Vậy chắc cụ không phải người Việt mới không đọc và mới nói nhu vậy. Em xin không tranh luận với người như cụ. Nếu cụ thích cứ sớt Đại Việt sử Ký Toàn thư ra đọc nhé! Nếu cụ vẫn không thèm đọc thì em cũng không đọc còm của cụ và không tin bất cứ một cái gì từ cụ.
Một vài bài viết về việc cống vải có trong tục ngữ ca dao dân gian ...
I. “Nạn cống vải”, theo các sách lịch sử hiện nay
Đầu năm học 2002-2003, tôi có mua cho cháu quyển sách giáo khoa Lịch sử Việt Nam lớp 6 do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành (4/2002). Sách dày 84 trang, khổ 16x24cm, các tác giả là: Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), Trương Hữu Quýnh (Chủ biên) Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Sĩ Quế. Giở ra xem mấy trang thì tôi thấy có chuyện lạ:
Bài 23, nhan đề ” Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỷ VIII -IX”, có đoạn viết:
“…..Hàng năm, nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý hiếm như ngọc trai, ngà voi, sừng tê, đồi mồi, vàng, bạc…Đặc biệt, cứ đến mùa vải, nhân dân An Nam phải thay nhau gánh vải (quả) sang Trung Quốc nộp cống ” (trang 63).
Cuối mục lớn “Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)”, các tác giả viết:
” Khoảng cuối những năm 10 của thế kỷ VIII, nhân phải tham gia đoàn người gánh vải (quả) nộp cống, Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.
Ở Nghệ An, nay còn truyền lại một bài hát chầu văn kể tội bọn đô hộ nhà Đường:
Nhớ khi nội thuộc Đường triều,
Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai.
Sâu quả vải vì ai vạch lá,
Ngựa hồng trần kể đã héo hon….”
Hồi những năm 60 của thế kỷ trước, có lần tôi đã đọc hay đã nghe ở đâu đó, rằng, “nạn cống vải” là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Lúc bấy giờ, tưởng đó chỉ là lời của những kẻ bạo gan nói liều nên tôi chẳng cần để ý đến. Nhưng nay thấy nó hiển hiện trong một quyển sách giáo khoa được in mỗi lần đến 550 000 bản, do 4 tác giả viết, vì vậy, tôi không thể coi thường nên phải tìm đọc thêm những sách lịch sử khác nữa để biết rõ hơn.
Sách Lịch sử Việt Nam tập 1 (Ủy ban KHXH Việt Nam, NXB Khoa học Xã hôi, Hà Nội, 1971) viết: “Cũng như mọi người dân đất Việt, Mai Thúc Loan phải đi phu, quanh năm phục dịch vất vả cho bọn đô hộ nhà Đường. ….Năm 722, Mai Thúc Loan hiệu triệu những người dân phu phải đi gánh vải quả nộp cống cho chính quyền nhà Đường nổi dậy khởi nghĩa” (trang 129)
Giáo trình “Lịch sử Việt Nam “, tập I (Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN 1991; các tác giả: Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh) cũng có một đoạn y như ở sách “Lịch sử 6” (đã trích dẫn}, ngoài ra, còn cho biết thêm:
“Nhân dân ta đời đời nhớ ơn Mai Hắc Đế, lập đền thờ ông trên núi Vệ Sơn và trong thung lũng Hùng Sơn. Một bài thơ chữ Hán còn ghi trong “Tiên chân bảo huấn tân kinh” để ở đền, ca tụng công đức ông như sau (tạm dịch):
Hùng cứ châu Hoan đất một vùng,
Vạn An thành luỹ khói hương xông.
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức,
Trăm trận Lý Đường phục võ công.
Lam Thuỷ trăng in tăm ngạc lặn,
Hùng Sơn gió lặng khói lang không.
Đường đi cống vải từ đây dứt,
Dân nước đời đời hưởng phúc chung
Tương truyền, từ sau cuộc khởi nghĩa lớn lao này, nhà Đường không dám bắt nhân dân ta nộp cống vải quả hàng năm nữa” (trang 287).
Trong quyển “Đại cương lịch sử Việt Nam, toàn tập”, (khổ 16x24cm,1175 trang, tái bản lần thứ 5, NXB Giáo dục ấn hành năm 2002, do Gs Trương Hữu Quýnh, Gs Đinh Xuân Lâm, Pgs Lê Mậu Hãn chủ biên cùng 7 giáo sư và phó giáo sư khác chấp bút), khi viết về cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, các tác giả cũng khẳng định:
“Nhân dân hàng năm còn phải vận chuyển nhiều thức ngon vật lạ, nhất là nhãn, vải tươi nộp cho nhà Đường. Nhân dân ta rất căm phẫn, đó là lý do dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan” (trang 90).
Quyển “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến 1884” của Gs Phan Quang và Ts Vũ Xuân Đàn (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000), ở trang 73 cũng viết:
“Năm 722, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân đã cùng ông đi phu gánh vải nộp cống nổi dậy khởi nghĩa. Từ một nhóm quân mấy trăm người, Mai Thúc Loan phát triển cuộc khởi nghĩa ra khắp vùng Hoan -Diễn- Âi (Thanh-Nghệ-Tĩnh)”.
Sách “Việt Nam – Những sự kiện lịch sử từ khởi thuỷ đến 1858” của Viện Sử học (Nxb Giáo dục, HN 2001; các tác giả: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến), viết về cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan:
“Hàng năm, chúng bắt nhân dân Phong Châu phải cống loại tơ “bát tàm” (tơ của loại tằm một năm tám lứa), tàn nhẫn hơn nữa là bắt hàng ngàn nhân dân Hoan Châu phải đi cống nạp vải quả. Quả vải tươi phải gánh bộ sang kinh đô nhà Đường. Nhân dân cả nước căm giận, đặc biệt là nhân dân Hoan Châu, Phong Châu. Mầm khởi nghĩa của nhân dân ta bắt đầu từ những vùng này” (trang 39, cột bên phải)...v...còn nữa...
Lê mạnh Chiến , trích trong nghiên cứu lịch sử.