Em nhận ngây ngô cụ nhé. Bản hôm nọ cụ Doctor đưa lên với chú thích bản gốc hiệp ươc Vec sai. 14 điều chỉ lưu ở bộ ngoại giao Pháp thôi. Tôi tìm tất cả các bản đã được số hóa ở BNG Pháp vẫn chưa tìm được bản 14 điều này. Bản 14 điều được trích dẫn trong các sách của Pháp thì tìm ra đầy, chính tôi cũng đưa lên trên này rồi.
Bản dịch:
Nghị quyết của Hội đồng cố vấn vương phủ Nam Kỳ.
( Délibération du Conseil royal de la Cochinchine )
Với hiện tình của đất nước, Hội Đồng cố vấn vương phủ Nam Kỳ đã quyết định những phương cách giải quyết như sau:
1- Vì cần phải có sự phù trợ của một thế lực ở Âu châu để tái lập uy quyền của vương phủ và nhận thấy rằng, nếu so với các nước khác
ở Âu Châu thì nước Pháp là một nước hùng cường, hữu nghị, thỉnh cầu chúa thượng nên đặt mọi quyền lợi của mình dưới sự bảo hộ của
hoàng đế nước Pháp.
2- Để khởi đầu và hoàn tất một cuộc thương thảo quan trọng như vậy, thỉnh cầu chúa thượng ủy nhiệm cho giáo sĩ Bá Đa Lộc, một kiều dân Pháp cẩn trọng và đầy lòng bác ái nổi tiếng khắp nước ta, đảm trách công tác thương thảo nầy.
3- Chấp nhận cho giáo sĩ đại diện chúa thượng được toàn quyền hành động vô giới hạn trong việc thương thảo với triều đình của nước Pháp về những viện trợ cần thiết cùng với những giải pháp thích nghi có lợi cho cả hai nước.
4- Để bảo đảm thiện ý của triều đình ta với triều đình nước Pháp, chúa thượng chấp nhận đem vương thế tử, con trai thương yêu, quý trọng, duy nhất kế ngôi cai trị nước ta giao cho giáo sĩ giám mục (Bá Đa Lộc) trông nôm dạy dỗ.
5- Để bảo đảm tính cách xác thực về những nội dung được viết ra bằng chữ viết của nước ngoài không có người thông dịch, chúa thượng sẻ giao bửu ấn truyền quốc cho giáo sĩ giám mục để triều đình nước Pháp có thể tin tưởng vào quyền hạn của chúa thượng đã ủy thác cho giáo sĩ giám mục trong những công tác thương lượng.
6- Giáo sĩ giám mục sẽ yêu cầu triều đình nước Pháp trợ giúp một ngàn năm trăm binh sĩ cùng với một số tàu chiến chở theo súng đại pháo, đạn dược và tất cả những thứ cần thiết và có lợi ích cho việc chinh chiến trận mạc.
7- Chúa thượng sẽ chấp thuận gởi hai viên chức cao cấp của triều đình đi theo vương thế tử và giáo sĩ giám mục Bá Đa Lộc.
8- Giáo sĩ giám mục Bá Đa Lộc đại diện chúa thượng và triều đình để thảo nghị về việc chuyển nhượng cho nhà vua nước Pháp chủ quyền tuyệt đối và trọn vẹn vùng cửa khẩu chính yếu của Nam Kỳ mà người Pháp gọi là cửa khẩu Touron (Tourane) và người Nam Kỳ gọi là Hội An, để cho người Pháp được trọn quyền xử dụng vùng cửa khẩu nầy.
9- Chúa thượng sẽ đồng ý để cho nước Pháp được xử dụng nhân lực và tài sản địa phương trong vùng cửa khẩu nói trên để gìn giữ, sửa chữa hoặc chế tạo các loại tàu thủy cần yếu.
10- Giáo sĩ giám mục cũng sẽ thương thảo với triều đình nước Pháp về quyền sở hữu của hòn đảo có tên gọi lá Poulo-Condore (Côn Sơn).
- Chúa thượng chấp nhận giao cho nước Pháp được độc quyền nắm giữ chính sách giao dịch ngoại thương của nước ta với tất cả những nước khác ở Âu châu.
12- Nếu nước Pháp đã giúp đỡ để phục hồi và củng cố quyền lực cho chúa thượng thì sau nầy, chúa thượng cũng sẽ tự nguyện cung cấp binh lính thủy, bộ, tàu chiến, nhân sự, lao dịch, vân . . . vân để tiếp viện cho nước Pháp, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, mỗi khi nước Pháp cần đến.
13- Chúa thượng cần cho giáo sĩ giám mục Bá Đa Lộc biết rằng khi triều đình nước Pháp áp đặt những đòi hỏi ngoài lãnh vực dự kiến của chúa thượng thì ông ta được quyền ưng thuận nếu những điều khoản đòi hỏi đó không xăm phạm quyền lợi và thuần phong mỹ tục của nước ta.
14- Sau cùng, xin chúa thượng truyền đạt cho giáo sĩ giám mục Bá Đa Lộc biết rằng, khi giao phó thân phận của chúa thượng cùng với thân phận của đất nước ta trong tay của giám mục, tức là chúa thượng xem cá nhân ông ta như là chính bản thân của chúa thượng đảm trách công tác thương thảo, cũng có nghĩa là công nhận ông như một thần dân có đầy đủ đức độ, tài trí với nhiều đóng góp, hy sinh, là một quân thần trọng vọng của triều đình, là một kẻ mang phúc lợi cho tiên vương, là một người đáng được chúa thượng và thần dân Nam Kỳ biết ơn.
Hội đồng cố vấn vương phủ, ngày mồng 10 tháng 7âl, niên hiệu
Cảnh Hưng thứ 43.
bản dịch Việt sử tân khảo