[Funland] Chiến tranh lạnh (1945-1991)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Theo tiết lộ của Anatoly Dobrynin, ngày 26-10-1962, vị Đại sứ Liên Xô tại Mỹ này đã có cuộc gặp gỡ bí mật với em trai Tổng thống John Kennedy, Bộ trưởng Tư pháp, Robert Kennedy, ngay trong Đại sứ quán Liên Xô ở Washington. Robert đã nói với Dobrynin rằng Tổng thống Kennedy đang xem xét việc rút từng bước tên lửa của Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, những quả tên lửa này được bố trí theo quyết định của NATO, do đó, nó không thể trở thành một phần trong hiệp định Mỹ-Xô. Kennedy hy vọng Khrushev có thể hiểu được điều này. Nhận thấy hai bên cũng đã xây dựng được sự tin tưởng cho dù mới ở chừng mực thấp và sau khi có được lời cam kết ngầm của Kennedy, ngày 27-10-1962, Khrushev quyết định rút tên lửa khỏi Cuba. Nhưng thực tế sau này chứng minh, Kennedy đã lừa Khrushev bởi tên lửa của Liên Xô rời Cuba, nhưng tên lửa của Mỹ vẫn ở lại Thổ Nhĩ Kỳ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Về phần mình, bị kẹp giữa cuộc đấu giữa hai siêu cường, đối mặt với sự uy hiếp của Mỹ và những bức thư công khai của Khrushev, người Cuba không chỉ bất bình, mà còn có cảm giác “bị đem ra bán”.
Trưa 28-10-1962, Fidel Castro có bài phát biểu rất dài ở Havana, đưa ra 5 điều kiện với Mỹ:
1. Dỡ bỏ phong toả kinh tế;
2. Không được tiếp tục sử dụng đường hàng không tiếp tế vũ khí, đưa gián điệp và các phần tử phá hoại thâm nhập Cuba tiến hành các hoạt động lật đổ;
3. Máy bay thuộc các căn cứ Mỹ không được tiếp tục tiến hành tập kích Cuba;
4. Máy bay Mỹ không được xâm phạm vùng trời Cuba;
5. Người Mỹ phải rút khỏi Guantanamo của Cuba.
Không chỉ có vậy, Fidel còn kiên quyết phản đối việc LHQ cử đoàn giám sát đến Cuba giám sát việc Liên Xô rút tên lửa khỏi nước này vì đó là hành động chà đạp lên chủ quyền của Cuba.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực


22-10-1962 - T.hủ tướng Fidel Castro phát biểu trên truyền hình phản đối Hoa Kỳ phong toả bờ biển Cuba trong Sự kiện khủng hoảng tên lửa



23-10-1962 - T.hủ tướng Fidel Castro phát biểu trên truyền hình phản đối Hoa Kỳ phong toả bờ biển Cuba trong Sự kiện khủng hoảng tên lửa
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực

30-10-1962 – Fidel Castro cùng quan chức Cuba hội đàm với Tổng thư ký Liên hợp quốc U. Thant giải quyết vụ khùng hoảng tên lửa ở Cuba



30-10-1962 – Fidel Castro đồng ý với giải pháp hoà binh của Tổng thư ký Liên hợp quốc U. Thant về vụ khủng hoảng lên lửa ở Cuba
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Thái độ cứng rắn của Fidel đã gây ra trở ngại lớn đối với việc thực thi thỏa thuận Xô-Mỹ, nhưng lại nhận được sự ủng hộ của nhân dân Cuba cũng như bạn bè quốc tế. Trước tình hình đó, Khrushev năm lần bảy lượt khuyên người Cuba không nên xử trí công việc theo tình cảm, cần phải kiềm chế ở mức cao nhất: “Chúng tôi, với thành ý sâu sắc, rất muốn khuyên các bạn phải nhẫn nại, nhẫn nại hơn nữa, phải kiềm chế, kiềm chế hơn nữa. Đương nhiên, nếu kẻ địch thực sự xâm phạm đường biên giới thì phải sử dụng mọi biện pháp đánh trả quân xâm lược”. Khrushev còn nói với Fidel: “Tôi cho rằng kiến nghị của đồng chí là không thỏa đáng. Chúng ta đang ở giai đoạn bước ngoặt trong việc loại bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang rất nóng bỏng. Đương nhiên, tấn công hạt nhân sẽ khiến Mỹ chịu tổn thất rất lớn. Nhưng Liên Xô và cả phe xã hội chủ nghĩa cũng bị tổn hại nghiêm trọng. Đặc biệt, tổn thất của Cuba và nhân dân Cuba lại càng không thể tưởng tượng được”.
Sau khi Liên Xô và Mỹ đạt được thỏa thuận miệng liên quan đến việc Liên Xô rút tên lửa khỏi Cuba và Mỹ rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, người Cuba càng có cảm giác “bị đem ra bán”. Sau này, Khrushev nhớ lại: “Khi quan hệ Xô-Mỹ bắt đầu được khôi phục thì quan hệ giữa Liên Xô và Cuba lại xấu đi. Thậm chí, Fidel còn đình chỉ việc tiếp Đại sứ của chúng tôi. Trong con mắt người Cuba, việc chúng tôi rút tên lửa đi đã chuốc phải thất bại về mặt đạo nghĩa”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Quan hệ Liên Xô-Cuba căng thẳng. Không thể thuyết phục được Fidel chấp nhận sự giám sát của LHQ, Khrushev đành phải nhờ tới Tổng Thư ký U Thant. Ngày 27-10, U Thant gửi điện cho Fidel, kêu gọi Cuba đình chỉ việc xây dựng và phát triển thiết bị cũng như hạ tầng quân sự quan trọng trong thời gian diễn ra đàm phán. Fidel trả lời rằng Cuba sẵn sàng chấp nhận đề nghị của U Thant với điều kiện Mỹ không được tiến hành uy hiếp và xâm nhập Cuba. Fidel cũng mời U Thant thăm Cuba, thảo luận tình hình Cuba, bao gồm cả việc Cuba bị phong tỏa.
Ngày 30-10-1962, Tổng Thư ký Liên hợp U Thant đến Havana, bắt đầu chuyến thăm Cuba. Trong hội đàm, Fidel nhắc lại lập trường và quan điểm của Cuba, kiên quyết từ chối mọi kiến nghị của U Thant liên quan tới việc giám sát quá trình Liên Xô rút tên lửa khỏi nước này. Ngay ngày hôm đó, Cuba ra thông báo: “Sau hai giờ trao đổi ý kiến, đoàn đại biểu LHQ do Tổng Thư ký U Thant dẫn đầu và đoàn đại biểu Cuba do đồng chí Fidel làm trưởng đoàn đã quyết định tiếp tục hội đàm vào sáng thứ 4, không đạt được bất cứ thỏa thuận nào”. Ba giờ chiều ngày hôm sau, U Thant và Fidel lại cùng nhau tham gia cuộc hội đàm kéo dài 1 tiếng 40 phút. Tuy nhiên, hai bên không đạt được tiến triển thực chất. Sứ mệnh hòa bình của U Thant đã hết cửa hy vọng.
(thực tế Fidel Castro phải chấp thuận quyết định của Liên Xô)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Ngày 11-11-1962, Khrushev viết thư gửi Kennedy. Trong thư, ngoài việc biểu thị sự bất bình của mình, Khrushev đã có biểu hiện xuống thang khi cho biết nếu Mỹ bảo đảm không xâm lược Cuba, Liên Xô sẽ đồng ý về nguyên tắc việc rút Il-28 khỏi Cuba. Ngay ngày hôm sau, Kennedy đã trả lời rằng nếu Liên Xô đồng ý rút các máy bay ném bom Il-28 khỏi Cuba trong 30 ngày, Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với Cuba. Ngày 13-11, Khrushev lại viết một bức mật thư khác gửi Kennedy, đề nghị việc rút Il-28 khỏi Cuba sẽ diễn ra trong 2-3 tháng và yêu cầu Mỹ đình chỉ việc giám sát đường không đối với Cuba và ký hiệp định cùng Cuba với sự tham gia của Tổng Thư ký LHQ, U Thant.
Tuy nhiên, Kennedy vẫn kiên quyết yêu cầu Liên Xô phải rút Il-28 khỏi Cuba trong 30 ngày và cam kết không vận chuyển vũ khí tiến công đến Cuba nữa. Chỉ có như vậy, Mỹ mới có thể xem xét việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với Cuba. Đồng thời, Kennedy còn đưa ra tối hậu thư, yêu cầu Khrushev phải trả lời thỏa mãn điều kiện của Mỹ trong vòng 24 giờ.
Kennedy bỏ lửng, không nói rõ hậu quả sẽ ra sao trong trường hợp Khrushev không đáp ứng yêu cầu của tối hậu thư. Nhưng trên thực tế, Lầu Năm góc lập tức tăng cường giám sát đường không và tuần tra trên biển đối với Cuba.
Kết quả, Khrushev lại phải nhượng bộ một lần nữa.
Đêm 19-11, Khrushev viết tiếp một bức mật thư nữa gửi Kennedy, đồng ý rằng Liên Xô sẽ rút Il-28 khỏi Cuba trong 30 ngày nhưng với điều kiện Mỹ phải dỡ bỏ lệnh phong toả đối với Cuba.
 

trai_lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-384410
Ngày cấp bằng
26/9/15
Số km
463
Động cơ
245,962 Mã lực
Tuổi
56
"Tôi còn đau hơn ông"
Bức tranh biếm hoạ của phương Tây phần nào nói tình thế đau đớn của Fidel Castro

ơn trời lão phi này đã tèo...........................
 

mê xe đẹp

Xe tăng
Biển số
OF-27552
Ngày cấp bằng
16/1/09
Số km
1,375
Động cơ
498,890 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Website
vn.360plus.yahoo.com
Các nước Đông Âu khi được nới lỏng kiểm soát đều đồng loạt tránh LX và Nga như hủi. Mới nhất là ông em Syria, ông anh cũng nói như rồng nhưng cuối cùng cũng chả làm gì khi thằng em bị tẩn. Chơi kiểu tao chỉ biết lợi ích của tao, còn léo quan tâm đến chúng mày thì bảo sao LX và Nga chả bao giờ có đàn em thân thiết.
 

schoolmusical

Xe đạp
Biển số
OF-532075
Ngày cấp bằng
13/9/17
Số km
11
Động cơ
169,730 Mã lực
Tuổi
33
Các nước Đông Âu khi được nới lỏng kiểm soát đều đồng loạt tránh LX và Nga như hủi. Mới nhất là ông em Syria, ông anh cũng nói như rồng nhưng cuối cùng cũng chả làm gì khi thằng em bị tẩn. Chơi kiểu tao chỉ biết lợi ích của tao, còn léo quan tâm đến chúng mày thì bảo sao LX và Nga chả bao giờ có đàn em thân thiết.
giờ chỉ còn belarussia là thân vs Ngú nhất vì chí ít cùng dòng giống chứ U cà hay các nước baltic thì say no hẳn vs thằng côn đồ, đến thằng em thân thiết Kazakstant cũng lưng chừng ko mặn mà gì với Ngú, và cho cả Mỹ đóng căn cứ quân sự cho chắc cú
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực

2-11-1962 – Phó t.hủ tướng Liên Xô Anastas Mikoyan tới Havana thương thuyết với Fidel Castro chấp nhận thoả thuận Mỹ-Xô về cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân ở Cuba

Việc trao đổi với người Mỹ cơ bản đã hoàn tất, vấn đề khó khăn bấy giờ đối với Khrushev là thuyết phục người Cuba.
Sứ mệnh nặng nề ấy được giao cho Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Anastas Hovhannesi Mikoyan.
Ngày 2-11, Mikoyan tới Havana, bắt đầu chuyến thăm Cuba, mục đích, theo hãng thông tấn TASS, là “trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế với chính phủ Cuba”. Trong thời gian ở Cuba, Mikoyan đã nhiều lần hội đàm với Fidel, Raul và một số nhà lãnh đạo cao cấp khác của Cuba.
Nội dung cụ thể của các cuộc hội đàm tới nay vẫn được giữ kín, nhưng với những gì diễn ra sau đó cho thấy lập trường hai bên cách xa nhau. Mikoyan khuyên Cuba đáp ứng những điều kiện tối thiểu của người Mỹ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Fidel kiên trì lập trường 5 điểm, lấy đó làm tiền đề đảm bảo Mỹ không xâm lược Cuba.
Sự căng thẳng giữa hai bên còn được thể hiện ngay trong buổi chiêu đãi kỉ niệm Cách mạng tháng Mười ở Cuba. Hôm đó, Fidel đã không đề nghị nâng cốc vì tình hữu nghị giữa hai nước. Mikoyan cũng không cần giữ lễ tiết, chủ động nói nâng cốc “vì tổ quốc và thắng lợi”.
Ban đầu, chuyến thăm Cuba của Mikoyan dự định diễn ra trong một tuần, nhưng do chưa hoàn thành sứ mệnh được giao, nên Mikoyan đành phải ở lại, thậm chí không thể về nhìn vợ lần cuối (vợ Mikoyan mất ngày 3-11-1962).
Tối hậu thư của Kennedy buộc Khrushev phải đạt được thoả thuận khẩn cấp với Cuba. Nhằm phá vỡ bế tắc trong các cuộc đàm phán với Cuba, Khrushev đành phải nhượng bộ Fidel, đưa ra nhiều cam kết ủng hộ Cuba về chính trị và kinh tế nhằm đổi lấy sự “bỏ qua” của Cuba trong vấn đề triệt thoái vũ khí khỏi đảo quốc này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Bức tranh biếm hoạ của phương Tây phần nào nói tình thế đau đớn của Fidel Castro và Khrushev
"Tôi còn đau hơn ông đấy"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Tối hậu thư của Kennedy buộc Khrushev phải đạt được thoả thuận khẩn cấp với Cuba. Nhằm phá vỡ bế tắc trong các cuộc đàm phán với Cuba, Khrushev đành phải nhượng bộ Fidel, đưa ra nhiều cam kết ủng hộ Cuba về chính trị và kinh tế nhằm đổi lấy sự “bỏ qua” của Cuba trong vấn đề triệt thoái vũ khí khỏi đảo quốc này.
Căn cứ vào hiệp định mậu dịch và ủng hộ được kí kết giữa Liên Xô và Cuba vào tháng 2-1962, Liên Xô cam kết trong 5 năm, mỗi năm mua 1 triệu tấn đường của Cuba, cung cấp cho Cuba máy móc, thiết bị công nghiệp cũng như các loại thương phẩm cần thiết và khoản vay trị giá 100 triệu USD.
Bị kẹp giữa cuộc đấu của hai “ông lớn”, sau khi cân nhắc tất cả mọi mặt, cuối cùng, ngày 19-11-1962, Fidel Castro cũng đưa ra phản ứng thích hợp, cùng Mikoyan viết thư gửi U Thant, đồng ý rút 42 bệ phóng tên lửa và những chiếc Il-28; về nguyên tắc, cho phép các thanh sát viên LHQ đến Cuba làm công tác giám sát.
Rốt cuộc, Mikoyan đã hoàn thành nhiệm vụ, ông qua Hoa Kỳ gặp Tổng thống Kennedy hôm 29-11-1962, rồi trở về Moscow.


29-11-1962 – Tổng thống John F. Kennedy tiếp Phó t/hủ tướng Liên Xô Anastas Mikoyan (giữa, phải) tại Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng, Washington, D.C. Phiên dịch Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Natalie Kushnir, đứng thứ hai bên phải sang. Ảnh: Abbie Rowe (1905-1967)








29-11-1962 – Tổng thống John F. Kennedy tiếp Phó t.hủ tướng Liên Xô Anastas Mikoyan (giữa, phải) tại Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng, Washington, D.C. Phiên dịch Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Natalie Kushnir, đứng thứ hai bên phải sang. Ảnh: Abbie Rowe (1905-1967)


29-11-1962 – Phó t.hủ tướng Liên Xô Anastas Mikoyan (giữa) phát biểu với truyền thông sau khi gặp Tổng thống John F. Kennedy. Phóng viên Nhà Trắng cho United Press International (UPI) Helen Thomas đứng cạnh Mr. Mikoyan. Ảnh: Abbie Rowe
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Người Mỹ vẫn chưa thoả mãn với kết quả đàm phán giữa Liên Xô và Cuba. Ngày 21-11-1962, Kennedy viết thư gửi Khrushev trách cứ: “Tôi rất lấy mà tiếc vì ngài đã không thể thuyết phục được Fidel chấp nhận một hình thức giám sát hoặc kiểm tra tại Cuba”.
Quá mệt mỏi, Khrushev không muốn sóng gió lại nổi lên trên biển Caribe, ngày hôm sau viết thư trả lời Kennedy, biểu thị: “Mọi người cần hiểu cho lập trường của các nhà lãnh đạo Cuba. Cuba là một nước nhỏ nằm ngay bên cạnh một cường quốc như Mỹ. Ngay từ khi cách mạng Cuba bắt đầu, Mỹ đã không hữu hảo đối với Cuba. Hơn nữa, không ai có thể quên được Mỹ đã từng một lần xâm lược Cuba”.
Ngày 20-11-1962, trong một cuộc họp báo, Kennedy tuyên bố: do Liên Xô đồng ý rút máy bay Il-28. Mỹ quyết định dỡ bỏ lệnh phong toả quân sự đối với Cuba. Trong hai bức thư cuối cùng Kennedy và Khrushev gửi cho nhau, người ta đã thấy xuất hiện nhưng cụm từ như: “cảm ơn vì sự thấu hiểu”, “hài lòng vì thái độ linh hoạt”. Đặc biệt, cuối thư hai nhà lãnh đạo đã viết: “gửi lời chúc tốt đẹp của tôi và phu nhân của tôi tới phu nhân ngài và toàn thể thành viên trong gia đình ngài”, chính thức đặt dấu chấm hết cho cuộc khủng hoảng trên biển Caribe, kéo dài gần một tháng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Hai vụ việc suýt đưa thế giới tới thảm hoạ trong sự kiện khủng hoảng tên lửa ở Cuba

Sự việc 1: U-2 bị bắn rơi hôm 27-10-1962

Trong lúc tình hình đang căng thẳng như dây đàn
Sáng ngày 27-10-1962, chiếc máy bay do thám U-2F (chiếc U-2A thứ ba của CIA, được cải tiến cho tiếp nhiên liệu trên không) do thiếu tá Không quân Rudolf Anderson lái, cất cánh từ Căn cứ không quân McCoy, tiểu bang Florida
Lúc 12:00 PM, máy bay bị một tên lửa S-75 Dvina (SA-2) từ Cuba bắn trúng. Máy bay rơi và Thiếu tá Anderson thiệt mạng.
Căng thẳng tại các cuộc thảo luận giữa Liên Xô và Hoa Kỳ lên cao, và chỉ thời gian lâu sau đó người ta mới biết rằng quyết định khai hỏa các tên lửa được thực hiện bởi Pliyev,- Tư lệnh Liên Xô tại Cuba hành động theo thẩm quyền riêng của ông
Cuối ngày hôm đó, vào khoảng 3:41 PM một số máy bay RF-8A Crusader của Hải quân Hoa Kỳ thực hiện những chuyến bay thật thấp để chụp hình do thám bị bắn. Một chiếc bị một đạn pháo 37 mm bắn trúng nhưng vẫn bay trở về căn cứ an toàn.
Lúc 4:00 PM , Chủ tịch các Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Maxwell Taylor thông báo cho Tổng thống Kennedy biết máy bay U-2 đã bị bắn rơi. Tổng thống Kennedy đã tuyên bố trước đây rằng ông sẽ ra lệnh tấn công vào những vị trí như thế nếu phi cơ Hoa Kỳ bị bắn từ những nơi đó. Nhưng ông quyết định không hành động trừ khi một vụ tấn công khác được thực hiện.
40 năm sau, cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara nhớ lại:
“Chúng tôi phải đưa một chiếc U-2 đến đó để thu thập thông tin thám thính để xem các tên lửa của Liên Xô đã sẵn sàng hoạt động chưa. Chúng tôi tin rằng nếu một chiếc U-2 bị bắn rơi thì — người Cuba không có khả năng bắn rơi nó mà là Liên Xô — chúng tôi tin rằng nếu nó bị bắn rơi thì nó đã bị một đơn vị tên lửa đất đối không của Liên Xô bắn, và rằng điều đó biểu hiện sự quyết định của Liên Xô leo thang cuộc xung đột. Và vì thế, trước khi chúng tôi đưa chiếc U-2 đi, chúng tôi đã đồng ý rằng nếu nó bị bắn rơi thì chúng tôi sẽ không họp, đơn giản là chúng tôi sẽ tấn công. Chiếc phi cơ bị bắn rơi ngày thứ sáu [...]. May mắn thay, chúng tôi đã đổi ý, chúng tôi cứ nghĩ "Ồ, có lẽ đó chỉ là một tai nạn, chúng tôi sẽ không tấn công". Sau đó, chúng tôi được biết rằng Khrushev cũng đã lý luận như chúng tôi: chúng tôi đưa phi cơ U-2 lên, nếu nó bị bắn rơi, ông ta lý luận rằng chúng tôi sẽ tin rằng đây là một cuộc leo thang có chủ ý. Và vì vậy, ông đã ra lệnh cho Pliyev, vị tư lệnh Liên Xô tại Cuba, hướng dẫn tất cả các hệ thống phòng không của ông ta không được bắn rơi phi cơ U-2.


27-10-1962 – Thiếu tá Rudolf Anderson Jr., lái U-2A trinh sát Cuba đã bị tên lừa SA-2 bắn hạ và tử trận
Thiếu tá Rudolf Anderson Jr. lái U-2 bị bắn hạ, cũng là người duy nhất tử nạn trong Sự kiện khủng hoảng tên lửa ở Cuba


27-10-1962 – Cuba bắn rơi máy bay do thám U-2, phi công Thiếu tá Rudolf Anderson tử nạn


27-10-1962 – Cuba bắn rơi máy bay do thám U-2, phi công Thiếu tá Rudolf Anderson tử nạn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Sự việc thứ hai: tàu ngầm Liên Xô suýt phóng ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân 15 kiloton

Hôm 26-10-1962
Chiến hạm USS Beale phát giác và thả những quả bom loại diễn tập chống tàu ngầm (cỡ bằng lựu đạn) trên chiếc tàu ngầm B-59, một tàu ngầm thuộc Dự án 641 của Liên Xô (NATO định danh là Foxtrot), có trang bị một ngư lôi hạt nhân 15 kiloton nhưng Hoa Kỳ không hề hay biết.
Vì cạn không khí và bị bao vây bởi các chiến hạm Mỹ nên tàu ngầm B-59 buộc phải nổi lên mặt nước.
Một cuộc tranh cãi xảy ra giữa ba vị sĩ quan trên chiếc tàu ngầm B-59 trong đó có thuyền trưởng tàu ngầm Valentin Savitsky, Chính trị viên Ivan Semonovich Maslennikov, và thuyền phó Vasiliy Arkhipov. Vì mệt nhọc, thuyền trưởng Savitsky trở nên giận dữ và ra lệnh cho quả ngư lôi hạt nhân trên tàu được triển khai sẵn sàng khai hỏa.
Có nhiều lời kể khác nhau về việc liệu có phải do thuyền phó Arkhipov đã thuyết phục được thuyền trưởng Savitsky không tấn công bằng quả ngư lôi hạt nhân hay liệu có phải chính Savitsky sau cùng đã đi đến quyết định rằng chỉ có cách chọn lựa duy nhất mở ngỏ cho ông là cho chiếc tàu ngầm nổi lên mặt nước.
Về vụ này, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara nói rằng chiến tranh hạt nhân đã đến gần hơn là mọi người nghĩ.
Thomas Blanton, giám đốc Cục lưu trữ Tài liệu An ninh Quốc gia nói:"Một gã tên là là Vasili Arkhipov đã cứu thế giới”.
Cuộc khủng hoảng là đề tài chính yếu trong bộ phim tài liệu năm 2003 có tựa đề The Fog of War, nhận được một giải Oscar dành cho phim tài liệu.


Tàu ngầm B-59 lớp Foxtrot của Liên Xó suýt phóng ngư lôi đầu đạn hạt nhân 15 kiloton vào Hoa Kỳ hôm 26-10-1962


Sĩ quan Arkhipov quyết định sáng suốt, không phóng ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân 15 kiloton vào Hoa Kỳ hôm 26-10-1962
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực

10-1962 – tàu ngầm Liên Xô di chuyển dọc bờ biển Cuba trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba



10-11-1962 – tàu ngầm Xô viết theo dõi việc rút tên lửa và máy bay ném bom Il-28 ra khỏi lãnh thổ Cuba

10-1962 – hai khu trục hạm Mỹ bám sát tàu ngầm Liên Xô ngoài khơi Cuba
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực

23-10-1962 - Robert McNamara tuyên bố kéo dài thêm một năm thời hạn phục vụ đối với Hải quân vả Thủy quân lục chiến để hỗ trợ phong toả vũ khí cùa Cuba. Ảnh: Harvey Georges



29-10-1962 Hội đồng An ninh Quốc gia họp về tên lửa ở Cuba: Robert Kennedy (đứng); Paul Nitze; Donald Wilson; Theodore Sorensen; Bromley Smith; McGeorge Bundy; Douglas Dillon; Lyndon Johnson; Llewellyn Thompson; William Foster John McCone (ẳn); George Ball (ẩn); Tổng thống Kennedy; Dean Rusk; Robert McNamara; Roswell Gilpatric; Maxwell Taylor. Ảnh: Cecil Stoughton







29-10-1962 - Hội đồng An ninh Quốc gia họp về tên lửa ở Cuba: John Kennedy, Robert McNamara; Roswell Gilpalnc; Maxwell Taylor: Paul Nitze; Donald Wilson; Theodore Sorensen; McGeorge Bundy; Douglas Dillon; Robert Kennedy; Lyndon Johnson (ẩn); Đại sứ Llewellyn Thompson; William Foster; McCone (ẳn); George Ball; và Dean Rusk. Ảnh: Cecil Stoughton



29-10-1962 – Tổng thống John Kennedy, Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara; Thứ trưởng Bộ quốc phòng Roswell Gilpatric tại cuộc Hội đồng An ninh Quốc gia. Ảnh: Cecil Stoughton


29-10-1962- Tổng thống John Kennedy gặp Tướng David Shoup (trái) Chì huy TQLC và Đô đốc George Anderson, Chĩ huy Hoạt động Hải quân bàn về việc phong toả Cuba. Ảnh: William Smith


29-10-1962 – Tổng thống John Kennedy gặp Đô đốc George Anderson, Chỉ huy Hoạt động Hải quân bàn việc phong toả Cuba. Ảnh: Robert Knudsen
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực

29-11-1962 – Tổng thống John Kennedy thông báo Liên Xô đồng ý rút máy bay ném bom Il-28 ra khỏi Cuba trong vòng 30 ngày. Ảnh: Abbie Rowe


29-11-1962 – Tổng thống John Kennedy thông báo Liên Xô đồng ý rút máy bay ném bom Il-28 ra khỏi Cuba trong vòng 30 ngày. Ảnh: Abbie Rowe


2-11-1962 – Tổng thống Kennedy thông báo cho nhân dân biết tên lửa Liên Xô sẽ bị tháo dỡ và mang khỏi Cuba, và máy bay Mỹ sẽ theo dõi chặt cho tới khi có thanh tra quốc tế. Ảnh: Henery Griffin



2-11-1962 – Tổng thống Kennedy thông báo cho nhân dân biết tên lửa Liên Xô sẽ bị tháo dỡ và mang khỏi Cuba, và máy bay Mỹ sẽ theo dõi chặt cho tới khi có thanh tra quốc tế. Ảnh: Henery Griffin

 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top