Chứng khoán 2008 - Phần 8 - Đoàn tầu cao tốc hết dốc bắt đầu chuyển hướng đi lên

Trạng thái
Thớt đang đóng

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
14,238
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
Nói giảm biên độ để cho Tây mua thì không logic lắm vì nếu không giảm biên độ, Tây còn dễ mua hơn khi giá rơi ầm ầm mấy hôm trước, ngân hàng tự doanh cá nhân đều bán tháo.
Giảm biên độ để có màu xanh họp quốc hội thì có lý hơn.
Việc giảm thanh khoản của thị trường bằng biện pháp can thiệp (khi biên độ giá giảm thì mua-bán khó gặp nhau hơn) sẽ làm cho khoai tây lo lắng về chính sách thay đổi.
Kinh tế Việt Nam đang sống nhờ vốn nước ngoài để bù đắp cho thâm hụt ngân sách và nhập siêu, chỉ cần dòng vốn này đổi hướng hay giảm đi là tèo ngay.
Em đâu có nói giảm biên độ để cho Tây mua, chỉ có nhận định thị trường là lợi dụng tình huống này để Tây nó múc được khối lượng nhiều với giá rẻ . Tây nó cũng thích mua trong xu hướng thị trường đi lên chứ, bác theo dõi giao dịch ĐTNN nhiều khi mình cứ bảo Tây ngu khi rẻ không mua lại tranh mua đắt .

Kịch bản của Tungrau nghe có vẻ ổn, giải quyết được lợi ích cá nhânlợi ích tập thể . Truyền thống của Việt nam . Chỉ có nhà đầu tư là chết sặc !!!
 

tranhainam

Xe điện
Biển số
OF-1008
Ngày cấp bằng
29/7/06
Số km
2,986
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Hapulico- 83 Vũ Trọng Phụng, Hà Nội
Các bác lưu ý, khi thu hẹp biên độ giao dịch thì cũng có cái hại là khi đó các bác 0 mua 0 bán, mai kia các công ty tha hồ tăng vốn bằng cổ tức liệu các bác có chạy được không hay lại cố cắn răng mà mua, không thì mất quyền lợi. Các nên tỉnh táo xem xét, nghe ngóng tình hình trước khi ra quyết định để đạt được hiệu quả cao nhất.
 

Decon

Xe tải
Biển số
OF-14166
Ngày cấp bằng
21/3/08
Số km
200
Động cơ
517,800 Mã lực
:21: Một bộ xương người rời nghĩa địa lang thang ngoài đường. Nó gặp một bộ xương khác bèn hỏi: - Cậu chết năm nào vậy? - Tớ chết đói năm Ất Dậu. Còn cậu? - Tớ mới chết, ở châu Phi. Hai bộ xương cùng nhau đi tiếp, được một lúc thì gặp bộ xương thứ ba. - Trời đất, cậu chết năm nào mà bộ dạng tả tơi vậy? Bộ xương kia nổi cáu: - Điên à, tao còn đang sống sờ sờ ra đây. - Vậy cậu là ai? - Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán.^_^
 

Porsche 911

Xe container
Biển số
OF-397
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
8,051
Động cơ
3,324,674 Mã lực
Hôm qua em ôm một ít SDJ giá 31, tình này thì phải lên trần liên tục 4 phiên nữa mới hoà vốn! Đau đời quá!
 

Red

Xe hơi
Biển số
OF-5222
Ngày cấp bằng
8/6/07
Số km
100
Động cơ
545,590 Mã lực
Giá USD tăng có mấy khả năng

1. CP mua USD vào để cứu thị trường và tiếp tục tăng cung tiền đồng, lạm phát tiếp tục gia tăng

2. (trường hợp xấu nhất). Tây mua lại USD để mang về nước và say goodbye
 
Chỉnh sửa cuối:

tuanhaiha

Xe container
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
5,000
Động cơ
622,850 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
hiện tượng sàn HO hôm nay: duy nhất BBC giảm
hiện tượng sàn HA hôm nay: duy nhất VSP không có hàng khớp để lấy giá ce ( HSC thì là uỷ viên thường trực không giao dịch )
 

Tran Le Khanh

Xe đạp
Biển số
OF-14236
Ngày cấp bằng
24/3/08
Số km
14
Động cơ
515,640 Mã lực
Chào bác!
Hôm kia em xui các bác mua vào mà chẳng bác nào hưởng ứng cả. Hôm nay lệnh mua đông như quân nguyên, còn lệnh bán thì chạy mất tặm Cố gắng gom hàng vào các bác ạ!
 

Tran Le Khanh

Xe đạp
Biển số
OF-14236
Ngày cấp bằng
24/3/08
Số km
14
Động cơ
515,640 Mã lực
Chào bác,
Em cũng đang muốn mua vào nhưng kẹt nỗi hết tiền rồi! xin vợ cả không được, nài nỉ mấy ngày nay rồi. Vợ em đang xích em ở nhà, không cho lên sàn, sợ em mang sổ đỏ thế chấp vay ngân hàng bác ạ! Tình hình này chắc là sẽ sáng sủa hơn, nhưng lên chậm quá bác ạ.
 

CaptivaLK

Xe hơi
Biển số
OF-6119
Ngày cấp bằng
21/6/07
Số km
134
Động cơ
544,656 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào nhiều chân dài thì ở
Hê hê em ôm được cũng kha khá rồi. hôm nay đặt lệnh từ lúc mở sàn mà chẳng khớp được tí nào cả , lại đến thời kỳ bắn tỉa rồi đây.
Bác nào thiện xạ lúc này sẽ bắn được con thú lớn , em bẩu các Bác mấy hôm rồi các Bác cứ mắng em
 

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
14,238
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
Các bác lưu ý, khi thu hẹp biên độ giao dịch thì cũng có cái hại là khi đó các bác 0 mua 0 bán, mai kia các công ty tha hồ tăng vốn bằng cổ tức liệu các bác có chạy được không hay lại cố cắn răng mà mua, không thì mất quyền lợi. Các nên tỉnh táo xem xét, nghe ngóng tình hình trước khi ra quyết định để đạt được hiệu quả cao nhất.
Phải để xem đến phiên 1% thứ 3 là các bác mua trước phiên cuối tống bớt hàng đi, phiên thứ 4 là các bác phiên cuối gặm 8% ( và lớn hơn do mua nhỏ hơn giá trần) xả ra VNI còn giữ được phong độ hay không . Túm lại cứ theo dõi đã các bác ạ, cuộc chiến còn lâu dài, mỗi ngày chỉ 1% lo gì chuyện phải mua đắt .
 

Tien_TCFC

Xe điện
Biển số
OF-11484
Ngày cấp bằng
8/11/07
Số km
3,190
Động cơ
559,910 Mã lực
Nơi ở
Xóm Liều
Mới lên có 1 phiên chưa nói j được nhiều đâu Bác ah!

Cứ củ từ mà đợi, mấy cái đấm chẳng bằng 1 cái đạp!

Tình hình xem Các Cụ Phán thế nào đã!
 

tuanhaiha

Xe container
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
5,000
Động cơ
622,850 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
Xin cùng xem xét hành động của một cổ đông MHC. Cách đây mấy tháng, giá cổ phiếu MHC phục hồi sau một thời gian điều chỉnh sâu, khi ấy ai cũng mất nhiều nên không ai muốn bán ra. Những phút cuối đợt khớp lệnh phiên 3, bên bán trống trơn, bên mua dư nhiều nên NĐT này chấp nhận "hy sinh" 20 cổ phiếu để bán giá trần, giúp nâng giá tham chiếu của ngày hôm sau lên 5%... Và vì tâm lý chờ đợi hồi phục, NĐT trên đã "hy sinh" tổng cộng 40 cổ phiếu trong 3 ngày để đưa giá MHC tăng trên 10%.

Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ, bạn cũng có thể thay đổi cục diện giá giao dịch, giúp cho thị trường không mất đi hàng ngàn tỷ đồng vốn hóa - xót lắm thay!
 

Porsche 911

Xe container
Biển số
OF-397
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
8,051
Động cơ
3,324,674 Mã lực
Em nghĩ là ngày mai cũng sẽ có một vài phải hy sinh 1 lô để lấy giá trần tham chiếu lắm!
 

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
14,238
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
Xin cùng xem xét hành động của một cổ đông MHC. Cách đây mấy tháng, giá cổ phiếu MHC phục hồi sau một thời gian điều chỉnh sâu, khi ấy ai cũng mất nhiều nên không ai muốn bán ra. Những phút cuối đợt khớp lệnh phiên 3, bên bán trống trơn, bên mua dư nhiều nên NĐT này chấp nhận "hy sinh" 20 cổ phiếu để bán giá trần, giúp nâng giá tham chiếu của ngày hôm sau lên 5%... Và vì tâm lý chờ đợi hồi phục, NĐT trên đã "hy sinh" tổng cộng 40 cổ phiếu trong 3 ngày để đưa giá MHC tăng trên 10%.

Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ, bạn cũng có thể thay đổi cục diện giá giao dịch, giúp cho thị trường không mất đi hàng ngàn tỷ đồng vốn hóa - xót lắm thay!
Xét về góc độ làm ăn thì nói rằng nhà đầu tư này buôn bán không hiệu quả . Chỉ cần hy sinh 30 CP vào mỗi phiên cuối là giúp MHC tăng >15% so với hôm đầu tiên rồi ạ .
Xem bảng giao dịch có những hôm chỉ khớp được vài lô là do vài người chí lớn gặp nhau cùng hy sinh để lấy giá khớp chứ giờ này làm gì có ai buôn bán 3,4 chục cổ !!!
 

BIC.Vietnam

Xe tải
Biển số
OF-12197
Ngày cấp bằng
20/12/07
Số km
278
Động cơ
527,780 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Some where in the world
Website
www.bicvietnam.com
Về cơ bản thì nếu cứ trần tất thế này là báo hiệu không lành rồi, các bác nhớ gần đây nhất là sau ngày 5/3/2008, trần 3 phiên rồi thế nào nhỉ? Cần xem xét yếu tố vĩ mô, đã có cái gì được giải quyết đâu. Em vẫn ôm tiền ko giải ngân mạnh.
 

CaptivaLK

Xe hơi
Biển số
OF-6119
Ngày cấp bằng
21/6/07
Số km
134
Động cơ
544,656 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào nhiều chân dài thì ở
Sau khoảng thời gian có thể được coi là kỷ lục về tốc độ giảm giá của cả hai sàn, đã có rất nhiều động thái của các nhà quản lý, tuy nhiên đà giảm giá vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Có thể thấy một trong những mục đích từ quyết định chấp thuận việc giảm biên độ dao động giá tại hai sàn của Ủy ban Chứng khoán là nhằm ổn định tâm lý nhà đầu tư - nhân tố được chỉ mặt là một trong những tác nhân chính gây nên cơn lũ giảm giá hiện nay.

Tuy nhiên, nếu đứng ở phía nhà đầu tư, bên cạnh một số mặt lợi vẫn còn những điều băn khoăn về quyết định này:

Tác động trực tiếp đến giao dịch hàng ngày trong thời gian tới

- Giả sử VN-Index tăng trần trong tất cả các phiên giao dịch. Thời gian tối thiểu để VN-Index trở lại đỉnh cao nhất 1179,32 là A.

Ta có thể tính A như sau: 496,64 x 1,01^A = 1179,32 (A ≈ 88 ngày giao dịch ≈ 17,6 tuần ≈ 4 tháng).

Như vậy, phải sau 4 tháng tăng trần (một điều không tưởng) thì các nhà đầu tư đã mua chứng khoán tại ngày 3/12/2007 (khi VN-Index 1179,32 điểm) mới tạm hòa vốn.

- Biên độ dao động của một số mã chứng khoán: theo điều 8 của quy chế giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thì đơn vị yết giá của các cổ phiểu có giá ≤ 49.000 đồng là 100 đồng; đơn vị yết giá của các cổ phiếu có giá ≥ 100.000 đồng là 100 đồng. Như vậy, có thể xảy ra các trường hợp:

+ Các mã chứng khoán hiện có giá ≤ 10.000 đồng/cổ phiếu như MAFPF1, PRUBF1... có có biên độ dao động là 0 đồng, tức là không tăng không giảm trong mọi trường hợp.

+ Các mã chứng khoán có giá nằm trong khoảng 100.000 - 200.000 đồng/cổ phiếu như SJS, FPT, TCT sẽ chỉ có 3 bước giá sàn-tham chiếu-trần.

- Với biên độ 1%/ngày thì các nhà đầu cơ sẽ không còn có cơ hội để kiếm lợi nhuận nếu tính đến: phí giao dịch (trung bình 0,4% khi mua, 0,4% khi bán); chi phí cơ hội (gửi tiết kiệm, đầu cơ vàng, đầu cơ bất động sản..); rủi ro đầu cơ...

Tác động chung

Tích cực:

- Chỉ số VN-Index và HASTC-Index sẽ không thể giảm với tốc độ kinh hoàng như thời gian vừa qua.

- Nhà đầu tư có thời gian suy nghĩ;

- SCIC có thể mua vào với giá không quá cao vì bị giới hạn trần và qua đó tạo hưng phấn cho các nhà đầu tư.

Tiêu cực:

- Thị trường được quyết định bởi quy luật cung - cầu, trong đó người mua - người bán được tự do quyết định: giá mua, thời điểm mua, số lượng mua... Bản thân việc quy định biên độ đã là một biện pháp phi thị trường, việc thu hẹp biên độ càng đào sâu hố ngăn cách giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và các thị trường trên thế giới.

- Với các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu khi VN-Index trên 1.000 điểm thì thời gian chờ đợi để đạt điểm hòa vốn nay sẽ rất lâu, tạo tâm lý chán nản, buông xuôi.

- Khi các nhà đầu cơ không còn đất dụng võ, họ có thể sẽ rời bỏ thị trường kéo theo lượng tiền của họ, và quan trọng hơn là dẫn đến tình trạng mất tính thanh khoản của thị trường.

Trong thời gian vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng việc giảm giá của cổ phiếu phần nhiều do các nhà đầu cơ bán tháo cổ phiếu. Nhưng thử tưởng tượng nếu không có các nhà đầu cơ, chỉ còn toàn nhà đầu tư, những người chỉ mua mà không bán thì coi như thị trường thứ cấp không tồn tại. Khi đó thị trường chứng khoán mất hẳn vai trò dẫn vốn cho nền kinh tế, và giống như người nhảy lò cò, sẽ đi chậm và không vững.

- Các chỉ số chứng khoán sẽ không giảm với tốc độ > 2%/ngày nhưng có ai đảm bảo rằng nó sẽ tăng, hay chỉ kéo dài thêm thời gian giảm giá? Một lần nữa bài học về tính thanh khoản lại được đặt ra khi ta lật lại lịch sử của nền chứng khoán non trẻ nước nhà.

Ngày 29/6/2001, hơn một năm sau khi xuất hiện, chỉ số VN-Index đã đạt đỉnh cao 571 điểm. Tại thời điểm đó, vì e ngại sự phát triển quá nóng, Ủy ban Chứng khoán đã dự thảo quy định cổ phiếu mua 6 tháng mới được bán. Kết quả là VN-Index từ từ đi xuống đến đáy vào ngày 31/10/2003. Trong giai đoạn đầu của quá trình đi xuống, công việc hàng ngày của các nhà đầu tư là đến công ty chứng khoán từ sớm tinh mơ, xếp hàng, bốc thăm đặt lệnh bán, với hy vọng được may mắn bán trước. Sau đó là quãng thời gian giá giảm kịch sàn trong thời gian dài, nhiều tuần không có giao dịch. Lưu ý rằng, thời gian đó biên độ dao động là 2%/ngày.

- Tác động về tính thanh khoản đối với các nhà đầu tư tổ chức lớn gấp nhiều lần nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khi thị trường mất thanh khoản, các nhà đầu tư tổ chức không thể giải ngân cũng không thể hiện thực hóa lợi nhuận như vậy là muốn trở thành nhà đầu tư dài hạn không được mà nhà đầu cơ ngắn hạn cũng không xong. Điều đó ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các quỹ và dần dần họ sẽ rút ra khỏi thị trường bất kể giá nào.

Những rủi ro tiềm ẩn

Tất cả các điểm tiêu cực trên đều có thể được giải quyết bằng cách thay thế bởi một quyết định khác, giống như tính tạm thời của quyết định chấp thuận việc hạ biên độ dao động giá chứng khoán. Tuy nhiên, chính điều đó lại tiềm ẩn một rủi ro khác mà các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài rất e ngại: rủi ro chính sách.

Khi phân tích sự hấp dẫn của việc đầu tư vào Việt Nam, bên cạnh tiềm năng về phát triển, vai trò ổn định chính trị là yếu tố then chốt để tạo nên sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia... Việc đầu tư vào một nước có nền chính trị ổn định giúp các nhà đầu tư có thể tính toán chiến lược dài hơi. Vai trò của ổn định chính sách cũng tương tự như vậy, môi trường cởi mở và có lộ trình rõ ràng là một hứa hẹn hấp dẫn với các nhà đầu tư ngoại quốc.

Việc chính sách không ổn định ví như bạn tham gia một trận đấu bóng đá mà trọng tài có toàn quyền thay đổi luật việt vị, lỗi 12, hay thậm chí quy định chỉ được chơi bóng bằng mũi... Khi đó phần thua cuộc sẽ nhiều khả năng thuộc về bạn.

Theo lộ trình của Chính phủ, đến năm 2010 sẽ có khoảng 1.500 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Số lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần trong năm 2008-2010 hầu hết là những doanh nghiệp lớn, xương sống của nền kinh tế Việt Nam, đòi hỏi số vốn khổng lồ. Sự thành công của kế hoạch cổ phần hóa phụ thuộc rất nhiều vào việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, bằng cả con đường của thị trường sơ cấp lẫn thị trường thứ cấp.

Mong rằng, các quyết định liên quan đến chính sách chứng khoán sẽ được cân nhắc trên tinh thần “ném chuột sợ vỡ đồ”.
 

CaptivaLK

Xe hơi
Biển số
OF-6119
Ngày cấp bằng
21/6/07
Số km
134
Động cơ
544,656 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào nhiều chân dài thì ở
Bắt đầu từ mỗi cá nhân...
Thật bình tâm suy ngẫm thì niềm tin đó đâu phải không có căn cứ, và đâu đó, vẫn có thể tìm được minh chứng. Điều cần làm là xây lại (không phải xây dựng) niềm tin ở các nhà đầu tư. Vấn đề là: Bắt đầu từ đâu?
Từ các nhà đầu tư. Có một sự thật khó phủ nhận: việc tham gia của đông đảo các nhà đầu tư đã mang lại không khí sôi động cho TTCK. Xây lại niềm tin không ở đâu xa mà bắt đầu từ chính mỗi cá nhân trên thị trường. CFA (Hiệp hội ngành nghề kiểm toán thế giới) khi tổng kết các sai lầm thường gặp tại các nhà đầu tư cá nhân, đã đưa ra khuyến cáo số một: "Một chiến lược đầu tư được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất thiết phải định rõ mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của nhà đầu tư và một khoảng thời gian đủ dài với thị trường." Vậy nên, nếu bước chân vào TTCK với một kế hoạch ngắn hạn cùng kỳ vọng thu lợi tức thì, nhà đầu tư xin lưu ý rằng mình đã lặp lại sai lầm phổ biến nhất. Và vì thế, chuẩn bị lại một kế hoạch đầu tư đơn giản chỉ là thực hiện đúng việc cần làm.
Dù muốn hay không, một tỷ lệ không nhỏ các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam cũng đã chuyển sang vị thế đầu tư dài hạn. Lúc này, sự quan tâm đúng đắn được dành cho Cty chứ không phải cổ phiếu của Cty. Bên cạnh vai trò của nhà đầu tư cổ phiếu, còn có vai trò của một cổ đông- người cần chú ý và đóng góp vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của chủ thể phát hành. Ủng hộ sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của công ty cũng là một cách tạo thêm giá trị cho cổ phiếu đang nắm giữ. Ngoài phần tiền chênh lệch từ giá giao dịch, sở hữu cố phiếu còn có thể mang lại những lợi ích thú vị không kém, được tặng sản phẩm mới, ưu tiên sử dụng dịch vụ...
Đến các tổ chức
Từ Cty niêm yết. Khi đối tượng của các nhà đầu tư không còn là các mã cổ phiếu mà thay vào đó là người tạo ra các cổ phiếu, Cty niêm yết cần làm tốt nhiệm vụ quan hệ nhà đầu tư hơn bao giờ hết. Phân tích kết quả IPO của 110 Cty trong năm 2006 tại Hoa Kỳ, Ernst & Young đã ghi nhận vai trò rất quan trọng của CEO, rộng hơn là của các vị trong ban lãnh đạo doanh nghiệp, trong lần phát hành cổ phiếu ra công chúng đầu tiên. Hơn ai hết, những người trực tiếp điều hành hoạt động mỗi ngày hiểu rõ cỗ máy kinh doanh có sức mạnh tới đâu. Vậy điều gì có thể giúp các cổ đông Cty tiếp tục kỳ vọng vào các kết quả kinh doanh tốt đẹp khi những thành viên này từ chối quyền mua cổ phần, cho tặng hay chuyển nhượng bớt lượng cổ phần mình đang sở hữu?
Giá cổ phiếu sụt giảm là điều không ai mong muốn. Không chỉ các nhà đầu tư thiệt hại mà chính Cty niêm yết cũng gặp khó khăn. Dễ quan sát là sự suy giảm khả năng huy động tín dụng của Cty. Nếu như vào lúc chuẩn bị giới thiệu cổ phiếu ra công chúng, hay khi sắp có lượng phát hành thêm, các Cty vẫn có những buổi thuyết trình, những báo cáo được chuẩn bị công phu và quảng bá rộng rãi về năng lực cạnh tranh hay tiềm năng của dự án sắp triển khai, thì vào lúc thị trường biến động, việc cung cấp thật đầy đủ, rõ ràng, và công bằng các thông số vận hành kinh doanh dường như chưa được chú ý đầy đủ.
Bộ phận quan hệ nhà đầu tư đã làm tốt việc thu hút quan tâm của công chúng đầu tư tới cổ phiếu của Cty giờ cần làm rất tốt việc đáp ứng nhu cầu hiểu biết nguồn gốc tạo ra giá trị của cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ. Đáp ứng đầy đủ các cam kết về hiệu quả kinh doanh và giải quyết tốt quan hệ lợi ích giữa người điều hành và người sở hữu doanh nghiệp là chìa khóa mang lại niềm tin cho cổ đông về công ty.
Từ Cty chứng khoán và hiệp hội nghành nghề. Sự kiện Enron rung lên hồi chuông cảnh báo về xung đột lợi ích tại chính các tổ chức chuyên môn. Báo cáo đánh giá và phân tích được cung cấp bởi các công ty chứng khoán, công ty tư vấn đầu tư tài chính là nguồn tham khảo được nhà đầu tư tìm tới đầu tiên và nhiều nhất khi tham gia TTCK. Điều gì xảy ra khi một tổ chức hay cá nhân làm việc chuyên môn đặt lợi ích của họ cao hơn yêu cầu khách quan và công bằng thông tin? Ở đây, tính chuyên nghiệp và vai trò giám sát chuyên môn của các hiệp hội ngành nghề rất cao.
Ngoài việc đưa ra các kiến nghị phát triển và điều hành hiệu quả thị trường chứng khoán với các cấp quản lý nhà nước, từng tổ chức và cá nhân hành nghề chuyên nghiệp cần nhận thức đầy đủ về các chuẩn mực đạo đức ngành nghề và nghiêm túc tuân thủ các qui tắc minh bạch, chống xung đột lợi ích mà hiệp hội chuyên môn đề ra. Rob Brouwer- Đối tác điều hành (Managing Partner) của KPMG, nêu ra ba tiêu chí mà các tổ chức và cá nhân chuyên nghiệp trên thị trường tài chính cần đảm bảo: (1) Đáp ứng đủ yêu cầu kiến thức cho công việc; (2) Cam kết cao nhất về thời gian, hiểu biết và sức lực với công việc và những người sử dụng dịch vụ; và (3) Đạo đức và chính trực là nền tảng làm nên sự nghiệp thành công.
Từ cơ quan quản lý thị trường chứng khoán. Cơ quan quản lý thị trường là người cầm cân nảy mực, phân định sự quyền lợi, nghĩa vụ các bên tham gia và đảm bảo các giao dịch trên thị trường chứng khoán thực hành đúng pháp luật, công bằng, phù hợp với các nguyên lý vận động khách quan của cung-cầu-giá. Sự nghiêm minh và quyết định kịp thời từ những người điều hành thị trường làm nên hành lang bảo vệ mang lại cảm giác an toàn cho các nhà đầu tư.
Từ các hệ thống truyền thông. Xây lại niềm tin vào thị trường chứng khoán, rộng hơn là thị trường tài chính, là công việc không của riêng ai, vì lợi ích của tất cả các tác nhân trên thị trường. Các hệ thống truyền thông, với vai trò của người đưa tin đúng, đủ, kịp thời và ngang bằng cơ hội tiếp cận, là cầu nối gắn kết, tạo sức mạnh cộng hưởng cho phát triển khỏe mạnh và bền vững của TTCK Việt Nam.
Bộ phận quan hệ nhà đầu tư đã làm tốt việc thu hút quan tâm của công chúng đầu tư tới cổ phiếu của Cty giờ cần làm rất tốt việc đáp ứng nhu cầu hiểu biết nguồn gốc tạo ra giá trị của cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ. Đáp ứng đầy đủ các cam kết về hiệu quả kinh doanh và giải quyết tốt quan hệ lợi ích giữa người điều hành và người sở hữu doanh nghiệp là chìa khóa mang lại niềm tin cho cổ đông về Cty.
Từ Cty chứng khoán và hiệp hội nghành nghề. Sự kiện Enron rung lên hồi chuông cảnh báo về xung đột lợi ích tại chính các tổ chức chuyên môn. Báo cáo đánh giá và phân tích được cung cấp bởi các Cty chứng khoán, Cty tư vấn đầu tư tài chính là nguồn tham khảo được nhà đầu tư tìm tới đầu tiên và nhiều nhất khi tham gia TTCK. Điều gì xảy ra khi một tổ chức hay cá nhân làm việc chuyên môn đặt lợi ích của họ cao hơn yêu cầu khách quan và công bằng thông tin? Ở đây, tính chuyên nghiệp và vai trò giám sát chuyên môn của các hiệp hội ngành nghề rất cao.
Ngoài việc đưa ra các kiến nghị phát triển và điều hành hiệu quả TTCK với các cấp quản lý nhà nước, từng tổ chức và cá nhân hành nghề chuyên nghiệp cần nhận thức đầy đủ về các chuẩn mực đạo đức ngành nghề và nghiêm túc tuân thủ các qui tắc minh bạch, chống xung đột lợi ích mà hiệp hội chuyên môn đề ra. Rob Brouwer- Đối tác điều hành (Managing Partner) của KPMG, nêu ra ba tiêu chí mà các tổ chức và cá nhân chuyên nghiệp trên thị trường tài chính cần đảm bảo: (1) Đáp ứng đủ yêu cầu kiến thức cho công việc; (2) Cam kết cao nhất về thời gian, hiểu biết và sức lực với công việc và những người sử dụng dịch vụ; và (3) Đạo đức và chính trực là nền tảng làm nên sự nghiệp thành công.
Từ cơ quan quản lý thị trường chứng khoán. Cơ quan quản lý thị trường là người cầm cân nảy mực, phân định sự quyền lợi, nghĩa vụ các bên tham gia và đảm bảo các giao dịch trên thị trường chứng khoán thực hành đúng pháp luật, công bằng, phù hợp với các nguyên lý vận động khách quan của cung-cầu-giá. Sự nghiêm minh và quyết định kịp thời từ những người điều hành thị trường làm nên hành lang bảo vệ mang lại cảm giác an toàn cho các nhà đầu tư.
Từ các hệ thống truyền thông. Xây lại niềm tin vào thị trường chứng khoán, rộng hơn là thị trường tài chính, là công việc không của riêng ai, vì lợi ích của tất cả các tác nhân trên thị trường. Các hệ thống truyền thông, với vai trò của người đưa tin đúng, đủ, kịp thời và ngang bằng cơ hội tiếp cận, là cầu nối gắn kết, tạo sức mạnh cộng hưởng cho phát triển khỏe mạnh và bền vững của TTCK Việt Nam.
 

CaptivaLK

Xe hơi
Biển số
OF-6119
Ngày cấp bằng
21/6/07
Số km
134
Động cơ
544,656 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào nhiều chân dài thì ở
Đầu tư chứng khoán luôn là phương thức đầu tư hiệu quả với những khoản lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán cũng là nơi chứa đựng rất nhiều rủi ro. Nếu không có sự tỉnh táo hợp lý thì chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể khiến bạn trắng tay sau một phiên giao dịch. Sau đây là những lỗi phổ biến nhất mà phần lớn các nhà đầu tư hay mắc phải được Hiệp hội các nhà môi giới chứng khoán Mỹ (National Association of Securities Dealers - NASD) tổng kết:
1. Quan niệm rằng mua và nắm giữ chứng khoán trong một thời gian dài thì chứng khoán sẽ tăng giá
Yang Li, nhà đầu tư người Hồng Kông đã nắm giữ cổ phiếu của tập đoàn Lantel Telecom, một hãng viễn thông lớn của Canada trong thời gian tương đối dài. Lúc đầu, giá cổ phiếu của tập đoàn Lantel tăng dần, Yang Li rất vui và muốn nắm giữ thêm chứ chưa bán ra vội. Nhưng ngờ đâu, một thời gian sau, cổ phiếu của Lantel đã sụt giảm gần 20% giá trị. Lúc đó, dù Yang Li có muốn bán cổ phiếu để gỡ vốn thì cũng chẳng ai mua.
Mua và nắm giữ chứng khoán là một chiến lược đúng, nhưng đừng thực hiện điều đó một cách mù quáng. Cổ phiếu thường tăng giá qua thời gian, nhưng điều đó không phải luôn đúng. Không có một cổ phiếu nào luôn tăng giá trong một thời gian dài.
Bài học rút ra từ sai lầm này là bạn phải có những phân tích xem lúc nào là thời điểm thích hợp nên bán cổ phiếu. Việc xác định thời điểm tốt nhất để bán cổ phiếu được xem là khá khó khăn đối với các nhà đầu tư. Có một số dấu hiệu giúp nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể nhận biết được thời điểm này như: có sự thay đổi lớn trong ban quản trị công ty; công ty đột nhiên cắt giảm cổ tức hoặc bị sụt giảm về thu nhập; khi cảm thấy thị giá cổ phiếu đã vượt qua giá trị nội tại; hoặc khi không hài lòng về danh mục đầu tư hiện tại,
2. Đầu tư theo cảm tính
Khá nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty bởi vì họ thích sản phẩm của công ty đó hoặc xuất phát từ thói quen mua cổ phiếu của những công ty mà mình biết tên hoặc quen thuộc với mình. Họ quan niệm rằng: Hàng ngày bạn thường dùng sản phẩm của một công ty nào đó, vậy tại sao bạn không mua cổ phiếu của công ty này? Đó có thể là một sự khởi đầu tốt nhưng điều này chưa đủ. Việc trước đây bạn đã từng làm việc ở General Motors không nhất thiết đồng nghĩa với việc mua cổ phiếu của hãng này là khoản đầu tư tốt. Có những chỗ đầu tư tốt nhất lại chính là cổ phiếu của những công ty mà chỉ mới xuất hiện trên thị trường. Bạn có thể chưa biết rõ lắm về những chú lính mới này nhưng bạn hoàn toàn có thể và cũng nên biết về chúng nếu bạn chịu bỏ ra chút ít công sức đế tìm hiểu và nghiên cứu.
Bài học rút ra từ sai lầm này là phải thực hiện việc phân tích cổ phiếu một cách nghiêm túc. Điều đó có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền bạc.
3. Đầu tư theo tin đồn, mách nước
Nhiều nhà đầu tư thích kiểu mua bán cổ phiếu theo tin đồn, mách nước, và những lời khuyên của các hãng dịch vụ tư vấn. Nói một cách khác, những nhà đầu tư này sẵn sàng nghe theo thiên hạ để rồi lãng phí tiền bạc, thay vì phải tự hiểu rõ những gì mình đang làm. Hầu hết tin đồn đều không chính xác.
Đa số các nhà đầu tư không có điều kiện tiếp cận được những nguồn thông tin và dịch vụ tư vấn tốt. Mà ngay cả khi đã được tư vấn tốt, họ cũng có thể không nhận thức được vấn đề và vì vậy không làm theo. Trong khi đó, người ta lại rất dễ mất tiền vì nghe theo những lời khuyên của bạn bè hay những nhà môi giới trình độ trung bình, hoặc những hãng tư vấn thường thường bậc trung nhưng có tài ăn nói.
Bài học rút ra từ sai lầm này là hãy tự chủ trong những quyết định đầu tư của mình dựa trên cơ sở sự phân tích kỹ càng cùng với các lời khuyên từ những công ty tư vấn hay môi giới chứng khoán chuyên nghiệp.
4. Mua những cổ phiếu có giá rẻ
Lúc đầu giá cổ phiếu của Siemens, tập đoàn điện tử hàng đầu của Đức, ở mức giá rất cao trong khi giá cổ phiếu của các hãng điện thoại di động nhỏ khác mới ra đời tại Đức lại khá thấp. Với hy vọng là các hãng điện thoại di động nhỏ sẽ phát triển mạnh, kèm theo là sự tăng giá cổ phiếu, nên nhiều nhà đầu tư đã đổ xô săn lùng cổ phiếu của những hãng này. Nhưng cuối cùng, các nhà đầu tư này không những không thu được cổ tức mà còn bị lỗ vốn do các hãng điện thoại này phá sản. Trong khi đó, những nhà đầu tư sáng suốt đầu tư vào cổ phiếu của Siemens tuy giá cao, cổ tức thấp nhưng lại rất ổn định.
Warren Buffet, cây đại thụ tại phố Wall đã từng nói: Cách đơn giản để gặt hái thất bại là mua những chứng khoán đang liên tục giảm giá. Quả đúng như vậy, các nhà đầu tư thường nghĩ rằng họ đã có lợi nhuận lớn với việc mua 1.000 cổ phiếu với giá 1 USD/cổ phiếu thay vì mua 50 cổ phiếu với giá 20 USD/cổ phiếu. Lý do họ đưa ra là nếu cổ phiếu tăng thêm 1 USD, họ đã kiếm được khoản lời gấp đôi. Đúng là một tỷ lệ sinh lời 100% có thể xảy ra. Nhưng sai lầm mà các nhà đầu tư mắc phải là họ đã bỏ qua những rủi ro nội tại trong các cổ phiếu 1 USD. Họ cũng không tự hỏi chính bản thân mình xem liệu những cổ phiếu có giá thấp như thế có khả nãng tăng gấp đôi giá trị hay không? Trong nhiều trường hợp, những cổ phiếu được bán với giá rẻ đều có lý do và thường là lý do tiêu cực.
Bài học rút ra từ sai lầm này là cổ phiếu rẻ không phải lúc nào cũng tốt hơn cổ phiếu đắt. Bạn nên nghĩ về số tiền mà mình đầu tư hơn là nghĩ về giá cổ phiếu mà bạn có thể mua được. Giá rẻ thường rất hấp dẫn nhưng đằng sau nó là những công ty hoặc đã từng ở vị trí kém cỏi, hoặc có trục trặc gì đó trong thời gian gần đây. Ngoài ra, bạn thường phải trả hoa hồng và phụ phí nhiều hơn khi mua những chứng khoán giá rẻ, đồng thời cũng chịu nhiều rủi ro hơn bởi loại chứng khoán này dễ mất giá hơn so với những chứng khoán giá cao. Bạn nên mua những cổ phiếu tốt trên cơ sở sự phân tích mức giá phù hợp.
5. Không bán ra vào thời điểm thích hợp
Đa số nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm thường ngoan cố giữ lại những chứng khoán đang mất giá chừng nào họ cho rằng những tổn thất mà họ đang gánh chịu còn chưa đáng kể và chấp nhận được. Lẽ ra, họ có lối thoát và chỉ phải chịu chút ít thua lỗ nhưng ngược lại, họ lại để cho những tình cảm cá nhân chi phối và tiếp tục chờ đợi với hy vọng mong manh là giá cổ phiếu sẽ lại lên và cuối cùng, họ đành phải chấp nhận những khoản lỗ lớn hơn nhiều.
Cũng với lối hành động tương tự, nhiều nhà đầu tư thường nhanh chóng bán đi những cổ phiếu mới lên giá để thu về những khoản lợi nhỏ mà họ cho là dễ kiếm. Cả hai cách này hoàn toàn ngược lại với quy trình đầu tư đúng đắn. Điều hài hước ở đây là nhà đầu tư sẽ bán chứng khoán để kiếm lợi sớm trong khi họ không chịu bán để giảm thua lỗ.
Bài học rút ra từ sai lầm này là đừng do dự khi bán một cổ phiếu mất giá. Bạn nên đánh giá mỗi cổ phiếu dựa trên giá trị thực của nó, hãy xem xét loại cổ phiếu nào nên giữ lại và loại cổ phiếu nào nên bán đi.
6. Mua cổ phiếu dựa trên cổ tức
Nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu có mức cổ tức hấp dẫn. Thực ra, tiêu chí cổ tức không quan trọng chút nào. Trên thực tế, khi một công ty nào đó trả cổ tức càng cao thì khả năng công ty đó bị suy yếu đi càng lớn bởi vì công ty phải trả lãi suất đi vay cao để bù đắp lại cho ngân quỹ đã bị hao hụt do việc trả cổ tức. Hơn nữa, chỉ cần thị giá cổ phiếu đó bị sụt trong 1 đến 2 ngày cũng có thể làm cho nhà đầu tư mất một khoản tiền tương đương số cổ tức mà mình mới được chia.
Bài học rút ra từ sai lầm này là cổ tức không phải là yếu tố quan trọng trong mỗi quyết định đầu tư. Bạn hãy cân nhắc nhiều yếu tố khác như tỷ số P/E, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty.
7. Do dự trong các quyết định đầu tư
Một số nhà đầu tư thường gặp khó khăn khi phải quyết định mua hay bán. Nói cách khác, họ do dự và không thể tự chủ trong suy nghĩ. Họ cảm thấy không chắc chắn chỉ vì họ không biết rõ mình đang làm gì. Họ không có sẵn những kế hoạch, nguyên tắc quy định để tự định hướng cho mình. Đa số các nhà đầu tư không chịu quan sát diễn biến chứng khoán một cách khách quan. Một mặt họ luôn tự mình phân tích và quyết định nhưng mặt khác họ cũng có xu hướng dựa vào những ý kiến chủ quan trên thị trường. Chính từ đó, sự do dự đã xuất hiện khiến nhà đầu tư rối trí không biết lựa chọn quyết định nào. Và rồi khi quyết định được thì đã muộn, nhà đầu tư chịu thua lỗ do không bán kịp cổ phiếu mất giá, hoặc bỏ qua cơ hội lợi nhuận khi không sớm mua những cổ phiếu tăng trưởng.
Bài học rút ra từ sai lầm này là nhà đầu tư cần có sự quyết đoán trong các quyết định đầu tư của mình. Đây là một đức tính rất cần thiết khi bạn tham gia vào cuộc chơi trên thị trường chứng khoán.
Nhìn chung, bạn nên tự mình rút ra cho bản thân những bài học kinh nghiệm cần thiết để tránh khỏi những sai lầm không đáng có . Sẽ là quá muộn nếu bạn không nhận ra rằng thị trường chứng khoán là nơi kiếm tiền dễ dàng và nhàn nhã nhất. Chỉ cần một sai phạm nhỏ thôi là một nhà đầu tư cho dù lão luyện đến đâu cũng sẽ bị tử hình ngay lập tức! Sự thực là không ai bắn chết người mắc sai lầm cả, nhưng đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì việc bị loại khỏi cuộc chơi kinh doanh chứng khoán là một hình phạt có thể ví như nhận án tử hình.
 

CaptivaLK

Xe hơi
Biển số
OF-6119
Ngày cấp bằng
21/6/07
Số km
134
Động cơ
544,656 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào nhiều chân dài thì ở
qNhiều nhà đầu tư trong nước không còn nghĩ đến giá trị doanh nghiệp nữa mà chỉ lo bán tháo để gom vốn vì vậy họ đã dìm giá cổ phiếu xuống thấp hơn giá trị thực.
Trong phiên giao dịch ngày 25-3, chỉ số giá chứng khoán trên cả hai sàn Hà Nội và TPHCM tiếp tục giảm mạnh. Các nhà đầu tư tranh nhau bán tháo càng làm cho giá cổ phiếu rơi chưa có điểm dừng. Nhiều mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa (giá thị trường x tổng số cổ phiếu của doanh nghiệp – DN) đã thấp hơn giá trị sổ sách.
Nhà đầu tư trong nước không thiết tha
Ngày 25-3, giá cổ phiếu của TTF (Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành) xuống còn 41.600 đồng. Với mức vốn điều lệ 150 tỉ đồng thì giá trị vốn hóa của TTF là 624 tỉ đồng (150 tỉ đồng x 4.16 = 624 tỉ đồng). Theo cáo bạch công bố trước khi niêm yết, vốn chủ sở hữu của TTF là 663 tỉ đồng.
Như vậy, giá thị trường đã thấp hơn giá trị sổ sách. Vì Trường Thành là một DN trồng rừng và chế biến gỗ xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trên 100%/năm nên đang được nhiều tổ chức đầu tư trong và ngoài nước quan tâm mua cổ phần.
Thế nhưng trong cơn khủng hoảng này, nhiều nhà đầu tư trong nước không còn nghĩ đến giá trị DN nữa mà chỉ lo bán tháo để gom vốn, vì vậy họ đã dìm giá cổ phiếu xuống thấp hơn giá trị thực, tạo cơ hội cho nước ngoài mua rẻ. Ngày 25-3, trong tổng số 128.790 cổ phiếu TTF khớp lệnh giao dịch, nước ngoài đã mua 120.460 cổ phiếu, chiế
Lợi nhuận cao hơn lãi suất tiết ki
Cơn khủng hoảng tài chính lần này đang tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư mua DN với giá cực rẻ, hứa hẹn đem lại lợi nhuận to lớn sau này. Nếu gửi tiền tiết kiệm thì chỉ được hưởng lãi suất trung bình 10%/năm (nay mới có lãi suất cao 11% - 12%/năm, nhưng từ trước tới nay lãi suất thường thấp hơn 10%/năm). Còn đầu tư vào DN thì nhiều đơn vị thu lợi nhuận cao hơn lãi suất tiết kiệm rất nhiều.
Theo kế hoạch công bố trước khi lên sàn, năm nay TTF sẽ đạt lợi nhuận sau thuế là 126 tỉ đồng. Sau khi trích các khoản dự trữ tài chính, phúc lợi, khen thưởng... tạm tính phần chia cho cổ đông là 100 tỉ đồng. Số tiền này so với giá trị nhà đầu tư bỏ ra mua cổ phiếu ngày 25-3 là 624 tỉ đồng thì tiền lãi thu được sẽ đạt tỉ lệ 16%/năm, cao hơn 6% so với lãi tiết kiệm.
Ngoài ra, DN còn vay thêm vốn của các ngân hàng, tổ chức đầu tư... để kinh doanh (ngoài vốn tự có) nên mức lợi nhuận cũng gia tăng hằng năm (tất nhiên với những DN làm ăn tốt) nên sẽ đem lại lợi nhuận cho cổ đông ngày càng lớn hơn. Mặt khác, hệ thống tổ chức, thương hiệu, mạng lưới khách hàng... của DN ngày càng lớn mạnh, làm cho giá trị DN ngày càng tăng lên, cổ đông cũng sẽ được hưởng phần giá trị gia tăng đó.
Ngoài lợi nhuận lâu dài mang đến cho nhà đầu tư như đã nói ở trên, tin chắc sau cơn khủng hoảng này, giá cổ phiếu cũng sẽ phục hồi phần nào. Điều đó càng làm gia tăng thêm giá trị cho nhà đầu tư.
Tiền đất còn lớn hơn giá cổ phiếu

Vì giá cổ phiếu đã xuống rất thấp nên giá trị vốn hóa của nhiều DN thấp hơn giá trị đất đai. Ông Lê Nghị, một nhà đầu tư cá nhân, nói: “Tập đoàn Tân Tạo (ITA) hiện sở hữu hai khu công nghiệp tại TPHCM và Long An, cùng với nhiều diện tích đất của các dự án đầu tư khác, tổng cộng lên đến hàng ngàn hecta.
Với mức giá 72.000 đồng như hiện nay, giá trị vốn hóa của ITA là 8.280 tỉ đồng. Số tiền đó nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị đất đai mà ITA đang làm chủ. Đó là chưa kể hệ thống tổ chức đang làm ra tiền của DN và thương hiệu có tiếng của đơn vị này.
Sau cơn khủng hoảng này nếu ai đã bán cổ phiếu sẽ lấy làm tiếc vì có thể sẽ không còn cơ hội mua DN giá rẻ hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top