không hẳn đánh đòn mới là bạo hành, bạo hành tinh thần bằng thái độ, lời nói cũng khủng khiếp lắm.
Em đi học ĐH rất thoải mái vì học nhàn và tự lo thân sinh hoạt là quá đơn giản vì ở nhà em làm không thiếu việc gì. Em cũng rất nhớ nhà nhưng là nhà ông bà nội ở quê chứ không phải nhà bố mẹ em.
Các ông bố kiểu "tài cao phận thấp chí khí uất" thường hay đối xử cay nghiệt với vợ con t
Bố cụ thuộc hệ có trình độ nhưng không chấp nhận thời cuộc, thành ra oán hận trong lòng, đổ ẩn ức oán hận đấy vào các con
Về già, chắc nhận ra những khắc nghiệt của bản thân nên mới biết quan tâm đến con cháu
Tôi rất nhớ 1 câu thơ của cụ thái bá tân, "con cái là những gì quý nhất, hơn cả những gì ta quý nhất".
Giờ thế hệ 8x, nhận thức hơn thế hệ cũ, lại có điều kiện hơn, nên chăm lo cho con tốt hơn nhiều
Bên trung quốc cứ có gì hay, tôi mua hết về cho bọn trẻ, sách hay của Kim Đồng cũng mua cả bộ cho bọn nó đọc. Hồi xưa toàn phải đọc ké của bạn và thuê, 🤣🤣🤣
Nằm ôm con mà cám ơn cuộc sống rất nhiều
Em cũng thấy con cái là món quà của tạo hóa, con mình sinh ra nó phụ thuộc hoàn toàn vào mình những năm đầu đời, nó yêu thương và phục tùng mình gần như vô điều kiện. Tốt xấu gì nó cũng là sản phẩm của mình. Bố mẹ muốn con giỏi nhất lớp mà không nghĩ bản thân mình có làm được giám đốc đâu :D
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,768
Động cơ
288,997 Mã lực
Đồng ý kiến với hai cụ. Bạn bố em là hiệu trưởng của trường mẹ em dạy thì con bác ấy cũng toàn 6x và 7x như bọn em. Bác ấy rắn với các con vô cùng; học hành không đến nơi đến chốn là thôi roi vọt ăn từ con trai đến con gái. Nhưng được cái con bác ấy bị ăn roi nhiều nên sinh ra thời đó mà không có ai phải ở nhà làm ruộng vì dù sao thế hệ 6x; 7x thời đó mà không đi học thì cũng không phải nhiều việc như bây giờ. Bác ấy dạy hộ cô giáo lớp em vài tiết thì thôi rồi. Em nghe mẹ kể bác ấy quất roi con gái trong phòng hội đồng nhà trường khi dạy con làm toán nên mình đã biết để tránh. Các bạn mình thì nó đâu biết được nên nói chuyện riêng. Bác ấy véo tai thằng bạn khóc ré lên; giờ ra chơi nhìn thằng bạn tai to tai bé mà giờ vẫn thấy thương. Tiết thứ hai dạy hộ là thôi rồi; không thằng nào dám ho he gì. Giờ nói chuyện lại bố em vẫn bảo ông ấy như vậy nhưng có trách nhiệm với nghề nghiệp và em vẫn biết nó không hợp với thời bây giờ.
Trường hợp bác này lại khác chứ cụ. Khắc nghiệt trong dạy dỗ giáo dục con cái.
Em thì khác, cả tuổi thơ ông nhà em không dạy cái gì cho em . Từ học bài việc đàn ông cần biết trong nhà , hay thể thao thẻ dục.kể cả đạo lý hay quan hệ họ hàng như nào , gồm ai. Duy nhất 1 lần khi em lên 8, ông cho đi chơi cự ly khoảng 10km, em vui quá vì ra bờ hồ chắc sẽ đc ăn 1 que kem. Hóa ra ông cho em đi chơi với gái..chẳng có que kem nào và em đi là để làm cái việc dắt tay con bé con gái nhỏ hơn mình. Con của cô kia ..đi 2,3 vòng bờ hồ chân đã mỏi, con bé muốn khóc. Em cũng chẳng nói gì ngoài thi thoảng câu Đi Đi, vì cứ hết 1 vòng ông lại khoát tay ra hiệu đi tiếp..đến chiều họ rời nhau thì em đc lên sau xe đạo đi về.. Bản chất vụ đi chơi này sau lớn em mới hiểu ra.
Vào giai đoạn khoảng 10,11 tuổi có 1 lần khu TT mất điện, em đi ra đường chơi với bọn trạc mình theo các anh lớn , mải vui nên hơn 22h mới về.cửa đóng, đèn tắt. Em sợ hãi gọi . Bà mẹ em mở cửa không bật đèn , em toan lẻn vào thì ông đã ra khỏi màn và đứng chắn ngay cửa với quần đùi áo 3 lỗ. Ông lạnh lùng nhìn thẳng vào mặt em : Quỳ Xuống.
Em sợ hãi khoanh tay quỳ ngay tắp lự, bà mẹ nói gì em ù tai ko biết nữa. Ông khạc 1 cái và nhổ 1 bãi vào giữa cái mặt phải ngửa lên của em. Sau đó ông ra hàng rào tè 1 phát rồi đi qua em vào lên giường đi ngủ ko nói ko rằng.
Em sợ đến mức mất hết tri giác , uể oải vào nhà cố nhất không gây tiếng động.
Có 1 lần em cực vui khi ông sai thái miếng thịt luộc..: Mày Làm Đi.
Vâng.
Nhìn ng ta mà làm .
Thấy giọng ông hom nay nhẹ nhàng, em liền thử đùa : Con thái lúc nào cũng có quyền đẹp hơn bố ..
Ông ngoảnh lại . Mặt đanh nhếch mép và gằn giọng : quyền của mày là quyền của con bò , con lợn..
Không khí tĩnh lặng suốt buổi chiều.
Em đã lỡ dùng từ " có quyền " và lập tức đc hưởng trừng trị.
Năm 1988 ông đi iraq, hình như 1990 Mỹ đánh nc này ( chiến dịch bão táp sa mạc thì phải ). Ông kết thúc sớm nhiệm kỳ xklđ trở về . Ông không có 1 món quà nhỏ nào cho em , em em. Mà chỉ khoe khoang áo quần đồng hồ mới. Tuy vậy Em vẫn thấy vui lây , nhưng niềm vui không đầy tháng.
1 hôm bạn cùng quê với ông sang, 2 ông ngồi pha trà un trên cái phản, em và em gái ngồi chiếu dưới đất ăn cơm , mẹ em đi làm, ông khách nói : Chú giờ là ổn rồi .
Ổn gì đâu anh. Được 2 đứa con , 1 con điên và 1 thằng đao.
Ông khách tròn mắt nhìn xuống : tôi tưởng thằng cháu này không sao ?
Nó đao đấy.
Em im lặng nhìn ông rồi ăn cơm tiếp..đó là khi em 15 tuổi 6,7 tháng nhưng đã là sv năm 1 của 1 trường đh. ( em đi học sớm hơn 1 tuổi và được lên thẳng cấp 3 , không qua lớp 9 . Đó là năm họ cải cách gd. Mãi sau này khi đã 27 em mới thi đh lần 2 trong đời, may mắn thay đỗ cả 2 nguyện vọng ).
Em gái em sốt viêm màng não khi còn 1 tuổi, sau này nó mất khi bước sang tuổi 26.
Ông yc tịch thu cái xe đạp cũ mà bà mẹ mua cho em..lý do nhà đến trường có đôi 3 km, học hành làng nhàng , hay đi chơi như em là không cần thiết.
Em bỏ học..đi bụi với 1 ước mơ đầu tiên sau vài tháng . Giá như có 1 sư phụ dạy ta kỹ thuật chiến đấu tuyệt luân và khả năng tẩu thoát tuyệt vời thì chẳng mấy lũ đầu trâu mặt ngựa kia phải nhìn mặt em mà kiềng cho em cửa sống..tháng năm ấy tạo ra em mà khi sau này nhiều năm sau 1 lần nhìn cảnh ng ta lấy cái xẻng chém nhau thẳng cánh ngay trước mặt vẫn không hề kinh sợ..điềm nhiên không thèm dịch chuyển .
Làm đủ thứ để có miếng ăn..từ xin phụ thợ điện nc, sửa thùng gỗ, đục bt bằng thủ công, phụ xe bốc hàng , trộn vữa , sx ghạch hoa và dịch chuyển dần sang 1 số việc chẳng hay ho.
Bố 1 ng bạn đã yc em về ở ông sẽ nuôi nhưng lòng tự trọng em không cho phép.
Việc thi đh lần 2 sau này có sự động viên và trực tiếp kiểm tra học hành của 1 bố bạn khác ( bác khi ấy công tác tại hv Ng ái Quốc trên H Q Việt ). Em sẽ xuất phát khoảng 12h30 và đến đó bác xem giúp quãng 2h mỗi chủ nhật.
Em ra trường muộn màng và không đỗ vào đc công chức dù tn loại bằng khá..trường em khi thi vào năm ấy tỷ lệ chọi là khoảng 1/34. Tỷ lệ bằng khá giỏi sau tn cỡ 10 đến quá lắm 15% .
Khi đi học em cũng xin đi làm thêm , việc là đục đẽo cho thợ điện nc đi dây đi ống. 1 chiều đi bộ về sau khi làm thêm em bất giác nhìn lên , ông bố em đang đạp xe ngược chiều với em , đến bên ông nhè 1 bãi nc bọt , mắt nhìn thẳng giữ nguyên nhịp đạp .
25 năm em và ông bố không nhìn nhau thì 1 hôm 1 đàn anh gọi. Anh ấy hơn em suýt 10 tuổi gọi đến và nói : Anh nghe tin bà nội em mất. Anh biết cả nhưng chú hãy về thắp 1 nén nhang rồi đi ngay cũng đc.. đó là bà nội chứ ko phải ông ấy mất. Và dù ngưòi làng báo chứ ông ấy anh biết cấm không cho ai báo em.
Em buồn xé lòng. Bà yêu quý thằng đích tôn nhưng không trị đc con trai bà , bà 25 năm trước từng chờ đứa cháu giang hồ về mà cả tết không thấy em, cái đùi gà bà quyết gói phần , ra tết 1 năm nào đó tầm trước rằm em trở về gặm cái đùi gà luộc khô quắt bà đem nướng lại.. ăn xong lại chào bà và nói phét rằng con đi làm .( làm gì đâu, đầu đường xó chợ ấy mà )..bà em bao giờ cũng khóc khi em đi. Tính đến thời điểm đó em vẫn là cháu trai (cháu nội ) duy nhất mà ông bà có đc.
Em thể hiện cứng cỏi nghe lời ông anh không cùng huyết thống nhưng khi ra khỏi nhà anh ấy nc mắt nc mũi ngập mồm..dù không ra tiếng.
Khi đó đã 10h đêm 1 đêm hè 2014.
Em qua nhà đón vợ con thông báo nhanh nội dung và yc lên đường. Ngày ấy em chỉ có cái xe máy, và mới có con bé đầu lòng được 2 tuổi. Chúng em đi vài trục km , đang đi mưa rất lớn, bé con vẫn ngủ ngon , nó nằm ngửa trong lòng mẹ. Vợ em khi ấy chưa từng biết quê chồng , chưa từng biết mặt bố chồng và ai trong họ hàng bên nội.
Về quê . Ngôi nhà xưa cc để lại cùng vườn tược ông bố em đã cắt bán sạch( cho 5 gia đình khác nhau ), trong các mảnh có bán phần trung tâm cho người anh rể .quan tài bà đc đưa về đây.
Em đau xót tột cùng trước gia cảnh vốn 1 thời có tiếng trong làng.. đau hơn khi bà 2 của bố em cho biết những ngày gần mất bà đòi ông bố em : tìm thằng T về cho tao .

Ông bố E nghỉ trong căn nhà khác cách đó 200m, đó cũng là nhà anh rể . Có ng lôi ông ra . Em chỉ ông rỉ tai vợ và dặn.: kia là ông nội con B, em đến nói như sau : con về làm dâu nhưng chưa biết mặt ông. Nay cụ mất chúng con về viếng, nếu chúng con sai gì chúng con xin ông lượng thứ.nói nhỏ vào tai thôi. Vợ em đưa con bé đã dậy cho 1 ai đó , tay chít khăn và bước đến nói.
Ông bố em cầm cái mic : thưa các cụ....mẹ tôi về trời, nay có vc anh TT là khách ở tp về phúng viếng, thay mặt gia đình tôi xin có lời như sau ....
Người cháu gọi ông là cậu ( hiện đang là 1 quan chức cấp huyện thuộc hn ) vội bước nhanh tới. Anh giằng ngay cái mic không cho ông nói tiếp.
Em toan xong lễ nghi thì mang vợ con rờii đi ngay trong đêm , dù khi ấy đã hơn 1h sáng.
Các bác trong họ, các anh chị lôi béng vợ con em về nhà của họ ngủ, tách khỏi em khi nào mà em ko biết. Mọi ng xúm quanh , nhiều ng nói : cháu, em ..phải ở nhà mai đưa cụ . Ông ấy là việc ông ấy, họ hàng dòng tộc rất nhớ , biết cả và không ai từ cháu cả..người kiên quyết nói như vậy nhất là bác trưởng họ. Sau này em mới biết nhiều năm trong quê vẫn đinh ninh em đang trộm cướp đầu đường xó chợ đâu đó..nhưng họ biết sự thật sau vài năm.
Năm 2021 có chị họ ngầm báo cho vc em là sang cát cụ. Lại là tối muộn mới biết. Em đưa vợ con ( bấy giờ 3 đứa ) về . Ông ấy mắng kẻ nào báo tin . . Về tới cánh đồng thì họ đã xếp cụ xong vào cái tiểu sành, chúng em đưa cụ về nhà mới , nói dăm ba câu..
Ông ấy dè bỉu tiền em đưa bà 2 gọi là chút hương khói các cụ :
5 triệu à, đứa cháu họ có khi cũng có đứa 5 triệu...
À mà vc các cháu là thế nào mà về nhà của ta v v ...
Em từ giã ông ấy. Mong rằng đây là lần nhục nhã cuối cùng của mình trước ông bố đẻ.
Chắc cc nghĩ rằng ông roi đòn em nhiều lắm đúng k?
Xin thưa là không. Ít đánh , nhưng mọi trận đòn đã đánh là phải nhớ đến già, vd : 1 cây găng , cây cúc tần đường kính phải cỡ 2,5cm, dài cỡ 1m mới được dùng, khi dùng xong thì chỉ còn 20, 30cm trong tay và tước như chổi mới là đạt yc. Roi cỡ này khi em 10, 12 tuổi . Cc thấy công lực chịu đòn của em đc đấy chứ ? Nói vui chứ em kêu khóc và quằn quại. May là ông cũng không hay đánh quá. Bà mẹ em thì ông cho ăn đòn bằng chân tay , Ném hòm quăng nồi vài bận.
Món thứ 2 là binh chủng hợp thành 🤣. Bao gồm dép cao su dùng ném, vả. Cán chổi bằng tre trúc, ấm tích dùng đun nc kiểu tàu ngầm vụ tích này em dơ cặp sách đỡ đc 1 lần khi học lớp 6 . Nhưng cũng ngã ngửa và tích vỡ toang khi chạm cặp sách .
Đòn em xơi nhiều nhất lại là từ bà mẹ..ăn từ khi 3,4 tuổi ( sau lớn em hiểu bà ghê gớm có tiếng trong nhà và ở cq, bà đánh em khi đó là trả thù chồng và mẹ chồng khi bà ko hài lòng) . Bà sẵn sàng lôi em ra lột trần chuồng đánh tơi bời khi em 8,9 tuổi ác là toàn lột trần chuồng đánh nơi giữa đường đi ngõ xóm cho em phải nhục với chúng bạn.. lớp 6 đang học bà lôi ra cửa tát thẳng cánh vào mặt tội đi học mang nhầm 1 quyển sách .đến năm lớp 8 em đã 1 lần không kêu , không xin , bà đánh hết đôi đũa xào, bay đôi đũa cả , tung tóe đũa ăn, và gãy luôn cái gậy tre dùng khều mạng nhện, đôi dép cũng bắn đâu mất..đó là trận đòn cuối cùng mẹ em sd.
Nhìn chung em không quá giận vì đòn roi của cha mẹ..nếu hư thì đánh là đúng . Nhưng buồn vì mọi thứ không hài lòng đều thành tội và ...đánh..đánh và đánh . buồn vì dường như đánh em khiến các vị vui trông thấy, khiến các vị oai với láng giềng, đồng nghiệp . bà mẹ em hay có câu rât oai trước bạn bà và có mặt em ; hư _ mẹ cháu giết. Tao cho ăn vả bây giờ. họ cười em nhục lắm . Sau này có lần em nói chuyện này..mẹ em khi ấy ngoài 70 nói nhỏ: mẹ xin lỗi..thời mẹ đi làm cô giáo chúng nó sai nói gì nói vậy , bảo gì mình thì mình dạy vậy ..có thông tin hiểu biết nhiều đâu. Ấy nhưng tính khí bà vẫn không thay đổi.

Trở lại chuyện vì sao mà nên lỗi. Em suy nghĩ nhiều năm và có suy đoán:
Em không có tài năng và học vấn thỏa mãn cái cha mẹ muốn. Suốt thời tiểu học em hầu như vất sách vất cặp khi đi học về, không học bài tại nhà.. học lực luôn là TB khá.
Đến lớp 6,7, 8 mỗi ngày cũng chỉ đc 3,40 phút học ở nhà..kết quả đều đạt học sinh tiên tiến. Cả đời đi học chỉ 1 lần lớp 8 đc hs giỏi.điều này làm ông thất vọng chăng.
Cha em. Con trai út và duy nhất trong gia đình 5 chị em, con trai 1 du kích hy sinh khi đánh chống càn trong chiến dịch 1953.khi ấy cụ mới 37 tuổi và cậu con trai cụ mới 3 tuổi. Cụ bà em ở vậy nuôi con nhưng lại giỏi dang. Chồng mất khi cụ 33 , cụ nuôi 5 con , xd gia đình cho tất, 1962 cụ xây nhà 5 gian gỗ xoan ngói đỏ, sân ghạch bể lớn..xây luôn 2 dãy nhà ngói 2 bên. Khi ông con học lớp 8 cụ mua cho đồng hồ đeo tay và chơi luôn cái xe đạp phượng hoàng
Ông bố em học hết 10 và là 1trong 2 người của cả cái làng dài trên km được đi học đh ( gọi chứ k phải thi ). Ông từng 2 lần đc gọi trong lệnh tổng động viên vào ctr miền nam, nhưng thế quái nào đều hoãn, lần xa nhất đv ông vào tới Hà Tĩnh Quảng Bình gì đó lại đc quay ra.
Khi ra công tác. Ông trở thành ks của 1 viện thuộc bộ.. ông về quê nói gì các chi nghe đấy..ngôi sao của các chị các cháu, ông tướng của gia đình.
Mẹ em con gái 1 cụ chức sắc nhỏ xíu của địa phương thời pk, sau cụ là bí th thanh niên cứu quốc thời chống P ở địa phương..cụ cũng có cho con gái 1 cái xe thống nhất đầu những năm 70..( oách 🤣🤣).
Bà đánh em bằng cành tre tươi dữ và đau tới mức bà nội của bà ( em gọi cụ )xem mông đùi em xót quá từng chửi tưng bừng mỗi khi em chạy thoát tìm gặp cụ .
Hay vì xuất thân thuận lợi như vậy mà bố mẹ em tự cho mình cái quyền : tao sinh ra thì mày phải là thiên tài cái thế..ngu như em thì phải bị vậy chăng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,768
Động cơ
288,997 Mã lực
Chuyện trong mỗi nhà. Ông bà già tôi sinh ra trong những năm 29 - 30 của thế kỷ trước, nhưng bản thân tôi chưa bao giờ ăn đòn hay ăn bị nặng lời ( có lẽ do mình ngoan) 🤣🤣🤣
Đã ngoan lại còn giỏi ..cha mẹ cụ cưng không hết.🤣
 

QD092000

Xe điện
Biển số
OF-826282
Ngày cấp bằng
12/2/23
Số km
3,011
Động cơ
547,862 Mã lực
Thớt bóc bố mẹ độc ác, ko phải giáo sư, chuyên gia tâm lý thi thoảng mọc ra và lên tầng nhanh. Chứng tỏ ofer sang chấn tâm lý vì phụ huynh nhiều phết.
 

hcmt

Xe điện
Biển số
OF-88730
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
4,353
Động cơ
437,148 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cô giáo dạy văn hồi cấp 3, con cô ấy chơi thân với em vs học cùng lớp luôn. Nhiều hôm đi học thấy cô đeo kính đen vs khẩu trang, hs thắc mắc cô chỉ bảo cô mệt. Sau đứa bạn kể mẹ t bị bố t đánh, lão đánh toàn túm tóc lôi mẹ lên gác, chặn gối, nhét giẻ vào mồm k cho kêu, hàng xóm k ai biết bố t ác thế đâu. Mà bố nó giảng viên khoa tâm lý trg ĐH Tổng hợp cũ, có lần nó khóc bảo t chỉ mong lão ấy bị oto đâm…, tâm lý gì lão ấy, có mà tâm thần thì có.
Nghề nghiệp k nói lên bản tính mợ nhỉ? Em nghe sốc lên sốc xuống vì nó bảo có lần đánh mẹ t lên cơn động kinh, mấy chị em ra đồn công an báo còn bị đuổi về vì công an bảo chồng đánh vợ là chuyện bt, k giải quyết
Công nhận thầy giáo ngày xưa nhiều ô cực vớ vẩn. E nhớ có ô dạy văn lớp 6 cầm thước kẻ vứ ngón tay hs mà phang. E là lớp phó còn bị xách má đau gần chết. Nhất là nhữn ô đạo mạo hay nói chuyện đạo lý, thường sống như lone. E ghét nhất mấy ô dạy ls đa ng với triết học mác lê
 

Nhimtiu

Xe lăn
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
10,247
Động cơ
569,818 Mã lực
Ông bố vợ em y như vậy
Bà chị vợ còn ước "mình không phải con bố", 😂😂😂😂. Đi đâu cũng nói to, anh hùng anh bá, coi mình là giỏi. hồi trẻ hay đánh vợ, nhưng vẫn còn ưu điểm là thương con thương cháu
Cccm nếu 7x thời bao cấp ở hanoi thì chắc biết trẻ con ăn đòn là quá bt. Em đã chứng kiến cậu bạn học cùng ngày trước bị bố oánh lên bờ xuống ruộng, bị trói lại oánh bằng thắt lưng hay bị xích chân giường là bình thường. Có lần còn bị bắt cầm bát ra xúc mứt ở hố xí cc về bắt ăn, em k nhớ rõ là đã bị ăn mứt chưa nhưng cầm bát ra xúc về bắt ăn là có thật và khu tập thể ai cũng biết. Bố oánh con thế thì khác gì oánh kẻ thù và con cái hận bố mẹ là có và tuổi thơ như vậy thì nó sẽ hằn vào đầu rồi khó mà rũ hết đi đc. :(
 

hcmt

Xe điện
Biển số
OF-88730
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
4,353
Động cơ
437,148 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đúng là mỗi người 1 quan điểm
Nhưng với em cụ ấy xử sự vậy quá là dc rồi. Người ngoài nói buồn bỏ nó dễ lắm nhưng phải trải qua tuổi thơ như vậy, sống cuộc sống như vậy mới cảm nhận, mới thấm thía được hết nỗi cay đắng cùng cực.
Vâng e chủ khuyên ko nhắc lại QK và coi mọi vc nó vốn thế. Thằng nào đến nhận ae thì ta ok, còn có QH ko lại do 2 bên. Còn bà 2 của ô già ấy thì thây kệ. Ô già ko nhận thì mình cũng thôi ko động đến.
 

Nhimtiu

Xe lăn
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
10,247
Động cơ
569,818 Mã lực
Công nhận thầy giáo ngày xưa nhiều ô cực vớ vẩn. E nhớ có ô dạy văn lớp 6 cầm thước kẻ vứ ngón tay hs mà phang. E là lớp phó còn bị xách má đau gần chết. Nhất là nhữn ô đạo mạo hay nói chuyện đạo lý, thường sống như lone. E ghét nhất mấy ô dạy ls đa ng với triết học mác lê
Tuỳ gv thôi cụ, em nhớ trc em có thày dạy Văn lớp 10 bắt cả hội ngồi viết lại chính tả hết vì nhiều đứa chữ xấu quá. Thầy dạy văn nhưng lại rất giỏi làm kt và thoáng và coi bọn em như lũ trẻ thôi và ông ý chả bao giờ muốn cho bọn trẻ điểm kém hay đuổi học hoặc làm xấu học bạ để làm gì cả. Sau này nhiều đứa thi thoảng gặp nhau vẫn nhắc mãi. Giáo viên mà k có tâm k yêu nghề thì thật khổ hs.:(
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,768
Động cơ
288,997 Mã lực
Thớt bóc bố mẹ độc ác, ko phải giáo sư, chuyên gia tâm lý thi thoảng mọc ra và lên tầng nhanh. Chứng tỏ ofer sang chấn tâm lý vì phụ huynh nhiều phết.
Em chưa dám dùng cụm từ " độc ác " với cha mẹ lần nào. Sang chấn là có thật..và cũng mong những ai liên quan trong gia đình họ hàng đọc đc chuyện này. Và đọc được thì chắc chắn họ nhận ra em là ai ngay.
Thực tế có vài đứa bạn cũng bị bằng 50% em ..sau này phần lớn giống em _không thành đạt trong cuộc đời.
 
Chỉnh sửa cuối:

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,777
Động cơ
829,416 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội

mk! nó là vip ông ah, bọn tôi cơm xăng tin 1200 đồng thôi.
h các cháu nó cũng lớn đứa 1 đh ktqd rồi, ngoan vẫn lướt con jupiter thần thánh của bố:))
Chúc mừng lão! Hôm nào em cho con zai đi PT ngắm bình rượu mơ của lão nha :D
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,777
Động cơ
829,416 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top