[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

phao dai lang

Xe tải
Biển số
OF-180300
Ngày cấp bằng
9/2/13
Số km
409
Động cơ
336,756 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đọc mà că m phẫn thằng tàu chỉ muốn phang vỡ mặt chúng nó
 

coty

Xe tăng
Biển số
OF-61606
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
1,306
Động cơ
453,552 Mã lực
Theo ảnh này bộ đội sẽ bắn hết một băng,B41 bắn một viên rồi rút. Chẳng cần lựu đạn,nước non gì hết.
đây là ở thao trường thôi cụ ơi, oánh nhau mà quân tư trang dư này thì khác gì nướng chả ợ (:|
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Đọc đến 4h sáng mới hết...phù...ngủ thôi.
Thật nể phục sự dũng cảm của quân mình. Hy vọng chiến tranh ko bgio xayra nữa.
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Ôi đêm qua ngủ mơ toàn cảnh đáng đấm với Tàu. Cứ như các cụ kể ở đây.
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
34 năm về trước ngày 17-2-1979 là ngày mở đầu cho cuộc chiến tranh biên giới phía bắc. Kéo dài suốt một thập kỷ có lúc lắng xuống nhưng cũng có lúc bùng phát dữ dội tại những điểm nóng nơi miền biên ải phía bắc, với anh hùng liệt sỹ Lê Đình Chinh là liệt sỹ đầu tiên hy sinh trên biên giới phía bắc. 15 năm sau vẫn có những chiến sỹ trẻ của sư đoàn 356 nằm xuống trên mảnh đất Vị Xuyên



Và hôm nay kỷ niệm 34 năm báo Tuổi trẻ đã có bài viết về đồn biên phòng Pò Hèn - Móng Cái đơn vị 2 lần anh hùng: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/533922/thang-2-tren-dinh-po-hen.html

Đây là đài tưởng niệm Liệt sỹ xây trên đỉnh Pò Hèn:

 
Chỉnh sửa cuối:

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Hix. Năm 94 rồi mà vân phải hy sinh cơ ạ. Bọn sinh sau đẻ muộn như em thì mù tịt về chiến tranh. May mà có thế hệ đàn anh đi trc....
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Hix. Năm 94 rồi mà vân phải hy sinh cơ ạ. Bọn sinh sau đẻ muộn như em thì mù tịt về chiến tranh. May mà có thế hệ đàn anh đi trc....
Không những thế ! Mà đến năm 2010 vẫn có người hy sinh cơ cụ ạ !
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Không những thế ! Mà đến năm 2010 vẫn có người hy sinh cơ cụ ạ !
Máu vẫn đổ trên khắp dải biên cương. Năm 2011, Lào Cai máu vẫn đổ khi một Thượng úy biên phòng anh dũng hy sinh trong khi đẩy đuổi thuyền Trung quốc lấn sông.
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Bọn Tầu khựa này bẩn thật. Em có làm việc với tụi chiên da Nhật. Chúng nó ghét Tầu khựa cực kỳ. Toàn bẩu là dangerous neighbor. Tức là thằng hàng xóm nguy hiểm.
 

hoinhap

Xe tăng
Biển số
OF-15974
Ngày cấp bằng
5/5/08
Số km
1,686
Động cơ
527,610 Mã lực
Ngày mai 17 tháng 2 của 34 năm về trước năm 1979 em đề nghị cụ chủ thớt cho thêm thông tin về cuộc chiến này đi ạ!
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Đội du kích ba lần đánh thắng quân xâm lược


TNonline 16/02/2013 14:00
Vào những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước, Tả Ván (thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) không lúc nào yên ổn. Phía bên kia biên giới người ta luôn khiêu khích, gây chuyện. Và từ năm 1980 tới 1984, đã ba lần Trung Quốc xua quân tràn qua biên giới thuộc địa phận Tả Ván.

Bắt đầu từ một ước muốn... ẩm thực: được ăn món bột ngô đồ danh tiếng của người H’Mông mà lâu nay mới nghe tên chứ chưa thấy. Nhưng rồi tôi đã được “ăn” một món còn ngon hơn cả mèn mén ở cái bản nhỏ bé ấy.

Xã bản Tả Ván (gọi theo đơn vị hành chính là xã Tả Ván) thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Xã có hơn 400 hộ dân với hơn 2.000 nhân khẩu, 99% là người dân tộc H’Mông.


Cổng trời Quản Bạ - Ảnh: Thanh Thảo

Vào giữa tháng 7.2012, lần đầu tiên tôi có dịp lên cao nguyên đá Quản Bạ - Đồng Văn thuộc Hà Giang. Và như một tình cờ tất định, tôi đã tới Tả Ván.

Từ thành phố Hà Giang, sau khi vượt qua cổng trời Quản Bạ nổi tiếng, trên đường đi Yên Minh - Đồng Văn, xe chúng tôi rẽ theo một con đường nhỏ, khoảng 20 km, dẫn về xã Tả Ván, theo lời mời của anh Ly Thanh Hùng - Chủ nhiệm HTX. Về ăn một bữa cơm trưa của người H’Mông. Rất thú vị với lời mời này, tôi nhắc anh Tuấn - Phó chủ nhiệm Liên minh HTX tỉnh Hà Giang: Tuấn nói với Hùng là cho bọn mình ăn một bữa mèn mén “nhà giồng được” nhé! Anh Tuấn gật đầu: Chắc chắn rồi! Vì ở đây, mèn mén là món ăn chưa bán ngoài quán, chưa “thị trường”.

Cả nhà Ly Thanh Hùng vồn vã đón chúng tôi. Người H’Mông ít nói, nhưng nhìn gương mặt rạng rỡ của họ khi khách “được mời” tới nhà, có thể đọc rõ những tình cảm anh em thật nồng ấm. Hùng từng đi bộ đội, giờ phục viên làm chủ nhiệm HTX. Nhà của Hùng được dùng luôn làm trụ sở hợp tác xã cho... tiện. Chàng trai H’Mông 30 tuổi này có gương mặt thật sáng, mũi cao và thẳng. Theo đúng đề nghị của chúng tôi, vợ chồng Hùng đã đồ sẵn một chõ mèn mén, kèm dưa nương mới hái và một nồi canh ngan (vịt xiêm). Hùng nói, mèn mén phải ăn kèm dưa nương cho mát, còn để “trôi chảy” hơn thì phải có canh, ngon nhất là canh ngan. Dĩ nhiên tôi hiểu, bữa ăn hằng ngày của người H’Mông thường chỉ có mèn mén với dưa nương, làm sao có canh ngan trong “thực đơn” được. Canh ngan là món đặc biệt mà người H’Mông “nhịn miệng đãi khách”, dù yêu cầu tha thiết của chúng tôi chỉ là mèn mén và dưa nương.


Ông Vàng Xín Dư (phải) - người từng lập kỳ tích ba lần chiến thắng quân xâm lược từ bên kia biên giới

Tôi đã có một bữa ăn trưa có lẽ là đặc biệt nhất trong đời mình. Bởi ở đây, tôi không chỉ được ăn mèn mén với dưa nương và canh thịt ngan, dù những món ăn này hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị thật đậm đà, quyến rũ. Ở nhà Hùng, giữa những chén rượu ngô H’Mông “đặc chủng”, tôi được gặp và hầu chuyện một người đặc biệt: ông bác (bên mẹ, trong nam gọi là cậu) của Ly Thanh Hùng, ông Vàng Xín Dư. Ông Dư nguyên là Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Giang, mới về hưu. Một ông cựu quan chức thì cũng không có gì đặc biệt. Nhưng qua lời giới thiệu của Tuấn và lời kể của Vàng Xín Dư, tôi biết ông từng là người chỉ huy của đội du kích xã Tả Ván, đã lập nên một kỳ tích: ba lần đánh thắng quân xâm lược tràn qua từ bên kia biên giới.

Tả Ván có 13,5 km đường biên giới với Trung Quốc, là một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Ông Dư nói đùa: "Xã tôi chỉ có 2 người “dân tộc thiểu số” - là hai bà chị người Kinh lấy chồng người H’Mông ở Tả Ván, khi họ cùng đi thanh niên xung phong với nhau. Hai bà chị này, một quê Nam Định, một quê Thanh Hóa, nói sõi tiếng H’Mông. Nếu tình cờ gặp họ, anh sẽ nghĩ họ là phụ nữ H’Mông thôi". Rồi ông Dư kể chuyện:

Vào những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước, Tả Ván không lúc nào yên ổn. Phía bên kia biên giới người ta luôn khiêu khích, gây chuyện. Và từ năm 1980 tới 1984, đã ba lần họ xua quân tràn qua biên giới thuộc địa phận Tả Ván.

Đường sang đây là độc đạo xuyên núi, Tả Ván lại là xã nhỏ bé nghèo nàn, nên quân xâm lược nghĩ chỉ cần vài ba tiểu đoàn đột kích cùng pháo binh yểm trợ dọn đường là có thể “nuốt trôi” những bản làng heo hút của người H’Mông ở đây. Họ nhầm!

Đội du kích Tả Ván, chỉ được trang bị súng trường K44, súng kíp và lựu đạn chày, dưới sự chỉ huy của thư ký Ủy ban xã Vàng Xín Dư, đã bình tĩnh đón tiếp những “vị khách không mời” này.

Người H’Mông là những nhà leo núi bẩm sinh, rất giỏi đánh vận động chiến trên địa hình núi đá hiểm trở. Theo con đường độc đạo dẫn vào bản Tả Ván, quân xâm lược liên tục bị phục kích bởi những “con đại bàng H’Mông” thoắt ẩn thoắt hiện trên những ngọn núi và hẻm núi. Chỉ với vũ khí khá thô sơ, nhưng với sự nhanh nhẹn, thông minh và lòng quả cảm, những du kích Tả Ván đã bình tĩnh đẩy lùi mấy tiểu đoàn quân chính quy Trung Quốc. Và đẩy lùi tới... ba lần. Bên đối phương thiệt hại bao nhiêu không rõ, về phía ta, cả xã chỉ mất... 3 con trâu, do đạn pháo bên kia bắn trúng. Ông Vàng Xín Dư kể: “Thung lũng mình đây bị pháo kích không biết bao nhiêu trận. Có lúc, họ bắn pháo suốt cả ngày, dân phải bồng bế đi sơ tán hết. Cơ cực lắm”.

Cùng trong năm 1984, vào ngày 12.7, tại mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang, quân chính quy Việt Nam đụng độ dữ dội với quân chính quy Trung Quốc. Thanh Thủy - vùng núi hiểm trở dọc biên giới - thành chiến địa, nơi những chiến sĩ của chúng ta phải trần lưng chịu pháo, chống những trận tập kích ác liệt, và hy sinh để giữ từng điểm cao, từng hốc núi. Trong bối cảnh ấy, kỳ tích “ba lần đánh thắng quân xâm lược” của những người du kích H’Mông bản Tả Ván thực sự là một điểm son chói lọi tiêu biểu cho cuộc chiến tranh nhân dân, được tiến hành bởi nhân dân và nhằm bảo vệ nhân dân. Ngay sau lần thứ ba đánh thắng quân xâm lược, quân và dân Tả Ván được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”. Riêng ông Vàng Xín Dư được “lên chức”, được giao nhiều trọng trách, cho tới khi về hưu là Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy. Ông Dư cười khà khà: “Từ đó mình được đi ô tô”.

Câu chuyện của ông Vàng Xín Dư đã kéo tôi trở lại Tả Ván chỉ 2 tháng sau. Lần này, tôi đi cùng anh chị em Công đoàn ngành dệt may, cùng anh Lê Quốc Ân - nguyên Chủ tịch Tập đoàn dệt may VN, mang theo những món quà đến với trẻ em 2 xã Tả Ván và Tùng Vài. 800 chiếc áo ấm mới cáu cạnh “nhà giồng được”, cùng nhiều món quà khác được Công đoàn ngành dệt may trao tận tay các học sinh mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở 2 xã này.

Buổi trưa, theo yêu cầu, tôi được gặp những cựu du kích đã góp phần làm nên “hattrick chiến thắng” của Tả Ván. Họ mộc mạc, kiệm lời như đá núi, nhưng có những nụ cười lành sạch tin cậy như… mèn mén. Mỗi người góp vài câu, kể thêm cho tôi nghe về những trận đánh oai hùng cách đây ngót 30 năm. Khi ấy, họ còn rất trẻ. Bây giờ, người nào cũng có cháu nội cháu ngoại. Các cháu đã có mặt ở sân trường buổi sáng để nhận những tấm áo ấm nghĩa tình. Rồi các cháu sẽ lớn lên, sẽ thành những công dân quả cảm giữ gìn phên giậu của Tổ quốc, như ông nội ông ngoại đã làm. Mỗi tấm áo chống rét, mỗi món quà nhỏ đến với các cháu Tả Ván, Tùng Vài hôm nay chính là sự trao gửi niềm tin của chúng ta vào thế hệ tương lai sẽ bảo vệ từng tấc đất nơi địa đầu Tổ quốc.

Nhà thơ Thanh Thảo

Link: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130216/doi-du-kich-ba-lan-danh-thang-quan-xam-luoc.aspx
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
Chỉ với súng trường K44, súng kíp, lựu đạn chày vậy mà đội du kích Tả Ván 3 lần đẩy lùi mấy tiểu đoàn quân chính quy của Trung cẩu hùng hổ kéo sang xâm lược, thật khâm phục các cụ quá, chiến thắng này iem thấy giống như nhà Trần 3 lần đại thắng quân Nguyên vậy.
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Địa hình Đồng Văn hiểm trở lắm, ngày xưa em có đọc cuốn " Cuộc chiến đấu bảo vệ Đồng Văn " nói về vua Mèo và phỉ nổi ở Đồng Văn những năm 1960. Với Cổng trời hiểm trở nên đã chặn được quân Nhật hồi những năm 1940, năm 1984 TQ đánh mạnh ở Vị Xuyên nhưng ở Đồng Văn ta cũng chỉ để lính của huyện đội Đồng Văn với sự trợ giúp của một khẩu đội cối 120 của E876 mà TQ cũng có làm gì được đâu.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,103
Động cơ
667,060 Mã lực
Này này cách đây 34 năm cả một dải biên cương TQ chìm trong khói lửa.
 

vntornado

Xe đạp
Biển số
OF-53237
Ngày cấp bằng
20/12/09
Số km
19
Động cơ
452,090 Mã lực
Cám ơn cụ Vị xuyên 84 nhé, em đọc cảm động quá, mô tả rất chân thực.
Em bồ hóng chờ bài của cụ tiếp :P Chúc cụ và các anh em OF năm mới tốt lành, rượu beer đầy nhà, vodka đầy ngõ :P
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Này này cách đây 34 năm cả một dải biên cương TQ chìm trong khói lửa.
Ngày này, cách đây 34 năm em đang đóng quân ở một xã sát biên giới Việt - Lào. Đại đội em trực thuộc thẳng Trung đoàn, đóng chốt một mình ở bìa rừng, cách Trung đoàn bộ đến hơn 20km nên gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài. Đến nửa đêm 17/02 (hoặc có thể đã sang ngày 18/02), bọn em đang ngủ thì bị dựng dậy tập hợp báo động chiến đấu. Ra đến sân đại đội thì thấy xe của tuyên huấn Trung đoàn đã về đứng ở giữa sân. Bọn em được nghe qua đài cát xét thu lại toàn văn "Thông cáo của Nhà nước" phát trên đài tiếng nói VN. Như có một luồng khí chạy dọc sống lưng làm em gai người trong cái lạnh của đêm rừng núi. Lại bắt đầu một cuộc chiến mới...

Những ngày sau, đơn vị chuyển dần trạng thái, mọi thứ bắt đầu được thu vén, dọn dẹp (chắc các thủ trưởng đang nghĩ đến việc vào rừng một lần nữa). Những ánh mắt nhìn nhau có vẻ trầm tư, mọi người ít nói cười nhưng có vẻ gần nhau hơn... Tuy nhiên, thời gian biểu trong ngày của lính thời bình vẫn kg có gì thay đổi.

Đúng 10 ngày sau. Buổi chiều, bọn em đi tăng gia về thì được anh nuôi thết đãi một bữa cơm toàn thịt (chuyện lạ có thật vào thời đấy), lại có cả kẹo bánh liên hoan nữa (dấu đâu mà kỹ thế)... Vừa buông bát thì tiếng còi báo động di chuyển vang lên. Ngày thường, bọn em chỉ cần cuốn cái chiếu cộng chăn màn kẹp vào ba lô, vơ khẩu súng rồi chạy ra tập hợp thì lần này trung đội trưởng nói tất cả để lại toàn bộ vũ khí nhưng quân tư trang thì phải mang hết (còn nhắc đi kg trở về). Bọn em lại giống như một đại đội tân binh.

Một lúc sau thì quân lực và vài cái xe tải của Trung đoàn về đến. Danh sách được đọc lên, đại đội em (khoảng hơn trăm thằng) bị xé lẻ về các tiểu đoàn bộ binh, đại đội hỏa lực, quân y... Cả tiểu đội trinh sát còn mỗi mình em đứng lại trong khi tụi bạn đã lên xe hết, em chẳng đoán được mình sẽ về đâu. Cuối cùng, mấy anh quân lực nói "chú mày lên xe theo bọn anh về Trung đoàn bộ". Em lủi thủi một mình leo lên chiếc com-măng-ca mới biết mình được phân về tiểu đội 15W thuộc C18 thông tin đang đóng ở chỗ Trung đoàn bộ. Em thành lính thông tin từ dạo ấy...

Về đến nơi, nhìn quanh thấy vắng ngắt, chắc trung đoàn bộ đã đi gần hết rồi. Em nhỏ nhất nên được trưng dụng ra ... gác cổng doanh trại thay tụi vệ binh đã chuyển đi. Đêm tiếp theo, đang gác ngoài cổng, nhìn về phía đèo 41 (quốc lộ 14) thấy đèn pha ô tô rọi sáng rực cả một góc trời. Tiếp đó, em được lệnh đứng giữa đường chặn xe để đưa vào sân trung đoàn. Rồi thì các tiểu đoàn tập kết về để lên xe, một số ở xa được xe đến đón tận nơi. Dễ có đến 40 xe và trong một đêm, cả trung đoàn em đã di chuyển gọn gàng ra phía bắc. Đài vô tuyến bọn em vẫn ở lại hậu cứ cùng với vài anh quân lực, hậu cần đợi đơn vị khác đến bàn giao. Cảnh vật ở trung đoàn bộ trở nên vắng lặng đến rợn người, trông ai cũng căng thẳng dù kg nói ra, cái cảm giác rất khó tả của người sắp vào nơi sinh/tử.

Cỡ một tuần sau, tiểu đội 15W bọn em mới thu máy móc, leo lên lưng một con Zil 157 thẳng tiến phía bắc. Không hiểu sao số em toàn phải lủi thủi một mình... Thế nên, bức ảnh này rất ấn tượng với em vì em cảm thấy như có mình trong đó.



Nhân ngày 17/02, em xin gửi các bác một vài kỷ niệm đời lính của em.

P/s nói thêm một tý là lúc đó cả Trung đoàn chỉ có đại đội em là đủ quân (nên bị chia lẻ về các đơn vị), các tiểu đoàn còn lại chỉ là "khung" với quân số mỗi tiểu đoàn chưa bằng 1 đại đội thiếu. Bọn em sẽ nhận quân bổ sung trên đường ra Bắc.
 
Chỉnh sửa cuối:

phamdo

Đi bộ
Biển số
OF-79295
Ngày cấp bằng
1/12/10
Số km
3
Động cơ
417,472 Mã lực
Nghiêng mình thành kính cảm ơn các Bác, các Chú, các Anh đã anh dũng chiến đấu, hy sinh đánh giặc tàu xâm lược. Để chúng cháu được sống trong hòa bình như hôm nay.
Em căm thù tàu khựa và hơn năm nay ko dùng hàng tàu.
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,708
Động cơ
627,336 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cảm ơn các cụ CCB, chúc các cụ một năm mới tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc! Các cụ đúng là những cuốn LS sống của đất nước. Em chờ bài tiếp theo của các cụ!
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Em hay lên làm việc ở Mỏ Đồng Sin Quyền, Bản Vược Bát Xát Lào Cai. Thỉnh thoảng vào thắp hương cho 50 liệt sỹ của Liên đoàn Địa chất hy sinh ngày 17.02.1979. Ngày đó, họ đang thăm dò về mỏ đồng Sin quyền thì bọn Tàu tràn qua, họ đã chiến đấu và tất cả đều hy sinh trong cùng một ngày.
Nhân ngày hôm nay, kỷ niệm 34 năm ngày hy sinh của 50 anh chị, em xin gửi DD một bài thơ của Bác CCB Nguyễn trọng Luân em trích từ QSVN để ghi nhớ công ơn họ cũng như tất cả những người con đất Việt đã ngã xuống nơi biên cương Tổ quốc:
Người đàn bà mang mùa xuân lên biên giới



Chị gieo nốt những chùm mạ xuống đồng khi tết chưa kịp đến
Chị gói thêm bánh chưng muối đầy thêm vại dưa hành
Cháu ngoại gửi về bên nội
Thời tiết rao trên Ti vi với chị cũng bằng thừa

Chị ngước nhìn trời trông phía bắc
Cái ngày xưa sương cũng lạnh mịt mùng
Mười bẩy tháng hai Bảy chín
Gác bếp nhà vẫn còn đòn bánh chưng

Giao thừa giở manh áo mới
Mơ năm nay rằng anh sẽ về
Pháo tết nổ xóm ngoài nhớ thế
Mùa xuân trước anh đi

Nhà vẫn còn độn khoai với sắn
Thương chồng biên giới vào xuân
Bụng to tím môi ra ruộng
Bàng hoàng nghe biên giới bị xâm lăng

Đâu biết là rừng Bát Xát ?
Chị làm sao tỏ những cầu Kiều ?
Mộ chồng sương buông năm ấy
Đứa con ra đời xót đau

Mấy chục mùa xuân chị lên phía bắc
Đem bánh chưng dưa muối đến ngọn sông Hồng
Nghĩa trang mỗi năm những già lau và cỏ
Tóc người xanh rồi bạc với hoa rừng

Mỗi năm là một mùa lũ
Chị ra vớt củi ngoài đê
Bập bùng lửa đêm rét ngọt
Than hồng trên ấy trôi về

Mấy chục năm chị vẫn lên phía bắc
Đã mấy chục mùa xuân mưa rây trắng đầu
Làng tôi xây nhà tưởng niệm
Chị vẫn mang mùa xuân quê ra đi

Mang mùa xuân lên biên giới
Chị mang hết tuổi thanh xuân
Đến đầu nguồn sông đất Việt
Máu sương của tổ tiên mình


16- 17/2/13 NTL
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Tượng đài nơi biên viễn


TT 15/02/2013 10:30 - Như một thông lệ, nhiều năm nay đồng hành với những chương trình trao quà xuân cho các em học sinh vùng cao của Tuổi Trẻ luôn là các chiến sĩ biên phòng. Và cứ mỗi lần ghé những đồn biên phòng trên biên giới vào dịp tết, trong mỗi chúng tôi đều dâng lên những cảm xúc khó tả.

.....

Đài tưởng niệm giữa biên cương



Đài tưởng niệm và đền thờ liệt sĩ hi sinh tháng 2-1979 trên đỉnh Pò Hèn - Ảnh: Ngọc Quang



Bên trong đền thờ các liệt sĩ Pò Hèn đã hi sinh vào tháng 2-1979 - Ảnh: N.Quang


Thượng tá Bùi Văn Điểm, chính trị viên và trung tá Chu Văn Lạc, đồn trưởng đồn biên phòng Pò Hèn, đón chúng tôi với những cái siết tay thật chặt. Thượng tá Điểm phấn khởi: “Tết này hầu như 100% quân số phải trực tại đồn, nhưng mấy ngày qua anh em chúng tôi rất vui vì có nhiều đoàn khách tỉnh, thành phố đến thăm chúc tết. Nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao từ trung ương cũng về thăm Pò Hèn, viếng các liệt sĩ Pò Hèn. Vui lắm khi Pò Hèn vẫn luôn được mọi người nhớ đến”.
Khi chúng tôi vừa ngồi ở phòng khách đồn chưa ấm chỗ, đồn lại đón thêm một đoàn khách của Sở NN&PTNT Quảng Ninh đến thăm. Chính trị viên Bùi Văn Điểm cho biết mấy năm vừa qua trung ương đầu tư xây kè tại một số điểm dọc sông Ka Long trên địa bàn đồn quản lý, Sở NN&PTNT đã phối hợp rất chặt chẽ với đồn để thi công phần việc vô cùng ý nghĩa này. Giờ đi dọc sông trên con đường nhựa phẳng lì, phía dưới bờ sông đã được xây kè chắc chắn thì không chỉ 1.300 đồng bào Dao, Sán Chỉ, Kinh nơi đây phấn khởi, mà ngay cả anh em cán bộ chiến sĩ cũng vui trước sự quan tâm của chính quyền.

Thượng tá Bùi Văn Điểm tự hào: đồn Pò Hèn đã hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Tháng 12-1979 đồn được phong danh hiệu Anh hùng vì đã anh dũng chiến đấu và hi sinh trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biên giới, và đến năm 2000 đồn biên phòng Pò Hèn một lần nữa vinh dự được đón nhận danh hiệu Anh hùng vì có nhiều thành tích xuất sắc trong bảo vệ biên giới, xây dựng bản làng, chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc nơi đồn đóng quân.

Hôm sau ra UBND xã Hải Sơn, gặp chủ tịch xã Lê Văn Phong mới hay Phong cũng là một trong số những người dân góp phần vào thành tích để đồn được phong Anh hùng lần thứ hai. Bởi trong số 1.269 nhân khẩu của xã Hải Sơn, có rất nhiều người theo tiếng gọi ra xây dựng quê hương mới trên tuyến biên cương mà quê gốc ở tận Hưng Yên, Hải Dương và khá nhiều người quê từ Tiên Yên (một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh)...

Quê của Phong cũng ở tận Hưng Yên, ra đây khi còn rất trẻ và giờ đã là chủ tịch của xã biên giới này.Trợ lực cho Phong còn có đại úy Đinh Trường Sơn, một sĩ quan của đồn Pò Hèn được tăng cường về làm phó bí thư xã Hải Sơn theo mô hình đưa sĩ quan biên phòng về tham gia cấp ủy các xã biên giới.

Từ tầng hai của đồn, chúng tôi nhìn lên phía đồi Pò Hèn, nơi vị trí đóng quân của đồn xưa, đang sừng sững một đài tưởng niệm vút cao. Hai năm trước, tháng 1-2011, bộ đội biên phòng Quảng Ninh đã khánh thành công trình đài tưởng niệm một ngôi đền thờ những liệt sĩ hi sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên cương tổ quốc tháng 2-1979, cũng được xây dựng cạnh đài tưởng niệm từ nguồn kinh phí đóng góp của nhân dân trên địa bàn Quảng Ninh.

“Không ai, không điều gì bị lãng quên” - có thể có lúc nào đó nhiều câu chuyện đã nén lòng lắng lại, nhưng giữa lòng dân, tuổi tên những người yêu nước luôn được tôn thờ. Và chúng tôi đã thảng thốt gặp trên bức tường phòng khách đồn biên phòng Pò Hèn những tấm ảnh ố màu năm tháng mà thức gợi bao nhiêu năm tháng không thể nào quên.

Link: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/533922/tuong-dai-noi-bien-vien.html


Pò Hèn còn mãi khúc ca


TT 17/02/2013 11:10 Căn nhà ấy nằm ngay trên đường từ Móng Cái ra Bình Ngọc. Cái rẻo đất ngay địa đầu biên giới nhô ra như một vành đai che chắn cho Móng Cái từ phía biển, phía bắc là địa bàn của phường Trà Cổ - nơi có mũi Sa Vĩ, nơi bắt đầu đặt nét bút để vẽ chữ S của bản đồ nước Việt, và phần còn lại phía nam là phường Bình Ngọc với mũi Ngọc cũng nổi tiếng không kém khi từ đây nối lên mũi Sa Vĩ làm thành bãi biển có chiều dài 17 cây số, được công nhận kỷ lục Guinness là bãi biển dài nhất nước!

Người con gái Bình Ngọc

Con đường từ Móng Cái ra Bình Ngọc đang được mở rộng còn ngổn ngang bùn đất, dễ nhận ra căn nhà có tấm biển kẻ sơn đỏ lên vách tường ghi “Nhà tình nghĩa - ngành thương mại Quảng Ninh và UBND huyện Hải Ninh tặng”. Đấy là món quà tình nghĩa của quê hương và đồng đội dành tặng gia đình Hoàng Thị Hồng Chiêm sau sự hi sinh của chị.

Trên đường từ Móng Cái ra Bình Ngọc, anh Hoàng Như Lý (cựu binh Pò Hèn tháng 2-1979) cứ nhắc mãi với chúng tôi hình ảnh chị Chiêm ngày xưa, ấn tượng nhất là đôi giày bata màu xanh gần như bất ly thân của chị. Trận chiến sáng 17-2 chống lại quân Trung Quốc năm ấy, nhiều cán bộ chiến sĩ của đồn Pò Hèn cũng bất ngờ trước khả năng sử dụng vũ khí của cô gái mậu dịch viên. Hóa ra trước khi chuyển ngành về cửa hàng thương nghiệp Pò Hèn, Hồng Chiêm từng có mấy năm đi bộ đội.

Trước khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra chừng một tuần, các khối lâm trường, thương nghiệp... đã được lệnh lùi về tuyến sau. Cửa hàng bách hóa thương nghiệp Pò Hèn cũng thế, chỉ còn một ít hàng được giữ ở kho. Anh em thay nhau lên trông coi, bảo vệ. Chiều 16-2, Chiêm được lệnh lên cửa hàng cũ dọn dẹp một số hàng ở kho, tiện dịp cũng qua thăm Lượng, người yêu của chị, đang là cán bộ đội vận động quần chúng của đồn biên phòng Pò Hèn. Dọn dẹp, niêm phong kho xong, từ cửa hàng thị trấn Hồng Chiêm lên đồn xem trận bóng chuyền của anh em. Lượng cũng là một tay đập chủ công của đội bóng đồn.

Sáng hôm sau khi trận đánh bất ngờ diễn ra, từ cửa hàng Hồng Chiêm chạy về phía đồn, sát cánh chiến đấu cùng anh em chiến sĩ.

Và những nhân vật trong khoảnh khắc đó đều có trên tấm bia tưởng niệm. Trên bia, ngoài liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa đầu tiên, tên của liệt sĩ Bùi Văn Lượng, người yêu chị Chiêm, có thứ tự là 5, liệt sĩ Nguyễn Văn Dụng xếp thứ 21, Nguyễn Văn Mừng xếp thứ 26 và Hoàng Thị Hồng Chiêm xếp thứ 59. Không chỉ có duy nhất chị Chiêm là nữ liệt sĩ hi sinh trong trận đánh bảo vệ biên giới ấy, trên bia chúng tôi còn thấy khá nhiều nữ liệt sĩ có tuổi đời chỉ mới 17-20 như liệt sĩ Nguyễn Thị Ruỗi sinh năm 1962, quê Tiên Lãng (Hải Phòng) cũng hi sinh vào sáng 17-2-1979 ấy, hay liệt sĩ Vũ Thị Tới sinh 1961 (18 tuổi), rồi Đặng Thị Vượng, Đỗ Thị Mâu, Hoàng Thị Nết, Nguyễn Thị Lèn, Vũ Thị Mười, Cao Thị Lừng... Những cô gái tự vệ lâm trường Hải Ninh ấy, khi ngã xuống hình như chưa cô nào đã có người yêu như chị Chiêm...

Mai sau dù có bao giờ...

Tiếp chúng tôi trong căn nhà tình nghĩa của ngành thương mại xây tặng là anh Hoàng Văn Lợi, em trai của chị Chiêm. Trong gia đình, chị Chiêm là con thứ ba, cũng thật bất ngờ khi được biết người chị ruột của Hồng Chiêm, chị Hoàng Thị Liễm, là vợ của trung tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đoàn Sinh Hưởng, tướng Hưởng cũng là người quê ở phường Bình Ngọc (Móng Cái) này.

Trên bàn thờ, tấm hình chị Chiêm được truyền thần từ một tấm hình chụp chị mặc quân phục bộ đội và mũ tai bèo sang áo dài truyền thống. Anh Lợi bảo: Chị Chiêm ngoài đời thật còn xinh hơn trong tấm hình đang thờ, nhất là đôi mắt như có lửa. Năm 1972 chị Chiêm đi bộ đội, đóng quân ở Quảng Yên thì Lợi còn rất nhỏ. Biên giới thuở ấy cũng đang bình yên. Ký ức của Lợi là lần chị Chiêm về phép, tranh thủ chủ nhật nghỉ đưa mấy em sang Đông Hưng (thành phố giáp biên Móng Cái của Trung Quốc) đi chơi, mua cho mấy chiếc kẹo. Sau năm 1975, xuất ngũ thì chị Chiêm chuyển sang ngành thương nghiệp và lên bán hàng ở Pò Hèn. Chặng đường từ Pò Hèn về Bình Ngọc chỉ hơn 50 cây số nhưng thuở ấy đường sá khó khăn lắm, không thể thường xuyên về nhà được, mấy năm về sau tình hình căng thẳng chị Chiêm lại càng ít về hơn.

Buổi sáng 17-2-1979 chị Chiêm hi sinh nhưng phải mấy ngày sau gia đình mới nhận được tin báo. Mộ chị cũng được an táng ở khu vực Tràng Vinh, sau đó khu vực này xây cất một công trình gì đó nên được quy tập về địa bàn khác, nhưng người được giao nhiệm vụ báo tin cho gia đình lên cất bốc lại quên mất. Mộ chị Chiêm được quy tập về xã Hải Hòa nhưng gia đình không hề biết. Mãi sau này một người bà con trong thôn khi đi viếng mộ người thân ở nghĩa trang Hải Hòa, thấy tên tuổi chị Chiêm trên bia mới vội vã chạy về báo cho biết và sau đó anh chị em mới đưa hài cốt chị Chiêm quy tập về nghĩa trang gia đình.

Sau khi Hoàng Thị Hồng Chiêm hi sinh, năm 1984 tên chị được đặt cho ngôi trường cấp II xã Bình Ngọc là Trường trung học cơ sở Hoàng Thị Hồng Chiêm. Sân trường có bức tượng chị Chiêm bằng ximăng đặt trên bệ đá, tay trái cầm khẩu AK, tay phải cầm thủ pháo, mắt nhìn thẳng kiên nghị về phía trước. Bao thế hệ học trò Bình Ngọc đã được học dưới mái trường mang tên chị, thấm đẫm niềm tự hào về người nữ liệt sĩ của quê hương và ngày ngày hát vang lớp học những bài ca ca ngợi tấm gương liệt nữ.


Anh Hoàng Văn Lợi (trái), em trai liệt sĩ Hồng Chiêm, bên bức tượng của chị ở Trường THCS Bình Ngọc Ảnh: NGỌC QUANG

Theo chân người em ruột của chị Chiêm ra thắp nhang cho chị, chúng tôi chợt thấy se lòng. Nén nhang thắp như chực tắt trước cơn gió bấc buốt giá cứ thổi bạt đi, và khi nhang bén chợt bốc cháy rừng rực trong buổi chiều cuối năm ở cuối trời đông bắc địa đầu đất nước...

LÊ ĐỨC DỤC - ĐỨC BÌNH

Link http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/534150/po-hen-con-mai-khuc-ca.html
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top