[Funland] Chứng khoán 2008 - Phần 8 - Đoàn tầu cao tốc hết dốc bắt đầu chuyển hướng đi lên

Trạng thái
Thớt đang đóng

tuanhaiha

Xe điện
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
4,988
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
ơ, HN cái gì cũng bé thế nhỉ? SG nhỏ nhất 50, HN chỉ là 10.
Mà cái bọn này chọn sàn ở phố Phùng Hưng nghe nó cứ chuôi chuối, cảm giác " đi xa " đến nơi.:P:P:P
Trước đây em có định mua CP của 1 cái cty nào đó be bé trên sàn Ha. Vào đọc cái tên Giám Đốc là Nguyễn Quang Tài nên thôi luôn. Tên với cả tuổi, đọc như Nguyễn Quan Tài.:77::77::77:



Bác có ý kiến gì không ?

Phải chăng rút củi đáy nồi hay dòng tiền đang chảy ra ngoài biên giới VN?
Phải chăng VNĐ đang mất giá với USD do lạm phát lớn hơn công bố?
Phải chăng CP xuất tiền ra mua USD rồi dùng tiền đó nhập nguyên liệu về sản xuất trong nước - 1 công đôi việc?


Em trình còi chỉ nghĩ được nhiêu đó trưòng hợp, còn trường hợp nào đúng thì phải chờ thôi. Đang 15800 thừa mứa, quay ngoắt sang khan hiếm với giá 16100. Cứ như Thị Trường Chứng Khoán ý, hôm trước sàn hết - hôm sau trần hết, quay 180o.


tuần 1 tháng 3, VN nhập cả triệu ounce vàng mất tỷ đô rồi còn gì
quý 1 nhập siêu 7 tỷ đô
dự trữ ngoại hối được 20 tuần nhập khẩu thôi
mà lúc US$ rẻ thì SBV lại không gom vào
 

Primera

Xe tăng
Biển số
OF-167
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,806
Động cơ
597,806 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội 7
tuần 1 tháng 3, VN nhập cả triệu ounce vàng mất tỷ đô rồi còn gì
quý 1 nhập siêu 7 tỷ đô
dự trữ ngoại hối được 20 tuần nhập khẩu thôi
mà lúc US$ rẻ thì SBV lại không gom vào

Lúc ý hết kụ nó VND rồi, lấy gì mà ôm bác ơi ?

Mấy hôm rồi gặt được VND từ quả tín phiếu bắt buộc, nên lại túc tiệp sặc cà lày, không biết được mấy hôm ?
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
4,307
Động cơ
487,991 Mã lực
Chuyện là thế này : Bác Nexus có gửi tặng anh em chứng HN vài chục quyển sách, ma cũ thì đã chia chác hết rồi. Hôm nay em phát hiện vẫn còn vài quyển nhét trong cốp xe, các bác nào chưa có mà có nhu cầu thì ới em để lấy nhé. Free 100%





Alô của nhà em đây : 0912.171101 - Mr.Bes
Cám ơn bác nhé ,
Chiều e qua bác cho e xin 1 cuốn nhé !
 

tuanhaiha

Xe điện
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
4,988
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
tối đa lợi nhuận: vd hose

nếu em cầm SJS có giá >100 thì em tăng được 0.96% tài sản
tương tự với
HBC giá 61, STB giá 36.5 tăng 0.83%
quỹ MAF tăng 1.41% PRU tăng 1.28%

như vậy tại HOSE đầu tư vào CP CCQ giá dưới 10 hoặc trên 100 là kinh tế nhất? ( vẫn thua HASINO nhưng còn hơn cầm $)
 

tuanhaiha

Xe điện
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
4,988
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
Lúc ý hết kụ nó VND rồi, lấy gì mà ôm bác ơi ?

Mấy hôm rồi gặt được VND từ quả tín phiếu bắt buộc, nên lại túc tiệp sặc cà lày, không biết được mấy hôm ?
anh Kế em in được VNĐ mà, bác chỉ được cái hay quên
 

bvc

Xe tăng
Biển số
OF-11349
Ngày cấp bằng
1/11/07
Số km
1,439
Động cơ
543,734 Mã lực
Nơi ở
TRAI trên GÁI dưới
“..... Nếu có tiền tôi cũng mua chứng khoán”. Nguyễn Sinh Hùng.

Câu này đíu ai mà chẳng nói được, cơ bản là hết mịa nó tiền rồi, đúng là miệng lưỡi nhà quan. :102: :102: :102:
 

hwangs

Xe hơi
Biển số
OF-14190
Ngày cấp bằng
22/3/08
Số km
107
Động cơ
516,700 Mã lực
cứ đà này thì mất bao lâu để chứng về được mái nhà xưa các bác nhỉ
 
Biển số
OF-11
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
1,961
Động cơ
602,029 Mã lực
tuần 1 tháng 3, VN nhập cả triệu ounce vàng mất tỷ đô rồi còn gì
quý 1 nhập siêu 7 tỷ đô
dự trữ ngoại hối được 20 tuần nhập khẩu thôi
mà lúc US$ rẻ thì SBV lại không gom vào
Hớ hớ lúc 1USD= 15600VND em mua vào 200000 USD giả nợ, hôm qua 16200, ăn ra 120 triệu.
NHNN ngu hơn cả em :))
 

taplai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-169
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
551
Động cơ
586,510 Mã lực
Nhân lúc giá đồng $ nhảy múa, đọc bài này tham khảo các bác ơi:

Tìm lời giải thích cho cuộc chiến ở Irắc

Nguyễn Văn Minh-Tạp chí Tia sáng -15:48:08 02/02/2007

Cách đây 3 năm, Mỹ đơn phương tiến hành chiến tranh Irắc, bất chấp Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc cũng như làn sóng phản đối dữ dội của nhân dân thế giới và nhân dân Mỹ. Sau 3 năm, tình hình Irắc gần như không có gì biến chuyển, nếu không nói là ngày một xấu đi, đặc biệt là sau khi Tổng thống thất trận Sadam Hudsen bị hành quyết cách đây không lâu. Irắc giờ đây thật sự đã trở thành tâm điểm của thế giới. Mới đây, Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF Davos 2007 đã có hẳn một hội nghị bàn tròn dành cho Irắc, với mong muốn bàn cách làm thế nào để đưa đất nước được thiên nhiên ưu đãi nhất hành tinh này thoát khỏi khủng hoảng, bạo lực và chiến tranh. Còn ở Mỹ, người ta bắt đầu nhắc tới Irắc như là một Việt Nam thứ hai... Trong bối cảnh đó, kế hoạch tiếp tục gửi quân sang Irắc của Tổng thống Bush mới đây thực sự đã gây sốc đối với người dân Mỹ và làm sửng sốt cộng đồng quốc tế. Điều gì đã khiến Nhà Trắng quyết tâm theo đuổi chiến tranh Irắc như vậy? Liệu sau Irắc Mỹ có tiếp tục tiến hành chiến tranh với nước nào khác nữa không (Iran, Bắc Triều Tiên...)? Bài viết nhỏ này thử đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên.

Cuộc chiến vì dầu lửa?
Khi Mỹ phát động chiến tranh Irắc, ai cũng nghĩ đây là một cuộc chiến vì dầu lửa. Đầu năm 2003, giá dầu thế giới tăng cao, biến động thất thường, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ. Nếu nắm được trữ lượng dầu khổng lồ của Irắc, Mỹ sẽ có cơ hội hóa giải bài toán nhiên liệu đau đầu. Nhưng hình như không phải? Bởi, đâu cần đến chiến tranh, Mỹ vẫn có thể toàn quyền điều phối lượng dầu mà Irắc bán ra thị trường thế giới thông qua các cơ chế phong tỏa kinh tế của Liên Hiệp Quốc. Mỹ có thể thay đổi những cơ chế này bất cứ lúc nào, qua đó hoàn toàn có thể kiểm soát được giá dầu thế giới. Hơn nữa, thật sự Mỹ đâu có muốn dầu giảm giá, mà ngược lại thì đúng hơn. Ở các nước phát triển, giá dầu cao trong chừng mực cũng có cái lợi. Nhiên liệu tăng giá sẽ làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận, đời sống sẽ đắt đỏ hơn, vô hình trung sẽ “lên dây cót” kéo căng nền kinh tế đang ì ạch, thúc đẩy cạnh tranh, tạo động lực phát triển (đó là chưa kể gia đình Tổng thống Bush và phần lớn giới lãnh đạo Nhà trắng (ít hoặc nhiều đều có mối quan hệ trực tiếp đến công nghiệp dầu mỏ) chắc chắn không muốn dầu giảm giá).
Vậy, nếu không phải vì dầu thì vì cái gì?

Lời tuyên bố cho một đế chế mới?
Phát động chiến tranh, Mỹ bất chấp luật pháp Quốc tế, bỏ qua Liên Hiệp Quốc, thậm chí phớt lờ cả khối đồng minh NATO. Dường như Mỹ muốn cho toàn thế giới biết, đã đến lúc nhân loại phải chấp nhận một thực tế, nước Mỹ có thể làm được tất cả. Và để bảo đảm quyền lợi cho đất nước mình, Mỹ có thể sử dụng cây gậy vũ lực bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Nhớ lại bối cảnh cách đây 3 năm, lúc đó chúng ta có cảm giác như nước Mỹ tiến hành cuộc chiến với quyết tâm khẳng định vị trí độc tôn của mình trên trường quốc tế.
Nghe cũng có lý. Nhưng chưa thật thuyết phục. Bởi đã biết bao lần Mỹ đơn phương phá bỏ các hiệp ước và luật pháp quốc tế. Và không cần chiến tranh thì ai cũng biết, từ khi Liên Xô tan rã, Mỹ là siêu cường quốc duy nhất trên thế giới.

Thế thì nguyên nhân chính nằm ở đâu?
Trong bài viết Tầng công nghệ và chiến lược phát triển công nghệ Việt Nam (Tia Sáng Số 1/2007
http://news.thegioiblog.com/news?id=1224 ), chúng tôi đã đề cập đến vấn đề chu kỳ biến động của giá nhiên liệu như là chiếc hàn thử biểu báo hiệu quá trình chuyển giao tầng công nghệ trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới.
Rõ ràng, ngày hôm nay, nền kinh tế thế giới đang đứng trước bậc thềm của chu kỳ chuyển giao công nghệ mới. Vào những lúc giao thời như thế, thường xảy ra hiện tượng “đổi ngôi” trên bầu trời kinh tế thế giới. Các nước dẫn đầu về tổng thu nhập GDP (như Mỹ) sẽ gặp phải những khó khăn lớn gắn liền với sự mất giá tài sản cũng như khả năng phát triển sản xuất trên cơ sở công nghệ cũ. Ngược lại, các nước kém phát triển hơn, nhưng không phải chịu gánh nặng của tầng công nghệ cũ, nếu biết đầu tư đúng hướng vào tầng công nghệ mới, sẽ có cơ hội phát triển, nhanh chóng trở thành trung tâm mới của kinh tế toàn cầu. Sự thăng hoa của kinh tế Nhật Bản sau thế chiến hai và sự thành công của các con Rồng châu Á gần đây là một ví dụ điển hình. Và dĩ nhiên, nước Mỹ không hề muốn tên tuổi của mình nằm trong số những ngôi sao phải chuyển ngôi. Cần phải hành động, và có vẻ như chiến tranh Irắc là một phần trong kịch bản giúp Mỹ chiếm lĩnh ưu thế trong chu kỳ phát triển mới của kinh tế thế giới? Nếu đúng, thì đó là kịch bản nào đây?

Kịch bản tạo cầu cho đồng đôla

Lâu nay, chúng ta vẫn quen nghĩ – kinh tế Mỹ là số 1. Mấy chục năm tăng trưởng liên tục, đặc biệt là sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ nghiễm nhiên trở thành siêu cường duy nhất. Ảnh hưởng của Mỹ tỏa khắp nơi, theo với đó là sự gắn chặt nền kinh tế đại đa số các quốc gia vào đồng đô la Mỹ. Thực ra, không phải đến bây giờ, mà từ năm 1944, theo hiệp ước Breton-Wood, song song với vàng, đồng đôla đã trở thành phương tiện thanh toán quốc tế. Lúc đó, đồng đôla còn có thể qui đổi được ra vàng, nhưng đến năm 1972, khi Mỹ từ chối thực hiện Hiệp ước này, đồng tiền màu xanh đầy uy lực không còn gì bảo đảm nữa, ngoài chính sức mạnh kinh tế và chính trị của nước Mỹ. Và Chính phủ Mỹ đã không uổng công thuyết phục thế giới – như vậy là quá đủ! Suốt mấy chục năm qua, các nước “mê mải” trong những mối lo riêng, thả lỏng cho đồng đôla tung hoành trên thị trường quốc tế. Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) nghiễm nhiên trở thành Ngân hàng Trung ương chung của nhân loại, nắm giữ độc quyền phát hành tiền tệ quốc tế mà không phải chịu một trách nhiệm gì, càng không bị ai kiểm soát.
Chúng ta biết, nắm độc quyền phát hành tiền, nhà nước nắm trong tay công cụ tín dụng vô giá để tăng nguồn thu và phát triển kinh tế. Đối với Mỹ nguồn lợi này mang tính toàn cầu, bởi 80% lượng tiền đôla lưu hành trên thế giới được hình thành dưới dạng các khoản nợ của chính phủ Mỹ. Có nghĩa, tất cả chúng ta, những ai sử dụng đồng đôla, vô hình trung đều tự nguyện cho Mỹ vay tiền không lấy lãi. Do vậy, đứng về mặt tài chính mà nói, Mỹ có thể kéo dài chiến tranh bao lâu cũng được, bởi phí tổn đã có tất cả những người dùng đô la chi trả.
Tuy nhiên, đổi lại, ngày hôm nay, người Mỹ phải đương đầu với một tình trạng vô cùng nan giải. 30 năm in tiền liên tục đã tạo nên “tháp tài chính đôla chổng ngược” mang tính toàn cầu, trong đó, nguồn dự trữ tài chính quốc gia Mỹ chỉ chiếm 4% lượng đô la lưu hành. Chính vì vậy, sự ổn định của đồng tiền này hoàn toàn phụ thuộc nhu cầu của nó trên thị trường. Nếu vì một lý do gì, xảy ra hiện tượng từ chối sử dụng đồng đôla ở trên diện rộng thì hệ thống tài chính này sẽ sụp đổ. Ngay lập tức người ta sẽ nhận ra, Mỹ là con nợ khổng lồ với món nợ hơn 30 nghìn tỷ đô la, trong đó có 5 nghìn tỷ là nợ trực tiếp của chính phủ Mỹ. Sự phá sản của đồng tiền này sẽ khởi đầu cho cuộc khủng khoảng kinh tế – tài chính thế giới sâu rộng.
Mải mê lôi kéo kinh tế thế giới vào vòng quay sử dụng đồng đôla, giờ đây Mỹ không thể dừng lại được nữa. Để bảo đảm sự ổn định của đồng tiền, cần phải liên tục tạo cầu cho nó thông qua việc cấu trúc lại các khoản vay cũ và tạo môi trường sản sinh các khoản vay mới. Làm được việc này ngày càng khó, vì nó đòi hỏi giá trị của số lượng cầu phải vượt trội hơn hẳn so với giá trị các khoản vay của Mỹ.
Trong bối cảnh chuyển giao tầng công nghệ như hiện nay, bài toán càng trở nên phức tạp, bởi nhu cầu vay vốn giảm xuống rất nhiều. Việc thụt giảm lợi nhuận đầu tư vào các ngành công nghiệp truyền thống, tạo ra một khối lượng lớn tiền đôla dư thừa chưa biết đầu tư vào đâu, bất cứ lúc nào cũng có thể đổ dồn vào nền kinh tế Mỹ. Nếu giá dầu tăng cao, trong một khoảng thời gian nhất định, sẽ thu hút lượng tiền tự do này, giảm mối nguy cho nền kinh tế. Đồng thời, biến động giá nhiên liệu cũng là hồi còi thôi thúc các nền kinh tế thực hiện cải cách, đầu tư phát triển tầng công nghệ mới, có nghĩa là làm tăng nhu cầu vốn vay.
Nếu ngay lúc này, tầng công nghệ mới đã hình thành, thì Mỹ không còn gì phải lo. Nhưng khốn nỗi, tầng công nghệ mới chỉ có thể ổn định ít nhất sau 15-20 năm nữa. Trong thời gian giao thời này, bằng mọi giá Mỹ phải giữ và tăng cầu cho đồng đôla, để chờ đợi. Bằng không, 20 năm sau, khi thế giới chuyển sang chu kỳ phát triển mới, đồng đôla không còn là đồng tiền tệ quốc tế nữa, thì Mỹ cũng đánh mất luôn vị trí số 1 của mình. Đây có lẽ là nguyên nhân chính khiến Mỹ cứ tiếp tục leo thang gây bầu không khí căng thẳng trên thế giới suốt thời gian qua?
Tiến hành chiến tranh ở Nam Tư, Mỹ phá vỡ sự ổn định kinh tế và chính trị ở châu Âu, tạo lỗ thủng khổng lồ trong ngân sách EU, khiến cho kế hoạch mở rộng phạm vi sử dụng đồng euro đứng sững lại. Dưới áp lực kinh tế, chính trị của Mỹ, các nước châu Âu vẫn phải giữ phần lớn ngoại tệ dự trữ bằng đôla.
Với lá cờ chống khủng bố quốc tế Mỹ đã làm đông cứng một số lượng tài khoản lớn bằng đôla của các tổ chức và cá nhân trong thế giới A rập giàu có.
Mỹ cũng đang tìm mọi cách ngăn cản các quốc gia châu Á, đứng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN, thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế mới với hệ thống tiền tệ riêng, không dính dáng đến đồng đô la.
Như vậy, có thể thấy chiến tranh Irắc lần này là nấc thang tiếp theo trong chuỗi hoạt động nhằm tạo sự căng thẳng trên trường quốc tế, phần nối tiếp của kịch bản tạo cầu cho đồng đô la của Mỹ. Tất nhiên, Mỹ sẽ không dừng lại ở Irắc. Chừng nào đồng đôla vẫn còn nguy cơ giảm cầu, thì chừng đó thế giới vẫn còn căng thẳng. Trước mắt là vấn đề hạt nhân của Nam Triều Tiên và Iran.
Có thể thấy rằng, Nhà trắng đã hành động rất lô-gíc. Dưới mối đe doạ sụp đổ của Tháp tài chính đôla toàn cầu, để tránh sự phá sản cho chính mình, Mỹ luôn luôn tạo những làn sóng căng thẳng trên trường quốc tế. Với họ, bất cứ quốc gia nào không tin tưởng vào độ bền vững của đồng đôla, có ý định không sử dụng nó hoặc hạn chế sự ảnh hưởng của nó trên thị trường tài chính nước mình, đều là mối đe dọa an ninh Mỹ. Cho nên Mỹ sẽ bảo vệ quyền lợi của mình ở khắp mọi nơi trên thế giới, với bất kỳ quốc gia nào có ý định ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của đồng tiền này.
Tất nhiên, kịch bản này hoàn toàn không phù hợp với quyền lợi của các nước biết tôn trọng chủ quyền và độc lập. Hơn nữa, thực trạng của đồng đôla ngày càng vượt xa tầm kiểm soát của Chính phủ Mỹ. Không có gì làm bảo đảm, vào một ngày đẹp trời Tháp tiền tệ đôla sẽ không sụp đổ. Cho nên, đã đến lúc các quốc gia trong phạm vi ảnh hưởng của đồng tiền này cần có sự phân tích, nhìn nhận nghiêm túc về chiến lược phát triển tài chính – tiền tệ lâu dài của đất nước mình.
 

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
13,610
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
Lý do chính ở đợt lên giá này không phải do giảm biên độ mà do các ngân hàng, quỹ, tự doanh không xả hàng theo yêu cầu của CP.
Tin em hóng hớt được là các ngân hàng vẫn rất cần tiền, rất muốn bán nhưng khống dám trái lệnh. Tất cả đang chờ tín hiệu bật đèn xanh là lại a lô xô vì như bài trước em đã nói : Ngân hàng chỉ cần bán ra để thu gốc, tiền cầm cố là 50 thì đối với họ bán 55 hay 60 không có giá trị gì. Họ chỉ cần thu lại 50 càng nhanh càng tốt.
Một động thái khác, nhà ĐTNN hôm nay bán ra khá nhiều (so với quy mô giao dịch, có thể trong 1 vài ngày tới lượng bán sẽ càng tăng).
Nhưng không sao, cứ lên liên tục 2 tuần thì cũng ổn. Lên được vài phần trăm còn hơn mỗi ngày xuống 5%,10%.
 

bvc

Xe tăng
Biển số
OF-11349
Ngày cấp bằng
1/11/07
Số km
1,439
Động cơ
543,734 Mã lực
Nơi ở
TRAI trên GÁI dưới
Nhưng không sao, cứ lên liên tục 2 tuần thì cũng ổn. Lên được vài phần trăm còn hơn mỗi ngày xuống 5%,10%.
Xem chiên gia @bes nói có đúng không nhé,

Lên 2 tuần là em cũng giảm lỗ 15% rồi, (y)
 

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
13,610
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
Xem chiên gia @bes nói có đúng không nhé,

Lên 2 tuần là em cũng giảm lỗ 15% rồi, (y)
Điêu thế, của bác toàn sàn Ho. 2 tuần là 10 ngày, trừ đi phần lẻ chỉ lên được khoảng 8% thôi.
 

superdream

Xe buýt
Biển số
OF-3484
Ngày cấp bằng
23/2/07
Số km
849
Động cơ
349,339 Mã lực
Nơi ở
59 Láng Hạ-BĐ-HN
Từ trc tới giờ em chả dám tin ai, kể cả CP. Chỉ theo dõi mấy anh tay lông mua bán nhưng càng theo dõi càng rối. TT xuống ầm ầm nó múc nhiệt tình, bây h lên ko ai bán thì chỉ thấy mấy chú này bán (2 ngày hôm nay chú ấy bán ~50% TT), tình trạng này diễn ra trong suốt tg dài, mà bọn này thấy bẩu tuân thủ nguyên tắc lợi nhuận chặt chẽ lắm cơ mà, sao toàn đi ngược lại nhỉ, các bác cao thủ thử giải thích cái:102: :102:
 

ASCDH

Xe tải
Biển số
OF-12968
Ngày cấp bằng
1/2/08
Số km
300
Động cơ
523,700 Mã lực
Nguyên tắc đúng đấy chứ ạh. Mua khi TT xuống và bán khi TT lên, giá bán > giá mua là ổn rồi!
 

tuanhaiha

Xe điện
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
4,988
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
Điêu thế, của bác toàn sàn Ho. 2 tuần là 10 ngày, trừ đi phần lẻ chỉ lên được khoảng 8% thôi.
nếu bác nắm mã KHA sàn HO thì 2 ngày vừa rồi mới lên được 1%
19 lên 19.1 lên 19.2
8 ngày nữa lên được 20
2 tuần lên 5% đúng = 1 phiên cởi trần ngày xưa
 

sigma

Xe buýt
Biển số
OF-293
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
673
Động cơ
587,120 Mã lực
Tuổi
52
Bác giải thích thêm hộ cái đậm đậm với: tại sao lại tới vài năm trong khi các yếu tố khác có thể bình thường: cung tiền, cầu hàng, công ty làm ăn tốt, các biện pháp hành chính được dỡ bỏ (biên độ như cũ, giải chấp, repo đã xong...).
Thú thực là em không tin cái +/- 1% nó tồn tại lâu...
Em giải thích thêm kiểu “nhà quê” thế này nhá:

Thực tế không thể chối cãi bây giờ là Kinh tế VN đang đối mặt với khó khăn & suy thoái với thâm hụt ngân sách khổng lồ + lạm phát 2008 > 12-15%%
=> Chính phủ sẽ phải thắt chặt tiền tệ + lãi suất…
=> Không 1 công ty nào có thể phát triển “tốt” trong hoàn cảnh như thế này nếu không muốn nói là suy thoái thậm chí phá sản (do chi phí SX tăng cao, doanh thu bị giảm sút do cầu thấp, thắt lưng buộc bụng. Các DN chịu ảnh hưởng nhiều nhất là TC, XD, XNK…). BV & Vốn chủ sở hữu sẽ giảm nhanh khi công ty thua lỗ.
=> Nếu LD vững tay chèo lái + chính sách đúng thì Lạm phát chỉ có thể giảm bớt or đẩy lùi trong vòng 6 tháng – 1 năm. Nếu LD chèo lái kém (khả năng này là rất cao, thể hiện ở các chính sách đá nhau chan chat, lung túng gần đây, chỉ nhăm nhăm đi chữa cho cái ngọn mà không chữa gốc, không thừa nhận mình kém, vẫn đổ tại khách quan, vấn duy ý chí muốn tăng trưởng KT + giảm LP cùng 1 lúc (điều này là không thể theo Ktế học) …) thì khẳ năng phục hồi kinh tế VN tính bằng vài năm hoặc lâu hơn. Tình huống xấu nhất là crash thì khoai tây chạy, thị trường tan hoang.

Tất cả các lý do trên cho thấy, theo quan điểm của em thì ôm cổ bây giờ thì lo nhiều hơn là mừng. Tung của & Đài loan sau khi vào WTO thì CK cũng tèo 2-3 năm, may mà nhờ có tiềm lực mạnh + quản lý tốt (chắc chắn là hơn VN) nên mới phục hồi. VN thì thế nào, các bác chắc cũng biết. CK chỉ có thể lên khi Ktế VN tăng trưởng thực sự.
 

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
13,610
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
nếu bác nắm mã KHA sàn HO thì 2 ngày vừa rồi mới lên được 1%
19 lên 19.1 lên 19.2
8 ngày nữa lên được 20
2 tuần lên 5% đúng = 1 phiên cởi trần ngày xưa
He..he....con KHA này còn ngon đấy bác. Con MHC của em giá 18.000, mỗi ngày trần lên 100đ(0.9%). 20 phiên trần mới >20.000đ để được tăng 200đ (1%). Bù lại có con MAFPF1 giá 7.000 mỗi ngày tăng trần 100đ nên được ( 1.5%)
 

tuanhaiha

Xe điện
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
4,988
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
nếu tăng dần đều thì khoảng 7 tháng nữa Vnindex HOSE sẽ = HASE = 1.500
em thích quá
 

tuanhaiha

Xe điện
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
4,988
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
He..he....con KHA này còn ngon đấy bác. Con MHC của em giá 18.000, mỗi ngày trần lên 100đ(0.9%). 20 phiên trần mới >20.000đ để được tăng 200đ (1%). Bù lại có con MAFPF1 giá 7.000 mỗi ngày tăng trần 100đ nên được ( 1.5%)
em có pru up hơn 1% / ngày nhưng sẽ bán ngay trước đích 10.000

sáng nay dạo chợ chẳng có gì nên mua tạm 1K HBC @61.5
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top