[Funland] Chiến tranh lạnh (1945-1991)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Tuy nhiên, những chiếc tàu khác lại không may mắn như Bucharest.

26-10-1962, Khu trục hạm USS Joseph P. Kennedy, Jr. (DD-850), kiểm tra tàu chở hàng Marucla (mang cờ Li-băng) trên vùng biển Caríbe

Ngày 26-10 -1962, tàu Marucla (do Mỹ chế tạo, đăng ký ở Li-băng) được Liên Xô thuê của Panama rời cảng Riga ở bờ biển Baltic chở hàng tới Cuba. Khi còn cách quần đảo Bahamát khoảng 180 hải lý về phía đông bắc thì bị hai chiếc tàu khu trục của Mỹ chặn lại. Lính Mỹ lên tàu khám xét hàng hoá, tra hỏi thuyền viên. Tàu Marucla chỉ được phía Mỹ tha cho đi khi xác nhận hàng hoá nó chở chỉ là ô tô và phụ tùng ô tô.
Ngày 27-10 -1962, quân Mỹ lại chặn một chiếc tàu của Cuba để kiểm tra. Sau này quân Mỹ giải thích họ không khám xét tàu của Liên Xô, mà chỉ kiểm tra một chiếc tàu do Liên Xô thuê và sự lựa chọn đó là có chủ ý. Mục đích nhằm tránh xung đột không cần thiết với Liên Xô, nhưng vẫn cho thấy việc Mỹ ra lệnh ngăn chặn tàu đến Cuba không phải là lời nói suông.
Cả Mỹ và Liên Xô đều không muốn xuống thang, nhưng cũng không muốn nổ súng vào nhau. Liên Xô bị buộc phải dừng việc vận chuyển trang thiết bị mang tính tiến công tới Cuba, nhưng vẫn đẩy nhanh việc xây dựng kho dự trữ vũ khí hạt nhân, bãi phóng tên lửa ở Cuba. Trong khi đó, Mỹ vẫn tiếp tục thử nghiệm hạt nhân trên không. Ngoài ra, hai bên Xô-Mỹ còn tiến hành một cuộc đấu tranh tâm lý không khoan nhượng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
30-10-1962 - Kennedy tiếp những phi công U-2 có công trong việc phát hiện tên lửa Liên Xô ở Cuba: Trái sang Đại tá Ralph Steakley; Trung tá Joseph O'Grady; Thiếu tá Richard Heyser; Tướng Curtis LeMay, Tham mưu trường không quân; Tướng Godfrey McHugh (đứng) Trợ lý không quân của Kennedy. Ảnh: Abbie Rowe












 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Trong thời gian này, Khrushev ăn ngủ luôn trong Điện Kreml để ứng phó kịp thời với tình huống khẩn cấp. Bên kia bờ Đại Tây Dương, Kennedy lúc nào cũng kè kè bên máy điện thoại, sẵn sàng nhận thông tin và ra mệnh lệnh tác chiến. Trong một tuần xảy ra khủng hoảng, Khrushev và Kennedy đã 9 lần trao đổi thư với nhau thông qua đại sứ của hai nước, trong đó Khrushev gửi đi 4 bức và Kennedy viết 5 bức. Nội dung của những bức thư này đa số đã được công khai.
Ba giờ chiều 23-10-1962, Đại sứ quán Mỹ tại Moscow nhận bức thư đầu tiên Khrushev gửi Kennedy. Trong thư, nhà lãnh đạo Liên Xô tỏ ra rất cứng rắn: “Nói một cách thẳng thắn, những biện pháp mà ngài đưa ra trong tuyên bố là sự uy hiếp nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh của nhân dân các nước. Nước Mỹ đã công khai đi ngược lại Hiến chương Liên hợp quốc một cách thô bạo, vi phạm quy định quốc tế về việc đi lại tự do trên biển, đi theo con đường chống lại Cuba và Liên Xô”.
Liên quan đến tuyên bố của Washington rằng việc Liên Xô bố trí tên lửa ở Cuba là nhằm tiến công nước Mỹ, Khrushev khẳng định: “Những loại vũ khí ở Cuba, cho dù là thuộc loại gì đều dùng vào mục đích phòng thủ, nhằm bảo vệ Cuba khỏi sự tấn công của quân xâm lược”. Cuối cùng, Khrushev cảnh cáo: “Tôi hy vọng chính phủ Mỹ sẽ thận trọng, từ bỏ hành động đang theo đuổi, có khả năng gây ra hậu quả mang tính thảm họa đối với toàn thế giới. Liên Xô sẽ có phản ứng quyết liệt nhất, ra đòn giáng trả Mỹ”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Nhận được thư của Khrushev, Kennedy lập tức hồi âm. Sáu giờ 51 phút cùng ngày (23-10-1962), Đại sứ quán Mỹ tại Moscow trao cho Bộ Ngoại giao Liên Xô bức thư của Kennedy gửi Khrushev. Trong thư, Kennedy không chịu kém cạnh, nói rằng nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay là do Liên Xô đã bí mật bố trí vũ khí tiến công ở Cuba. Kennedy yêu cầu Khrushev lập tức đưa ra những mệnh lệnh cần thiết đối với những tàu thuyền trên đường đến Cuba, tuân thủ lệnh kiểm tra do Mỹ ban bố và được Tổ chức các quốc gia châu Mỹ phê chuẩn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Bảy giờ sáng ngày 24-10 -1962, sau khi nhận được bản dịch tiếng Nga bức thư của Kennedy, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Liên Xô lập tức chuyển cho Khrushev. Xem xong, Khrushev rất tức giận, viết ngay cho Kennedy:
“Những điều kiện của ngài đưa ra rõ ràng là khiêu khích chúng tôi. Ai đã yêu cầu ngài làm như vậy? Liên Xô quyết không đồng ý với cách làm của Mỹ. Các ngài đã đưa ra tối hậu thư, hơn nữa còn uy hiếp chúng tôi rằng nếu chúng tôi không phục tùng mệnh lệnh của các ngài, nước Mỹ sẽ sử dụng vũ lực. Thử nghĩ xem, ngài đang nói cái gì vậy! Đồng ý với yêu cầu của các ngài cũng có nghĩa quan hệ giữa các quốc gia không cần tuân theo lý tính nữa mà phải chấp nhận sự áp đặt ngang ngược. Các ngài không phải theo đuổi lý trí mà là ép buộc chúng tôi… Các ngài muốn ép buộc chúng tôi từ bỏ những quyền lợi mà tất cả các quốc gia đều được hưởng. Các ngài đang chà đạp lên các quy định của luật pháp quốc tế. Tất cả đều bắt nguồn từ sự thù địch đối với chính phủ và nhân dân Cuba. Những hành động của Mỹ nhằm vào Cuba hoàn toàn theo kiểu của bọn cường đạo, là hành vi ngu xuẩn của chủ nghĩa đế quốc”.

Cuối thư, Khrushev đã nói một cách rõ ràng với Kennedy:
“Chính phủ Liên Xô cho rằng hành vi vi phạm quyền tự do sử dụng hải phận và không gian quốc tế là một sự xâm lược đẩy nhân loại tới bờ vực của một cuộc đại chiến hạt nhân thế giới. Cho nên, chính phủ Liên Xô không thể chỉ thị cho tàu thuyền của mình đang trên đường tới Cuba phục tùng lệnh phong tỏa Cuba của hải quân Mỹ. Mệnh lệnh của các ngài đối với tàu thuyền Liên Xô phải nghiêm túc tuân thủ những quy định về đi lại ở hải phận quốc tế đã được các nước công nhận. Nếu đi ngược lại những quy định này, Mỹ sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Liên Xô sẽ không đơn thuần là người đứng nhìn những hành vi hải tặc của tàu hải quân Mỹ ở vùng biển quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa, chúng tôi sẽ buộc phải có biện pháp mà chúng tôi cho rằng là cần thiết và thích hợp để bảo vệ quyền lợi của chúng tôi”.
Khrushev cũng không quên đưa là một lời cảnh cáo: “Chúng tôi đã có tất cả những thứ cần thiết để làm điều đó!”.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,465
Động cơ
510,689 Mã lực
Đọc về vụ khủng hoảng tên lửa Cuba thì cá nhân em thêm một lần nữa rút ra kết luận là các hệ thống chính trị dựa vào đám đông (còn gọi là "dân chủ") là cực kỳ nguy hiểm cho thế giới.
Trong trường hợp này Kennedy hoàn toàn vì "hình ảnh" của mình trong mắt đám đông dân chúng mà đẩy tình hình lên một mức căng thẳng cực kỳ vô lý, bất chấp tất cả thông lệ, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp những nguy hiểm có thể xảy ra, bất chấp những gì nước Mỹ đã làm (đặt tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản...).

Rất may Khrushev (và Bộ chính trị *** Liên Xô) đã biết kìm chế và nhẫn nhịn, tránh được cho thế giới một thảm họa hạt nhân. Vì hành động này cho nên họ đã và sẽ tiếp tục bị đám đông toàn thế giới chê cười. Kennedy trẻ ranh, hung hăng nguy hiểm được coi là "chiến thắng" và được tung hô trong vụ này.

Năm sau thì Kennedy bị bắt vỡ sọ ở Dallas, TX, đến giờ đa số vẫn không biết do ai đứng đằng sau.

Rất có thể người ra lệnh là một lực lượng nào đó ở ngay trong nước Mỹ, vì hành động của Kennedy đe dọa sự an toàn của chính nước Mỹ. Nhưng cũng không ngạc nhiên là bất kể một lực lượng nào trên thế giới cũng có thể thấy Kennedy quá liều lĩnh và cần phải bị trừ khử: KGB, CIA, các tài phiệt Do Thái, Mossad, Đảng Cộng hòa, Đảng Dân chủ, v.v...

Mấy năm sau thì người em ruột Robert Kennedy, người đồng minh thân cận, người được coi là sẽ tiếp nối chính sách của J.F. Kennedy, cũng bị ám sát trong khi đang tranh cử tổng thống.
 
Chỉnh sửa cuối:

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,465
Động cơ
510,689 Mã lực
Nói thêm là việc đẩy vấn đề lên đến mức này là hoàn toàn không có cơ sở hợp lý về mặt quân sự.
Tên lửa của LX dù bắn từ đất LX bay đến Mỹ hết 30 phút thì lúc đó công nghệ của Mỹ cũng hoàn toàn bó tay.
Đó là chưa kể các máy bay ném bom tầm xa.
Và vài năm sau đó thì công nghệ của LX cho phép tên lửa phóng từ tàu ngầm, vài phút là bay tới đất Mỹ, chẳng khác gì đặt ngay ở Cuba (và còn nguy hiểm hơn).
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực

23-10-1962, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Adlai Stevenson yêu cầu Liên Xô rút tẽn lửa ra khỏi Cuba dưới sự giám sát của Liên hợp quốc



23-10-1962, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Adlai Stevenson yêu cầu Liên Xô rút tẽn lửa ra khỏi Cuba dưới sự giám sát của Liên hợp quốc


23-10-1962, với 18/0 phiếu thuận, Tổ chức các nước châu Mỹ, ủng hộ Mỹ xừ lý vấn đề Cuba. Ghế Cuba bị bỏ trống
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Đêm 22-10-1962, Đại sứ Mỹ tại LHQ, Adlai Stevenson, trình lên Chủ tịch (tháng 10) Hội đồng Bảo an, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đại diện Liên Xô tại LHQ, Valerian Zorin, thư của chính phủ Mỹ và một bản dự thảo nghị quyết, yêu cầu triệu tập hội nghị khẩn cấp vào ngay sáng hôm sau để thảo luận về tình hình Cuba.
Bản dự thảo nghị quyết của Mỹ yêu cầu phải dỡ bỏ, triệt thoái toàn bộ tên lửa và các loại vũ khí tiến công Liên Xô bố trí ở Cuba, cử đoàn quan sát LHQ đến Cuba xác nhận việc thực hiện nghị quyết và việc kết thúc các biện pháp cách ly sau khi các yêu cầu trên được hoàn thành.
Liên Xô cũng chính thức yêu cầu Hội đồng Bảo an thảo luận vấn đề “Mỹ vi phạm Hiến chương LHQ và gây nguy hại cho hòa bình thế giới”.
Mạnh mẽ hơn cả, Cuba yêu cầu Mỹ lập tức rút đội quân xâm lược ra khỏi vùng duyên hải Cuba, đình chỉ lệnh phong tỏa phi pháp và mọi hành động gây hấn có tổ chức của đặc vụ Mỹ tại căn cứ hải quân Mỹ tại Guantanamo (thuộc lãnh thổ Cuba) cũng như mọi hành động can thiệp, xâm phạm lãnh thổ, vùng trời của Cuba.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Trước yêu cầu của ba nước: Mỹ, Liên Xô và Cuba, tối 23-10-1962, Hội đồng Bảo an LHQ nhóm họp khẩn cấp. Với tư cách Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ, Zorin cho rằng lý do mà Mỹ yêu cầu triệu tập hội nghị là “hoàn toàn không có căn cứ, chỉ phục vụ mưu đồ che đậy hành vi xâm lược và thói ngang ngược, vô lý, vụng về của Mỹ đối với Cuba”.
Stevenson phát biểu, nhắc lại những yêu cầu của Mỹ đưa ra trong bản dự thảo nghị quyết, giải thích tại sao Mỹ lại ra lệnh phong tỏa đường biển đối với Cuba. Stevenson nói:
“Chính phủ Mỹ cho rằng sự phát triển của tình hình Cuba gần đây như: đem Chiến tranh Lạnh vào trung tâm châu Mỹ, không nghi ngờ gì đã đe dọa hòa bình của khu vực này cũng như của thế giới”.
Đại diện Liên Xô chỉ trích Mỹ đã không thông qua đàm phán và tìm cách tiếp xúc để làm rõ mục đích tự vệ trong hành động của Liên Xô ở Cuba, mà lại có hành vi xâm lược ở biển Caribe, vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế đã được công nhận, đẩy thế giới tới bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Phía Liên Xô cho rằng chỉ có dỡ bỏ lệnh phong tỏa Cuba mới làm cho tình hình bình thường trở lại và thế giới thoát khỏi nguy cơ chiến tranh.
Đại diện Cuba tuyên bố việc Mỹ phong tỏa Cuba là hành động chiến tranh, chống lại độc lập của Cuba, đồng thời cho biết Havana sẽ giáng trả “mọi hành động phi pháp của chủ nghĩa đế quốc Bắc Mỹ”.
Cuba cũng phản đối kiến nghị cử phái đoàn LHQ tới Cuba để giám sát và quyết không chấp nhận những hành động kiểu như LHQ đã làm ở Congo.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực

25-10-1962, Đại sứ Mỹ tại LHQ Adlai Stevenson (thứ hai, phải sang) đối mặt với đại diện Liên Xô Valerian Zorin (trái) trước không ảnh tên lửa Liên Xô ở Cuba lại phiên họp khẩn cấp Hội đồng Bảo an LHQ



25-10-1962, Đại sứ Mỹ tại LHQ Adlai Stevenson (thứ hai, phải sang) đối mặt với đại diện Liên Xô Valerian Zorin (trái) trước không ảnh tên lửa Liên Xô ở Cuba lại phiên họp khẩn cấp Hội đồng Bảo an LHQ


27-10-1962 - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quổc họp khẩn cấp Sự kiện khùng hoàng lên lừa ở Cuba
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Ngày 24 và 25-10-1962, Hội đồng Bảo an LHQ tiếp tục tranh cãi quyết liệt về tình hình khu vực Caribe. Các nước như: Rumani, Ghana… ủng hộ lập trường của Moscow và Havana, cho rằng Cuba có quyền độc lập lựa chọn chế độ chính trị và sử dụng tất cả các biện pháp phòng vệ cần thiết bảo vệ tự do cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của mình, lên án việc Mỹ phong tỏa Cuba, coi đó là sự đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới.
Các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lại ủng hộ hành động phong tỏa Cuba của Mỹ. Đại diện các nước: Anh, Pháp… phát biểu ủng hộ dự thảo nghị quyết của Mỹ.
Cuộc tranh cãi giữa hai phe vì thế diễn ra hết sức quyết liệt và kết quả là không đạt được bất cứ kết quả nào. Hy vọng giải quyết cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba được gửi gắm cho LHQ. Cả thế giới dõi theo từng hành động, khắc khoải chờ đợi sự lên tiếng của Tổng Thư ký LHQ, U Thant.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới này, cả Khrushev lẫn Kennedy đều viết thư cho U Thant, yêu cầu ông kêu gọi phía đối phương không được có bất cứ hành động nguy hiểm nào.
Ngày 24-10-1962, tại Hội đồng Bảo an, U Thant trang trọng đọc thư gửi Khrushev và Kennedy.
U Thant cho biết đứng trước tình hình nghiêm trọng như hiện nay, đại diện thường trực rất nhiều nước thành viên LHQ đã đề nghị ông đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp.
U Thant yêu cầu Mỹ và Liên Xô kiềm chế. Vì hòa bình và an ninh thế giới, tất cả các bên liên quan không được có bất cứ hành động gì khiến tình hình xấu thêm và làm nảy sinh nguy cơ chiến tranh.
Mỹ và Liên Xô phải tự nguyện đình chỉ việc vận chuyển mọi loại vũ khí về phía Cuba cũng như các biện pháp cách ly bao gồm cả việc lục soát các chuyến tàu đến Cuba.
Theo U Thant, đã 17 năm trôi qua kể từ khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc, giữa các nước lớn chưa từng xảy ra tình trạng thù địch nguy hiểm và cấp bách như hiện nay. LHQ đang đứng trước trách nhiệm trọng đại và trong thời khắc nghiêm trọng này, đàm phán và thỏa hiệp là con đường duy nhất đem lại hòa bình cho thế giới.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Tuy nhiên, lúc đó, trong những bức thư gửi cho nhau, Khrushev và Kennedy vẫn dùng những lời lẽ cứng rắn. Tàu Liên Xô vẫn tiến về phía Cuba. Việc xây dựng các căn cứ tên lửa của Liên Xô ở Cuba vẫn được đẩy mạnh. Mỹ thì đang lên phương án oanh tạc có trọng điểm nhằm vào Cuba.
Cho nên, lời kêu gọi khẩn cấp của U Thant không nhận được sự hưởng ứng tích cực ngay lập tức từ hai bên liên quan trực tiếp là Mỹ và Liên Xô. Trong bức thư trả lời, Kennedy không chấp nhận những yêu cầu của U Thant, đồng thời nhắc lại những điều kiện Mỹ đưa ra trong dự thảo nghị quyết mà Stevenson trình Hội đồng Bảo an.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Xuất hiện dấu hiệu xuống thang
Ngày 25-10-1962, U Thant lại viết gửi thư cho Kennedy và Khrushev. Trong thư gửi Khrushev, U Thant chỉ rõ việc tàu Liên Xô tiến về Cuba càng làm cho người Mỹ cảm thấy bị khiêu khích hơn. U Thant hy vọng Khrushev có thể chỉ thị cho những chiếc tàu Liên Xô trên đường tới Cuba không được tiến vào khu vực ngăn chặn do Mỹ đặt ra. Trong thư gửi Kennedy, U Thant cho biết ông đã yêu cầu nhà lãnh đạo Liên Xô chỉ thị cho những chiếc tàu Liên Xô trên đường tới Cuba không được tiến vào khu vực ngăn chặn do Mỹ đặt ra, yêu cầu ông chủ Nhà Trắng ra lệnh cho các chiến hạm Mỹ trong vài ngày tới cố gắng tránh đối mặt với tàu thuyền Liên Xô.
Mỹ đã có phản ứng tích cực đối với kiến nghị của U Thant. Bằng chứng là Washington đã đồng ý rằng chỉ cần những chiếc tàu Liên Xô đang trên đường tới Cuba không đi vào khu vực ngăn chặn do Mỹ đặt ra, các chiến hạm Mỹ sẽ tìm mọi cách tránh đối mặt với tàu Liên Xô ở biển Caribe.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, Khrushev cũng có phản ứng tương tự khi cho biết: “Tôi tiếp nhận kiến nghị của ngài và đã ra lệnh cho thuyền trưởng các tàu của Liên Xô trên đường tới Cuba chưa đi vào vùng hải tặc của các chiến hạm Mỹ không tiến vào khu vực ngăn chặn”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Kì thực, ban đầu, Mỹ và Liên Xô ra sức phô trương thực lực quân sự buộc đối phương nhượng bộ, nhưng khi nhìn thấy bóng ma của cuộc chiến tranh hạt nhân cả hai đều tỏ ra rất thận trọng. Hơn ai hết, Mỹ và Liên Xô biết rõ hậu quả của một cuộc chiến tranh hạt nhân là như thế nào. Khrushev đã không chỉ một lần tuyên bố chỉ có những kẻ điên rồ mới phát động chiến tranh hạt nhân. Chính vì thế, sau khi bày trận, nhận thấy không thể làm đối phương khuất phục, cả Mỹ và Liên Xô đều cảm thấy sợ và bắt đầu tìm đường lui.
Ngày 27-10, Khrushev viết thư gửi Kennedy, biểu thị mong muốn giải quyết cuộc khủng hoảng thông qua đàm phán. Khrushev cho rằng quan tâm tới an ninh của nhân dân Mỹ và hoà bình thế giới là trách nhiệm hàng đầu của Tổng thống Mỹ. Là người đứng đầu Chính phủ Liên Xô, Khrushev cũng thấy sứ mệnh của mình là quan tâm đến an ninh của nhân dân Liên Xô và hoà bình thế giới. Việc Liên Xô bố trí tên lửa ở Cuba chỉ nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của hòn đảo này, không phục vụ mục đích tấn công nước Mỹ. Do dó, số lượng và uy lực của các đơn vị tên lửa bố trí tại Cuba về căn bản không thể so sánh được với Mỹ. Khrushev còn viết:
“Việc ngài muốn loại trừ mối nguy hiểm đối với nước Mỹ là có thể hiểu được. Nhưng người Cuba cũng nghĩ như vậy. Tất cả mọi quốc gia trên thế giới này đều không muốn mình bị đe doạ. Do đó, lẽ nào chúng tôi có thể nhượng bộ trước hành động của các ngài? Trên thực tế, các căn cứ quân sự của các ngài đang bao vây chúng tôi và các đồng minh của chúng tôi. Các ngài cũng đang tự ý xây dựng căn cứ quân sự và bố trí tên lửa xung quanh chúng tôi, nhằm vào chúng tôi. Ngài lo lắng trong vấn đề tên lửa tại Cuba vì hòn đảo này chỉ cách nước Mỹ có 90 dặm Anh (gần 145 km), nhưng đất nước chúng tôi lại giáp với Thổ Nhĩ Kỳ” (Ý của Khrushev là đáng ra Liên Xô mới phải là người phải lo lắng hơn vì những quả tên lửa của Mỹ bố trí tại Thổ Nhĩ Kỳ).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Trong thư, Khrushev cũng kiến nghị Liên Xô và Mỹ tiến hành đàm phán, thương thảo loại trừ sự uy hiếp lẫn nhau:
1. Liên Xô rút tên lửa hạt nhân ra khỏi Cuba. Mỹ cũng phải rút tên lửa hạt nhân ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Công tác giám sát việc rút tên lửa của hai bên do LHQ đảm nhiệm;
2. Liên Xô tuyên bố tại LHQ bảo đảm tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ, không can thiệp vào công việc nội bộ và không xâm phạm Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ cũng phải đảm bảo trước LHQ không xâm phạm Cuba, không can thiệp vào công việc nội bộ, tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Cuba.
Rõ ràng, Khrushev muốn cả Mỹ và Liên Xô phải có sự nhượng bộ đối đẳng với nhau nhằm giữ thể diện khi rút tên lửa ra khỏi Cuba.
Khi đó, các nhà quan sát nước ngoài ở Moscow cho rằng người Mỹ và người Liên Xô đã bắt đầu thương vụ buôn bán của mình.
Năm giờ chiều 27-10-1962, bức thư của Khrushev được trao cho Đại sứ quán Mỹ tại Moscow. Bản sao của nó cũng được gửi cho Tổng Thư ký LHQ U Thant. Đài Phát thanh Moscow sau đó cũng cho phát đi toàn văn bức thư này. Rất nhanh sau đó, Kennedy đã viết thư trả lời. Trong thư, Kennedy đồng ý rằng nếu Liên Xô rút hết những loại vũ khí mà theo phía Mỹ thuộc loại tiến công, Washington sẽ nhanh chóng dỡ bỏ lệnh phong tỏa Cuba và bảo đảm không xâm phạm Cuba.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Nhưng Kennedy cũng đưa ra hai điều kiện kèm theo:
1. Liên Hợp Quốc phái tiểu ban chuyên môn tới Cuba giám sát việc rút tên lửa hạt nhân;
2. Liên Xô phải đảm bảo không tiếp tục vận chuyển vũ khí tới Cuba.
Điều đáng chú ý là Kennedy đã không đề cập tới vấn đề vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ.
8 giờ 5 phút chiều 27-10-1962, bức thư của Kennedy được trao cho Đại sứ quán Liên Xô ở Washington và 10 giờ 30 phút sáng hôm sau thì có mặt ở Bộ Ngoại giao Liên Xô. Ngày 28-10-1962, Kennedy ra tuyên bố hoan nghênh kiến nghị đàm phán của Khrushev. Tối hôm đó, đại diện đàm phán của Liên Xô, Thứ trưởng Ngoại giao Vasily Vasilyevich Kuznetsov đã tới New York. Trong khi đó, Tổng Thư ký LHQ U Thant cũng liên tục hội đàm với đại diện 3 nước: Mỹ, Liên Xô và Cuba.
Do Liên Xô và Mỹ đều có dấu hiệu xuống thang, nên khủng hoảng trên biển Caribe đã xuất hiện tia hy vọng hoà hoãn và chuẩn bị đi tới hồi kết.
Kennedy cuối cùng cũng có thể rời phòng làm việc về nhà đoàn tụ cùng gia đình.
Khrushev thở phào nhẹ nhõm, đề nghị chính phủ cùng với các nhân vật quan trọng khác đi xem kịch ở nhà hát Moscow.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Khrushev đã nói rằng:
“Nhân dân Liên Xô và người nước ngoài sẽ chú ý đến chúng ta. Đi xem kịch có thể làm chúng ta bình tĩnh trở lại. Họ (nhân dân Liên Xô và người nước ngoài) sẽ nghĩ nếu Khrushev và những nhà lãnh đạo Liên Xô khác có thể đi xem kịch vào lúc này vậy thì chí ít tối nay chúng ta có thể yên tâm đi ngủ'”.
Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba dường như chỉ còn đợi làm nốt những công việc “hậu sự”.
Trong thư gửi Khrushev, U Thant viết: “Tôi rất chú ý đến kiến nghị mang tính xây dựng của ngài nhằm loại bỏ tình hình căng thẳng ở khu vực Caribe. Tôi tin rằng sau khi kiến nghị này được thực thi, tình hình khu vực Caribe sẽ trở lại bình thường”.
Chính do tình hình diễn tiến thuận lợi như vậy, nên nhiều người cho rằng cuộc khủng hoảng trên biển Caribe tới đây là kết thúc, hoà bình đã được vãn hồi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Kỳ thực, trong ván cờ tên lửa Cuba, bước đầu, Kennedy đã ghi điểm trước Khrushev. Tại sao lại nói vậy? Đó là bởi, ông chủ Nhà Trắng chỉ bảo đảm: sau khi Liên Xô rút vũ khí tiến công khỏi Cuba, sẽ nhanh chóng dỡ bỏ lệnh phong toả và không xâm phạm đảo quốc này, tuyệt nhiên không đả động tới việc đóng cửa căn cứ hải quân Mỹ ở Guantanamo – vấn đề vô cùng quan trọng đối với Cuba.
Kennedy cũng khéo léo lấy việc giải quyết vấn đề căn cứ quân sự của mình tại Thổ Nhĩ Kỳ (thiết thân nhất đối với Liên Xô) làm “mồi dụ”, buộc Khrushev phải đồng ý với những yêu cầu của phía Mỹ. Thay vì công khai đề cập trong bức thư hồi âm gửi Khrushev ngày 27-10-1962, Kennedy đã bí mật chìa cành ô liu về phía Khrushev, cam kết nếu Liên Xô rút tên lửa khỏi Cuba, Mỹ sẽ xem xét việc rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top