Đọc bài này của cụ cực kỳ hữu ích, trước đây em nghĩ về cho thuê/thuê nhà quá đơn giản. Em sẽ chỉnh sửa lại mẫu hợp đồng cho thuê nhà em, bên thuê nào chấp nhận ký thì cho thuê, không thì thôi. Ngoài ra gửi tài sản của mình vào tay người khác cơ bản nhất vẫn là thẩm định nhân thân, nhìn mà thấy không phải người đàng hoàng tốt nhất là không giao dịch.
Cụ tham khảo thông tin ở đây có vẻ đầy đủ:
https://luatsulh.com/phap-luat/thue-nha-het-han-hop-dong-ma-khong-chiu-tra-nha-se-bi-che-tai-gi-116.html
Sau khi đọc thì em rút ra kết luận như thế này. Cho dù hợp đồng chưa đủ chặt chẽ vào thời điểm ký, nhưng thuê và cho thuê nhà được điều chỉnh bởi Luật Nhà ở, do đó,
nội dung nào không được thỏa thuận trong hợp đồng sẽ xử lý theo Luật (
Điều 132. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Luat-Nha-o-2014-259721.aspx). => Cụ hoàn toàn có quyền gửi văn bản thông báo đòi nhà và đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà, dù hợp đồng lỏng lẻo hay chặt chẽ. Bản chất 1 cái hợp đồng không công chứng đã dễ gây tranh chấp, lên Tòa mà cái hợp đồng đểu quá bị tuyên vô hiệu thì một bên trả lại tiền, một bên trả lại nhà, vẫn cứ là có lợi cho bên cho thuê.
Có điều theo cái link em gửi ở trên, theo đường kiện cáo sẽ mất thời gian, trường hợp trôi chảy:
Thời gian giải quyết
Theo Điều 191 đến Điều 220 Bộ luật Tố tụng dân sự, thời gian giải quyết vụ khởi kiện đòi nhà có thể
kéo dài đến 08 tháng với các hoạt động gồm: Phân công Thẩm phán, thụ lý vụ án, người khởi kiện nộp tạm ứng án phí, chuẩn bị xét xử,...
Để chuyển Hình sự, cùng trong cái link đã gửi em trích lại: Trong trường hợp bên cho thuê đã yêu cầu nhưng bên thuê vẫn cố tình không bàn giao lại nhà và tiếp tục sử dụng nhà thuê thì đây là hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác. Nếu đã bị xử phạt hành chính nhưng bên thuê tiếp tục chây ì, không bàn giao nhà cho chủ sở hữu, thì bên cho thuê có quyền tố cáo ra cơ quan công an có thẩm quyền. Trong trường hợp bên thuê đã bị xử phạt hành chính rồi thì cơ quan công an có thể căn cứ vào đó để xem xét, xử lý hình sự về tội “sử dụng trái phép tài sản của người khác” theo điều 177, bộ luật Hình sự năm 2015.
=>
Các bước như sau:
1. Gửi văn bản chấm dứt hợp đồng: Khỏi phải trích nội dung hợp đồng nếu hợp đồng lởm. Trích điều 132 Luật Nhà ở. Gửi chuyển phát tuần 1 văn bản + gửi 3 lần;
2. Gửi đơn trình báo lên Công an phường + bản phô tô 3 lần gửi văn bản chấm dứt hợp đồng + cuống chuyển phát tố cáo việc có dấu hiệu của hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác => yêu cầu phạt hành chính;
3. Sau khi phạt hành chính 1 tuần, bên cho thuê không trả nhà tiếp tục làm 3 cái văn bản đòi nhà gửi qua bưu điện;
4. Gửi hồ sơ lần 2 ra cơ quan công an về việc bên thuê đã bị xử phạt hành chính vẫn tiếp tục vi phạm; cơ quan công an căn cứ vào đó để xem xét, xử lý hình sự về tội “sử dụng trái phép tài sản của người khác” theo điều 177, bộ luật Hình sự năm 2015.
Chưa tìm hiểu kỹ nhưng khung hình phạt cũng khá ạ:
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."