- Biển số
- OF-6119
- Ngày cấp bằng
- 21/6/07
- Số km
- 138
- Động cơ
- 544,656 Mã lực
Những thông tin tốt và có ảnh hưởng trực tiếp vừa xuất hiện, hé mở khả năng cải thiện tình hình chứng khoán trong tuần tới.
Sau một tuần “đen tối”, chỉ số VN-Index đang đe dọa mốc 500 điểm. Giảm vẫn đang được xem là xu hướng, dù chỉ số này đã mất gần 51% trong vòng một năm qua, mất 40% kể từ đầu năm và mất hơn 23% chỉ trong vòng một tháng.
Trong bản tổng kết tuần của một số công ty chứng khoán, sự lo ngại tiếp tục thể hiện khi đưa ra khả năng giao động của VN-Index tuần tới chỉ xoay quanh 520 điểm. Còn khả năng tái lập 550 điểm, thậm chí cao hơn, trở thành một dự báo mạo hiểm.
Những dự báo bi quan trên xuất phát từ đà suy thoái không thể chống đỡ trong tuần qua và chưa có dấu hiệu cắt cơn. Xu hướng đầu tư theo hướng giảm cũng đang thể hiện và gây lo ngại. Áp lực bán ra chứng khoán tự doanh của các công ty chứng khoán, giải tỏa chứng khoán cầm cổ của các ngân hàng, vốn là nguyên nhân chính tuần qua, vẫn có trong tính toán của nhiều tổ chức, nhà đầu tư. Và ngay cả những thông tin hỗ trợ tích cực vẫn trở nên mờ nhạt.
Nhưng tuần này, diễn biến có thể khác. Thị trường sẽ xuất hiện những phiên đảo chiều, điều mà phân tích của một số công ty chứng khoán tin tưởng. Đặc biệt, khả năng đảo chiều vừa có những thông tin thực sự tốt lành và có sức nặng ảnh hưởng, đến từ những nguyên nhân chính khiến thị trường sụt giảm kéo dài.
Thứ nhất, sau đợt phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước, vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại không rơi vào thế căng thẳng quá mức như nhiều nhà đầu tư lo ngại; thậm chí tin mới còn cho thấy một thực tế lạc quan.
Tại cuộc họp giữa đại diện các ngân hàng với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) sáng 22/3, có một con số được đề cập đến: Vốn khả dụng toàn hệ thống sau khi mua tín phiếu vẫn còn hơn 14.000 tỷ đồng và trong trạng thái dư thừa ngắn hạn. Con số trên không chỉ thắp lại hy vọng nhà đầu tư có thể tiếp tục gõ cửa ngân hàng mượn vốn, mà còn giá trị ở khả năng giảm bớt áp lực hồi vốn của nhà băng, trong đó có cả đà bán ra chứng khoán cầm cố và thúc nợ.
Thứ hai, cũng tại cuộc họp nói trên, lãi suất huy động VND của các ngân hàng đứng trước thỏa thuận hạ nhiệt. Dự kiến từ tháng 4 tới, lãi suất huy động VND sẽ được cơ cấu lại hợp lý theo từng kỳ hạn và thống nhất xuống dưới 11%. Đây là cơ sở để lãi suất cho vay giảm bớt, giảm áp lực chi phí vay vốn của doanh nghiệp và cả nhà đầu tư, giảm bớt áp lực cạnh tranh nguồn vốn vào chứng khoán.
Thứ ba, liên quan đến tình trạng căng thẳng vốn VND và khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu, cuối tuần qua, Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) đã có công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại mở cửa mua vào ngoại tệ, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, đối với các doanh nghiệp và ngành hàng xuất khẩu trọng điểm. Đây là chuyển biến mới bên cạnh kế hoạch mua vào của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua và hiện nay. Tỷ giá VND/USD cũng bắt đầu tăng trở lại, giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Thứ tư, liên quan đến lo ngại lớn nhất hiện nay là lạm phát. Những dữ liệu dự báo của Tổng cục Thống kê xuất hiện cuối tuần qua cho thấy khả năng lạm phát tháng 3 này sẽ không tăng quá mạnh như những lo ngại thời gian qua dự báo sẽ chỉ ở khoảng 2%. Dự báo này đi cùng với chuyển biến lạc quan từ tác động của chính sách tiền tệ. Nếu không có đột biến, có thể hy vọng lạm phát sẽ giảm trong những tháng tới, khi độ trễ của các chính sách kiềm chế được rút ngắn.
Thứ năm, bắt đầu từ tuần tới, một loạt doanh nghiệp niêm yết sẽ tiến hành đại hội cổ đông. Bước đầu cho thấy nhiều doanh nghiệp sẽ xem xét lại các kế hoạch phát hành thêm, phương án chi trả cổ tức và kế hoạch phát triển kinh doanh theo hướng phù hợp với bối cảnh mới. Những thông tin cụ thể về kết quả kinh doanh, mục tiêu phát triển… sẽ góp phần củng cố niềm tin của cổ đông và nhà đầu tư.
Ngoài những yếu tố nổi bật trên, việc một loạt doanh nghiệp cùng mua vào cổ phiếu quỹ, lên kế hoạch giải ngân, xu hướng mua vào vẫn tiếp tục thể hiện ở khối đầu tư nước ngoài, thị trường chứng khoán Mỹ, châu Á phục hồi mạnh… cũng sẽ góp sức hỗ trợ thị trường đảo chiều. Nhưng tâm lý nhà đầu tư, đà xả hàng của chứng khoán tự doanh, cầm cố vẫn là mẫu chốt quan trọng nhất.
Sau một tuần “đen tối”, chỉ số VN-Index đang đe dọa mốc 500 điểm. Giảm vẫn đang được xem là xu hướng, dù chỉ số này đã mất gần 51% trong vòng một năm qua, mất 40% kể từ đầu năm và mất hơn 23% chỉ trong vòng một tháng.
Trong bản tổng kết tuần của một số công ty chứng khoán, sự lo ngại tiếp tục thể hiện khi đưa ra khả năng giao động của VN-Index tuần tới chỉ xoay quanh 520 điểm. Còn khả năng tái lập 550 điểm, thậm chí cao hơn, trở thành một dự báo mạo hiểm.
Những dự báo bi quan trên xuất phát từ đà suy thoái không thể chống đỡ trong tuần qua và chưa có dấu hiệu cắt cơn. Xu hướng đầu tư theo hướng giảm cũng đang thể hiện và gây lo ngại. Áp lực bán ra chứng khoán tự doanh của các công ty chứng khoán, giải tỏa chứng khoán cầm cổ của các ngân hàng, vốn là nguyên nhân chính tuần qua, vẫn có trong tính toán của nhiều tổ chức, nhà đầu tư. Và ngay cả những thông tin hỗ trợ tích cực vẫn trở nên mờ nhạt.
Nhưng tuần này, diễn biến có thể khác. Thị trường sẽ xuất hiện những phiên đảo chiều, điều mà phân tích của một số công ty chứng khoán tin tưởng. Đặc biệt, khả năng đảo chiều vừa có những thông tin thực sự tốt lành và có sức nặng ảnh hưởng, đến từ những nguyên nhân chính khiến thị trường sụt giảm kéo dài.
Thứ nhất, sau đợt phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước, vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại không rơi vào thế căng thẳng quá mức như nhiều nhà đầu tư lo ngại; thậm chí tin mới còn cho thấy một thực tế lạc quan.
Tại cuộc họp giữa đại diện các ngân hàng với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) sáng 22/3, có một con số được đề cập đến: Vốn khả dụng toàn hệ thống sau khi mua tín phiếu vẫn còn hơn 14.000 tỷ đồng và trong trạng thái dư thừa ngắn hạn. Con số trên không chỉ thắp lại hy vọng nhà đầu tư có thể tiếp tục gõ cửa ngân hàng mượn vốn, mà còn giá trị ở khả năng giảm bớt áp lực hồi vốn của nhà băng, trong đó có cả đà bán ra chứng khoán cầm cố và thúc nợ.
Thứ hai, cũng tại cuộc họp nói trên, lãi suất huy động VND của các ngân hàng đứng trước thỏa thuận hạ nhiệt. Dự kiến từ tháng 4 tới, lãi suất huy động VND sẽ được cơ cấu lại hợp lý theo từng kỳ hạn và thống nhất xuống dưới 11%. Đây là cơ sở để lãi suất cho vay giảm bớt, giảm áp lực chi phí vay vốn của doanh nghiệp và cả nhà đầu tư, giảm bớt áp lực cạnh tranh nguồn vốn vào chứng khoán.
Thứ ba, liên quan đến tình trạng căng thẳng vốn VND và khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu, cuối tuần qua, Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) đã có công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại mở cửa mua vào ngoại tệ, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, đối với các doanh nghiệp và ngành hàng xuất khẩu trọng điểm. Đây là chuyển biến mới bên cạnh kế hoạch mua vào của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua và hiện nay. Tỷ giá VND/USD cũng bắt đầu tăng trở lại, giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Thứ tư, liên quan đến lo ngại lớn nhất hiện nay là lạm phát. Những dữ liệu dự báo của Tổng cục Thống kê xuất hiện cuối tuần qua cho thấy khả năng lạm phát tháng 3 này sẽ không tăng quá mạnh như những lo ngại thời gian qua dự báo sẽ chỉ ở khoảng 2%. Dự báo này đi cùng với chuyển biến lạc quan từ tác động của chính sách tiền tệ. Nếu không có đột biến, có thể hy vọng lạm phát sẽ giảm trong những tháng tới, khi độ trễ của các chính sách kiềm chế được rút ngắn.
Thứ năm, bắt đầu từ tuần tới, một loạt doanh nghiệp niêm yết sẽ tiến hành đại hội cổ đông. Bước đầu cho thấy nhiều doanh nghiệp sẽ xem xét lại các kế hoạch phát hành thêm, phương án chi trả cổ tức và kế hoạch phát triển kinh doanh theo hướng phù hợp với bối cảnh mới. Những thông tin cụ thể về kết quả kinh doanh, mục tiêu phát triển… sẽ góp phần củng cố niềm tin của cổ đông và nhà đầu tư.
Ngoài những yếu tố nổi bật trên, việc một loạt doanh nghiệp cùng mua vào cổ phiếu quỹ, lên kế hoạch giải ngân, xu hướng mua vào vẫn tiếp tục thể hiện ở khối đầu tư nước ngoài, thị trường chứng khoán Mỹ, châu Á phục hồi mạnh… cũng sẽ góp sức hỗ trợ thị trường đảo chiều. Nhưng tâm lý nhà đầu tư, đà xả hàng của chứng khoán tự doanh, cầm cố vẫn là mẫu chốt quan trọng nhất.