[Funland] Chiến tranh lạnh (1945-1991)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Vào những năm 1960, trong khi vẫn tiếp tục đàm phán về việc dừng thử nghiệm hạt nhân và cắt giảm quân bị, cả Liên Xô và Mỹ lại tăng cường thử nghiệm hạt nhân. Năm 1959, một tướng lĩnh cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ đã dự đoán: cuối năm 1962, số lượng tên lửa tầm xa của Moscow sẽ gấp 3 lần Mỹ. Kennedy rất quan tâm tới điều này. Chính vì vậy, trong ba năm cầm quyền (1961-1963), Kennedy liên tục gia tăng ngân sách quốc phòng
Tháng 3-1961, Kennedy ra lệnh đẩy mạnh việc nghiên cứu, chế tạo và sản xuất tên lửa Polaris bắn từ tàu ngầm và tên lửa Minuteman phóng từ lòng đất. Ngoài ra, Mỹ còn tìm cách tăng cường sự có mặt của mình ở Tây Đức, Áo, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ để hình thành thế bao vây đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Trong hai năm: 1959 và 1960, quân đội NATO và quân đội Tây Đức nhiều lần tổ chức diễn tập liên hợp lấy Liên Xô và Đông Âu làm kẻ địch giả tưởng. Những quả tên lửa của Mỹ bố trí ở Thổ Nhĩ Kỳ chỉ mất 5-6 phút là có thể vươn tới Moscow. Trong khi đó, nếu phóng từ lãnh thổ của mình và muốn đến được nước Mỹ, tên lửa của Liên Xô phải mất từ 20-30 phút bay.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Cục diện bất lợi này khiến Khrushev cảm thấy bất an. Trước chuyến thăm Moscow của Raul Castro, tháng 5-1962, Khrushev đi thăm Bungari. Một hôm, Khrushev đi dạo trên bờ Biển Đen với Nguyên soái Rodion Malinovsky – Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô. Malinovsky chỉ tay sang phía bờ đối diện nói: “Chỉ cần vài phút là những quả tên lửa hạt nhân bố trí ở các căn cứ quân sự Mỹ trên đất Thổ Nhĩ Kỳ có thể huỷ diệt Kiev, Mínsk và Moscow”.
Khrushev hỏi: “Vậy tại sao chúng ta không thể thiết lập căn cứ quân sự ở gần nước Mỹ?”
Và Khrushev quyết tâm biến ý tưởng đó thành hiện thực.
Đúng lúc này, quan hệ giữa Mỹ và Cuba leo thang căng thẳng. Trong một thời gian ngắn, Cuba đã cử hai đoàn đại biểu sang thăm Liên Xô, đề nghị Moscow giúp Havana chống lại sự xâm lược của Washington.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Đầu thập niên 1960, tên lửa xuyên lục địa Minuteman, tên lửa Polaris phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạt nhân B-52 là bộ ba vũ khí của Mỹ đe doạ an ninh Xô viết

tên lửa xuyên lục địa Minuteman




















 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực
tên lửa Polaris phóng từ tàu ngầm





















 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nhằm tạo thế cân bằng với Mỹ, Khrushev đương nhiên đã vui vẻ nhận lời giúp đỡ Cuba.
Nhưng giúp bằng cách gì? Cung cấp những loại vũ khí thông thường như xe tăng, đại pháo …cũng chỉ giúp Cuba nâng cao khả năng phòng ngự thông thường, không thể tạo ra sức mạnh răn đe đối với Mỹ.
Khrushev cho rằng: “Chúng ta nhất định phải nghĩ ra biện pháp thực tế để đối phó với Mỹ và sự can thiệp của Mỹ ở biển Caribe”. Cuối cùng, Khrushev quyết định phải xây dựng căn cứ quân sự và bố trí tên lửa hạt nhân, máy bay Il-28 ở Cuba.
Khrushev dự tính nếu hoàn thành việc bố trí tên lửa hạt nhân ở Cuba trước khi bị người Mỹ phát hiện thì chỉ cần 1/10 số tên lửa của Liên Xô thoát khỏi đòn trả đũa của Lầu Năm góc cũng đủ giáng đòn sấm sét vào New York. Kết quả của việc bố trí tên lửa hạt nhân ở Cuba không chỉ có thể khống chế hành động quân sự tuỳ tiện của Mỹ nhằm vào Cuba, mà còn giúp tạo thế cân bằng hạt nhân giữa Moscow và Washington. Theo Khrushev, người Mỹ xây dựng các căn cứ quân sự bao vây Liên Xô, sử dụng vũ khí hạt nhân đe doạ Liên Xô, nên họ đáng được nếm vị đắng khi thấy tên lửa của Liên Xô chĩa vào.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Chính phủ Liên Xô phê chuẩn kế hoạch của Khrushev, căn cứ vào hiệp định bí mật kí với Cuba, quyết định bố trí tên lửa tầm trung ở Cuba và cung cấp máy bay ném bom phản lực Il-28 cho Cuba. Hàng chục quả tên lửa (mỗi quả có thể mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá lớn gấp hàng chục lần so với quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki – Nhật Bản) và hàng chục chiếc máy bay đã được tháo rời, đóng vào kiện, bí mật chuyển lên những chiếc tàu chở hàng đưa đến Cuba. Khoảng 3.500 nhân viên kĩ thuật Liên Xô cũng xuống tàu sang Cuba. Tới ngày 2-9, khi hai đoàn đại biểu Liên Xô và Cuba ra tuyên bố chung, kế hoạch vận chuyển vũ khí và nhân viên kĩ thuật của Liên Xô cơ bản đã hoàn tất.
Tuy nhiên, Khrushev không thể ngờ rằng kế hoạch chuyển thế trận từ Đông bán cầu sang Tây bán cầu của mình lại gây ra một cơn sóng gió lớn đến vậy trong quan hệ giữa Moscow và Washington cũng như trên trường quốc tế. Nguy cơ chiến tranh cũng không đặt Liên Xô vào vòng ngoại lệ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Những loại tên lửa hạt nhân Liên Xô đặt ở Cuba
Lưu ý: đây chỉ là những tên lửa minh hoạ, giống với những tên lửa từng đặt ở Cuba


Tên lửa đạn đạo không điều khiển Liên Xô R-3 Luna (FROG-4) tầm bắn 60 km đưa vào Cuba tháng 9 năm 1962


Tên lửa đạn đạo không điều khiển Liên Xô R-3 Luna (FROG-4) tầm bắn 60 km đưa vào Cuba tháng 9 năm 1962
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực

Tên lửa có cánh FKR-1 của Liên Xô triển khai ở Cuba năm 1962, phóng từ bệ phóng di động KS-7 Komet có tầm xa 125 km với độ chính xác 25 mét (?)


Tên lửa có cánh FKR-1 của Liên Xô triển khai ở Cuba năm 1962, phóng từ bệ phóng di động KS-7 Komet có tầm xa 125 km với độ chính xác 25 mét (?)


Động cơ khởi động bằng chất rắn của tên lửa đạn đạo Liên Xô R-1S (SS-N-2 STYX theo danh định phương Tây) đưa vào Cuba tháng 10-1962


Động cơ khởi động bằng chất rắn của tên lửa đạn đạo Liên Xô R-1S (SS-N-2 STYX theo danh định phương Tây) đưa vào Cuba tháng 10-1962
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Tên lửa đạn đạo tầm trung R-12 (danh định phương Tây SS-4 Sandal) ra đời 1959, nặng 41,7 tấn, dài 22,1 m, đường kính 1,65 m, 3 tầng động cơ nhiên liệu lỏng, mang đầu đạn hạt nhân sức nổ 1 đến 2,3 MT (triệu tấn), tốc độ 2.570 m/s, tầm xa 2.080 km, đưa vào Cuba tháng 9 năm 1962


Tên lửa đạn đạo tầm trung R-12 (danh định phương Tây SS-4 Sandal) ra đời 1959, nặng 41,7 tấn, dài 22,1 m, đường kính 1,65 m, 3 tầng động cơ nhiên liệu lỏng, mang đầu đạn hạt nhân sức nổ 1 đến 2,3 MT (triệu tấn), tốc độ 2.570 m/s, tầm xa 2.080 km, đưa vào Cuba tháng 9 năm 1962




















 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực

Một trong những Trung tâm chỉ huy Lực lượng tên lửa hạt nhân Liên Xô tại Cuba



Hầm chứa đầu đạn hạt nhân Remedios III của Liên Xô tại Sagua La Grande I (Cuba)


Hầm chứa đầu đạn hạt nhân Remedios III của Liên Xô tại Sagua La Grande I (Cuba)


Hầm chứa đầu đạn hạt nhân Remedios III của Liên Xô tại Sagua La Grande I (Cuba)


Hầm chứa đầu đạn hạt nhân Remedios III của Liên Xô tại Sagua La Grande I (Cuba)


1958-1963 - những bệ phóng tên lửa hạt nhân Thor (Mỹ) đặt tại miền tây nước Anh. Từ đây, 60 quả tên lửa Thor có thể phóng hoàn toàn trong vòng 3 phút



1958-1963 - những bệ phóng tên lửa hạt nhân Thor (Mỹ) đặt tại miền tây nước Anh. Từ đây, 60 quả tên lửa Thor có thể phóng hoàn toàn trong vòng 3 phút
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Chuyến hàng đầu tiên có các tên lửa R-12 đến Cuba vào đêm 8-9-1962
Theo sau là chuyến hàng thứ hai vào ngày 16-9-1962.
Tên lửa R-12 là loại tên lửa đạn đạo tầm trung đầu tiên của Liên Xô có thể sử dụng được, được sản xuất hàng loạt, và là loại đầu tiên có trang bị 1 đầu đạn nhiệt hạch do Liên Xô sản xuất. Đây là loại tên lửa nhiên liệu lỏng có thể cất giữ được trong kho, có thể di chuyển trên đường, được phóng đi từ mặt đất, có một tầng duy nhất
Liên Xô xây 9 căn cứ tên lửa - 6 căn cứ cho các tên lửa tầm trung R-12 (theo danh định NATO là SS-4 Sandal) có tầm hoạt động hữu hiệu là 2.000 km và 3 vị trí cho tên lửa đạn đạo R-14 (NATO đặt tên là SS-5 Skean) có tầm bắn tối đa 4.500 km.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Từ đầu tháng 8-1962, thấy nhịp điệu chở hàng đến Cuba tăng quá nhanh, Hoa Kỳ nghi ngờ Liên Xô đang xây dựng các cơ sở tên lửa tại Cuba.
Trong suốt tháng 9, các cơ quan tình báo của họ thu thập thông tin về việc các nhân viên quan sát mặt đất phát hiện ra các máy bay chiến đấu MiG-21 và các máy bay ném bom hạng nhẹ Il-28 do Nga chế tạo. Các phi cơ do thám tìm thấy các nơi đặt tên lửa đất đối không S-75 Dvina (NATO đặt tên là SA-2) tại 8 vị trí khác nhau.
Lúc này các máy bay trinh sát U-2 chưa hoạt động, lý do sẽ nói sau
31-8-1962, Thượng nghị sĩ Kenneth B. Keating, có lẽ nhận được thông tin từ những người Cuba lưu vong ở Florida, cảnh báo Thượng viện Hoa Kỳ rằng Liên Xô có thể đang xây dựng một căn cứ tên lửa tại Cuba.
Giám đốc CIA John A. McCone trở nên nghi ngờ hơn vì có nhiều báo cáo như thế. Ngày 10-8-1962, ông viết một bản ghi nhớ gởi đến Tổng thống Kennedy trong đó ông đoán rằng Liên Xô đang chuẩn bị đưa tên lửa đạn đạo vào Cuba.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Ngày 7-9-1962, Đại sứ Liên Xô tại Hoa Kỳ Anatoly Dobrynin bảo đảm với Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Adlai Stevenson rằng Liên Xô chỉ đang cung cấp các loại vũ khí phòng thủ cho Cuba.
Ngày 11-9-1962, Thông tấn xã Liên Xô TASS thông báo rằng Liên Xô không cần thiết hay có ý định đưa tên lửa hạt nhân tấn công vào Cuba.
Ngày 13-10-1962, Dobrynin bị cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Chester Bowles chất vấn rằng có phải Liên Xô đang đưa vũ khí tấn công vào Cuba. Dobrynin chối cãi là không có bất cứ kế hoạch nào như thế.
Và rồi ngày 17-10-1962, một lần nữa nhân viên sứ quán Liên Xô Georgy Bolshakov mang một thông điệp cá nhân từ Khrushchev gửi cho Tổng thống Kennedy. Bức thông điệp này bảo đảm với tổng thống Hoa Kỳ rằng "dưới bất cứ tình hình nào đi nữa thì cũng không có chuyện các tên lửa đất-đối-đất sẽ được đưa vào Cuba.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Tại sao Mỹ không tung U-2 sớm hơn đẻ khỏi phải đoán già đoán non?
Mặc dù ngày càng có bằng chứng về một sự gia tăng hoạt động quân sự tại Cuba nhưng không có chuyến bay do thám nào của U-2 nào được tiến hành trên bầu trời Cuba từ ngày 5-9-1962 đến ngày 14-10-1962.
Vấn đề đầu tiên mà khiến cho Hoa Kỳ ngưng các chuyến bay do thám là sự việc xảy ra vào ngày 30-8-1962 - một chuyến bay do thám U-2 thuộc Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược Hoa Kỳ bay lạc vào trong không phận đảo Sakhalin trong vùng Viễn Đông Nga. Liên Xô đưa ra phản đối về sự kiện này và Hoa Kỳ buộc phải đưa ra lời xin lỗi.
Chín ngày sau, 7-9-1962, một phi cơ U-2 của Đài Loan làm chủ bị mất tích trên không phận phía tây của Trung Quốc, có lẽ là bị trúng một tên lửa SAM. Hoa Kỳ lo ngại rằng một trong các tên lửa SAM của Cuba hay Liên Xô có thể sẽ bắn hạ một phi cơ U-2 của CIA và sẽ tạo ra một sự kiện quốc tế khác.
Ngày 28-9-1962, phi cơ thám thính của Hải quân Hoa Kỳ chụp được hình ảnh tàu Kasimov của Liên Xô và hai kiện hàng lớn trên sàn tàn có kích cỡ và hình thù của các máy bay ném bom hạng nhẹ Il-28.


Ngày 28-9-1962, phi cơ thám thính của Hải quân Hoa Kỳ chụp được hình ảnh tàu Kasimov của Liên Xô và hai kiện hàng lớn trên sàn tàn có kích cỡ và hình thù của các máy bay ném bom hạng nhẹ Il-28.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực
12-10-1962, Hoa Kỳ quyết định thuyên chuyển các sứ mệnh do thám bằng U-2 sang cho Không quân Hoa Kỳ. Đề phòng trường hợp U-2 bị bắn rơi thì chính phủ nghĩ rằng chuyến bay là của Không quân Hoa Kỳ thực hiện sẽ dễ dàng giải thích hơn là các chuyến bay do CIA thực hiện.
Khi sứ mệnh do thám được tái cho phép vào ngày 8-10-1962 thì thời tiết xấu đã cản trở các chuyến bay trinh sát
Rạng sáng chủ nhật ngày 14-10-1962, một chiếc U-2 do Thiếu tá Richard Heyser lái, được lệnh cất cánh trinh sát ở khu vực phía tây Cuba. Chiếc U-2 này chụp được 928 tấm hình.
Tối hôm đó, các chuyên gia phân tích không ảnh của CIA đã thức trắng để kiểm tra, đối chiếu, so sánh những tấm ảnh U-2 vừa chụp với những tấm ảnh có từ trước. Họ bàng hoàng phát hiện dấu vết đầu tiên về sự có mặt của một căn cứ tên lửa tầm trung của Liên Xô ở San Cristobal (tỉnh Havana)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Ngay lập tức, thông tin trên được cấp báo cho Cố vấn an ninh quốc gia, George Bundy. Nhận thấy tính nghiêm trọng của sự việc, không một chút chậm trễ, Bundy vội vàng sang gặp tổng thống.
11 giờ trưa 16-10, trên bàn Kennedy đã có tất cả những tấm ảnh phóng to cùng lời chú giải của CIA về căn cứ tên lửa của Liên Xô trên đất Cuba.
Theo CIA, những bãi phóng tổng hợp của Liên Xô xây dựng ở Cuba được cấu thành từ 16-20 quả tên lửa, có thể sẵn sàng tham chiến trong vòng 2 tuần nữa. Khi đó, Washington, Dalas hay Saint Louis và rất nhiều thành phố khác cùng toàn bộ các căn cứ trực thuộc Bộ tư lệnh không quân chiến lược Mỹ đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Liên Xô.
Viễn cảnh khủng khiếp trên khiến người Mỹ không thể ngồi yên. Lầu Năm góc nhanh chóng vạch ra kế hoạch huấn luyện quân sự và lấy đó làm bình phong che mắt để tiến hành tập kết binh lực ở các căn cứ quân sự thuộc bang Florida, gần Cuba.
Tham gia kê hoạch huấn luyện quân sự trên của Lầu Năm góc có khoảng 40.000 lính thủy đánh bộ Mỹ, trong đó 5.000 quân được bố trí ở căn cứ hải quân Guantanamo của Mỹ trên lãnh thổ Cuba. Sư đoàn đổ bộ đường không số 101, tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ cũng được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Những tấm hình U-2 chụp tên lửa Liên Xô ở Cuba

Bản đồ CIA trình Tổng thống John F. Kennedy hôm 16-10-1962 những căn cứ tên lửa Liên Xô ở Cuba


Đoàn xe Liên Xô chở tên lửa tới gần căn cứ San Cristobal (Cuba) ngày 14-10-1962. Đây là bức hình đầu tiên do Thiếu tá Steve Heyser chụp từ U-2 chứng minh Liên Xô đặt tên lửa tại Cuba


Tên lửa đạn đạo Liên Xô SS-4 đặt ở Cuba, do Thiếu tá Steve Heyser lái U-2 chụp ngày 14-10-1962


Căn cứ tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) đang được xây dựng ở Guanajay, phía tây Cuba, gần Havana, cách Miami, tiểu bang Florida 270 dặm (430 km) và chỉ cách Key West, Florida 130 dặm (210 km)


10-1962 - Hình ảnh máy bay U-2 chụp khu vực Liên Xô đặt bệ phóng tên lừa đạn đạo tại Cuba











 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Những tấm hình U-2 chụp tên lửa Liên Xô ở Cuba


















 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,318
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Những tấm hình U-2 chụp tên lửa Liên Xô ở Cuba






















 
Thông tin thớt
Đang tải
Top