[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

likecar&trips

Xe tăng
Biển số
OF-131467
Ngày cấp bằng
19/2/12
Số km
1,618
Động cơ
389,080 Mã lực
Nơi ở
Bên kia bờ sông Đuống
Cụ nói làm em nhớ câu : Nam chuồn, Hà lủi, Thái bình quay.
Hải phòng anh dũng trốn ban ngày
Thanh hóa mất mùa xin ở lại
Nghệ tĩnh thấy vậy cũng giơ tay.
Hờ hờ. năm 92-94 là thời bình rồi, kụ a, lính nghĩa vụ bọn em chỉ ngày 2 buổi thao trường, T7 kiếm củi, CN về nhà thăm U. cứ hết mùa huấn luyện 6 tháng một lần là đi đắp đê, đào mương.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
À vâng. Ý em là nghe cụ nói khiến em nhớ tới câu đó thôi ạ.
 

hoaphamxaydung

Xe buýt
Biển số
OF-126677
Ngày cấp bằng
5/1/12
Số km
705
Động cơ
384,308 Mã lực
Chiến tranh quả là khốc liệt.
 

3key

Xe buýt
Biển số
OF-31384
Ngày cấp bằng
15/3/09
Số km
788
Động cơ
478,943 Mã lực
Thanks các cụ cho cháu thêm nhiều kiến thức :D
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực


Biên giới tháng 2.


Tháng Hai, những cây đào cổ thụ trước cổng đồn biên phòng Lũng Cú, Hà Giang, vẫn chưa có đủ hơi ấm để đâm hoa; những khúc quanh trên đèo Tài Hồ Sìn, Cao Bằng, vẫn mịt mù trong sương núi. Sáng 7-2 nắng lạnh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quế, 82 tuổi, nhà ở khối Trần Quang Khải 1, thị xã Lạng Sơn, ngồi co ro kể lại cái chết 30 năm trước của con trai mình, anh Nguyễn Văn Đài. Năm ấy, Đài 22 tuổi. Ông Quế nói: “Để ghi nhớ ngày ấy, chúng tôi lấy Dương lịch, 17-2, làm đám giỗ cho con”. Năm 1979, vào lúc 5giờ 25 phút sáng ngày 17-2, Trung Quốc nổ súng trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, đánh chiếm từ Phong Thổ, Lai Châu, tới địa đầu Móng Cái.


“Những đôi mắt”

Hôm ấy, ông Quế không có nhà, vợ ông, bà Dự, bị dựng dậy khi bên ngoài trời hãy còn rất tối. Bà nghe tiếng pháo chát chúa ở hướng Đồng Đăng và phía dốc Chóp Chài, Lạng Sơn. Bà Dự đánh thức các con dậy, rồi 4 mẹ con dắt díu nhau chạy về xuôi. Tới ki-lô-mét số 10, đã quá trưa, bà rụng rời khi hay tin, anh Đài đã bị quân Trung Quốc giết chết. Anh Đài là công nhân đường sắt, thời điểm ấy, các anh đương nhiên trở thành tự vệ bảo vệ đoạn đường sắt ở Hữu Nghị Quan. Anh em công nhân trong đội của Đài bị giết gần hết ngay từ sáng sớm. Đài thuộc trong số 3 người kịp chạy về phía sau, nhưng tới địa bàn xã Thanh Hòa thì lại gặp Trung Quốc, thêm 2 người bị giết. Người sống sót duy nhất đã báo tin cho bà Dự, mẹ Đài.

Cùng thời gian ấy, ở bên núi Trà Lĩnh, Cao Bằng, chị Vương Thị Mai Hoa, một giáo viên cấp II, người Tày, mới ra trường, cũng bị giật dậy lúc nửa đêm rồi theo bà con chạy vào hang Phịa Khóa. Hàng trăm dân làng trú trong hang khi pháo Trung Quốc gầm rú ở bên ngoài, rồi lại gồng gánh theo nhau vào phía Lũng Pùa, chạy giặc. Chị Hoa không bao giờ có thể quên “từng đôi mắt” của dòng người gồng gánh ấy. Giờ đây, ngồi trong một cửa hàng bán băng đĩa trên phố Kim Đồng, thị xã Cao Bằng, chị Hoa nhớ lại: “Năm ấy, tôi 20 tuổi. Tôi nghĩ, tại sao mình lại chạy!”. Chị quay lại, sau khi thay quần áo giáo viên bằng bộ đồ chàm vì được những người chạy sau cho biết, rất nhiều người dân ăn mặc như cán bộ đã bị quân Trung Quốc giết chết. Từ trên đồi, chị Hoa thấy quân Trung Quốc gọi nhau ý ới và tiến vào từng đoàn.


“Cuộc Chiến 16 Ngày”



Ngày 15-2-1979, Đại tá Hà Tám, năm ấy là trung đoàn trưởng trung đoàn 12, thuộc lực lượng Biên phòng, trấn ở Lạng Sơn, được triệu tập. Cấp trên của ông nhận định: “Ngày 22 tháng 2, địch sẽ đánh ở cấp sư đoàn”. Ngay trong ngày 15, ông ra lệnh cấm trại, “Cấp chiến thuật phải sẵn sàng từ bây giờ”, ông nói với cấp dưới. Tuy nhiên, ông vẫn chưa nghĩ là địch sẽ tấn công ngay. Đêm 16-2, chấp hành ý kiến của Tỉnh, ông sang trại an dưỡng bên cạnh nằm dưỡng sức một đêm bởi vì ông bị mất ngủ vì căng thẳng sau nhiều tháng trời chuẩn bị. Đêm ấy, Trung Quốc đánh.

Ở Cao Bằng, sáng 16 tháng 2, tất cả các đồn trưởng Biên phòng đều được triệu tập về thị xã Cao Bằng nhận lệnh, sáng hôm sau họ tìm về đơn vị triển khai chiến đấu khi Trung Quốc đã tấn công rồi. Sáng 17-2, Tỉnh Cao Bằng ra lệnh “sơ tán triệt để khỏi thị xã”; đại đội 22 của thị xã Cao Bằng được trang bị thêm 17 khẩu súng chống tăng B41. Ngày 18-2, một chiếc tăng Trung Quốc có “*********” dẫn đường lọt tới Cao Bằng và bị tiêu diệt. Nhiều nơi, chỉ khi nhìn thấy chữ “Bát Nhất”, người dân mới nhận ra đấy là tăng Trung Quốc. Đại tá Hà Tám công nhận: “Về chiến lược ta đánh giá đúng nhưng về chiến thuật có bất ngờ”. Tuy nhiên, Đại tá Hoàng Cao Ngôn, Tỉnh đội trưởng Cao Bằng thời kỳ 17-2, nói rằng, cho dù không có bất ngờ thì tương quan lực lượng là một vấn đề rất lớn. Phần lớn quân chủ lực của Việt Nam đang ở chiến trường Campuchia. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng cầm chân Trung Quốc ở tuyến một, hướng Cao Bằng, chủ yếu là địa phương quân, chỉ có khoảng hơn 2 trung đoàn.

Trong khi, theo tài liệu từ Trung Quốc, chỉ riêng ở Cao Bằng trong ngày 17-2, Trung Quốc sử dụng tới 6 sư đoàn; ở Lạng Sơn 3 sư và Lào Cai 3 sư. Hôm sau, 18-2, Trung Quốc tăng cường cho hướng Cao Bằng 1 sư đoàn và 40 tăng; Lạng Sơn, một sư và 40 tăng; Lào Cai, 2 trung đoàn và 40 tăng. Lực lượng Trung Quốc áp sát Biên giới vào ngày 17-2 lên tới 9 quân đoàn chủ lực. Ngày 17-2, Trung quốc tiến vào Bát xát, Lao Cai; chiều 23-2, Trung Quốc chiếm Đồng Đăng; 24-2, Trung Quốc chiếm thị xã Cao Bằng; ngày 27-2, ở Lạng Sơn, Trung Quốc đánh vào thị xã.

Thế nhưng, bằng một lực lượng nhỏ hơn rất nhiều, các đơn vị Biên giới đã nhanh chóng tổ chức chiến đấu. Theo cuốn “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt”, xuất bản lần đầu năm 1993 của NXB Đại học Tứ Xuyên, quân Trung Quốc đã gọi con đường tiến vào thị xã Cao Bằng của họ là những “khe núi đẫm máu”. Đặc biệt, tiểu đoàn Đặc công 45, được điều lên sau ngày 17-2, chỉ cần đánh trận đầu ở kilomet số 3, đường từ Cao Bằng đi về xuôi qua đèo Tài Hồ Sìn, cũng đã khiến cho quân Trung Quốc khiếp vía. Những người dân Biên giới cho đến hôm nay vẫn nhớ mãi hình ảnh “biển người” quân Trung Quốc bị những cánh quân của ta cơ động liên tục, đánh cho tan tác. Đầu tháng 3-1979, trong khi hai sư đoàn 346, Cao Bằng và 338, Lạng Sơn, thọc sâu đánh những đòn vu hồi. Từ Campuchia, sau khi đuổi Pol Pốt khỏi Phnompênh, hai quân đoàn tinh nhuệ của Việt Nam được điều ra phía Bắc. Ngay sau khi Quân đoàn II đặt những bước chân đầu tiên lên Đồng Mỏ, Lạng Sơn; Quân Đoàn III tới Na Rì; Chủ tịch Nước ra lệnh “Tổng Động viên”… ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước.

Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.


Lặng Lẽ Hoa Đào

Ngồi đợi ông Nguyễn Thanh Loan, người trông giữ nghĩa trang Vị Xuyên, Hà Giang, chúng tôi nhìn ra xa. Tháng Hai ở đây mới là mùa hoa đào nở. Nghĩa trang có 1680 ngôi mộ. Trong đó, 1600 mộ là của các liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến tranh từ ngày 17-2. Ở Vị Xuyên, tiếng súng chỉ thật sự yên vào đầu năm 1990. Năm 1984, khi Trung Quốc nổ súng trở lại hòng đánh chiếm hơn 20 cao điểm ở Thanh Thủy, Vị Xuyên, bộ đội đã phải đổ máu ở đây để giành giật lấy từng tấc đất. Rất nhiều chiến sỹ đã hy sinh, đặc biệt là hy sinh khi tái chiếm đỉnh cao 1509. Ông Loan nhớ lại, cứ nửa đêm về sáng, xe GAT 69 lại chở về, từng túi tử sỹ xếp chồng lên nhau. Trong số 1600 liệt sỹ ấy, chủ yếu chết trong giai đoạn 1984, 1985, có người chết 1988, còn có 200 ngôi mộ chưa xác định được là của ai. Sau khi hoàn thành việc phân giới cắm mốc, cái pháo đài trên đỉnh 1509 mà Trung Quốc dành được và xây dựng trong những năm 80, vẫn còn. Họ nói là để làm du lịch. Từ 1509, có thể nhìn thấu xuống thị xã Hà Giang. Năm 1984, từ 1509 pháo Trung Quốc đã bắn vào thị xã.

Trên đường lên Mèo Vạc, sương đặc quánh ngoài cửa xe. Từng tốp, từng tốp trai gái H’mông thong thả cất bước du xuân. Có những chàng trai đã tìm được cho mình cô gái để cầm tay. Một biên giới hữu nghị và hòa bình là vô cùng quý giá. Năm 1986, vẫn có nhiều người chết vì đạn pháo Trung Quốc nơi đoạn đường mà chúng tôi vừa đi, nơi các cô gái, hôm nay, để cho các chàng trai cầm tay kéo đi với gương mặt tràn trề hạnh phúc.

Quá khứ, rất cần khép lại để cho những hình ảnh như vậy đâm chồi. Nhưng cũng phải trân trọng những năm tháng đã thuộc về quá khứ. Tháng Hai, đứng ở bên này cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn, nhìn sang bên kia, thấy lừng lững một tượng đài đỏ rực mà theo các sỹ quan Biên phòng, Trung Quốc gọi là “ đài chiến thắng”. Trở lại Lạng Sơn, những chiếc xe tăng Trung Quốc bị quân và dân ta bắn cháy hôm 17-2 vốn vẫn nằm bên bờ sông Kỳ Cùng, giờ đã được bán sắt vụn cho các khu gang thép. Ở Cao Bằng, chúng tôi đã cố nhờ mấy người dân địa phương chở ra kilomet số 3, theo hướng đèo Tài Hồ Sìn, tìm tấm bia ghi lại trận đánh diệt 18 xe Trung Quốc của tiểu đoàn đặc công 45, nhưng không thấy.

Ảnh của Lê Quang Nhật
Trở lại Tổng Chúp, phải nhờ đến ông Lương Đức Tấn, Bí thư Chi bộ, nguyên huyện đội phó Hòa An, đưa ra cái giếng mà hôm 9-3-1979, quân Trung Quốc giết 43 thường dân Việt Nam. Ông Tấn cũng chính là một trong những người đầu tiên trở về làng, trực tiếp đỡ từng xác phụ nữ, trẻ em, bị chặt bằng búa, bằng dao rồi quăng xuống giếng. Cái giếng ấy bây giờ nằm sâu trong vườn riêng của một gia đình, không có đường đi vào. Hôm ấy, anh Tấn phải kêu mấy thanh niên đi theo chặt bớt cành tre cho chúng tôi chụp hình bia ghi lại sự kiện mà giờ đây đã chìm trong gai tre và lau lách.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Sao có nhiều bác cứ mắng loạn lên khi có người hỏi 1509 lấy lại được chưa? Với lại có bác nào còn bẩu ta không hề phản công vào 1509 cơ mà? Đồng chí nhà báo Huy Đức lại nói phét hay sao ấy nhể!
 
Chỉnh sửa cuối:

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
861
Động cơ
355,310 Mã lực
pajero79;12418753G nói:
http://img22.imageshack.us/img22/4980/sgttbgt2922009sd0.jpg[/IMG]



Ảnh của Lê Quang Nhật
.
Nếu em không nhầm thì đây là bia ghi danh chiến công của sư 337, địa danh này cũng được lấy làm tên cho sư 337.
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda


Tiếc là đã phải đục bỏ chữ "Trung Quốc".
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Nếu em không nhầm thì đây là bia ghi danh chiến công của sư 337, địa danh này cũng được lấy làm tên cho sư 337.


Tiếc là đã phải đục bỏ chữ "Trung Quốc".
Để trả lời cho hai cụ

Khánh thành bia chiến thắng mặt trận biên giới phía Bắc

(TNO) Hôm nay 27.7, tại bản Pa Pách (xã Bình Trung, H.Cao Lộc, Lạng Sơn), Đoàn kinh tế quốc phòng 337 (Quân khu 4) phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn tổ chức khánh thành công trình bảo tồn và tôn tạo bia chiến thắng Sư đoàn 337.

Nhà bia có diện tích trên 60 m2 nằm trong khuôn viên hơn 200 m2 với tổng giá trị gần 600 triệu đồng, từ nguồn đóng góp của cán bộ, chiến sĩ các thế hệ Sư đoàn 337 và sự hỗ trợ của UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ Tư lệnh Quân khu I.

Công trình nhằm tri ân các liệt sĩ của Sư đoàn đã hi sinh trong chiến tranh Biên giới phía Bắc và thiết thực chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sĩ.

Theo đại tá Phạm Văn Trung, Đoàn trưởng Đoàn kinh tế Quốc phòng 337, công trình bia chiến thắng sẽ là địa chỉ hành hương truyền thống của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ sư đoàn. Đây cũng sẽ là nơi gìn giữ và giáo dục truyền thống, đạo lý dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam.

Tháng 2.1979, sau khi nổ ra chiến tranh biên giới phía Bắc, Sư đoàn 337 được điều động từ Quân khu 4 hành quân thần tốc lên biên giới đánh địch. Sau một số lần điều chỉnh nhiệm vụ và vị trí đứng chân, sư đoàn 337 được giao trọng trách ngăn chặn thê đội 2 của địch tấn công theo hướng đường 1B. Ý đồ của địch là đánh vượt sông Kỳ Cùng, vu hồi về Sài Hồ và Đồng Mỏ để bao vây cô lập Lạng Sơn sau khi chiếm được.

Ở cánh quân hướng đường 1A ngày 4.3.1979 địch đã đánh chiếm được thị xã Lạng Sơn nhưng ở hướng đường 1B sau 12 ngày đêm (từ 28.2 - 11.3.1979) địch đã không thể vượt qua được cầu Khánh Khê khi vấp phải sự chiến đấu ngoan cường của những người lính 337 cùng quân dân huyện Văn Quan (Lạng Sơn).

Nhiều trận đánh ác liệt đã xảy ra với thương vong lớn cho cả hai bên nhưng các cuộc tấn công của địch nhằm vượt qua Khánh Khê đều bị ta đánh bật trở lại.

Sau 12 ngày đêm chiến đấu tại trận tuyến phòng ngự này ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.000 tên địch thu được một số vũ khí, chặn đứng và đánh bại ý định vu hồi bao vây chia cắt Lạng Sơn của địch.

Tổn thất của sư đoàn 337 cũng vô cùng to lớn, đã có hơn 700 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có nhiều người mới ở độ tuổi mười chín, đôi mươi đã vĩnh viễn nằm xuống mảnh đất biên cương phía Bắc.

Tháng 12.1994 Sư đoàn 337 được điều động trở lại Quân khu 4 làm nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Năm 1999 Sư đoàn được chuyển thành Đoàn kinh tế Quốc phòng 337 làm nhiệm vụ tại Quảng Trị.

Sư đoàn 337 sau này đã vinh dự được mang tên “Đoàn Khánh Khê”, cái tên gắn liền với những chiến công vang dội đã đi vào lịch sử.



Nhà bia được xây dựng gần khu vực cầu Khánh Khê, nơi gắn với những chiến công vang dội của Sư đoàn 337







Bia chiến công hướng ra con sông Kỳ Cùng nơi 33 năm trước đã diễn ra những trận đánh ác liệt


Đại tá Nguyễn Chấn - Chính ủy đầu tiên của Sư đoàn 337

Lễ khánh thành nhà bia và tưởng niệm những liệt sĩ có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Quân khu I, đại diện tỉnh Lạng Sơn và nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 337




Thế hệ những chỉ huy đầu tiên của Sư đoàn thắp hương tưởng niệm


Hàng trăm cựu chiến binh của Sư đoàn 337 cũng tề tựu về mảnh đất mà họ và đồng đội đã đổ bao xương máu để gìn giữ


Cầu Khánh Khê cũ không lâu nữa chỉ còn là kỷ niệm khi công trình thủy điện hoàn thành



Và đây, văn tế cán bộ chiến sĩ f337 đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, bài này được chính úy f337 đọc hôm khánh thành bia.

Tưởng niệm liệt sĩ ở Khánh Khê

Hỡi ôi
Đất nước ngàn năm gây dựng, công lao bao đấng tiền nhân
Biên cương muôn thuở vững bền, máu xương mấy tầng đất đỏ!
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng
Nước muốn trong, nguồn dâng lũ...

Nhớ mùa Xuân một ngàn chín trăm bảy chín:
Đất nước mới thoát họa chiến chinh
Giang sơn đang hồi sinh rạng rỡ
Rừng biên cương chưa kịp vào xuân
Lộc hạnh phúc chỉ vừa hé nụ...
Bọn ********* đê hèn tráo trở, bất luận nghĩa nhân
Lũ bất lương lộ rõ lòng tham, đâu cần quốc sỉ.

Vậy nên
Như hàng ngàn năm trước, giang sơn bỗng gặp bước nguy nan
Nghe trống trận rền vang, chim Lạc lại trùng trùng vượt lửa.

Sư đoàn 337 chúng ta
Rạo rực trong tim thắm đỏ, thiêng liêng dòng máu Lạc Long
Bừng bừng ngọn lửa ngoan cường, khí phách anh hào Nguyễn Huệ
Không thể để quân thù lấn chiếm giang sơn
Chẳng cho kẻ xâm lăng xéo giày mồ mả.
Diệu kỳ như binh pháp Hưng Đạo Vương thuở nào
Thần tốc như chiến dịch Hồ Chí Minh năm ấy
Giã biệt dòng Lam xanh - thành phố đỏ, quân ta cấp tốc hành quân lên Đồi Ngô, Lục Nam.
Đến tả ngạn sông Thương, điểm dừng chân, lệnh trên bất ngờ chuyển hướng về Văn Quan, Đồng Mỏ.

Đặt ba lô chưa kịp nghỉ chân
Đã bật dậy ầm ầm súng nổ
Tiếp ứng cho Trung đoàn 197 - Thái Nguyên tiêu diệt quân thù
Phòng ngự tuyến Tu Đồn - Điềm He - Khánh Khê, kiên cường chống giữ
Đánh trận đầu quyết thắng, chiến sĩ nhìn lên, lòng không thẹn với cờ
Đập tan lũ ngông cuồng, Sư đoàn báo công cùng liệt tông, liệt tổ

Ngày 26 tháng 2 Trung đoàn 4 nổ súng trận đầu, diệt quân địch, bắt sống tù binh, đất Nhạc Kỳ kiêu hãnh chiến công
Ngày 28 tháng 2, đoàn 52 phòng ngự kiên cường, pháo Thần Vũ đập nát kẻ thù, cầu Khánh Khê vững vàng đất mẹ...

Kẻ thù cậy quân đông, như biển kiến ngập tràn
Quân ta tựa lòng đất như Sơn tinh chặn lũ
Điềm He, Khuông Rì, điểm cao 559, đất sũng máu người
Khuông Luông, Chu Túc, điểm cao 649, cây rừng bốc lửa
Địch cậy lắm xe tăng, pháo binh, toan lấy thịt đè người
Ta dựa vào thế trận lòng dân, trí nhân thay cường bạo
Biết tiến, biết dừng, đập nát mưu toan hòng chia cắt quân ta
Truy kích, phản công, bẻ gãy mũi vu hồi của bầy xảo trá

Mười hai ngày đêm máu trộn đất rừng!
Một trận thư hùng, vang trời sấm nổ
Vạn tinh binh giặc cỏ, ngông cuồng như lũ trâu điên
Cánh cửa thép Lạng Sơn, thế trận hiên ngang thành lũy
Tổ quốc lại lần nữa ngân vang lời Đại cáo bình Ngô
Dân tộc thêm một kỳ hừng hực khí Lam Sơn tụ nghĩa.

Hỡi ôi!
Để giang sơn sạch quân xâm lược, bao chiến sĩ kiên trinh ngã xuống đất này
Cho biên cương yên ả thái bình, bao đứa con hiếu trung không được về với mẹ...
Sông Kỳ Cùng đâu thể phách, đâu máu đỏ dòng xanh
Rừng xứ Lạng đâu cốt nhục, đâu bụi mờ núi thẳm

Máu xương các anh không hề uổng, bia ghi công sẽ sáng chói từng dòng
Trận chiến ngày ấy không thể mờ, chuyện năm xưa đã tạc vào sách sử.
Tổ quốc sẽ khắc ghi:
Trần Minh Lệ dũng lược, ngoan cường; cùng Trung đội đập tan 18 đợt tiến công của địch, giữ chốt mấy ngày đêm
Lịch sử mãi lưu truyền:
Vi Văn Thắng táo bạo, kiên gan; hết đạn, vẫn dương lê lao lên tả đột, hữu xung, khiến quân thù khiếp sợ
Đất Hồng Phong đời đời ghi nhớ chiến công
Rừng Bình Trung mãi mãi tri ân Liệt sĩ

Đất nước thanh bình
Có người về được quê hương, lòng đất mẹ vỗ về ôm ấp
Có người yên giấc nghĩa trang, được Tổ quốc ghi công muôn thuở

Nhưng cũng còn:
Người ra đi không để lại hình hài
Mây gió hồng hoang, cỏ cây là bạn
Phiêu diêu hồn phách, sông suối là nhà

Anh em chúng tôi:
Nặng nghĩa tử sinh, sâu tình đồng đội
Chung tay, góp sức dựng nhà bia

Hôm nay
Chúng tôi, những đồng đội từng một thời nằm gai nếm mật với các anh
Chúng tôi, những chiến sĩ hôm nay tiếp nối ngọn lửa thiêng Sư đoàn 337
Chúng tôi, những cán bộ, công nhân Công ty thủy điện Thác Xăng
Cùng lãnh đạo, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang Lạng Sơn, Cao Lộc, Văn Quan - "địa linh nhân kiệt"
Trước tấm bia công tích
Xin cúi lạy vong linh các liệt sĩ anh hùng
Lễ bạc, lòng thành
Mấy dòng tưởng niệm...
Uống nước nhớ nguồn, chốn dương trần đồng bào, đồng đội mãi tri ân
Tổ quốc ghi công, nơi chín suối liệt sĩ ngậm cười yên giấc ngủ
Cầu mong
Đất nước thái bình
Giang sơn vạn thuở
Biên cương thành lũy vững bền
Tổ quốc vẹn toàn lãnh thổ!
Kính cáo!

Đỗ Phấn Đấu
Tháng 7.2012


Sao có nhiều bác cứ mắng loạn lên khi có người hỏi 1509 lấy lại được chưa? Với lại có bác nào còn bẩu ta không hề phản công vào 1509 cơ mà? Đồng chí nhà báo Huy Đức lại nói phét hay sao ấy nhể!
Đương nhiên anh Huy Đức bốc phét vì anh ấy có bao giờ nhấc cái mông lên đến Làng Pinh đâu chứ chưa nói tới 1509. Mắng là đúng vì có loại người cứ nghe thấy cái gì được gọi là "lề trái" thì tung hô như đúng rồi vì bản thân loại người ấy có bao giờ biết nghe hai tai, biết cách tìm hiểu lịch sử vì làm gì có tâm? Đấy là còn chưa kể là mắt chỉ nhìn thấy một màu, màu xám:))
 
Chỉnh sửa cuối:

ltgbau

Xe tăng
Biển số
OF-14433
Ngày cấp bằng
1/4/08
Số km
1,814
Động cơ
535,711 Mã lực
Thì đúng là bia mới cũng bỏ chữ Trung Quốc mà, còn mỗi quân xâm lược thôi :D
Nói gì thì nói với Mỹ mình dám ghi hẳn giặc Mỹ, đế quốc Mỹ chứ với khựa thì lại khác, dù sao cũng phải tế nhị hơn nhiều khi chơi với thằng bẩn bựa này :-B
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Ngay trong thời chiến cũng không nói là Trung Quốc cụ ạ! Dân thì nói là "đánh Tầu" còn chính trị thì nói là "chống quân xâm lược bành chướng Bắc Kinh".
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
bán anh em xa mua láng giềng gần
kể cả thằng láng giềng mất dậy nhưng nhà nó anh em nhiều người như tờ nháp thì có chửi cũng chỉ nên chuiử xéo
chửi thẳng mặt mỗi anh em nhà nó kê mông ị 1 bãi thì cũng ngập nhà mình!
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Nếu em không nhầm thì đây là bia ghi danh chiến công của sư 337, địa danh này cũng được lấy làm tên cho sư 337.
Bia chiến thắng dựng ở đầu cầu Khánh khê đây mờ.
Ban đầu thì bia bị đục bỏ mất chữ "Trung quốc" như trên ảnh. giờ này thì nó đã bị người ta phá trụi với mục đích gì chẳng rõ. Nhưng cái cớ là mở đường :(
 

giaydep

Xe buýt
Biển số
OF-148906
Ngày cấp bằng
12/7/12
Số km
753
Động cơ
365,335 Mã lực
Hay quá ạ! 1 hồi ức khó phai!
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
Thông tin thêm về diễn biến trận đánh bên Sông Kỳ Cùng, cầu Khánh Khê.


CTBGPB 1979 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, tiêu biểu là trận đánh 12 ngày đêm bên bờ sông Kỳ Cùng, đường 1B vào thị xã Lạng Sơn. Những thông tin quý giá này được thuật lại từ những cựu chiến binh sư đoàn 337, những người đã trực tiếp cầm súng đánh trả hơn 50 cuộc tiến công của quân TQ vào tuyến phòng thủ của ta dọc 2 bên sông...

32 năm trước, theo quyết định của Bộ Chính trị, ngày 24.2 Quân đoàn 14 được hình thành tại mặt trận Lạng Sơn. Thiếu tướng Nguyễn Hiền, nguyên Chỉ huy phó chính trị Quân đoàn 14 cho biết: lực lượng của Quân đoàn lúc đó gồm có 5 sư đoàn bộ binh cùng 6 trung đoàn pháo binh, cao xạ, tăng thiết giáp, công binh, thông tin trực thuộc. Tổng quân số của quân đoàn lúc đó khoảng 8 vạn người.

Cùng với nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương, Quân đoàn đã có nhiều trận đánh lớn như trận Đồng Đăng, trận đồi Chậu Cảnh của Sư đoàn 3, trận cầu Khánh Khê trên đường 1B của sư đoàn 337, trận đánh tập kích vào sau lưng địch của sư đoàn 338. Mặc dù huy động một lực lượng lớn gấp nhiều lần ta (3 quân đoàn địch tiến đánh 2 sư đoàn ta), tấn công ào ạt nhưng chúng đã bị đánh trả khắp nơi, càng tiến sâu càng thiệt hại nặng nề. Tấn công ta từ 17.2.1979 theo hướng từ Hữu Nghị quan về thị xã Lạng Sơn nhưng tới ngày 3.3.1979 địch mới tới được bờ bắc sông Kỳ Cùng với tốc độ tiến quân chưa đến 0,8 km/ngày. Ngày 5.3.1979, địch buộc phải tuyên bố rút quân vô điều kiện. Quân đoàn 14 sau đó đã vinh dự được mang phiên hiệu Binh đoàn Chi Lăng, tên gọi gắn với những chiến công vang dội của cha ông tại vùng biên viễn.


Chặn xe tăng Trung Quốc xâm lược ở mặt trận Lạng Sơn​

Nhắc tới những người lính đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ biên cương, đại tá Nguyễn Chấn, nguyên chính ủy Sư đoàn 337 không kìm được xúc động. Những giọt nước mắt ứa ra từ đôi mắt người chỉ huy cả đời đánh giặc. Năm nay đã gần 90 tuổi, tham gia cách mạng từ năm 1945, ông đã từng kinh qua những cuộc chiến tranh ác liệt nhất, từ đánh Pháp, đánh Mỹ rồi đến chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Cho đến giờ những hình ảnh về những người lính mà phần đông ở tuổi mười tám đôi mươi đã ngã xuống trong cuộc chiến “chớp nhoáng” 32 năm về trước vẫn in đậm trong ký ức ông.

“Tinh thần của bộ đội ta thời kỳ đó phải nói là vô cùng ghê gớm. Đã đánh nhau nếu nói là không sợ chết là không đúng. Không có ai muốn chết cả, không ai muốn vợ mình thành góa bụa, con mình thành côi cút.... Lúc đó cấp trên cũng có cần giáo dục, động viên nhiều đâu. Nhưng người lính là như thế, vì Tổ quốc, vì danh dự, vì nhiệm vụ họ sẵn sàng xả thân”, đại tá Nguyễn Chấn nói. Tâm tư lớn nhất của đại tá Nguyễn Chấn cùng các cựu chiến binh của Quân đoàn 14 đó là mong muốn mai đây, trên mảnh đất này một ngôi đền thờ những người lính mọi thời đại đã ngã xuống vì mảnh đất quê hương sẽ được dựng nên.

Có mặt trong dịp kỷ niệm này còn có đại tá Đỗ Phấn Đấu, Chính ủy hiện tại của Sư đoàn 337. Chuyến về thăm Lạng Sơn dịp này của đại tá Đấu còn mang một mục đích khác. Đó là thu thập, bổ sung thêm một số tư liệu cho một cuốn sách về lịch sử đơn vị đang được biên soạn. “Sư đoàn 337 giờ đây đã được chuyển thành đơn vị làm nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng nhưng những chiến công gắn với công cuộc bảo vệ biên giới phía Bắc mãi mãi là những trang sử chói lọi nhất của sư đoàn”, đại tá Đấu nói.

Sau năm 1979, Sư đoàn 337 được mang phiên hiệu đoàn Khánh Khê, tên cây cầu đã gắn với lịch sử sư đoàn. Năm 1979, Sư đoàn 337 đang làm nhiệm vụ tại Quân khu 4 thì được điều động lên biên giới phía Bắc. Vừa hành quân thần tốc “dặm bước thần kỳ phong cách Quang Trung” vừa bổ sung lực lượng, đến ngày 25.2.1979, cơ bản lực lượng của Sư đoàn đã vượt qua 500 km từ Nghệ An đến Lạng Sơn và ngay lập tức bước vào chiến đấu.

Nhiệm vụ của sư đoàn lúc đó được trên giao là ngăn chặn thê đội 2 của địch tấn công theo hướng đường 1B với ý đồ vu hồi phía sau thị xã Lạng Sơn. “Nếu chúng thực hiện được việc này Lạng Sơn sẽ hoàn toàn bị chia cắt, lúc đó sẽ rất khó đuổi chúng đi, hoặc nếu có đi cũng sẽ kèm theo những điều kiện rất ghê gớm”, đại tá Nguyễn Chấn nhớ lại.

Trong suốt cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống quân xâm lược tại tuyến phòng thủ này, những người lính của 337 cùng quân, dân huyện Văn Quan đã chiến đấu anh dũng, kiên cường bám trụ “một tấc không đi, một ly không rời” quyết không để địch vượt qua được sông Kỳ Cùng. Từ 28.2 - 5.3.1979 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, địch lợi dụng lực lượng áp đảo đã mở nhiều cuộc tấn công sống chết nhằm vượt sông đều bị ta đánh bật trở lại.


Cầu phao bắc tạm qua sông Kỳ Cùng sau tháng 3-1979
Sáng 28.2.1979, địch huy động hai quân đoàn và dân binh cùng hàng trăm khẩu pháo các loại nổ súng tấn công toàn tuyến phòng ngự của sư đoàn. “Cuộc chiến đấu tại điểm cao 649, điểm cao nhất trong hệ thống điểm cao tại quanh khu vực cầu Khánh Khê diễn ra cực kỳ ác liệt, ta bắn sang địch được một viên đạn thì chúng đáp trả một trăm lần”, đại tá Hoàng Hoa Chiến, nguyên trưởng ban tác chiến sư đoàn 337 nhớ lại. Tại điểm cao này, đại đội 9 thuộc tiểu đoàn 3 do trung đội trưởng Trần Minh Lệ đã kiên cường chống trả gần 13 đợt tấn công của địch. Sau hai ngày chiến đấu phía ta đã thương vong nhiều, lương thực và đạn dược đều cạn trong khi lực lượng của địch vẫn liên tục áp đảo. Bị thương nặng, anh Trần Minh Lệ vẫn không rời trận địa mà chờ địch vào gần mới giật thủ pháo tiêu diệt và đã hy sinh anh dũng.

Theo tài liệu tổng kết của 337, ước tính ta đã tiêu diệt hơn 2.000 tên địch, phá 8 xe tăng và thu được một số vũ khí, chặn đứng và đánh bại ý định vu hồi bao vây chia cắt Lạng Sơn của địch. Thế nhưng cũng đã có hơn 650 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 337 đã vĩnh viễn nằm xuống hai bên bờ sông Kỳ Cùng...

Trong thành phần của Sư đoàn 337 còn có Trung đoàn 197 nguyên là lực lượng bộ đội địa phương của tỉnh Bắc Thái (này là Thái Nguyên). Đây là đơn vị đã cơ động lên Lạng Sơn ngay trong ngày 17.2.1979 sau khi nổ ra chiến sự. Sau đó Trung đoàn 197 được phối thuộc cùng Sư đoàn 337 và tham gia các trận đánh ác liệt tại khu vực cầu Khánh Khê. Trong một trận đánh tại điểm cao 607 (đồi Xanh) một tiểu đội chỉ có 7 người do đại đội trưởng Vi Văn Thắng chỉ huy đã kiên cường chiến đấu với một mũi tiến công hàng trăm tên địch. Đạn hết, cả tiểu đội đã ôm lê xông lên đánh giáp là cà với địch và giữ trận địa đến lúc tất cả đều hy sinh. Xác các anh nằm chồng lên xác địch, mắt nhắm, tắt thở nhưng tay không rời súng. Sau chiến tranh người dân đã gọi ngọn đồi nơi các anh hy sinh là đồi Vi Văn Thắng.


Trước khi rời Lạng Sơn, chúng tôi cùng đại tá Đấu đến thăm lại cây cầu Khánh Khê lịch sử. Nối hai bờ sông Kỳ Cùng giờ đây đã có cây cầu Khánh Khê mới cách xa cầu cũ chừng 500m. Một công trình thủy điện nhỏ đang được thi công ngay gần đó. Sau khi công trình này hoàn thành, cây cầu Khánh Khê cũ sẽ chỉ còn là kỷ niệm. Thế nhưng vẫn còn đó tấm bia bê-tông được đúc hơn ba mươi năm về trước ghi lại chiến công của sư đoàn 337 cùng quân dân huyện Văn Quan chặn đứng quân xâm lược những ngày tháng 3.1979. Những người thợ thi công biết ở đây từng có bộ đội hy sinh nên đã đặt trên tấm bia một bát hương. Những dấu tích của thời gian và con người đã xóa mờ một vài chỗ trên tấm bia. Thế nhưng người ta vẫn có thể đọc được dòng chữ “... Sư đoàn 337 đã đánh bại và chặn đứng quân... xâm lược”.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Em hỏi hơi vô duyên tí, trừ những lúc họp hành rồi lễ lạt, lúc đi chiến các bác có sơ vin không hay là thả áo ngoài quần ạ ?????
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em hỏi hơi vô duyên tí, trừ những lúc họp hành rồi lễ lạt, lúc đi chiến các bác có sơ vin không hay là thả áo ngoài quần ạ ?????
Hỏi quá vô duyên=)). Lúc chiến thậm chí quần đùi cởi trần, kiêng chào hỏi bắt tay, cắt tóc. ăn thì không ăn cháy, lúc xuất kích gặp rắn thì đi , gặp quy thì về.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Bọn em đi phục trên rừng, quần áo giống như..... thổ phỉ! :))
Có thể em hiểu ý thím Tông, có phải Tông hỏi về cái ảnh bác lính kê B41 bên trên không? Ảnh dàn dựng đấy, dựa vào ít nhất 2 lý do:

1) Quả đạn chưa được đưa vào vị trí đúng

2) Lẫy an toàn chưa được chốt.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top