[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 3)

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Em thấy Truyện của cụ hay phết.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,484 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Nữa đi anh... Đúng là không ai quên mà chỉ có người chưa biết. Cụ VX tiếp đi để giữ lửa như vốn nó phải thế! Không hoa mỹ, không hô hào!
 

Bầy hầy

Xe tải
Biển số
OF-207064
Ngày cấp bằng
21/8/13
Số km
232
Động cơ
320,260 Mã lực
Cụ Vị Xuyên phọt tiếp đi, em lạy cụ đấy. Em với bọn bạn em sinh ra vào thời gian này, tên chúng em toàn KIÊN CƯỜNG HÙNG DŨNG CHIẾN THẮNG.
 

gauchip83

Xe tải
Biển số
OF-120725
Ngày cấp bằng
15/11/11
Số km
430
Động cơ
386,260 Mã lực
Nơi ở
Nhà trên núi
Em có 1 điều hơi thắc mắc là hồi đó tại sao không quân Tàu không tham chiến? Hải Quân bị phong tỏa thì đã đành,mò mẫm trên mạng thì thấy bảo đặc công nhà mình đánh hỏng 1 sân bay của Tàu hay là Tàu nó sợ PKKQ của mình. Vậy đâu mới là nguyên nhân chính ạ?
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
219
Động cơ
333,722 Mã lực
Em có 1 điều hơi thắc mắc là hồi đó tại sao không quân Tàu không tham chiến? Hải Quân bị phong tỏa thì đã đành,mò mẫm trên mạng thì thấy bảo đặc công nhà mình đánh hỏng 1 sân bay của Tàu hay là Tàu nó sợ PKKQ của mình. Vậy đâu mới là nguyên nhân chính ạ?
Hehe...Không quần Tung của không có cửa với quân ta! ;))
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,508
Động cơ
354,613 Mã lực
Em có 1 điều hơi thắc mắc là hồi đó tại sao không quân Tàu không tham chiến? Hải Quân bị phong tỏa thì đã đành,mò mẫm trên mạng thì thấy bảo đặc công nhà mình đánh hỏng 1 sân bay của Tàu hay là Tàu nó sợ PKKQ của mình. Vậy đâu mới là nguyên nhân chính ạ?
Tại thời điểm năm 79, không quân Tàu lạc hậu hơn không quân của ta 1 thế hệ. Vì bị Liên xô tẩy chay nên lực lượng KQ chính của tàu chủ yếu là MIG 17, còn ta được anh Gấu trang bị hàng loạt MIG 21 từ trong chiến tranh, ngoài ra còn có A37, F5E của ngụy để lại. Trực thăng thì có Mi 8 và UH1B, phòng không thì có SAM 2 vv.... KQ Tàu tuổi giề mà dám xuất quân? :D
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

goldsunhn

Xe buýt
Biển số
OF-73633
Ngày cấp bằng
23/9/10
Số km
824
Động cơ
430,948 Mã lực
Hôm qua ngồi nói chuyện với thằng bạn dạy môn lịch sử, nó bảo trong thời kì máy bay Mỹ ném bom miền Bắc TQ và BTT có gửi khoảng 200.000 quân sang mình tham chiến đặc biệt là làm phi công chiến đấu chứ thời đó mình chưa đủ phi công. Mặc dù nó dạy lịch sử thật nhưng nói thật thông tin đó của nó em ko tin được. Bộ đội chủ lực thì đang ở trong Nam, cho 200.000 quân nó sang chẳng hóa rước voi về dày ... à. Có cụ nào biết kiểm tra thông tin hộ em cái.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hôm qua ngồi nói chuyện với thằng bạn dạy môn lịch sử, nó bảo trong thời kì máy bay Mỹ ném bom miền Bắc TQ và BTT có gửi khoảng 200.000 quân sang mình tham chiến đặc biệt là làm phi công chiến đấu chứ thời đó mình chưa đủ phi công. Mặc dù nó dạy lịch sử thật nhưng nói thật thông tin đó của nó em ko tin được. Bộ đội chủ lực thì đang ở trong Nam, cho 200.000 quân nó sang chẳng hóa rước voi về dày ... à. Có cụ nào biết kiểm tra thông tin hộ em cái.
Có 1 nhóm phi công BTT sang, còn lính Tầu đóng quân gần đến Bắc Giang thì phải, có cả trận địa phòng không....
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,508
Động cơ
354,613 Mã lực
Hôm qua ngồi nói chuyện với thằng bạn dạy môn lịch sử, nó bảo trong thời kì máy bay Mỹ ném bom miền Bắc TQ và BTT có gửi khoảng 200.000 quân sang mình tham chiến đặc biệt là làm phi công chiến đấu chứ thời đó mình chưa đủ phi công. Mặc dù nó dạy lịch sử thật nhưng nói thật thông tin đó của nó em ko tin được. Bộ đội chủ lực thì đang ở trong Nam, cho 200.000 quân nó sang chẳng hóa rước voi về dày ... à. Có cụ nào biết kiểm tra thông tin hộ em cái.
Sự thật là thế này
Thiếu tướng Phan Khắc Hy, Chính ủy Bộ Tư lệnh Không quân trong thời gian đó cho biết, được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, năm 1966, Đoàn không quân chiến đấu CHDCND Triều Tiên với gần 150 người sang Việt Nam. Đoàn được giao cho Trung đoàn 923 (đóng tại Kép, Lạng Giang, Bắc Giang) quản lý. Toàn bộ máy bay, lương thực, thuốc men... do quân đội Việt Nam cung cấp.

Trong số quân nhân Triều Tiên, 24 người được giao máy bay chiến đấu (14 người được giao máy bay MIG 17B, 10 người được giao MIG 17C). 113 người thực hiện nhiệm vụ tham mưu, chính trị, hậu cần dưới sự chỉ huy của thượng tá Kim Chang Xơn.

Theo tướng Hy, sơ kết đợt đầu chiến đấu năm 1966 - 1969, không quân Việt Nam bắn rơi 222 máy bay Mỹ, bắt sống 51 giặc lái, trong đó những chiến sĩ không quân Triều Tiên đã bắn rơi 26 chiếc. Ngoài những người đã hy sinh, nhiều chiến binh Triều Tiên tham gia chiến đấu ở Việt Nam khi trở về được Nhà nước Triều Tiên phong tặng danh hiệu Anh hùng.
Nhưng không phải chỉ là muốn chiến đấu cho VN mà các anh ý cũng mong có dịp để học hỏi và cọ xát
Từ những chiến công vang dội, danh tiếng của không quân Việt Nam, đặc biệt là quân dân miền Bắc đã bay đi khắp thế giới. Rồi danh tiếng ấy đã bay đến tận CHDCND Triều Tiên - đất nước cũng đang tham gia vào cuộc chiến chống Mỹ. Tỏ lòng ngưỡng mộ trước những thành tích mà quân đội Việt Nam đạt được, ngay trong năm 1965, quân đội CHDCND Triều Tiên đã cử 14 chiến sỹ và sĩ quan không quân Triều Tiên sang Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm chiến đấu.
Nguồn từ em hoàng thùy linh ở đây http://cstc.cand.com.vn/vi-vn/phongsu-ghichep/phongsu/2013/9/185551.cand
 
Chỉnh sửa cuối:

goldsunhn

Xe buýt
Biển số
OF-73633
Ngày cấp bằng
23/9/10
Số km
824
Động cơ
430,948 Mã lực
Em cảm ơn 2 cụ đã khai sáng cho em ! :D
Em cũng biết là có quân đội các nước XHCN sang giúp nhưng cái em không tin là mình để nó đưa sang mình đến 200.000 quân. Em nghĩ nhiều cũng chỉ vài trăm, chắc thằng bạn em nhớ nhầm phải không các cụ?
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
“Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm”

(Dân trí) - Đó là một nhận xét khoa học, khách quan, tôn trọng sự thật lịch sử của GS. Sử học Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội nói về cuộc chiến tranh vệ quốc 1979 trên báo Lao động ngày 11/2/2014. GS. Giang khẳng định sự kiện 17.2.1979 là “không thể diễn giải khác đi được, ngoài việc đây là cuộc chiến tranh xâm lược hay cuộc tấn công vào Việt Nam”.


“Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm”


Cách đây tròn 35 năm, khi đất nước vừa thống nhất, khói lửa chiến tranh chưa kịp nguôi ngoai, Trung Quốc đã đem 600.000 – 700.000 quân sang đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc của Tổ quốc ta. Ngay lập tức, cả dân tộc Việt Nam lại bước vào cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Cuộc chiến đấu ngoan cường của toàn quân, toàn dân ta nơi biên giới chiến thắng ngoại xâm mãi mãi là trang sử vàng và những người con thân yêu đã hi sinh thân mình để bảo vệ từng tấc đất non sông mãi mãi là những anh hùng của dân tộc.

Nhớ lại những ngày tháng oai hùng khi “tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới”, cả dân tộc lại một lần nữa hừng hực khí thế chống giặc ngoại xâm. Tinh thần yêu nước nồng nàn một lần nữa lại trỗi dậy, như lời Bác Hồ kinh yêu từng nói thủa nào: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta….”.

Mùa xuân 1979, lòng nồng nàn yêu nước lại một lần nữa trỗi dậy…

Trong khi tại các tỉnh biên giới, đồng bào và chiến sĩ ta vùng lên đánh trả quân xâm lược, giành lại từng quả đồi, góc núi, con suối, bờ rừng… thì tại hậu phương, lớp lớp trai làng sẵn sàng cầm súng lên đường bảo vệ non sông, như lời bài hát “Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào đêm ngày 17/2 năm 1979: “Đất nước của ngàn chiến công, vẫn sục sôi khí thế hào hùng - Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa... đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca!”.

Nếu như không có tinh thần anh dũng quật cường đó, không biết cuộc chiến tranh sẽ đi đến đâu.

Giờ đây sau 35 năm, một thời gian đủ để nhìn nhận, đánh giá một cách trung thực, khách quan về cuộc chiến tranh vệ quốc oai hùng của dân tộc.

Cũng trong bài phỏng vấn trên, GS Vũ Minh Giang cho biết: “Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh. Chúng tôi đã tiếp cận với rất nhiều bậc lão thành cách mạng, họ rất khắc khoải về cuộc chiến biên giới 1979”.

Không và không chỉ các vị lão thành cách mạng “khắc khoải” mà cả dân tộc Việt Nam “khắc khoải”. Khắc khoải bởi 35 năm qua, chúng ta đã ít, thậm chí rất ít đề cập đến cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại này.

Ngay cả các sách giáo khoa cũng chỉ thấy có lác đác vài dòng ngắn ngủi. Đó là điều không nên và không được.

Ôn lại lịch sử không phải để hằn sâu mối oán thù mà cao cả hơn, là để hiểu rõ cái giá của hòa bình. Ôn lại lịch sử những năm tháng đổ vỡ còn là để quý mến và trân trọng tình hữu nghị. Ôn lại lịch sử là để hiểu mình và hiểu người…

Ôn lại lịch sử còn là sự tri ân những người đã ngã xuống vì toàn vẹn lãnh thổ như lời GS. Vũ Minh Giang: “Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước. Nhưng một thái độ khác, bới sâu nó ra để gây hận thù lại là xuyên tạc lịch sử. Tội này cũng không kém việc che giấu lịch sử…

Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc”.

Vâng! Thưa GS. Vũ Minh Giang, lịch sử là khách quan nên không ai thoát được lịch sử và cũng không ai che lấp được lịch sử. Sự im lặng sẽ là “mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc”, nhất là trang lịch sử huy hoàng như cuộc chiến tranh vệ quốc 2/1979, phải không các bạn?

Bùi Hoàng Tám


Nguồn: http://dantri.com.vn/blog/can-duoc-xem-nhu-chien-thang-chong-ngoai-xam-838232.htm
 

quangcan

Xe đạp
Biển số
OF-186377
Ngày cấp bằng
21/3/13
Số km
34
Động cơ
333,540 Mã lực
Hì hì, chào các bác tay lái lụa, em có ông anh nhắn sang đây chơi. Ừ thì ném vài bài cho thích, các bác "ném đá" nhè nhẹ tay cho không em lại phải chạy thì chết ạ.

------------------------------------

Sắp đến ngày 17/2, một dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử dân tộc và ký ức biết bao người về truyền thống và quá khứ hào hùng đầy bi tráng.
Vậy mà, cứ mỗi dịp này, các luận điệu lại có dịp rộn ràng, tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt và vu khống quyết liệt. Nào là "công tác tình báo kém cỏi,..... hoàn toàn bất ngờ khi chiến tranh xảy ra, .... không có sự chuẩn bị tác chiến,..... để mặc cho quân Trung Quốc tàn phá đất nước....." - vân vân và vân vân.

Để có cái nhìn rõ ràng về tình hình thời cuộc, chống hiểu sai, đoán bừa và làm sáng tỏ một số vấn đề, góc khuất của cuộc chiến mà không phải ai cũng nhìn thấy được. Xin có vài bài viết tổng hợp để làm rõ và minh chứng.

A. Lực lượng CAVT/ Công an vũ trang (Biên phòng hiện nay) tại thời điểm trước và gần 17/2/1979:

Em nhận định chém hoặc đơn vị của bác đại tá kia tại thời điểm có thể là phân đội hoặc đội công tác CAVT/ BP xuống địa bàn thôi. Cả đồn có ngần đấy súng với mấy chục con người thì có mà điên (trích nguồn thông tin : "Một Đại tá Biên phòng-Cựu binh 1979 kể: Không thể ngờ là nó đánh mình, cả Đồn Công an Vũ trang chỉ có 2 khẩu AK và 5 khẩu K50 cũ, bắn xa... 25 mét. Anh em thay nhau bắn, cầm cự 30 phút thì hết nhẵn đạn. Phải cõng thương binh-tử sĩ rút trong uất ức...") Đến ngay cả các lâm, nông trường đều được phát súng để chuẩn bị rồi cơ mà. Kinh nghiệm này cũng là thực tế từ chiến tranh BGTN đấy anh Hải ạ. Khi Pốt tràn sang, dân không nói, biết bao nhiêu TNXP, tự vệ các nông lâm trường tay không tấc sắt. Thế mới có giai thoại bác Tư quyết phá kho phát súng. Còn về chuyện chuẩn bị cho BGPB em xin nêu cụ thể một số điểm chính dưới đâu để có thể đánh bật câu nói "chơi" của vị đại tá nọ.


1. Qua tổng kết, chỉ riêng trong hai năm 1977-1978 đã có tổng cộng 1500 vụ lấn chiếm biên giới, khiêu khích vũ trang, làm ta bị thương 307 người, 14 người bị phía Trung Quốc bắt cóc. Nếu số vụ lấn chiếm lãnh thổ, khiêu khích vũ trang do phía TQ gây ra năm 1975 là 234 vụ thì đến hết năm 1978 tăng lên 2175 vụ, gấp 10 lần.

2. Về lực lượng: Tháng 4/1978, trung đoàn 12 CAVT – một trong số ít các trung đoàn biên phòng cơ động của Bộ được điều động lên tuyến biên giới phía bắc để tăng cường công tác phòng thủ. Trung đoàn này được chính thức thành lập tháng 2/1978 trên cơ sở tiểu đoàn 12 CAVT. Tháng 8/1978, Trung đoàn 16 CAVT được thành lập và tháng 9/1978 Bộ điều lên tăng cường cho tuyến biên giới Tây Bắc.

3. Về công tác chuẩn bị và sẵn sàng chiến đấu:
Tháng 1/1978, Bộ ra mệnh lệnh chiến đấu số 05 cho toàn bộ các đơn vị trên tuyến biên giới Việt Trung, yêu cầu chủ động đối phó với mọi tình huống, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân, chủ động phòng ngừa đánh địch bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,…. Ngày 31/1/1978, Cục tham mưu phổ biến kế hoạch bố phòng chiến đấu…. Quý 1/1978, BTL mở hội nghị chuyên đề về công tác bảo vệ, sẵn sàng chiến đấu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.
Ngày 5/7/1978, thi hành Nghị quyết 33 của của Hội nghị công an, BTL ra chỉ thị 35 và chỉ rõ dự kiến có hai khả năng xảy ra:
- một là, đối phương liều lĩnh gây chiến
- hai là, đối phương tiếp tay cho bọn ********* Pôn Pốt, bằng cách gây bạo loạn, tạo phỉ ở nhiều nơi trên toàn tuyến biên giới.
Trong đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của CAVT là “khi chiến tranh xảy ra, CAVT là lực lượng đầu tiên nổ sung, trực tiếp chiến đấu ngăn chặn, kiềm chế địch triển khai, báo động cho nhân dân sơ tán và phối hợp cùng quân đội tác chiến. Kiên cường phòng thủ giữ vững đồn, tác chiến trên tuyến biên phòng cơ động, linh hoạt nhằm diệt gián điệp, thám báo, trấn áp bọn ********* và phỉ”.

Ngoài ra, tháng 6/1978, BCT ra quyết định số 21 thành lập BCH QS thống nhất trên các địa bàn thuộc tuyến biên giới phía Bắc nhằm đảm bảo tính thống nhất, sẵn sàng và chủ động trong mọi tình huống, đảm bảo tất cả các LLVT đều có sự chỉ huy chung.

4. Báo động chiến đấu:
Ngày 27/12/1978, BTL ra mệnh lệnh báo động chiến đấu cấp 2. Hì hì, báo động chiến đấu cấp 2 thì các bác biết rồi, đâu phải chuyện chơi nhể. Một số mệnh lệnh cụ thể như sau:
- “1. Tất cả các đơn vị thuộc lực lượng CAVT phải nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu cấp 2, theo đúng quy định số 46 ngày 20/8/1978 của Bộ.

2. BCH các tỉnh phải ra lệnh cho các Đồn biên phòng, các trung đoàn, đơn vị cơ động khẩn trương triển khai sẵn sàng chiến đấu theo phương án tác chiến bảo vệ biên giới. Các cơ quan chỉ huy phải thường trực chặt chẽ.

3. Trung đoàn 12 và 16 phải chuẩn bị sẵn sàng cơ động theo lệnh của Bộ.

4. Tạm đình chỉ phép năm, phép tranh thủ cho đến khi có mệnh lệnh mới,…..”


Nếu bác nào còn nhớ thì sẽ thấy, ngày 10/2/1979, phía Trung Quốc đánh trước điểm cao 400 thuộc phần đất của ta trên hướng Lạng Sơn. Đây là đòn đánh, phép thử cần thiết thăm dò phản ứng của phía Việt Nam – đồng thời chuẩn bị bàn đạp trước trên những hướng quan trọng, ngoài ra đây còn là điểm cao chiến lược tại khu vực gần cửa khẩu biên giới. Thế cho nên, ngày 13/2/1979, ta đã vào cấp 1 sẵn sàng chiến đấu. Bốn ngày sau, ngày 17/2/1979, chiến tranh biên giới phía bắc mới bắt đầu ạ.

Tất cả những điều em ghi trên cho thấy, ta không hề bị động, có kế hoạch và chuẩn bị kỹ càng về phương thức, huấn luyện và chỉ đạo thống nhất trong chiến tranh BGPB. Bác nào kinh qua đánh nhau sẽ hiểu cần chuẩn bị những gì cho chiến tranh, nhể,
.
 

quangcan

Xe đạp
Biển số
OF-186377
Ngày cấp bằng
21/3/13
Số km
34
Động cơ
333,540 Mã lực
B. Về phía Quân đội:
Có lẽ, trong đầu nhiều người, không chỉ những người trẻ tuổi, đều cho rằng, sau 30/4/1975, đất nước ta hoàn toàn giải phóng, Yên Bình lắm nhỉ,
. Có lẽ có rất rất nhiều người nghĩ, Tổ quốc sạch bóng thù, còn gì nữa mà làm, đánh đấm chi cho mệt, giải tán quân đội cho nhanh.
. Xin nêu một vài điểm đáng chú ý nhất trong giai đoạn từ 4/1975 đến trước khi xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.

1. Quân lực:
- Ta ưu tiên giảm bớt số quân thường trực, đặc biệt là đối với những quân nhân đã phục vụ lâu năm và có nguyện vọng về quê cũng như lính sinh viên được giải quyết chế độ về đi học lại. Giải tán một số đoàn tương đương cấp quân đoàn hoặc sư đoàn như Đoàn 232; một loạt tổ chức đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình được giải thể như: Bộ Tư lệnh Miền, B1, B2, B3, B4, B5, tổ chức hai bên và bốn bên về thi hành Hiệp định Pa-ri. Thôi dự nhiệm 9 trung đoàn, 6 tiểu đoàn cao xạ và một số đơn vị bộ binh, công binh của các quân khu phía Bắc. Toàn bộ lực lượng giao liên của Đoàn 559 được điều về Cục Vận tải để tổ chức tuyến giao liên mới, tổ chức hệ thống kiểm soát quân sự trên các tuyến giao thông Bắc - Nam. Bộ phận Hành quân từ Cục Tác chiến được chuyên sang Cục Quân lực để trực tiếp chỉ đạo bảo đảm chuyển thương, đưa đón cán bộ, chiến sĩ đi lại tuyến Bắc - Nam. Các quân khu ở phía Nam bước đầu được chấn chỉnh; trong đó có một số bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, ban chỉ huy quân sự huyện được thành lập và hợp nhất cho phù hợp với đơn vị hành chính mới. Chuyển một loạt các đoàn, đơn vị cấp F sang làm kinh tế, bố trí phân bổ trên cả nước, vừa làm khung thường trực sẵn sàng cơ động chiến đấu vừa lao động sản xuất nhằm làm giảm bớt chi phí quốc phòng. Qua việc chấn chỉnh tổ chức xây dựng lực lượng: ta giảm từ 1 triệu 23 vạn quân thời chiến (5,2% dân số miền Bắc) giảm xuống còn 2,7% so với dân số cả nước trong thời bình. Từ năm 1976 đến năm 1980 chỉ giữ 80-83 vạn quân, trong đó có 50-53 vạn quân chiến đấu, 10 vạn quân xây dựng kinh tế (nghị quyết của Quân ủy Trung ương đưa lên hơn 25 vạn). Sau đó tuỳ tình hình, sẽ xác định tổng quân số thích hợp.

Đối với khối quân khu, tiếp tục được chấn chỉnh. Từ 11 quân khu và 2 bộ tư lệnh thành phố trực thuộc Bộ trong chiến tranh, nay rút gọn lại thành 6 quân khu (1, 3, 4, 5, 7, 9) và Bộ Tư lệnh Thủ đô. Quân khu 1 thành lập tháng 5 năm 1976 trên cơ sở sáp nhập Quân khu Việt Bắc và Quân khu Tây Bắc; hơn hai năm sau (tháng 6 năm 1978) lại được tách ra thành quân khu 1 và Quân khu 2. Quân khu 3 tái lập (tháng 5 năm 1976) trên cơ sở hợp nhất Quân khu Tả ngạn và Quân khu Hữu Ngạn. Quân khu 4 và quân khu Trị Thiên hợp nhất thành Quân khu 4 (tháng 2 năm 1976). Tháng 7 năm 1976, Quân khu 5 được tổ chức lại trên cơ sở sáp nhập Quân khu 5 cũ với Quân khu 6 và Mặt trận Tây Nguyên. Quân khu 7 gồm Thành phố Hồ Chí Minh và Đông nam Bộ. Quân khu 9 gồm Quân khu 8 và Quân khu 9 cũ hợp nhất. Các binh đoàn chủ lực, các binh chung được kiện toàn tổ chức gọn mạnh, hiện đại phù hợp với tình hình mới và điều chỉnh lại vị trí đóng quân. Quân chủng Hải quân được củng cố, phát triển nhằm đủ sức bảo vệ biển đảo và thềm lục địa. Quân chủng Phòng không - Không quân được tách ra thành hai quân chủng và có bước phát triển mới. Lực lượng xây dựng kinh tế trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm có 1 tổng cục, các binh đoàn được kiện toàn nhưng mới đạt 40% quân số so với dự kiến.

Về bố trí lại binh lực, ta dần dần điều chỉnh công tác bố phòng trên cả nước, các đơn vị các cấp từ Quân đoàn trở xuống rút dần từ Nam ra Bắc, đặc biệt là việc Bộ quyết định đưa ngay lập tức sư đoàn 3 Sao Vàng/ F3 ra hướng Lạng Sơn và F316/ sư đoàn 316 về Tây Bắc (sẽ nói kỹ về việc tại sao ở phần dưới) trong đầu năm 1976.

2. Những điểm nhấn đáng chú ý:
- Về công tác quân quản: được giao cho Quân đoàn 4 và Quân khu 7, 9 là chủ yếu.
Một bộ phận khá lớn ngụy quân, ngụy quyền (đặc biệt là lực lượng đầu sỏ) lẩn tránh, không chịu trình diện và đi cải tạo, không nộp vũ khí. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 1975, đã có khoảng 938.650 sĩ quan binh lính ngụy ra trình diện chính quyền, chiếm 92% tổng số quân ngụy (tính đến ngày 29-4-1975). Như vậy, còn khoảng 7,8 vạn quân ngụy chưa chịu ra đăng ký, trình diện; trong đó có những tên sĩ quan cao cấp. Tỷ lệ cảnh sát đặc biệt ngụy ra trình diện còn thấp hơn; trong tổng số 120.376 tên, mới đăng ký được 60.229. Phần lớn bọn cảnh sát đặc vụ bỏ trốn. Các phần tử *********, thù địch đã tiến hành những hoạt động chống đối vũ trang: ám hại, bắn lén, gài mìn, ném lựu đạn; hoặc tổ chức những lực lượng nhất định tập kích, đánh phá các trụ sở, cơ quan. Có bọn đang tập hợp lực lượng, hình thành "mật khu" để chống lại ta. Từ ngày 30 tháng 4 đến này 1 tháng 7, chúng đã gây ra 537 vụ, làm thương vong trên 1.000 người. Quý 3 năm 1975, trong tổng số 2.720 vụ gây rối trật tự chống đối cách mạng, có 30% là chống đối vũ trang. Riêng với lực lượng vũ trang, địch đã gây ra 153 vụ ám hại. Kẻ địch ráo riết tiến hành chiến tranh tâm lý, phản tuyên truyền, tung tin xuyên tạc nhằm kích động tàn quân ngụy nổi dậy chống lại cách mạng; gây hoài nghi dao động trong quần chúng, chia rẽ nội bộ cách mạng bằng nhiều hình thức: rải truyền đơn, viết khẩu hiệu *********, treo cờ ngụy; cho tay chân đi tung tin, rỉ tai. Đặc biệt nguy hiểm là một số những phần tử gián điệp, mật vụ, bọn cốt cán ********* trong ngụy quân, ngụy quyền, trong các **** phái ********* đang tìm cách trà trộn vào các tổ chức cách mạng, tìm vị trí hợp pháp trong các ngành công tác để ẩn thân, chờ thời. Hoạt động móc nối với các cơ sở cũ, cài cắm tay chân mới, đang được gián điệp Mỹ và tay sai tiếp tục tiến hành. Đặc biệt là đập tan âm mưu bạo loạn của bọn ********* ngầm trong dịp Tết Mậu Ngọ (1978).

- Truy quét FULRO, tàn quân ngụy và các bọn phản cách mạng khác có vũ trang, là một nhiệm vụ cấp bách khẩn trương. Riêng đối với FULRO, ta chỉ đạo các lực lượng vũ trang kịp thời cùng với địa phương, giải quyết một cách kiên trì, cơ bản, toàn diện (bằng mọi biện pháp, trong đó đặc biệt coi trọng công tác dân vận phát động quần chúng), xây dựng cơ sở, phối hợp với các lực lượng quân - dân - chính - **** theo một kế hoạch thống nhất, có sự chỉ đạo tập trung của các cấp ủy địa phương, gắn liền với chính sách dân tộc và xây dựng miền núi Tây Nguyên. Việc điều động lực lượng truy quét FULRO đã làm tan rã và bắt 2/3 lực lượng của chúng (6 trung đoàn, 18 tiểu đoàn với tổng số 11.000 tên).

- Giúp bạn Lào:
Đầu tháng 3- 1976, ta rút hết quân tình nguyện Việt Nam về nước. Song cuối năm 1976, trước tình hình an ninh chính trị nước bạn chưa được ổn định, nhất là ở Sa Va Na Khét/Xavanekhet và Viên Chăn, bạn lại yêu cầu ta đưa quân tình nguyện trở lại Lào. Sau khi hai Bộ Tổng Tham mưu gặp nhau tại Viên Chăn (1-1977 và 4-1977), ta triển khai thực hiện, làm kế hoạch bố trí lực lượng cụ thể trên một số địa bàn trọng yếu như Viên Chăn, đường 9, Khổng Xê Đôn, đương 7, đường 13, ....hỗ trợ bạn ổn định tình hình. Quân khu 4 và Quân đoàn 2 là nòng cốt, phải tổ chức lực lượng, đoàn công tác sang Lào chi viện.

- Tình hình biên giới Tây Nam:
Tập đoàn Pôn Pốt - Yêng Xa-ry có âm mưu chống ta từ lâu, chúng chỉ hữu nghị ngoài mặt nhằm lợi dụng sự giúp đỡ của ta. Ngay sau thắng lợi chống Mỹ và Lon-non, ngày 17-4-1975, tại Hội nghị trung ương Khơ Me (ngày 20-5-1975), chúng xác định: "Việt Nam là kẻ thù số 1, kẻ thù truyền kiếp". Trong nước, chúng đấu tố hành hạ tàn bạo giới trí thức, bắt dân lao động khổ sai, đói rách, thanh trừng đán áp khốc liệt những người phản kháng, thủ tiêu các cán bộ Khơ Me được đào tạo ở Việt Nam, kể cả những người thân thiện với Việt Nam. Trong mấy năm cầm quyền, chúng đã giết hại gần 3 triệu người, gây tâm lý sợ hãi khủng khiếp trong nhân dân Cam-pu-chia. Cùng với thực hiện chế độ diệt chủng trong nước do sự kích động, xúi dục của nước ngoài, ngay ngày 3-5-1975 chúng đổ bộ lên Phú Quốc, ngày 10-5-1975 đánh chiếm đảo Thổ Châu của ta. Khó khăn lớn của ta là vẫn coi họ là các nước bạn xã hội chủ nghĩa nên chưa xác định rõ kẻ thù, thiếu chuẩn bị, nên sau ngày 30-4-1977 quân Pôn Pôt chủ động mở 3 cuộc tiến công lớn sang Việt Nam (Ngày 30-4-1977 địch dùng nhiều lực lượng cỡ sư đoàn, đánh 13/15 xã toàn tuyến tỉnh An Giang. Ta thương vong 700. Riêng ngày 25-7-1977, địch dùng 4 sư đoàn đánh sâu vào Việt Nam 19km, tàn sát 9.000 dân 3 xã huyện Tân Biên. Ngày 23-10-1977, địch lại đánh sang Việt Nam, để tự vệ ta dùng Quân đoàn 4 (thiếu) và Sư đoàn 10 Quân đoàn 3 đánh sang đường số 1 - Khu vực Sa Mát, địch đánh giá ta yếu. Trong gần 2 năm 1977 - 1978 chúng tàn sát các xã biên giới của ta hơn 3 vạn người chết và mất tích, 40 vạn dân mất nhà cửa, hàng chục nghìn nhà thờ, trường học, chùa chiền bị đốt phá, hơn 1.000 trâu bò bị cướp, trên 3.000 nhà bị bỏ hoang, có vụ chúng giết 1.000 dân, mổ bụng, moi gan đốt phá rất dã man).

Lúc đầu, ta còn lúng túng nhưng để bảo vệ lãnh thổ và tính mạng của nhân dân, thi hành lệnh của Bộ, ta điều gấp các sư đoàn của Quân khu 9, Quân khu 7 ra phòng thủ biên giới. Điều hai quân đoàn 3, 4 lên bảo vệ vùng biên giới trọng điểm của tinh Tây Ninh (Quân đoàn 4 ở Bến Cầu, Quân đoàn 3 ở Sa Mát). Ra lệnh cho Quân đoàn 2 vào trạng thái sẵn sàng cơ động trong khi đang diễn tập phòng thủ ở ngoài Bắc.

Để thoát khỏi thế bị động, từ 5-12-1977 đến 5-1-1978, theo chi thị của Bộ, ta lên kế hoạch dùng 8 sư đoàn phản công sang các đường số 7, số 1, số 2, truy kích sâu vào đất Cam-pu-chia 30km, đánh thiệt hại 5 sư đoàn địch, làm thất bại kế hoạch chiếm thị xã Tây Ninh của chúng. Ngày 30-4-1978, sợ ta đánh sâu, địch đưa chiến tranh ra công khai. Trong nội địa, ta đập tan âm mưu bạo loạn của bọn ********* ngầm trong dịp Tết Mậu Ngọ (1978). Sau khi ta rút quân về biên giới, địch lại tiếp tục lấn chiếm nhiều nơi. Chúng tập trung 13-17 sư đoàn ra biên giới với Việt Nam, lấy Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang làm mục tiêu phải chiếm để làm bàn đạp tiến công vào Sài Gòn. Trong 2 tháng (1 và 2-1978 có 903) vụ bắn pháo 130mm (do nước ngoài cung cấp) sang Việt Nam kết hợp gây chiến tranh du kích trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia. Như vậy, sau một thời gian dài (1975-1977) ta buộc phải đánh trả địch ở biên giới với mức độ kìm chế. Nhưng tình hình ngày càng xấu đi, nhiều đề nghị thương lượng do ta chủ động đưa ra đều không có kết quả, kể cả cuộc gặp cấp cao ở Phnôm Pênh cho đến cuộc gặp cấp cao ở Bắc Kinh. Pôn Pốt đơn phương cắt đứt ngoại giao, tình hình đã rơi vào chỗ bế tắc. Dã tâm của kẻ thù đã lộ rõ. Đầu năm 1978, ta đã kết luận: "Chừng nào tập đoàn ********* Cam-pu-chia hiện nay chưa bị nhân dân Cam-pu-chia đánh đổ, thì vấn đề biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia chưa được giải quyết..."Tháng 6-1978, Bộ Chính trị Trung ương **** xác định rõ kẻ thù trong thời kỳ mới và quyết định: “Bảo đảm giành thắng lợi ở hướng Tây Nam càng sớm càng tốt, vững chắc ở hướng Bắc và trên các hướng khác; chú trọng xây dựng tốt tuyến phòng thủ biên giới Tây Nam và đồng thời phía Bắc, tăng cường củng cố lực lượng chiến đấu tại chỗ" (Số 23 VP/QU-A: Kết luận Của Thường vụ Quân ủy Trung ương tại Hội nghị quân chính, 27-6-1978).

Tổng quan về bối cảnh lịch sử giai đoạn này ta có thể thấy, Hòa Bình nhưng đất nước luôn trong trạng thái thù trong giặc ngoài, chi phí quốc phòng sau nhiều năm chiến tranh ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế tự cung tự cấp ở Miền Bắc và hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ và đồng minh ở Miền Nam. Ta liên tục phải điều động binh lực giúp bạn, xây dựng các đoàn/ tổ công tác vùng biên nhằm đảm bảo an ninh trật tự. Thế trận quốc phòng liên tục bị đảo lộn do các nguyên nhân khách quan.
 

quangcan

Xe đạp
Biển số
OF-186377
Ngày cấp bằng
21/3/13
Số km
34
Động cơ
333,540 Mã lực
3. Thế trận biên giới phía Bắc:
Tổng hợp các điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội và tình hình thế giới không cho phép ta có thể cù dây cù dưa hoặc chỉ trấn áp với Pôn Pốt như trong giai đoạn 1977 - 1978. Cần kiên quyết đập nát bè lũ *********, nhanh chóng xốc tới dùng đòn hủy diệt để phá hủy ách áp bức bóc lột - đưa nhân dân Campuchia thoát khỏi kiếp nô lệ. Ta tập trung 18 sư đoàn của 3 quân đoàn 2, 3, 4 và 3 quân khu (9, 7, 5); 600 xe tăng thiết giáp; 137 máy bay các loại; 160 tàu thuyền chiến đấu - vận tải; 7.000 ô tô với tổng số 25 vạn quân với chủ trương Sử dụng hết sức mạnh, tiến công bất ngờ, thần tốc mãnh liệt kết hợp với ngọn cờ cách mạng Cam-pu-chia, bao vây tiêu diệt khối chủ lực địch, nhanh chóng thọc sâu tiêu diệt cơ quan đầu não địch ở Phnôm Pênh, chiếm cảng Kông Pông Som, các sân bay lớn, ngăn chặn sự can thiệp của quân đội nước ngoài bằng đường biển, đường không, thực hiện đánh nhanh, giải quyết êm, diệt gọn.." để đập nát 19/ 23 sư đoàn (kể cả các sư đoàn bị đánh tan trong các chiến dịch trước được củng cố lại) dọc biên giới, sử dụng lực lượng đột phá mạnh khi toàn bộ phía sau lưng địch trống rỗng.

Trong khi đó, công tác trấn áp Fullro, tàn quân VNCH, giúp bạn Lào, đối phá với sự quấy nhiễu ở cấp độ nhỏ tại biên giới phía Bắc vẫn diễn ra song song.

Tuy vậy, từ cục diện này mở ra một điểm tối: "ta rỗng tại hậu phương khi tăng cường tối đa binh lực cho các hướng, đặc biệt là tại Miền Bắc khi Quân đoàn 2 vào Nam. Tại biên giới phía Bắc, ta chỉ có 2 sư đoàn mạnh ở hai hướng quan trọng và Quân đoàn 1 là lực lượng mạnh là thê đội 2, dự bị chiến lược".
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top