- Biển số
- OF-197289
- Ngày cấp bằng
- 4/6/13
- Số km
- 44,268
- Động cơ
- 620,275 Mã lực
quan điểm của em cái gì của mình thì mình mới quan tâm còn chưa phải của mình thì thôi ko để ý cho đỡ đau đầu , đời sống đc mấy tí mà khổ thế
Câu chuyện em kể ra đây với tất cả thông tin mà em có (cũng có thể chưa đủ) nhưng muốn nêu rõ tất cả để các cụ biết và bình luận.Cụ có vẻ tiền hậu bất nhất rồi đấy
Thứ nhất là về cái nhà cũ, ông anh có ý kiến rồi giờ lại bảo không nói tới nữa.
Thứ hai, câu chuyện cụ kể xuất phát từ tài sản cụ lại bảo chỉ tình cảm với ứng xử là sao? Câu chuyện này đơn giản là tài sản nhưng cố tình nói khác đi để giữ thể diện thôi.
Vậy theo cụ:Vậy cụ có đồng ý với em là, giá như anh con trai cân nhắc kỹ trước khi "xuống tiền" mua căn nhà mới này: i) lường trước được rủi ro => tránh được sự đổ vỡ ngày hôm nay/ ii) chủ động với rủi ro là có phương án mang vợ con đi mua nhà mới ở..., thì đã ko có mất mát này, phỏng ạ/
Thật là đáng tiếc cụ nhỉ. Bát nước đổ đi rồi, sao vớt lại cho đầy.
Cơ mà em thích câu của cụ nào phía trên nhỉ, nhà dột sao khỏi ướt. Có i) hay ii) như trên thì tình cảm vợ chồng cũng ><
Trước khi viết di chúc: Cái nhà thuộc quyền sở hữu của bố mẹ.Cụ chắc ở bển thật .
Nói thật chuyện gia đình mà cụ cứ pháp lý thì thật sự nó công bằng sòng phẳng nhưng hok đọng lại tý tình cảm huyết thống cho con cháu sau này đâu cụ.
Nó phải là hợp tình hợp lý.
Như câu này của cụ:
Còn chia như thế nào thì tùy thuộc vào độ hiếu thảo hay mất dạy của các con
Có người bảo ngay là báo hiếu bố mẹ tính ra bằng tiền tài sản ak.
Các cụ có câu : "Của cho không bằng cách cho" em thấy rất hay
He he khi nào các cụ lâm vào đúng tình trạng đó rồi và là người trong cuộc thì sẽ cảm nhận được nó to hay bé, còn giờ ... nói thì dễ lắm.
Ở đây em không áp dụng suy đoán là anh con trai muốn nhà cửa gì, hay có sự can thiệp gì của con gái hay không, hoặc giả nữa là bố mẹ không ưa con dâu.... hay bất kỳ lý do nào khác tác động đến quyết định âm thầm làm di chúc của 2 cụ. Chỉ biết 2 cụ âm thầm quyết định làm di chúc quyết định căn nhà mới mà không trao đổi với vợ chồng anh con trai là những ngừoi có đóng góp đáng kể và đặt toàn bộ lòng tin tưởng để ông bà đứng tên, với em đó là quyết định thiếu công bằng với vợ chồng anh con trai, nó như một sự tính toán đề phòng và thiếu lòng tin với chính gia đình đứa con đang chung sống hơn 10 năm trời với ông bà, dẫn đến sự tổn thương về mặt tình cảm, về lòng tin của vợ chồng anh con trai, nó giống như là cảm giác một người vào một ngày đẹp trời nào đó các cụ chợt phát hiện ra là mình bị hắt hủi và phản bội bởi ngừoi mình vẫn luôn tin tưởng và yêu thương ấy , và việc vợ chồng anh con trai ra đi là điều tất yếu thôi.
Nên sau này các cụ làm gì thì cũng nhớ đặt mình vào vị trí của ngừoi khác để cảm nhận và ra quyết định cho đúng nhé, người dưng thì không chấp nhưng ruột thịt thì là cả vấn đề đấy. Tiền bạc tài sản là những thứ rất quan trọng nhưng để trả giá bằng việc rạn nứt tình cảm, gia cảnh lục đục thì cuối đời các cụ cũng chẳng hanh phúc mà con cái thì còn đau mãi trong lòng.
Cụ cứ nhắc con cái trọng đạo làm con. Cái này rất đúng cụ nhé.
Nhưng trọng đạo theo tình cảm nó khác và theo trách nhiệm nó khác nhau hoàn toàn cụ nhé.
Còn vấn đề 2 cụ ở đây viết di chúc là đúng nhưng khi liên quan cái nhà mới mà có sự đóng góp của cả vợ chồng A con giai thì phải xử lý khác cụ ak.
Về mặt pháp lý 2 cụ đúng tên mà 2 cụ nghĩ 2 cụ muốn làm thế nào thì cứ làm và không thông báo gì cho cậu con trai thì tất nhiên là không vui rồi.
Nếu thật sự là giữ tình cảm gia đình mà 2 cụ muốn khi 1 trong 2 cụ mất đi thì 2 cụ sẽ họp bàn rõ ràng.
Và tốt nhất là cái nhà mới sẽ 1 phần của con trai và 1 phần của 1 trong 2 cụ còn sống sau cụ cho ai thì cho.
(khi đó có thể cái nhà để lại cho A con trai và A con trai đưa tiền hay bán ra thì tùy )
Còn cái nhà cũ miễn bàn 2 cụ thích cho ai thì cho.
Nói về tài sản Em nghĩ khác cụ. Anh con trai có quyền được biết bố mẹ phân xử thế nào về tài sản CHUNG là cái nhà góp (nhà mới). Các cụ không toàn quyền bán khi tài sản đó là CHUNG.
Cái nhà cũ không nói ở đây vì đó là tài sản của bố mẹ.
Nhưng câu chuyện em kể ở đây không phải là tài sản mà cụ. Nó là cách ứng xử thôi. Đơn giản quá hóa mất hết tình cảm
Tình huống của cụ thì chắc chắn là tình cảm anh em là không vui rồi.Nhà em có ba anh em trai, em là thứ, ông nào cũng khá giả, có nhà cửa, xe cộ, của ăn của để...cũng nhờ ông bà già hỗ trợ ít nhiều nên mới có ngày hôm nay.
Mấy năm trước , hai cụ muốn xây lại cái nhà+ nhà thờ. Ba anh em góp tiền vào hỗ trợ phần lớn cho bố mẹ xây nhà. Xây xong, họp tổng kết mấy anh em, bà chị dâu phát biểu: nhà này ba anh em góp tiền xây nên là nhà của ba anh em ( ý là sau khi hai cụ mất). Em chỉ thẳng mặt nói: đây là nhà của bố mẹ, quyền định đoạt như thế nào là ở bố mẹ, không ai trong cái nhà này có quyền can thiệp. Và phải tôn trọng quyết định của bố mẹ.
Cụ muốn phân tích cái gì ở đây, các cụ già kia nghĩ gì không ai biết vì con trai người ta có biết đâu.Câu chuyện em kể ra đây với tất cả thông tin mà em có (cũng có thể chưa đủ) nhưng muốn nêu rõ tất cả để các cụ biết và bình luận.
Câu chuyện về di chúc, phân chia tài sản là nôi dung chính. Nhưng cái em muốn đề cập: nguyên nhân của nó là gì? Em xin nói lại lần nữa: không vì tài sản được phân chia vì anh bạn em cũng không dám đòi hỏi cái này. Ở đây, em chỉ muốn phân tích về mục đích của các cụ sao phải làm vậy? Con cái nó có đòi hỏi, có tranh nhau đâu mà phải rạch ròi? Nếu ai là ngwoif trọng chữ tình, tiền bạc không phải là vấn đề với họ thì câu chuyện sảy ra như vậy họ sẽ sốc, sẽ rất mệt mỏi. Ông bạn em là người như vậy
Không rõ nhà mới sổ đỏ ghi là hộ gia đình hay tên cá nhânTrước khi viết di chúc: Cái nhà thuộc quyền sở hữu của bố mẹ.
Sau khi viết di chúc: Cái nhà thuộc quyền sở hữu của bố hoặc mẹ ( người còn sống)
Theo cụ thì nội dung cái di chúc nó có ảnh hưởng gì đến quyền lợi ( vốn góp xây nhà) của anh con trai trong đó không?
Nếu không ảnh hưởng thì cần quái gì ông bà già kia phải cho con trai biết, và anh con trai làm gì mà phải đòi hỏi mình được quyền biết?
Di chúc này nó chỉ là sự bàn bạc thống nhất giữa hai vợ chồng thôi.
Còn việc chia tài sản cho các con thế nào thì chắc ông bà cũng trao đổi và thống nhất với nhau rồi.
Giả dụ sau này một trong hai người mất đi, người kia chia tài sản không công bằng với anh con trai, thì lúc đó anh con trai mới có quyền lên tiếng về công sức đóng góp của mình trong cái nhà này.
Chứ giờ đã có cái gì đâu mà ý kiến ý cò
Em còn có câu hay hơn tặng cụ: Tài sản của bố mẹ cũng là của con cái, nhưng tài sản của con cái chưa chắc đã là của bố mẹ
Câu 1: Nếu cụ đọc kỹ post đầu của e, thì cụ thấy em đã đưa ra quan điểm rồi ạ. Với em, trong gia đình ko có đúng sai. Mình càng ko thể phán xét bố mẹ đúng hay sai vì i) mình ko phải các cụ; ii) mình lại chưa ở tuổi các cụ để hiểu như các cụ đang hiểu. Nên với em, giả sử tình huống 50/50 thì em sẽ về nhì để ông bà luôn là số 1. Với em mong muốn của bố mẹ là tối ưu, ko cần bàn cãi .Vậy theo cụ:
1. Bố mẹ anh ấy có sai không?
2. Bát nước hất đi rồi, khó lấy lại lắm. Sống về sau chắc chỉ còn trách nhiệm mà thôi. Liệu anh con trai kia có làm được không?
Hộ gia đình hay cá nhân cũng chẳng liên quan gì đến bản chất vấn đề đang nói ở đây.Không rõ nhà mới sổ đỏ ghi là hộ gia đình hay tên cá nhân
Cụ nhầm không nhỉ.Hộ gia đình hay cá nhân cũng chẳng liên quan gì đến bản chất vấn đề đang nói ở đây.
Bố mẹ trao lại quyền định đoạt tài sản của mình cho nhau, thì liên quan gì đến con cái ở đây?
Khổ quá, cái cụ nói ai mà chẳng biếtCụ nhầm không nhỉ.
Nếu hộ gia đình thì bố mẹ không có quyền định đoạt hoàn toàn cụ nhé.
Nếu viết di chúc là : 1 trong 2 người mất đi sẽ để lại toàn bộ tài sản cho người còn lại thì ok không vấn đề gì.
Nhưng ghi rõ bán cả 2 nhà thì không được cụ nhé.
Sổ đỏ đứng tên là hộ gia đình muốn bán là phải có sự đồng ý của tất cả mọi người có tên trong sổ hộ khẩu từ 15 tuổi trở lên cụ nhé.
Quán xuyến gì mà sau khi tôi mất thì bán cả 2 nhà đi cho con cháu nó ra đường tìm nhà mới ở.Khổ quá, cái cụ nói ai mà chẳng biết
Vấn đề ở đây chỉ đơn giản ở đây là hai ông bà già lo xa ( sợ tai nạn hoặc bệnh tật...) tâm sự với nhau: Tôi mà nhỡ làm sao thì nhờ ông/bà đứng ra thay tôi quán xuyến nhà cửa con cái nhé.
Đấy là tâm tình là thế, còn về luật thì một số điều phải cụ thể hóa bằng di chúc ( phân chia tài sản)...
Hoặc đơn giản hơn là ông cho lại bà tài sản THEO PHẦN ĐƯỢC HƯỞNG CỦA ÔNG , tùy bà định đoạt sau này.
Có thế thôi mà cũng phải cãi nhau
Đã nghĩ đến di chúc tức là rất am hiểu luật pháp sợ sau này con cháu bất hòa về tài sản. Nếu không viết gì thì cứ thế mà chia theo pháp luật, cái này thì phải bán mà chia cho nó chính xác đến đơn vị đồng, còn viết gì thì chia theo ý chí của người viết và thường thì không liên quan đến bán chác. Tự nhiên bảo bán nhà đi chả hiểu làm sao, cụ chủ nghĩ bán nhà như bán cái xe máy vậy sao.Không biết anh con giai nói với chủ thớt có hết câu chuyện hay không thôi
Chứ 2 cụ mà viết di chúc 1 trong 2 cụ mất thì bán cả 2 nhà thì em thật là không hiểu nổi
Có ai nói là đã bán nhà đâu???Quán xuyến gì mà sau khi tôi mất thì bán cả 2 nhà đi cho con cháu nó ra đường tìm nhà mới ở.
Tất nhiên cụ nghĩ là vk ck anh con trai bỏ tiền ra mua lại nhưng như thế thì còn gì là tình cảm bố mẹ ông bà con cháu.