[Funland] Chiến tranh biên giới 1979 từ lời kể của người trong cuộc......

Trạng thái
Thớt đang đóng

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
158
Động cơ
383,166 Mã lực
Trong cuốn Điếu Ngư Đài quốc sự phong vân có nói đến điều kiện của Đặng Tiểu Bình đưa ra cho Goocbachop là Liên Xô phải yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và ngừng viện trợ cho Việt nam nếu muốn bình thường hóa quan hệ với TQ. Đặng nói nếu Liên Xô ngừng viện trợ cho Việt Nam thì Việt Nam không đánh nhau nổi với TQ một ngày.
 

Văn Đoành

Xe điện
Biển số
OF-85801
Ngày cấp bằng
19/2/11
Số km
2,905
Động cơ
415,518 Mã lực
Ngày xưa ta hay chưởi TQ là bọn " Bành trướng", còn chúng nó mắng mình là " Bọn tiểu bá VN", hồi ấy cháu hay mở trộm đài địch nghe truyện Thủy hử, trước trương trình đọc truyện bao h nó cũng chưởi mình 1 lúc.
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
58,239
Động cơ
5,047,151 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Ngày xưa ta hay chưởi TQ là bọn " Bành trướng", còn chúng nó mắng mình là " Bọn tiểu bá VN", hồi ấy cháu hay mở trộm đài địch nghe truyện Thủy hử, trước trương trình đọc truyện bao h nó cũng chưởi mình 1 lúc.
Hồi đấy ghét nhất là lúc nó chửi thì sóng ngon ổn định, đến khi lúc đọc truyện thỉnh thoảng sóng không ổn định hơi khó nghe, em lại quay ra chửi nó :D
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
8,266
Động cơ
476,426 Mã lực
Cụ nhầm đấy. Thời đó là cụ Breznev chứ Gorbachev còn đang bận đi thu hoạch khoai lang trên các nông trường XHCN với các đoàn viên côn sô môn cơ.


Trong cuốn Điếu Ngư Đài quốc sự phong vân có nói đến điều kiện của Đặng Tiểu Bình đưa ra cho Goocbachop là Liên Xô phải yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và ngừng viện trợ cho Việt nam nếu muốn bình thường hóa quan hệ với TQ. Đặng nói nếu Liên Xô ngừng viện trợ cho Việt Nam thì Việt Nam không đánh nhau nổi với TQ một ngày.
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
158
Động cơ
383,166 Mã lực
Năm 1989 khi đang là Tổng bí thư ( Goocbachop lên Tổng bí thư năm 1985 ) , Goocbachop đã tổ chức hội đàm với Đặng Tiểu Bình ở Vladivostok và cả 2 nước đã lấy Việt Nam ra làm quân cờ để mặc cả. Trước đó TQ cũng đã nắn gân Liên Xô khi đánh chiếm vài đảo của ta ở Trường Sa trong khi hạm đội của Liên Xô vẫn đang đóng ở Cam Ranh.
 
Chỉnh sửa cuối:

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
HQ LX trong những ngày 2/79 theo đài phát thanh Tiếng Nói Nước Nga

LÁ CHẮN BẢO VỆ BỜ BIỂN VIỆT NAM
18.02.2011, 08:19

Photo: RIA Novosti
Vào những ngày này 32 năm trước, quân đội Trung Quốc đã tấn công vào miền Bắc Việt Nam. Bắc Kinh muốn "trừng phạt Hà Nội” vì Việt Nam đã tham gia vào việc lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia.
Trong chương trình lần trước, chúng tôi đã nói về vai trò của các cố vấn quân sự Liên Xô đã giúp cho quân đội nhân dân Việt Nam đối phó với lực lượng Trung Quốc gồm 600.000 người, về các đợt cung cấp vũ khí và kỹ thuật quân sự của Liên Xô. Hồi đó, không chỉ các tỉnh miền Bắc mà cả bờ biển phía Bắc của Việt Nam cũng bị đe dọa bởi Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc gồm gần 300 tàu chiến.
Sau đây là ý kiến của nhà Việt Nam học, sử gia Maxim Sunnerberg: “Khi quân đội Trung Quốc vượt qua biên giới Việt Nam, một tàu tuần dương và một tàu khu trục của Hạm Đội Thái Bình Dương đang hiện diện tại các điểm quan trọng của biển Đông để phô trương sự hỗ trợ của Liên Xô cho Việt Nam. Sau mấy ngày chiến sự giữa Việt Nam và Trung Quốc có thêm mấy tàu chiến của Liên Xô tiến tới khu vực. Sau ngày 20 tháng Hai, 13 tàu chiến, kể cả mấy tàu ngầm, đã chờ đợi đoàn tàu mới do tàu tuần dương “Đô đốc Senyavin” và tàu dương hạm tên lửa “Vladivostok” dẫn đầu tới khu vực. Đầu tháng 3, đoàn tàu xô-viết bao gồm 30 tàu chiến”.
Sau đây là đoạn trích từ nhật ký của thuyền trưởng tàu ngàm “B-88” Fedor Gnatusin:
“Đầu năm 1979, tàu chúng tôi đang bảo quản tại xưởng đóng tàu. Rồi vào tháng 2, có lệnh khẩn cấp ra biển. Các quả ngư lôi, lương thực và thiết bị kỹ thuật đã được rất nhanh xếp lên tàu. Đã có mấy tàu chiến khác cũng lên đường đi Việt Nam từ Vladivostok và Nakhodka”.
Còn đây là đoạn trích từ nhật ký của trung tá hải quân Vladimir Glukhov:
“Với tư cách chỉ huy bộ tham mưu của sư đoàn, tôi đã có nhiệm vụ đảm bảo đoàn tàu chiến Liên Xô chuyển đến Việt Nam, cụ thể đảm bảo các tàu chiến ghé vào các cảng Việt Nam. Cần phải kiểm tra độ sâu, hành trình di chuyển, hải lưu, kiểm tra bến tàu. Chúng tôi đã mất một ngày đêm để thực hiện công việc này, và sau 5 ngày nữa đã ghé vào cảng Đà Nẵng. Rồi chúng tôi hướng tới bán đảo Cam Ranh, nơi đang thành lập căn cứ hải quân Liên Xô. Mọi người đã làm việc khẩn trương để tiếp đón các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương”.
Các thủy thủ xô-viết đảm bảo hành trình an toàn cho các tàu vận tải từ Vladivostok, Nakhodka và Odessa chở hàng tiếp tế cho Việt Nam. Trong thời gian chiến sự, 6 tàu thủy Liên Xô đã tới cảng Hải Phòng vận chuyển kỹ thuật quân sự, kể cả tên lửa và thiết bị radar giành cho Việt Nam.
Đoàn tàu Liên Xô đã hiện diện ở vùng biển Đông đến tháng 4 năm 1979. Kết quả là, hạm đội Hải Nam của Trung Quốc không tham gia hoạt động quân sự chống Việt Nam.
Nhà Việt Nam học, sử gia Maxim Sunnerberg nói tiếp: “Trong khi đó, thủy thủ Liên Xô đã phải đối phó đoàn tàu Mỹ do tàu chở máy bay “Constellation” dẫn đầu đã hiện diện ở khu vực Đông Nam Á từ ngày 6 tháng 12 năm 1978. Ngày 25 tháng 2 năm 1979, các tàu chiến Mỹ đã chuyển đến bờ biển Việt Nam như người Mỹ giải thích “để kiểm soát tình hình”. Các tàu ngầm của Liên Xô đã chắn hành trình tiến tới vùng chiến sự không cho tàu chiến Hoa Kỳ đến gần bờ biển Việt Nam. Một số tàu ngầm vẫn ở lại dưới nước, số khác hiện lên trên mặt nước. Hóa ra, hệ thần kinh của các thủy thủ Liên Xô là vững vàng hơn – tàu chiến Mỹ không dám vượt qua tuyến ngăn chặn do các tàu ngầm Liên Xô xây dựng. Ngày 6 tháng 3, các tàu chiến Hoa Kỳ đã rời khỏi vùng biển Đông”.
36 thủy thủ của Hạm đội Thái Bình Dương đã được tặng huân huy chương của Chính phủ Liên Xô vì lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng trong thời gian Việt Nam đối phó với cuộc xâm lược của Trung Quốc.
Xời, Nga chúa bốc phét, năm khủng hoảng Cu Ba, nếu không phải tình báo Mỹ kém thì chắc Nga đi rồi.
Xưa nay chưa có sự kiện nào mà Mỹ bị Nga phong tỏa Hải quân, chỉ có ngược lại, nhất là sau năm 72 Nga suy yếu hẳn.
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
8,266
Động cơ
476,426 Mã lực
Như vậy là em nhầm mốc thời gian :)

Năm 1989 khi đang là Tổng bí thư ( Goocbachop lên Tổng bí thư năm 1985 ) , Goocbachop đã tổ chức hội đàm với Đặng Tiểu Bình ở Vladivostok và cả 2 nước đã lấy Việt Nam ra làm quân cờ để mặc cả. Trước đó TQ cũng đã nắn gân Liên Xô khi đánh chiếm vài đảo của ta ở Trường Sa trong khi hạm đội của Liên Xô vẫn đang đóng ở Cam Ranh.
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
6,435
Động cơ
523,728 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Không biết thế hệ trẻ ngày nay có còn nhớ mối thù này không nhỉ?
Cái này cần được nhắc đến trong môn học lịch sử. Trận chiến này thực sự mới là trận chiến thắng chống ngoại xâm ạ:D.
 

capden

Xe hơi
Biển số
OF-28128
Ngày cấp bằng
1/2/09
Số km
124
Động cơ
485,340 Mã lực
Website
www.thuyenbomhoi.com
Hay quá. Đọc bài của các cụ em hiểu thêm nhiều về cuộc chiến biên giới. Em hóng tiếp ạ
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Xời, Nga chúa bốc phét, năm khủng hoảng Cu Ba, nếu không phải tình báo Mỹ kém thì chắc Nga đi rồi.
Xưa nay chưa có sự kiện nào mà Mỹ bị Nga phong tỏa Hải quân, chỉ có ngược lại, nhất là sau năm 72 Nga suy yếu hẳn.
Ừa thì hải quân Mỹ mạnh nhất thế giới.
Vậy sao lại bỏ rơi đồng minh trong vụ Hoàng sa 1974 vậy ???
Đừng có nói là hạm đội 7 đang ở mãi tận Đại tây dương nha
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Các tàu ngầm của Liên Xô đã chắn hành trình tiến tới vùng chiến sự không cho tàu chiến Hoa Kỳ đến gần bờ biển Việt Nam. Một số tàu ngầm vẫn ở lại dưới nước, số khác hiện lên trên mặt nước.
Xời, Nga chúa bốc phét, năm khủng hoảng Cu Ba, nếu không phải tình báo Mỹ kém thì chắc Nga đi rồi.
Xưa nay chưa có sự kiện nào mà Mỹ bị Nga phong tỏa Hải quân, chỉ có ngược lại, nhất là sau năm 72 Nga suy yếu hẳn.
Thời đó, em thừa nhận là có tàu ngầm LX lởn vởn phía ngoài biển khu vực từ Đồng Hới tới Đà Nẵng (Là khu vực hẹp nhất VN và theo dự tính thì có khả năng Khựa dùng HQ đổ bộ lên để cắt đôi 2 miền Nam-Bắc). Thi thoảng tàu ngầm còn nổi lên cho mấy thuyền đánh cá của bà con mìnhxem cho vui.
 
Chỉnh sửa cuối:

huyvuarzt

Xe máy
Biển số
OF-28603
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
64
Động cơ
484,070 Mã lực
Bây giờ mà đánh Khựa em cũng xung phong cầm súng đi chiến đấu cho máu
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ừa thì hải quân Mỹ mạnh nhất thế giới.
Vậy sao lại bỏ rơi đồng minh trong vụ Hoàng sa 1974 vậy ???
Đừng có nói là hạm đội 7 đang ở mãi tận Đại tây dương nha
Đến Nga còn phải công nhận nó mạnh nhất thế giới nữa là VN.
Nó bỏ rơi thì là câu chuyện khác.
 

O Muong Te

Xe điện
Biển số
OF-25271
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
4,630
Động cơ
500,726 Mã lực
Nơi ở
Dĩ nhiên là Mường tè
Trường C1 làng cháu cũng hầm chữ A, hố cá nhân, giao thông hào nhằng nhịt, ngõ nhà cháu cũng có cái hầm chữa A mấy năm sau mới dỡ bỏ. năm 79 cháu học lớp 3, mỗi đứa phải chuẩn bị 1 cái túi cứu thương gồm bông băng, thuốc đỏ đi học đeo bên hông.
Hồi ấy em học cấp 1 ở trường Thịnh Hào, giao thông hào cũng đào chằng chịt quang lớp học, em ngã xuống đó mấy phát.
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
158
Động cơ
383,166 Mã lực
Các bác tranh cãi thằng nào mạnh nhất làm gì, Liên Xô và Mỹ vốn không muốn đối đầu trực diện với nhau vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn. Khi điều đó xảy ra thì cả 2 đều toi nên sẽ tránh được là tốt nhất. Còn về vụ 74 Mỹ bỏ rơi VNCH thì lại trong bối cảnh Mỹ đang rất cần TQ để làm đồng minh chống Liên Xô, vì vậy nên Mỹ không can thiệp vào nên TQ mới ra oai được như vậy. Sau này xảy ra vụ Trường Sa năm 88 cũng thế, lúc đó Liên Xô cũng đang rất muốn bình thường hóa quan hệ với TQ nên hạm đội của Liên Xô cũng án binh bất động tại Cam ranh. Từ xưa đến giờ TQ là thằng chớp thời cơ và lợi dụng tình hình tốt nhất và dù sao đó cũng là nước lớn nên các đồng minh như Mỹ với VNCH và Liên Xô với Việt Nam sẵn sàng hy sinh quyền lợi của nước nhỏ để được cái lớn hơn. Cuộc chiến Gruzia cũng là một ví dụ tốt vấn đề ngoại giao không khôn khéo đấy ạ.
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
806
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Xời, Nga chúa bốc phét, năm khủng hoảng Cu Ba, nếu không phải tình báo Mỹ kém thì chắc Nga đi rồi.
Xưa nay chưa có sự kiện nào mà Mỹ bị Nga phong tỏa Hải quân, chỉ có ngược lại, nhất là sau năm 72 Nga suy yếu hẳn.
Lão không nên nói vậy, cái gì đúng thì ta nói đúng chứ, không phải tự dưng mà thằng cẩu càn nó bỏ không cái vùng biển phía Đông-Đông Nam của ta mà không vào, không phải cả cái vùng trời rông thế mà chả có cái máy bay nào của tụi cẩu càn mò đến. Cái gì cũng có lý do cả, ở ta không có chế độ giải mật các tài liệu lịch sử như Mẽo nên mọi cái cứ mù tịt. Nhưng iem tin là Ngố nó không "bỏ" mình hoàn toàn mặc dù có "bán trác" trên lưng mình
 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,374
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Năm 2005 em lên công tác ở xã Bạch Đằng-Hòa An-Cao Bằng (chân đèo Tài Hồ Sìn-QL3, 1 trong những địa danh đẫm máu năm 1979).

Nghe các cụ ở đó kể lại, năm đó quân thằng bành văn trướng tràn từ trên đèo Tài Hồ Sìn xuống rất nhiều, trước đó quân ta đã phá 1 nhịp của cầu Tài Hồ Sìn để chặn đường tiến của chúng.

dấu tích đây ợ: 1 nhịp cầu (phía Cao Bằng) bị phá và sau này được thay bằng dầm thép, vẫn còn đến bây giờ



Không qua được cầu, chúng lội qua suối (em không nhớ tên, con suối đó khá rộng, mùa mưa lũ nước chảy siết lắm, nhưng thời điểm tháng 02 thì cũng bình thường). Đợi chúng tràn hết xuống suối, quân ta chơi kiểu "đánh cá điện", quân thằng Bình lùn chết đặc cả dòng suối! Nằm cạnh bờ suối đó mấy năm, đêm đêm cứ nghĩ đến lại thấy ghê ghê!!! :-ss8-x8-x8-x

Dòng suối đó đây ợ, em đứng từ lưng đèo Tài Hồ Sìn chụp xuống: (Mũi tên đỏ là cầu Tài Hồ Sìn cũ)



 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,097
Động cơ
4,011,590 Mã lực
Ngày xưa ta hay chưởi TQ là bọn " Bành trướng", còn chúng nó mắng mình là " Bọn tiểu bá VN", hồi ấy cháu hay mở trộm đài địch nghe truyện Thủy hử, trước trương trình đọc truyện bao h nó cũng chưởi mình 1 lúc.
Hồi đấy ghét nhất là lúc nó chửi thì sóng ngon ổn định, đến khi lúc đọc truyện thỉnh thoảng sóng không ổn định hơi khó nghe, em lại quay ra chửi nó :D
Tóm được 2 lão này nghe Chí Cường đọc truyện Thuỷ Hử nhé, Em báo xxx
 

Caibang85

Xe tải
Biển số
OF-86315
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
293
Động cơ
411,479 Mã lực
E mới nghe kể về vụ khựa nó tấn công mình năm 79, còn chi tiết thì bây giờ mới được hóng, tks cụ
 

Rắn Lớn

Xe điện
Biển số
OF-85163
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,978
Động cơ
446,850 Mã lực
Nơi ở
Trên ghế
Năm 2005 em lên công tác ở xã Bạch Đằng-Hòa An-Cao Bằng (chân đèo Tài Hồ Sìn-QL3, 1 trong những địa danh đẫm máu năm 1979).

Nghe các cụ ở đó kể lại, năm đó quân thằng bành văn trướng tràn từ trên đèo Tài Hồ Sìn xuống rất nhiều, trước đó quân ta đã phá 1 nhịp của cầu Tài Hồ Sìn để chặn đường tiến của chúng.

dấu tích đây ợ: 1 nhịp cầu (phía Cao Bằng) bị phá và sau này được thay bằng dầm thép, vẫn còn đến bây giờ



Không qua được cầu, chúng lội qua suối (em không nhớ tên, con suối đó khá rộng, mùa mưa lũ nước chảy siết lắm, nhưng thời điểm tháng 02 thì cũng bình thường). Đợi chúng tràn hết xuống suối, quân ta chơi kiểu "đánh cá điện", quân thằng Bình lùn chết đặc cả dòng suối! Nằm cạnh bờ suối đó mấy năm, đêm đêm cứ nghĩ đến lại thấy ghê ghê!!! :-ss8-x8-x8-x

Dòng suối đó đây ợ, em đứng từ lưng đèo Tài Hồ Sìn chụp xuống: (Mũi tên đỏ là cầu Tài Hồ Sìn cũ)



Cụ cho em hỏi ngu tí, thời đó, ở đó lấy điện đâu ra mà "đánh cá" ợ? Vụ "đánh cá điện" em có nghe ở cánh Hà Giang, do ở đó có nhà máy nhiệt điện, nhưng chưa kiểm chứng được ợ!
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top