[TT Hữu ích] Chiến tranh lạnh (1945-1991)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Những tấm hình U-2 chụp tên lửa Liên Xô ở Cuba



















10-1962 - Tổng thống Kennedy rất thích bức ảnh này thể hiện rõ những tên lừa đất-đối-không Liên Xô SA-2 sẵn sàng trên bệ phóng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Tất cả chỉ đợi lệnh là nổ súng tiến công Cuba
Từ 11 giờ trưa đến 6 giờ chiều ngày 16-10-1962, Kennedy đã triệu tập hai cuộc họp bí mật thảo luận về kế hoạch hành động đối với Cuba. Phái diều hâu trong Lầu Năm góc đưa ra hai phương án cứng rắn:
1. Lực lượng vũ trang Mỹ trực tiếp tấn công Cuba. Ban đầu, máy bay Mỹ sẽ tiến hành tấn công đường không, phá hủy các cơ sở phòng thủ, kho vũ khí và sân bay của Cuba. Sau đó, lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ đổ bộ lên Cuba, tiêu diệt toàn bộ tên lửa, nhân viên kỹ thuật của Liên Xô và chính quyền Fidel Castro.
2, Huy động khoảng 500 chiếc máy bay tiến hành ném bom rải thảm đối với Cuba, mục tiêu chủ yếu là các bãi phóng tên lửa của Liên Xô.

Tuy nhiên, cả hai phương án này rõ ràng mang tính xâm lược, đặc biệt là có thể khơi nguồn cho một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Liên Xô, nên đã gặp phải sự phản đối của phái ôn hòa chiếm đa số tại cuộc họp.
Quan trọng hơn, Kennedy vẫn chưa biết rõ mục đích thực sự của Liên Xô khi đem tên lửa bố trí tại Cuba: là thử phản ứng của Mỹ hay dụ Washington ra đòn tiến công quân sự nhằm vào Cuba, khiến Mỹ phải hứng chịu búa rìu dư luận hoặc buộc Mỹ tham gia vào cuộc mặc cả mang tính toàn cầu (muốn Liên Xô rút tên lửa khỏi Cuba, Mỹ phải nhượng bộ trong vấn đề Berlin hoặc rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ). Do vậy, Kennedy cho rằng việc phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào Cuba lúc này là vô cùng mạo hiểm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Sau nhiều lần cân nhắc và hiệp thương với các nhân vật chóp bu Nhà Trắng và Lầu Năm góc, Kennedy quyết định thành lập hai tiểu ban đặc biệt, yêu cầu hai tiểu ban này khẩn cấp hoàn thành kế hoạch chi tiết cho việc đối phó với tình hình mới phát sinh ở Cuba. Đê bảo mật, những người tham gia hai tiểu ban này vẫn phải làm những công việc thường nhật của mình.
Nhìn vẻ ngoài, cuộc sống của những người dân Mỹ vẫn diễn ra bình thường, ít ai ngờ rằng khi đó đất nước họ đang chuyển động cùng quá trình thai nghén một hành động quân sự lớn nhằm vào đảo quốc nhỏ bé Cuba.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Về thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, sử sách đều ghi bắt đầu từ ngày 22-10-1962 khi Mỹ tuyên bố phong tỏa Cuba và kết thúc vào ngày 28-10 khi Liên Xô và Mỹ kí hiệp định, theo đó, Moscow sẽ đình chỉ việc xây dựng căn cứ tên lửa ở Cuba và triệt thoái tên lửa khỏi Cuba.
Trong “tuần lễ đen tối” (nói theo lời Bộ trưởng Tư pháp Mỹ lúc đó, Robert Kennedy) này, cả thế giới như căng lên cùng cuộc đối đầu giữa hai siêu cường Xô-Mỹ.
Chính vào lúc Nhà Trắng tập trung tinh lực nghiên cứu đề ra đối sách, Liên Xô đẩy nhanh tốc độ vận chuyển vũ khí sang Cuba và xây dựng căn cứ tên lửa ở Cuba. Trên phương diện ngoại giao, Moscow cũng thể hiện rõ thái độ cứng rắn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Ngày 18-10, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô, Andrei Andreyevich Gromyko, lần lượt hội kiến với Tổng thống John Kennedy và Ngoại trưởng Mỹ, David Dean Rusk, tại New York. Gromyko khẳng định: “Nếu Mỹ lựa chọn hành động thù địch đối với Cuba, cũng có nghĩa Mỹ đã nhằm vào một số nước có quan hệ tốt đẹp với Cuba, tôn trọng độc lập của Cuba và viện trợ cho Cuba những lúc khó khăn. Trong bối cảnh đó, Liên Xô sẽ không đứng nhìn. Giờ không phải là giữa thế kỷ 19, không phải là thời đại thế giới phân chia thành những mảnh đất thuộc địa thực dân, cũng không thể xảy ra cảnh một nước bị xâm lược hàng tuần rồi mà vẫn không kêu gọi cứu viện được. Liên Xô là một quốc gia vĩ đại. Liên Xô sẽ không là một kẻ bàng quan trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh lớn gây ra bởi vấn đề Cuba hay tình hình ở khu vực khác trên thế giới”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Khi đó cả Tổng thống Kennedy, Ngoại trưởng Rusk, Bộ trưởng quốc phòng McNamara, Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy và Thứ trưởng Ngoại giao George Power đều biểu thị Mỹ không muốn tấn công vũ trang đối với Cuba, nhưng quyết không cho phép Liên Xô biến hòn đảo này thành căn cứ quân sự tiến công Mỹ và các nước Mỹ Latinh.
Gromyko phản đòn: “Mỹ xây dựng căn cứ quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản và phái tới đó không ít cố vấn quân sự. Ấy là chưa nói tới ở Anh, Italy và một số quốc gia Tây Âu khác. Một khi Mỹ có thể xây dựng căn cứ quân sự ở những quốc gia trên thì Mỹ cũng có thể ký hiệp ước quân sự với những quốc gia này. Lẽ nào Liên Xô không có quyền giúp Cuba phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng”.

Sự cứng rắn của Moscow như chất xúc tác khiến Nhà Trắng ngày càng thiên về lựa chọn một quyết sách cứng rắn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Sau cuộc họp bí mật của Nhà Trắng, các thành viên tiểu ban bí mật (sau này có tên: “Tiểu ban chấp hành Uỷ ban An ninh Quốc gia”) cũng tham gia vào 4 cuộc thảo luận trong 4 đêm liên tục nhằm tập hợp ý kiến, đưa ra các phương án đối phó với việc Liên Xô đưa tên lửa sang Cuba. Đa số đồng ý với việc thiết lập một vành đai phong tỏa đặc biệt ngăn chặn Liên Xô đưa các thiết bị nguyên tử vào Cuba. Ngày 18-9-1962, Kennedy quyết định thành lập uỷ ban chuyên môn phụ trách việc hoạch định những hành động đối phó cụ thể và chỉ một ngày sau, uỷ ban này đã đưa ra được một loạt phương án khác nhau, chỉ đợi tổng thống phê chuẩn.
Chiều 20-9-1962, lấy lý do sức khỏe không được tốt, Kennedy rời Chicago về Washington, lập tức cho triệu tập hội nghị lần thứ 505 Uỷ ban An ninh Quốc gia tại phòng Bầu dục ở Nhà Trắng.
Kennedy đưa ra những tấm ảnh chụp các bãi phóng tên lửa Liên Xô ở Cuba, rồi giải thích rõ cho những người dự hội nghị về phương án phong tỏa Cuba. Qua thảo luận và nghe ý kiến của các thành viên Uỷ ban An ninh Quốc gia cũng như sự tham vấn của Bộ tư lệnh không quân chiến lược, Kennedy quyết định cho thực thi kế hoạch phong tỏa trên biển đối với Cuba.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Để giảm bớt mùi thuốc súng, thay vì dùng từ “phong tỏa”, kế hoạch này sử dụng từ “cách ly”. Trước khi công bố quyết sách quan trọng, đặt đất nước vào tình trạng khẩn cấp, chính phủ Mỹ đã khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị, gồm: liên lạc với các sứ quán Mỹ ở nước ngoài, khởi thảo tuyên bố kiểm tra, cách ly tàu thuyền, thông báo cho Tổ chức các nước châu Mỹ, tăng viện binh lực cho căn cứ hải quân Guantanamo….
Đặc biệt, 6 giờ tối 22-10-1962, một tiếng trước khi Mỹ công bố lệnh phong tỏa Cuba, Ngoại trưởng Rusk triệu kiến khẩn cấp Dobrynin, trao cho vị Đại sứ Liên Xô tại Mỹ này bức thư Tổng thống Kennedy gửi nhà lãnh đạo Khrushev và tuyên bố đặt đất nước trong tình trạng khẩn cấp sắp được phát đi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoại trưởng Rusk từ chối đưa ra bất kì lời giải thích hay hồi đáp nào.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Sau khi tiếp nhận hai văn kiện trên, Đại sứ Dobrynin nói luôn: “Chính phủ Mỹ đang âm mưu gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Điều đó có nghĩa Mỹ đã từ chối đàm phán về các vấn đề song phương giữa hai nước”.
Trong bức thư gửi Khrushev, Kennedy viết: “Nếu như xảy ra một sự kiện nào đó, nhằm bảo vệ mình và an ninh của các đồng minh, chúng tôi sẽ làm tất cả những gì phải làm. Ở Cuba đã xuất hiện căn cứ tên lửa và hệ thống vũ khí tiến công của Liên Xô, do đó, tôi phải nói với ngài rằng Mỹ quyết định phải loại bỏ tận gốc sự uy hiếp này ở Tây bán cầu. Hành động mà chúng tôi sắp sửa tiến hành chỉ là mức thấp nhất của việc loại bỏ tận gốc sự uy hiếp này ở Tây bán cầu”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
7 giờ tối 22-10-1962, Kennedy bắt đầu bài phát biểu trên truyền hình với toàn thể công chúng Hoa Kỳ.
Kennedy nói:
“Giống như những gì đã cam kết, chính phủ liên tục theo dõi chặt chẽ hành động quân sự của Liên Xô ở Cuba. Tuần trước, có rất nhiều bằng chứng không thể chối cãi cho thấy trên hòn đảo này đang có sự xây dựng một hệ thống tên lửa mang tính tiến công. Căn cứ tên lửa này, ngoài việc đem tới sức mạnh vũ trang tấn công Tây bán cầu thì không có mục đích nào khác. Có được loại vũ khí tầm xa mang tính tiến công với sức sát thương quy mô lớn như vậy, Cuba sẽ lập tức biến thành căn cứ chiến lược quan trọng, tạo ra sự uy hiếp rõ ràng đối với người châu Mỹ và hòa bình, an ninh. Lần đầu tiên, người Liên Xô quyết định bí mật bố trí thứ vũ khí chiến lược này ngoài lãnh thổ của họ. Điều đó cho thấy họ cố ý thay đổi hiện trạng. Nếu chúng ta hy vọng bạn bè tin vào dũng khí và những lời cam kết của chúng ta, Mỹ phải quyết không để Liên Xô làm như vậy”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
& giờ tối ngày 22-10-1962, Tổng thống John Kennedy tuyên bố Mỹ đang phong tỏa hải quân chống Cuba, và sẽ trả đũa Liên Xô nếu tên lửa hạt nhân bẳn vào bất kỳ quốc gia nào ở bán cẩu này. Ảnh: Bill Allen














22-10-1962, Tổng thống John Kennedy tuyên bố Mỹ đang phong tỏa hải quân chống Cuba, và sẽ trả đũa Liên Xô nếu tên lửa hạt nhân bẳn vào bất kỳ quốc gia nào ở bán cẩu này. Ảnh: Bill Allen

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Dân chúng Hoa Kỳ đón nhận bài phát biểu của Tổng thống John F. Kennedy hôm 22-10-1962 với tâm trạng lo lắng










 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực

Dân chúng vơ vét thực phẩm đề phòng chiến tranh hạt nhân

Nước uống dự phòng chiến tranh nguyên tử


Hầm chống bom nguyên tử

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Ngay sau đó, Kennedy ra lệnh cho quân đội Mỹ bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu
24 tiếng đồng hồ sau, ngày 23-10-1962, Kennedy đó lại ký văn kiện số 3504, tuyên bố bắt đầu từ 14 giờ (giờ GMT) ngày 24-10-1962, Mỹ sẽ tiến hành phong tỏa toàn diện đối với Cuba, bất cứ tàu thuyền nào tới Cuba đều phải chịu sự kiểm tra của các chiến hạm Mỹ, nếu chống lệnh sẽ bị bắn chìm.
Một biên đội hải quân khổng lồ của Mỹ được tập kết ở biển Caribe. Một nửa số máy bay ném bom chiến lược của Mỹ sẵn sàng cất cánh. Những chiếc tàu ngầm trang bị tên lửa Polaris đã tiến vào trận địa tác chiến.
Bài phát biểu trên truyền hình của Kennedy được phát đi trên toàn thế giới bằng 38 loại ngôn ngữ khác nhau đã gây ra phản ứng mạnh mẽ.
Mỹ bắt đầu hành động.
Nguy cơ về một cuộc đối đầu nghiêm trọng kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên, thậm chí là sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II đã lộ diện.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực




Tổng thống John F. Kennedy đau đầu
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Bồi thêm một đòn nữa, ngày 23-11-1962, Tổng thống Kennedy ký lệnh phong toả Cuba, lệnh này có hiệu lực từ 10 A.M. ngày 24-10-1962





















 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Ngày 23-10-1962, Kennedy ra thông báo “Cấm vận chuyển vũ khí tiến công đến Cuba”, tuyên bố “Quân đội do tôi làm thống soái từ 10 giờ GMT ngày 24-10-1962, căn cứ vào những chỉ thị đưa ra trong thông báo này sẽ tiến hành cấm việc vận chuyển vũ khí tiến công và các vật tư liên quan đến Cuba”.
Hành động của Mỹ nhận được sự ủng hộ của 84% người dân nước này. Trên bình diện quốc tế, chính phủ nhiều nước như Tây Đức, Anh, Pháp, Canađa và 14 nước thành viên Tổ chức các quốc gia châu Mỹ đứng về Washington. Trong một thời gian ngắn ở Tây bán cầu đã hình thành liên minh chống Liên Xô.
Thông báo quy định những vật tư bị cấm gồm: Tên lửa đất đối đất, bom, rocket và tên lửa không đối đất, các loại đầu đạn lắp vào những loại vũ khí trên, những thiết bị duy trì và điều khiển các loại vũ khí trên… Kennedy còn uỷ quyền cho Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đưa ra những điều lệ và chỉ thị cần thiết về việc hoạch định những khu vực cấm, khu vực hạn chế, tuyến đường cũng như việc ngăn chặn, kiểm tra tên hiệu, hàng hoá và cảng đến của những con tầu tới Cuba.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Hai siêu cường nắm trong tay loại vũ khí giết người hàng loạt khủng khiếp – vũ khí hạt nhân cùng tuốt kiếm giương cung.

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Trên Đại Tây Dương, quân đội Mỹ đã cho thiết lập một tuyến phong tỏa nghiêm mật với sự tham gia của 16 tàu khu trục, 3 tàu tuần dương, một tàu sân bay chống ngầm, 6 tàu cung cấp và 150 tàu dự bị để có thể kiểm soát tất cả các con tàu ra, vào Cuba.
Đêm 23-10-1962, đội tàu chở hàng của Liên Xô vẫn cứ ào ào tiếp cận đường cách ly. Sáng hôm sau, 8 tàu ngầm và 18 tàu chở hàng của Liên Xô tới địa điểm hội quân. Phía Mỹ đã sẵn sàng ra lệnh tấn công nhấn chìm bất cứ chiếc tàu ngầm nào xâm phạm đường cách ly. Chính trong thời điểm ngàn cân treo sợi tóc đó, những chiếc tàu Liên Xô gần đường cách ly nhất dừng lại rồi quay đầu. Hai bên tránh được một cuộc xung đột mà hậu quả của nó chắc chắn sẽ rất khó lường.
Đề cập tới nguyên nhân Liên Xô và Mỹ thoát khỏi cuộc xung đột sáng 24-10-1962, có người nói là do sự thận trọng của Kennedy và Khrushev; có người lại cho rằng những chiếc tàu dừng lại trước đường cách ly chở trang thiết bị mang tính tiến công tới Cuba; có người suy đoán Moscow không dám mạo hiểm để lọt vào tay người Mỹ những bí mật công nghệ chế tạo tên lửa, đầu đạn hạt nhân và thiết bị điện tử. Tuy nhiên, theo cựu Đại sứ Liên Xô tại Mỹ, Dobrynin, những chiếc tàu trên chở vũ khí hạt nhân.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Ngày 25-10-1962, lần đầu tiên hải quân Mỹ thực hiện lệnh ngăn chặn một chiếc tàu chở hàng của Liên Xô, mang tên Bucharest. Tháng 9-1962, sau khi chất lên 9.000 tấn hàng, chiếc tàu này rời cảng Odessa bên bờ Biển Đen, bắt đầu hành trình tới Cuba.
Ngày 24-10-1962, một chiếc tàu sân bay của Mỹ tiến lại gần tàu Bucharest. Hai bên chỉ cách nhau khoảng 300 m. Sáng sớm ngày 25-10-1962, một số máy bay Mỹ được lệnh lượn vòng bên trên tàu Bucharest. Tàu Mỹ gặng hỏi tàu Liên Xô chở hàng gì, nhưng vẫn không phái người lên boong kiểm tra. Sau khi quan sát kĩ, các quan chức Mỹ cho rằng Bucharest là một chiếc tàu chở dầu bình thường.
Sáng 26-10-1962, tàu Bucharest tới Havana, nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của mọi người. Thuyền trưởng và 50 thuyền viên vinh dự đón nhận những bó hoa tươi thắm cùng quốc kì Cuba và huy hiệu Fidel vì đã “không sợ sự uy hiếp của chủ nghĩa đế quốc Mỹ” dũng cảm đến với Cuba.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top