[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Ông chú em là bộ đội biên phòng ở vị xuyên, Họ Bùi, tên Thủy cũng được phong anh hung LLVT nằm ở hà giang đên nhưng năm 2000 mới về bộ tổng tham mưu bộ độ biên phòng, đại tá trưởng ban thanh tra. Đợt rồi mới chuyển tiếp về 34 Trần Phú hình như sắp lên hàm tướng.
Không biết bác vị xuyên biết không, em với ông ý thân nhau lắm chú cháu hay ngồi tâm sự cùng nhau nhưng lại chẳng chụp cái ảnh nào cùng cả. Ông đang hẹn em tháng 3 này lên Hà giang vừa đi công tác vừa thăm chiến trường xưa. Để mai em sang ông ý bắt chụp quả ảnh cùng xem cụ có nhận ra người quen ko nhé.
Ngày đấy em cũng chỉ là lính nghĩa vụ nên em cũng chỉ biết quanh chỗ em đóng quân thôi, nhất là bên biên phòng em cũng không biết lắm. HG đối với em cũng là nơi có nhiều kỷ niệm gắn bó nên em cũng hay lên chơi với anh em ở đó.
 

0oMinho0

Xe tăng
Biển số
OF-21857
Ngày cấp bằng
1/10/08
Số km
1,007
Động cơ
505,760 Mã lực
E sinh ra cuối những năm 8x nên k biết mùi vị chiến tranh nó tàn khốc đến mức nào,nhưng qua những lời bố E kể lại bố E trước cũng đi lính đánh tàu những năm 7x thì E mới biết có 1 cuộc chiến vs TQ thời hiện đại,nhiều đứa cùng độ tuổi của E bây h ít đứa biết Vn đã từng đánh nhau vs TQ những năm 79-88,E tự hào vì sinh ra ở mảnh đất này muốn cống hiến muốn làm gì đó cho tổ quốc ở cái thời bây h sao mà khó quá.Sẽ nhớ mãi ngày 17-2 những người đã ngã xuống để bảo vệ biên cương tổ quốc.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cuối năm 1984 tướng Hoàng Đan có lên hang Làng Lò, cụ chống gậy mây đi cùng 2 vệ binh. Khi vào hang cụ có đến chỗ bọn em và ngồi uống nước, lúc đi đun nước mấy thằng lính nằm bên trong hang hỏi là ông nào già thế mà còn lên trên này. Em nói với bọn nó là bố thằng nào lên tìm con đang vào chỗ tao hỏi xem con ông ấy ở đâu. Trong lúc ngồi uống nước cụ có động viên lính E153 cố gắng đánh lấy 685 lập thành tích chào mừng 40 năm ngày thành lập QĐND và có yêu cầu gì cụ sẽ đáp ứng. E trưởng Toại thì xin cấp trên hỗ trợ pháo tối đa còn đám lính bọn em thì xin văn công lên biểu diễn. Hi...hi sau đó bọn em được đoàn văn công QK 2 do nghệ sỹ Hoàng Chè làm trưởng đoàn vào hang hát phục vụ bộ đội, còn E153 được gọi pháo trực tiếp mỗi khi cần.
Chỗ đỏ hình như còn có cả câu vè do lính đặt đúng không cụ VX? Em chỉ nhớ mang máng:P
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
@cụ Mẹc: bài viết trên kha hay tuy nhiên đọc kỹ thì thấy có nhiều chi tiết không đơn thuần lịch sử mà có lồng ý đồ của người viết. Riêng khoảng thời gian Trung quốc nổ súng đã sai toét cụ ạ. :P
 

dop_con_mec

Xe tải
Biển số
OF-179154
Ngày cấp bằng
29/1/13
Số km
344
Động cơ
341,680 Mã lực
Tuổi
28
@cụ Mẹc: bài viết trên kha hay tuy nhiên đọc kỹ thì thấy có nhiều chi tiết không đơn thuần lịch sử mà có lồng ý đồ của người viết. Riêng khoảng thời gian Trung quốc nổ súng đã sai toét cụ ạ. :P
Em cũng biết người viết lồng thứ gì vào nhưng chúng ta lớn rồi sao lại không nhận ra được thứ đó ? , em cũng có xóa 1 số dòng gây kích động rồi nhưng không thể xóa hết vì nó liên quan , cũng phải công nhận bài này tương đối hay nên em mới cop :D sang đây
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em cũng biết người viết lồng thứ gì vào nhưng chúng ta lớn rồi sao lại không nhận ra được thứ đó ? , em cũng có xóa 1 số dòng gây kích động rồi nhưng không thể xóa hết vì nó liên quan , cũng phải công nhận bài này tương đối hay nên em mới cop :D sang đây
Vâng,em cũng biết thế. Để hầu các cụ, em xin phép bê sang đây hồi ký của 1 CCB bên QSVN mà thời điểm đó, anh ấy là học viên sĩ quan.



Ngày 17/02/1979, đó là một ngày thứ bẩy.
Ngày ấy, baoleo là học viên năm cuối cùng, đang chuẩn bị làm đồ án rồi sẽ nhận lon thiếu uý.
Do được đi tìm tài liệu ở Hà Nội, nên baoleo đã về nhà 2 ngày trước đó.
Cả ngày hôm đó (17/02) ở Hà Nội không có bất cứ 1 tin tức gì về 1 sự kiện lịch sử đang diễn ra.
Nên nhớ là hồi đó chưa có nét, phôn thì chỉ có ở cơ quan hay nhà riêng các vị từ cấp vụ trở lên (mà gọi đường dài tỷ như từ HN đi Lạng Sơn vẫn còn phải đăng ký qua tổng đài chứ không gọi được trực tiếp), ti vi chỉ phát theo giờ. Liên lạc với nhau chủ yếu qua thư từ hoặc cần kíp lắm thì mới dám đánh dây thép, kiểu như: vỡ đê, con vẽ đi.
Chỉ có sự kiện duy nhất mà baoleo linh cảm thấy có sự chẳng lành. Đó là, chiều thứ bẩy hôm ấy, baoleo ra ga Hàng Cỏ để đón 1 người bạn từ Vĩnh Phú về, nhưng cả ngày hôm đó, các con tầu từ phía bắc (Lào Cay, Lạng) về đều không có.
Thứ bẩy, ngày 17/02/1979, đang có đợt gió mùa đông bắc, trời rất lạnh và tối rất nhanh. Bầu trời âm u, lạnh giá như đang dồn nén một khối thuốc nổ.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Rồi đúng 6 giờ tối, sau tiếng tút tút, giọng phát thanh viên trên chiếc loa truyền thanh treo ở đầu phố bật lên đanh thép: xin đề nghị đồng bào cả nước đón nghe thông báo quan trọng của….. sau ít phút nữa. Ngay sau đó đài phát các bản nhạc quân hành, hết mỗi bản nhạc là giọng phát thanh viên lại lặp lại: xin đề nghị đồng bào cả nước đón nghe thông báo quan trọng của…
Dự cảm thấy điều trọng đại, baoleo trở vào nhà, vặn to triết áp của cái đài truyền thanh Hà Nội, chăm chú đón nghe.
(Ghi chú: loại đài được nghe qua dây điện, tương tự như cáp truyền hình bây giờ. Loại đài này không dùng pin, không có sóng, không bắt được bất cứ đài nào. Đại loại nó là một loại loa truyền thanh phường, nhưng được đài truyền thanh HN mắc vào tận từng nhà cốt cán, gần như không thu phí)
Đúng 6h30 tối, giọng phát thanh viên vang to: xin thông báo để đồng bào cả nước biết: sáng nay, phía Trung Quốc đã ồ ạt tấn công một số điểm trên biên giới phía Bắc, thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai……
Phía TQ đã bị quân và dân ta trừng trị đích đáng. Tin đầu tiên cho biết: ta đã tiêu diệt được x quân địch, y xe tăng, z khẩu pháo…..

Tiếp đến là thông báo, hiệu triệu của đủ loại các tổ chức.
Baoleo lạnh người. Cảm giác đầu tiên là bất ngờ đến ngã người. Rồi đến là bàng hoàng. Rồi nghiến răng: Chiến.
Qúa bất ngờ, đến mức sửng sốt. Đã biết là tình hình biên giới phía Bắc căng thẳng từ hơn một năm rồi. Thậm trí bọn học cùng phổ thông đi làm công nhân kỹ thuật ở Tát Sơ Ken về nước bằng chuyến tầu liên vận cuối cùng vào năm 1978, có kể rằng: xe tăng TQ nhiều như lá tre sát biên giới. Nhưng trong tất cả các buổi nghe thời sự chính thống cũng như tin từ nguồn tham mưu con, không có bất cứ 1 tin gì để có thể đoán biết được TQ sẽ tấn công vào dịp 17/02.
Không nghe lọt tai đầy đủ các thông tri trên. Chỉ duy nhất còn 1 ý nghĩ trong đầu: thế là lại chiến tranh rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Qua các báo cáo tuyên truyền từ trước, cố nhiên là baoleo không lạc quan tếu đến mức nghĩ rằng 7 giờ tối ngày 17/02 ấy, lính bộ binh như caoson đang ngồi uống nước chè với dongadoan bên Manipo, lính cơ khí như Mig-21 đang rửa xe tăng bên Bằng Tường. Nhưng chí ít cũng BỊ tin rằng: chiến sự giờ này đang loanh quanh đường biên, chứ không tin rằng nó đã lùi sâu vào đất ta như thực tế đang diến ra.
Đúng như phản xạ của người lính, baoleo lập tức nghĩ rằng: phải trở về đơn vị ngay-lập tức.
Khoảng 9 giờ tối, baoleo đến nhà mấy thằng cùng khoá để rủ nhau ngày mai cùng về đơn vị.
Đường phố vắng tanh. Không có hò hét, không có quần chúng tụ tập. Dường như thông báo về sự kiện bất ngờ được đọc trên đài truyền thanh tối ngày hôm đó đã đẩy mọi sự ồn ào của phố xá đi. Thay vào đó là sự lặng yên trong từng mái nhà để rồi sẽ tích tụ thành giông bão nay mai.
Trong số mấy thằng cùng khoá đó, có thằng Cương, nhà ở Phan Đình Phùng, có bố là vụ trưởng 1 vụ trong Phủ Thủ Tướng (bây giờ gọi là Văn phòng CP). Lúc ấy mới được biết thêm 1 số tin: đánh nhau to rồi, ta đang yếu, bị lấn khá sâu ở nhiều điểm trên toàn tuyến BG chứ không như đài đưa tin. Lạ một điều là từ 6h30 tối ngày hôm đấy, tất cả mọi người đều trao đổi với nhau bằng giọng chìm hẳn đi hay sao ấy. Trong phòng khách sáng ánh đèn sợi đốt mà mấy thằng bọn tớ đều như nói thầm.
Sau này ngẫm lại mới cay, chứ trình độ chính trị lúc ấy chưa nghĩ ra. TQ đánh ta vào đúng thứ bẩy, tức là trong lúc quốc tế nghỉ 2 ngày. Nghĩa là đến thứ hai, khi các công sở trên thế giới bắt đầu làm việc lại, thì lúc ấy mọi sự đã rồi. Đúng là thâm Nho thật.
Nhưng ngay đêm hôm đó, baoleo chỉ còn biết có 1 hành động là: ngày mai, trở về đơn vị ngay, cho dù đang là Chủ nhật-ngày nghỉ.
Đêm hôm đó, không thể nào ngủ được, tin tức thì không nghe thêm được gì nữa, vì loa truyền thanh đã hết giờ truyền thanh từ 10h30. Tự nhủ lòng mình, thôi, thế là phải dẹp hết mọi ước mơ lại rồi. Nào là những mơ ước được đi làm phó TS ở Liên xô, nào sẽ được phân 1 căn hộ trong khu tập thể, rồi sẽ được phân phối cái xe Thống Nhất lẫy lừng. Trước mắt là chiến tranh, chưa biết kéo dài đến bao giờ, mình sẽ còn được trở về nhà nữa không, khi đã xác định rằng chí ít mình cũng sẽ đỡ được 1 viên đạn cho mọi người.
Ngày mai sẽ như thế nào nhỉ. Và đó là câu chuyện của ngày mai.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ngày thứ hai của cuộc chiến tranh BG PB lần thứ nhất, ngày 18/02/1979.
Như có tiếng kèn hội quân thúc giục trong lòng, baoleo và 2 thằng nữa cùng hẹn gập nhau ở Ga Hàng Cỏ để đi tầu chuyến sớm nhất về đơn vị.
Sáng ngày thứ hai của cuộc chiến, không khí khác hẳn ngày thứ bẩy máu chảy về tim ngày hôm qua.
Mới ngay chiều ngày hôm qua, cũng tại ga Hàng Cỏ này, tuyệt đại dân chúng, trong đó có mình, còn đang hào hứng, nhàn tản trong một ngày an bình.
Cũng khác hẳn với vẻ vắng lặng tối hôm qua. Hôm nay hàng vạn cái đài phát thanh tranh nhau mở máy, đài nào cũng cho rằng mình có nhiều tin hơn đài kia.
Cũng hôm nay, ngay từ 6h30 sáng ngày 18/02, nhà ga Hàng Cỏ đã có bộ mặt khác hẳn. Tất cả dân chúng như đều hối hả, vội vã với vẻ mặt không thể nghiêm trọng hơn.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Vô vàn các đám người tụ tập lại thành các nhóm khác nhau, tuỳ theo nội dung tin đồn mà nhóm người đó thích. Kính thưa các loại tin. Chỗ này một tay ăn mặc không ra lính, cũng chẳng ra dân, đang ra tay chém gió: úi giời, cứ gọi là bình địa, tên lửa tầm xa của ta san phẳng Côn Minh rồi. Chỗ khác, một ông trung niên áo bông nhưng quần cộc: mất hết cả rồi, đến đêm hôm qua mới bám thùng được cái xe tải từ Lạng về đây, nay đang ra đây tìm xem có người nhà nào chạy kịp không.
Gạt ra ngoài tai các loại thông tin, tốp lính baoleo hối hả tìm xem có con tầu nào lên hướng Lao Cai để về Vĩnh Phú, về lại trường, về lại đơn vị cơ sở không.
Đến tận 10 giờ sáng, cả tốp tuyệt vọng khi phải thừa nhận rằng: ngày hôm nay, ngày thứ hai của cuộc chiến, sẽ không có bất cứ con tầu nào lên phía bắc, kể cả tầu hàng.
Khó khăn nào cũng phải vượt qua. Tốp lính baoleo quyết định: bắt xe buýt lên phà Chèm, từ đó đi bộ từ phà Chèm lên Vĩnh Yên, theo đường qua Thanh Tước. Đây là con đường có quãng đường đi bộ ngắn nhất từ Hà Nội đi Vĩnh Yên. May mắn thì có thể đi nhờ được xe tải.
Trong suốt cuộc đời lính, đó là cuộc hành quân bộ dài nhất mà baoleo đã trải qua. Có một điều cảm động là, từ phà Chèm lên, tụi mình đi bộ là lên hướng bắc, hướng biên giới. Chính vì thế, các em nhỏ, các mẹ già đều nhìn theo, thậm trí đi theo 1 đoạn, vì đấy là các chú bộ đội đang hành quân lên biên giới. Mặc dù đích của bọn mình chưa phải là biên giới, nhưng bọn mình xin gửi những vinh dự mà bọn mình được ngộ nhận, cho các đồng đội đang ghì nòng AK nóng bỏng trên biên thuỳ.
Lính kiểng, cho dù nhiều đoạn được đi nhờ xe đạp, nhưng mãi đến hơn 9 giờ đêm, bọn mình mới về được đến đơn vị. Đây rồi, đơn vị của ta, vị trí của ta, ta đang trông chờ mệnh lệnh mà mọi người lính lúc này đều nghĩ đến.
Đã qua 2 ngày chiến tranh, chiến sự đã lan đến đâu rồi.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Đã sang ngày thứ ba của cuộc chiến.
Thông tin chính thống về cuộc chiến bắt đầu rõ ràng hơn. Không phải chỉ vì đó là ngày thứ hai-ngày làm việc đầu tuần. Mà cái chính là đã qua 3 ngày, ta đã có thể định hướng rõ nét hơn về việc: cái gì đang xảy ra, thực chất nó là vấn đề gì, đó là xung đột biên giới giữa 2 nước anh em hay là cuộc chiến sống mái giữa 2 kẻ tử thù.
(Đây chỉ là ký ức của 1 người lính ở tuyến 2, với nhận thức của 1 sỹ quan cấp phân đội, hồi tưởng lại trung thực những gì nhìn thấy bằng mắt và cảm nhận thực lúc đó, không bị nắn chỉnh bởi cách nhìn bây giờ, khi sự việc đã lùi xa 30 năm.
Xin lỗi các bác, đáng lẽ phải nói điều này ngay từ đầu)

Bắt đầu từ hôm nay, ngày thứ 3 của cuộc chiến, thông tin đã được định hướng theo cách: đây là cuộc chiến của 2 kẻ tử thù.
Bắt đầu có những hình ảnh đầu tiên về cuộc chiến trên báo giấy (ND, QĐND) và trên vô tuyến lúc 18h30. Còn trên radio, tin chiến thắng của ta ở Cao Lạng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên luôn tràn ngập. Chưa thấy tuyên truyền cụ thể về 1 gương sáng tập thể hay cá nhân nào. Nhưng đấy là thông tin chính thống.
Lớp lính baoleo vẫn chưa có lệnh ra trận.
Trên giải thích là phải chờ lệnh của trên, rồi lại trờ lệnh của cấp trên hơn nữa. Vài ngày sau lại có lệnh là để giành bọn tớ cho những nhiệm vụ quan trọng hơn, cho những trận chiến khốc liệt hơn sau này (híc!!). Vì thế nhiệm vụ trước mắt là cứ tiếp tục làm tốt nghiệp đã, nhưng sẵn sàng cơ động vì các nhiệm vụ đột xuất
.
Nhưng thực lòng mà nói, chẳng thằng nào còn có có thể chúi mũi vào sách vở được nữa.
Thông tin chính thống thì cứ để nó là thông tin chính thống. Còn lớp lính baoleo lúc đó chẳng còn bụng dạ nào mà ngồi yên. Bởi vì từ các nguồn thông tin không chính thống cũng như thông tin từ tham mưu con, đều tràn ngập những điều lo âu.
Xung quanh baoleo có rất nhiều lính COCC, tụi nó dò hỏi được thông tin tham mưu con từ các ông già. Hơn thế nữa, Vĩnh Yên lúc đó như 1 cái ngã ba đường. Lên mạn Hà Tuyên hay Hoàng Liên, đều phải đi qua đấy. Nơi đây là nơi dừng- nghỉ chân lý tưởng của mọi sự di chuyển về xuôi hay lên ngược.
Ngày thứ ba của cuộc chiến, bắt đầu có chuyến tầu đầu tiên từ Hoàng Liên chạy về.
Mấy thằng bọn tớ đâm bổ ra ga để nắm tình hình.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Thông tin không chính thống, những hình ảnh đập vào mắt và thông tin từ tham mưu con, chẳng khác nhau là mấy.
Ngày thứ 3 của cuộc chiến, tình hình tại các mặt trận vẫn còn rất lộn xộn. Vẫn chỉ là lính biên phòng, lính địa phương, dân quân các bản làng trần lưng chống đỡ biển người của quân thù. Các lực lượng địa phương đó vẫn đang tác chiến theo kiểu của họ, theo phương án của riêng từng đơn vị.
Trên đoàn tầu từ Hoàng Liên đổ về, không chỉ có các gương mặt đầy vẻ lo âu của cụ già hay trẻ thơ, mà còn rất nhiều dân quân, họ vẫn còn mang nguyên vũ khí trên người. Đủ các loại tiểu liên, súng trường kim-cổ, thậm trí khá nhiều lựu đạn.
Baoleo bắt chuyện 1 tay chạc 35 tuổi, quần píc kê, áo bông xanh rách rưới, nhưng lại có khẩu tiểu liên lạ mắt với bao xe còn nguyên 5 băng đạn. Đặc biệt là cha này còn có 3 quả lựu đạn chầy Trung Quốc mới cáu cạnh. Tớ nhớ chi tiết như vậy chính là vì 3 quả lựu đạn này. Chuôi gỗ còn trắng bóng, chưa 1 vết vân tay và nổi bật chói lọi là mầu đỏ rực rỡ của ngôi sao Bát Nhất trên từng chuôi lựu đạn.
Khi thấy tớ băn khoăn về việc mang đầy đủ vũ khí mạnh như vậy, nhưng về HN để làm gì, thì cha ấy cho biết: chỉ về tìm vợ con lạc thôi, sau đó sẽ lại quay lại để chiến tiếp. Câu trả lời ấm lòng. Tuy còn hồ nghi, nhưng baoleo không còn nhìn tay ấy bằng cặp mắt thiếu thiện cảm nữa.
Qua các thông tin như vậy, baoleo biết rằng ngày thứ 3, quyết tâm của các lực lượng địa phương là cố chặn địch, không cho vượt qua ở Phố Lu (Hoàng Liên), Sài Hồ (Lạng Sơn). Như vậy là chiến sự đang diến ra khá sâu vào đất mình rồi.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Nhưng ngày thứ ba của cuộc chiến, tin tức bị lấn chiếm đất không làm baoleo quan tâm, mà baoleo để tâm tới 1 tin nóng khác. Mất đất thì còn có thể lấy lại được. Nhưng còn có thứ mà khi mất mát thì không còn có thể nào lấy lại được nữa.
Qua thông tin tham mưu con, baoleo biết rằng, hôm nay đã là 3 ngày rồi, rất đông anh em mình còn đang kẹt lại trong pháo đài Đồng Đăng. Chiến sự thì đã diễn ra phía sau thị xã Lạng Sơn rồi. Anh em đang nằm trong vây trùng điệp của biển người.
Tin chiến thắng vẫn vang lên trong radio, nhưng trong lòng baoleo và đồng đội lại vang lên lời kêu gọi khác: hãy cho chúng tôi lên đánh giải vây cho anh em trên Đồng Đăng. Đã 3 ngày rồi, còn đạn không, đồng đội ơi. Cấp trên hãy cho chúng tôi đi đánh giải vây cho anh em ở Đồng Đăng.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Hết tuần đầu tiên của chiến tranh. Tình hình chiến sự vẫn không có gì đột biến. Đánh chặn biển người vẫn chỉ là bộ đội địa phương, dân quân thôn xóm. Bộ đội biên phòng trên toàn tuyến mặt trận, trong thực tế đã hoà nhập vào các đơn vị khác, trở thành lính bộ binh đơn thuần.
Trong đơn vị lính nhiều chữ của baoleo, anh em phát hiện ra 1 điều vui trong các bản tin chiến sự: các địa danh có chiến công, đã không còn thay đổi, lùi sâu vào trong nội địa từng ngày nữa. Các địa danh đã không thay đổi, kể từ ngày thứ 6 của cuộc chiến. Điều đó có nghĩa là: quân địch đã bị chặn lại.
Và lính chúng mình lại bắt đầu mong có sự thay đổi địa danh trong các bản tin chiến công, theo xu hướng nhích lên biên giới Nếu có, nghĩa là quân ta đang phản công.
Nhưng tuần đầu tiên kết thúc, mà không có sự thay đổi đó.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Trong tuần đầu tiên, bằng nhận thức của baoleo lúc đó, tình hình tại các mặt trận là khá lộn xộn và tại các mặt trận đều là cuộc chiến bộc phát.
Bất ngờ bị tấn công và phản công 1 cách thụ động, tùy vào thực lực của từng đơn vị và tài nghệ của người chỉ huy ở đó.
Sự phối hợp trong toàn tuyến mặt trận và sự chỉ đạo xuyên suốt của Bộ Tổng, theo đánh giá của cá nhân baoleo, là khá yếu trong tuần đầu cuộc chiến. Có thể hình dung như thế này: đang ngủ, bỗng dưng bị cơn thác lũ ập vào nhà. Thế là bố, mẹ, vợ, con ai nấy lao đi cứu chữa trong phạm vi của mình. Ông nào đang ngủ dưới bếp thì vội bê cái thùng gạo lên cao, ông nằm gần cửa thì vội lấy chăn bông làm đê, ông khác thì lo bê cái vô tuyến lên bàn. Chưa đủ thời gian để phối hợp hành động và có kế hoạch logic.

Nhưng có một điều mà bây giờ, các bạn 8x, 9x hãy lấy làm tự hào.
Đó là hầu như không 1 ai bỏ chạy khi bị tấn công.

Tớ hay nói từ lộn xộn tại các mặt trận, điều đó cũng có hàm ý ngợi ca. Tức là gần như đơn vị nào gập địch cũng đều tự lực đánh lại bằng vũ khí tự có lúc ấy. Bất cứ ai có vũ khí hay tình nguyện sát nhập vào đơn vị tác chiến là được nhận ngay, chẳng phân biệt đó là lính biên phòng, lính về phép, dân quân hay cựu binh chống Mỹ.
Tớ xin kể 2 chuyện.
-Thằng Thắng chỗ tớ (bây giờ là vụ phó vụ trang bị, bộ Y tế), về nhà ở thị xã Lào Cai trước ngày 17/02. Chiến sự nổ ra, nó lao đến đội tự vệ khối phố. Đánh nhau được hơn 1 ngày, nó tìm thấy một đơn vị của 316, được nhận ngay vào đơn vị đó. Khi chiến sự tại thị xã Lào Cai đã an bài, nó mới đi bộ dọc đường tầu từ Lào Cai về Phố Lu, rồi về lại đơn vị tớ. Qua lời nó kể, bọn tớ được biết là tại thị xã Lào Cai, dê cu dê ca đánh nhau với địch còn dữ hơn quân 316. Điều này mãi sau khi tàn cuộc chiến đã lâu, đài báo mình mới ca ngợi.
-Năm 80, lúc đó tớ là quân của binh đoàn 12 trên Sông Đà. Trong dịp lên tham dự lễ khởi công, nhà văn Triệu Bôn ở cùng tớ có kể chuyện.
Dịp 17/02/79, Triệu Bôn lúc bấy giờ đã chuyển ngành với quân hàm đại úy. Đang học viết văn tại trường Nguyễn Du. Chắc là cùng khóa với ông cụ thân sinh của bác dongadoan trong này. Chiến sự 17/02 nổ ra, khác với cụ thân sinh của bác dongadoan là vẫn còn tại ngũ nên phải chấp hành kỷ luật, chính vì thế cụ nhà bác dongadoan chỉ theo đoàn lên biên giới khi cuộc chiến đã an bài. Còn Triệu Bôn ngay ngày 19/02 đã mò lên Cao Bằng, tìm vào tỉnh đội. Lúc này, Triệu Bôn lại khoác bộ quân phục cũ và đeo lại quân hàm đại úy cũ. Xưng danh và cấp hàm, Triệu Bôn được tỉnh đội kết nạp làm quân sư ngay tắp lự. Suốt cuộc chiến lúc đó, Triệu Bôn kể rằng: tớ phán cũng kinh lắm, bởi vì các bố ấy cũng nể cái mác đại úy chống Mỹ của mình.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Một băn khoăn của của cánh lính chúng tớ lúc đó, mà bây giờ sau 30 năm, câu trả lời quá dễ, là: quân chủ lực của Bộ đang ở đâu. Quân đoàn 2, Quân đoàn 4, các bạn đang ở đâu rồi. Bọn tớ biết thân, biết phận là không dám mơ tới quân đoàn 1, quân đoàn cúng cụ của triều đình. Mà chỉ mong quân đoàn 4, quân đoàn 2. Những quân đoàn mà quần áo không bao giờ thẳng ly, nhưng đầu ruồi luôn thơm mùi khói súng.

Trong tuần đầu tiên của chiến tranh, thực sự là baoleo không nhìn thấy một đơn vị bộ binh nào hành quân lên biên giới. Các xe trở đạn thì có. Nhưng ngược lại, đang có đợt vận chuyển khí tài, trang bị cấp tốc ngược trở về hậu phương từ biên thuỳ. Lính chúng mình, nhiều khoá được điều đi tham gia vận chuyển ngược như thế. Tên lửa và phụ tùng từ Cao Bằng về Suối Hai. Đạn dược thì về Thanh-Nghệ.
Tại nhà ga, bọn mình đã quen với việc nhìn thấy tự vệ mang đủ loại vũ khí trang bị ngược về xuôi. Nhưng những ngày cuối cùng của tuần đầu tiên, bắt đầu nhìn thấy lính mình mang vũ khí ngược về HN. Họ không đi thành từng tốp, mà rải rác từng người. Có tin đồn là: tất cả lính lạc đơn vị trong chiến đấu, được về trạm thu dung. Trạm thu dung cuối cùng là ở HN.
Không có lực lượng KSQS nào chặn những người lính, những người dân quân mang vũ khí ấy, về xuôi cả. Tất cả, kể cả baoleo, lúc đó đều tin rằng: không có sinh vật nào được gọi là người, mà lúc ấy lại đang tâm mang vũ khí đi chuồn.
Lớp lính baoleo lúc đó, chẳng cần một ông chính uỷ nào, đều hiểu rằng: sau lưng là tổ quốc, không có chỗ để lùi.
Cuối tuần chiến tranh đầu tiên nhiều âu lo. Trong tâm trạng sẵn sàng lên làm chốt chặn nơi biên giới, baoleo tìm đến nơi người bạn gái đang dạy thực tập ở 1 trường phổ thông gần nơi đóng quân, người mà baoleo đón hụt hôm 17/02 ở ga Hàng Cỏ.
Cuộc gập gỡ cũng chỉ được chừng 1 giờ đồng hồ. Nhưng baoleo cũng đã nói được điều quan trọng: nếu chiến tranh ngày càng khốc liệt, không còn liên lạc được với nhau, thì sau này đất nước yên bình, hãy tìm nhau theo địa chỉ gia đình.
Bởi lúc đó baoleo tin rằng, gia đình sẽ là địa chỉ cuối cùng- của thông báo cuối cùng- của quân đội, về thân phận của 1 người lính. Có thông báo cuối cùng rồi, cô bạn ấy sẽ yên tâm với hạnh phúc mới.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tuần thứ hai của cuộc chiến. Địa danh chiến sự vẫn không có gì thay đổi. Như vậy thì vui là ta không còn bị lấn thêm ít đất nào nữa. Nhưng vẫn thấy thiếu thiếu là chưa có sự đột biến nào.
Kể ra, đòi hỏi như thế là quá cao so với thực tế lúc ấy.
Cuộc chiến đã diễn ra được 2 tuần. Đấu lại với xích sắt xe tăng, trọng pháo thét gào với chiến thuận biển người, vẫn chỉ là cô dân quân bản mường vốn quen tay xay ngô, hay anh biên phòng chỉ quen lối tuần tra. Thiện chiến nhất cũng chỉ được vài e lính quân khu. Sức người cũng đã mỏng, mà tầng tầng, lớp lớp biển người hét hò tả lớ thì ngày một nhiều hơn.
Còn các bạn quân đoàn 4, quân đoàn 2 vẫn còn đang ở xa tít ngàn trùng.

Tin tức tham mưu con cũng hé lộ cho biết, vì sao những ngày đầu tiên trong tuần đầu cuộc chiến, địch quân lại thọc được nhanh vào phòng tuyến của ta như thế.

Hoá ra, ngoài yếu tố bất ngờ, địch quân được chuẩn bị kỹ càng, còn có yếu tố có bọn dẫn đường. Dẫn đường cho quân địch luồn lách là có cả người Việt gốc Hoa, người dân tộc Mông, người dân tộc Dao. Tinh thần chung lúc ấy là ai cũng không ưa những người này. Vì vậy, tại mặt trận, cụ thể là ở hướng Hoàng Liên, chỉ cần có cậu lính hô lên: bọn Giáy đấy (gọi chệch tên dân tộc Dao), là súng đã có thể nổ. Tại Hoàng Liên, bọn dẫn đường đưa địch quân cắt ngay đường nối từ SaPa đi Lai Châu, cũng như từ Lao Cai đi Sapa và từ Lao Cai về xuôi (đường 4D). Vì thế quân ta bị vỡ trận ngay từ giờ đầu tiên và không có đường chi viện. Tại Cao Bằng, địch quân dùng qoái chiêu là dùng tời trợ lực, dòng-gìm xe tăng qua dãy núi phía sau, khu vực hang Pắc Bó (ngày nay, ai lên thăm hang Pắc Bó đều được nghe lại hồi ức này) , rồi dùng đường từ Pắc bó về, để đưa xe tăng lọt ngay vào thị xã Cao Bằng, chứ không dùng đường bộ qua 2 cửa khẩu Trà Lĩnh và Sóc Giang.

Cũng trong tuần thứ hai của cuộc chiến, bọn mình được làm quen với vũ khí trang bị cho 1 tiểu đội, bởi trước đó, do là học viên gửi đào tạo ngoài, nên mới chỉ biết sử dụng AK và CKC.
Trong số vũ khí được huấn luyện, có một số vũ khí mới của Trung Quốc, do ta tịch thu được của Pot ở Tây Nam mới cấp tốc chuyển ra. Đó là: B 40, B 41 cải tiến, có chân giá súng như trung liên và M 79 của Mỹ.
Tụi mình lao vào luyện tập, hoàn toàn không cần có bất cứ một sự thúc ép nào của giáo viên chiến thuật. Tất cả các giờ nghỉ giải lao tự nhiên biến mất. Mặc giù vẫn có còi báo nghỉ giải lao của trực ban, nhưng lúc đó lại là thời gian để quan tâm tới việc tháo lắp RPK hay M 79, hay tranh thủ sử dụng thước ngắm khẩu B 41 TQ cải tiến.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
hưng cũng tuần thứ hai của cuộc chiến, qua tham mưu con, nhiều thông tin vui hơn đến dồn dập.
Quân đoàn 2 sẽ được Liên xô giúp không vận và xa vận từ K lên thẳng tuyến 1. Khi chuyển địa bàn tác chiến, lính quân đoàn 2 sẽ chỉ cần đi tay không, bỏ lại toàn bộ vũ khí, cũng như quân tư trang, tất cả sẽ được Liên xô trang bị mới tại ngay nơi tập kết.
Rồi hàng loạt vũ khí mới đang được LX viện trợ ồ ạt cho ta.
Hơn nữa, cố vấn LX sẽ sang trực tiếp giúp ta phản kích.
Trong hàng đống thông tin không chính quy, baoleo chỉ quan tâm tới thông tin 1 và thông tin 3. Nếu có quân đoàn 2 tham gia phản công, không có lẽ trên lại để cho tụi lính baoleo đã ở sẵn phía bắc ngồi ăn để vỗ béo. Thế nào cũng được tham gia đánh trận vét.
Còn không, nếu có cố vấn sang, ít nhất họ cũng cần phiên dịch. Lớp lính như baoleo thì quá hợp cho vai trò đó. Cứ được lên biên cái đã. Ở đấy mình sẽ kiếm khẩu AK rồi lao lên, ai mà cản lúc ấy.

Tuần thứ hai của cuộc chiến, mặc giù còn ngồi ở tuyến 2, nhưng baoleo đã cảm thấy phảng phất hơi thở chiến trường. Không còn nghe tin chiến sự theo kiểu: ta đang thắng ở đâu nữa. Mà đang âm thầm tự xếp: mình sẽ được dành cho mặt trận nào. Đi Cao Lạng, nơi đang nóng nhất trong các bản tin, nơi được các tham mưu con thông tin: đó sẽ là hướng phản công chính của toàn quân, mà quân đoàn 2 là lực lượng nòng cốt. Hay Hoàng Liên, theo lại dấu chân hành quân của ông già hồi 9 năm.

Tuần thứ hai của cuộc chiến, tụi mình hừng hực khí thế và quá sốt ruột, mong được lệnh hành quân lên biên.

Thế nhưng, chiến tranh luôn luôn là những bất ngờ.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cuộc chiến tranh mới diễn ra được hơn 2 tuần.
Đến cuối tuần thứ hai của chiến tranh, các lực lượng của ta mới bắt đầu dồn được đội hình để chuẩn bị mở cuộc phản công quy mô lớn, hứa hẹn là hoành tráng.
Quân đoàn 2, được cầu hàng không do Liên xô giúp, bắt đầu di chuyển từ K về Hà Bắc, hướng biên giới xứ Lạng.
Vũ khí huỷ diệt lớn nhất mà ta có lúc ấy: trung đoàn Ca chiu sa BM-21 duy nhất, cũng được điều lên Cai Kinh- Lạng Sơn.
Cầu hàng không do Liên xô giúp, tấp nập hạ cánh xuống Gia Lâm, Nội Bài. Từ Liên xô sang là vũ khí, khí tài. Từ K về là quân của quân đoàn 2.
Tại mỗi tỉnh ở đồng bằng sông Hồng, mỗi huyện đều đang tiến hành thành lập bộ khung của 1 tiểu đoàn, đang bổ xung quân cho đủ quân số để ném lên phản công (riêng ở Hà Nội, lính của tiểu đoàn Sóc Sơn-sư 301, khi lên biên sau này, là thối lui nhiều nhất, nhưng đó là 1 câu chuyện khác).
Tóm lại, ta đang tích tụ năng lượng, kiểu như đang căng dây chun để bắn đi viên đạn phục thù (đang căng nhé, chứ chưa căng xong, và càng chưa đến đoạn sắp thả tay).
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tất nhiên, lúc này chưa xuất hiện câu chuyện về phòng tuyến Sông Cầu huyền thoại, câu chuyện về kế hoạch đi sơ tán ở Đà Nẵng, câu chuyện về hệ thống hầm phòng không ở Hà Nội. Đó là câu chuyện của những ngày sau, của đoạn hồi ức sau.

Năng lượng được dồn nén, cảm nhận thấy được ngay cả ở đơn vị baoleo.
Đầu tuần thứ ba của chiến tranh, trung đội baoleo ôn lại bài chiến thuật: trung đội bộ binh đột phá cửa mở. Tay baoleo cầm cái mõ quay giả làm tiếng trung liên RPK mà không thấy giả chút nào Cũng mài người sau bụi cây xấu hổ, ấn thân mình xuống rãnh bùn trên đuờng vận động, mỗi khi nghe tiếng còi của giáo viên đang cầm lá cờ đuôi nheo, giả làm khẩu DK của quân địch phát hoả, chẳng sá kể đang là tháng 3 rét mướt, mưa phùn.

Hỡi ôi. Chiến tranh luôn là những chuỗi bất ngờ.
Cuộc chiến bỗng nhiên kết thúc 1 cách đột ngột. Giống hệt như nó đã bất ngờ nổ ra.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top